Dạy Học Tích Hợp Liên Môn Và điểm Vượt Trội So Với Trước - Vieclam123
Có thể bạn quan tâm
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN NHÀ TUYỂN DỤNG Email * Mật khẩu * Đăng nhập Bạn quên mật khẩu?Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Tìm gia sư Lớp cần tuyển Gia sư Bảng giá Cẩm nang gia sư Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Xóa thông báo Tìm gia sư Lớp cần tuyển Gia sư Bảng giá Cẩm nang gia sư Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Trang chủ Blog Cẩm nang gia sư Dạy học tích hợp liên môn và những điểm vượt trội so với trước Dạy học tích hợp liên môn và những điểm vượt trội so với trướcCHIA SẺ BÀI VIẾT
Dạy học tích hợp liên môn là cách dạy bao gồm kiến thức nhiều môn học liên quan. Đánh giá về dạy học tích hợp liên môn dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ hơn về nội dung này. Đây là cách dạy học lồng ghép các nội dung kiến thức có liên quan trong môn học với một chủ đề bài học cụ thể nào đó mà giáo viên xây dựng để giảng dạy cho học sinh. Xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống lâu nay nhưng có bài giảng với kiến thức phong phú hơn, có cái nhìn đa chiều từ nhiều góc độ các môn học soi chiếu giúp học sinh hiểu vấn đề tốt hơn cũng như được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để thực hành. Hình thức truyền đạt hiện đại bằng thảo luận, trình chiếu và dạy học theo dự án.
MỤC LỤC
- 1.
- 2. Khái niệm về dạy học tích hợp liên môn
- 3. Phân biệt giữa “đơn môn” và “liên môn” trong dạy học tích hợp
- 4. Dạy học tích hợp liên môn có ưu điểm gì khi dạy học sinh
- 5. Dạy học tích hợp liên môn mang lại những ưu điểm gì cho giáo viên
- 6. Những khó khăn – nhược điểm của dạy học tích hợp liên môn
- 7. Những điều cần lưu ý khi dạy học tích hợp liên môn
- 8. Khi dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần chuẩn bị gì?
1. Khái niệm về dạy học tích hợp liên môn
Dạy học những kiến thức liên quan từ hai môn trở nên theo phương pháp tích hợp gọi là dạy học tích hợp liên môn. Phân tích cụm từ này ta có: “tích hợp” là phương pháp và mục tiêu của việc dạy học hướng tới và áp dụng. Còn “liên môn” là nội dung dạy học với sự tham gia của nhiều môn học khác nhau trong bài giảng của thầy cô trên lớp. Khi dạy học tích hợp chắc chắn sẽ phải dạy kiến thức liên môn. Như vậy, hai khái niệm này có mối quan hệ với nhau. Muốn dạy liên môn có hiệu quả cần dạy theo kiểu tích hợp.
Xét sự tích hợp liên môn ở cấp độ thấp, dạy học tích hợp thể hiện bằng cách lồng ghép những kiến thức giáo dục có liên quan ở các môn học khác nhau vào quá trình dạy một môn học nào đó. Ví dụ như lồng ghép giáo dục lối sống, đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục sử dụng năng lương tiết kiệm, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và giáo dục chủ quyền quốc gia về biển, biên giới, hải đảo.
Xét sự tích hợp liên môn ở cấp độ cao hơn, người ta xử lí các kiến thức ở các môn học khác nhau trong một mối liên quan. Mục tiêu làm sao để học sinh có cái nhìn sâu sắc về một chủ đề môn học, có cái nhìn tổng quát đa chiều và vận dụng kiến thức đó tốt hơn để giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống. Cách dạy học này cũng giúp học sinh giảm bớt việc học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở nhiều môn học khác nhau.
Khi dạy học tích hợp liên môn, chủ đề bài học sẽ bao gồm những kiến thức liên quan đến nhiều môn học từ 2 môn trở lên. Những kiến thức này thể hiện trong ứng dụng của những kiến thức môn học liên quan trong cùng một hiện tượng, quá trình xã hội hay trong tự nhiên.
Ví dụ, trong máy phát điện, động cơ gồm có kiến thức vật lý và công nghệ, trong nguồn điện hóa học gồm kiến thức hóa học và vật lý, trong chủ quyền biển đảo có kiến thức địa lí và lịch sử, trong giáo dục đạo đức lối sống có kiến thức văn học và giáo dục công dân.
2. Phân biệt giữa “đơn môn” và “liên môn” trong dạy học tích hợp
Dạy học đơn môn đã có từ lâu. Theo đó, dạy đơn môn là đề cập tới kiến thức của một môn học nhất định nào đó một cách riêng biệt. Còn liên môn là đề cập tới kiến thức của nhiều môn học khác nhau có liên quan đến chủ đề bài học đề cập. Do đó, dạy học tích hợp liên môn là đề cập tới kiến thức của 2 hay nhiều môn học khác nhau.
Giữa hai phương pháp dạy đơn môn và dạy liên môn không có sự khác nhau về hình thức và phương pháp. Cách dạy vẫn là truyền đạt kiến thức tới học sinh và mục tiêu giúp học sinh nắm được bài giảng của thầy cô, ứng dụng tốt vào làm bài tập cũng như cuộc sống, thậm chí trong cả những môn học khác. Do đó, cách dạy học tích hợp liên môn hay đơn môn sẽ tập trung vào mục tiêu của việc học, trang bị kiến thức môn học cần thiết cho học sinh chứ không phân biệt cách học đơn môn hay tích hợp. Ở đây, chúng ta đề cao hiệu quả học tập giúp học sinh học được nhiều kiến thức nhất, học sâu sắc nhất nhưng cũng tiết kiệm thời gian, giảm áp lực học hành cho các em.
Bởi mục tiêu học tập của các em, mục tiêu của những phương pháp dạy học chính là nhằm phát triển năng lực cho mỗi học sinh. Vì vậy, dạy học tích hợp liên môn cần phải được tổ chức dạy và học tích cực, sáng tạo và tự lực cho học sinh. Các hoạt động học tập cần đa dạng để thu hút và học tập có hiệu quả như học ở trong lớp, ngoài lớp, học trong trường và ngoài trường, học ở nhà và ở cộng đồng. Đặc biệt, học tập phải có thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
3. Dạy học tích hợp liên môn có ưu điểm gì khi dạy học sinh
Nếu như cách dạy cũ còn nhiều đơn điệu, thiên về lý thuyết nhiều hơn thực hành, dạy học rập khuôn, máy móc sẽ khiến học sinh bị hạn chế sức sáng tạo, óc tưởng tượng thì dạy học tích hợp liên môn đã khiến học sinh hứng thú hơn trong giờ dạy học, giúp các em hiểu bài học sâu sắc ở nhiều khía cạnh hơn. Thêm nữa, các em có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn tốt hơn. Từ đó, học sinh sẽ trở nên năng động hơn, biết tư duy vận dụng kiến thức các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp, khả năng tự nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt, vận dụng theo cách riêng của mình.
Như vậy, học theo phương pháp tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh không phải học thuộc kiến thức một cách máy móc và khó khăn mà sẽ ghi nhớ tốt hơn trong quá trình vận dụng vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Do đó, học sinh sẽ hứng thú hơn, yêu thích tiết học hơn.
Khi nhiều môn học được tích hợp trong một chủ đề không chỉ khiến học sinh được học kiến thức sâu rộng, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ bình diện mà còn giảm bớt thời gian, công sức học lại nhiều lần một nội dung kiến thức gây nhàm chán và quá tải cũng như khó vận dụng vào thực tiễn với kiến thức đơn lẻ.
>> Nếu như bố mẹ đang cần gia sư dạy kèm tại nhà cho con để giúp con học tập tốt hơn thì hãy đăng ký ngay trên vieclam123 nhé.
4. Dạy học tích hợp liên môn mang lại những ưu điểm gì cho giáo viên
Khi dạy học tích hợp liên môn, giáo viên sẽ phải tìm hiểu thông tin nhiều hơn để chuẩn bị cho bài học chứ không chỉ giảng dạy kiến thức một môn học như trước. Điều này có thể tạo ra một chút khó khăn đối với thầy cô nhưng sẽ không khó khắc phục. Bởi vì:
* Trong bài giảng của mình dù là dạy môn học nào đi chăng nữa, giáo viên cũng thường phải dạy thêm những kiến thức liên quan của những môn học khác ở bên ngoài để bổ sung cho chủ đề của bài học dạy cho học sinh. Vì vậy, mỗi giáo viên không chỉ có sự am hiểu về riêng môn học mình dạy mà còn có những kiến thức liên môn khác được tích lũy trong quá trình dạy học nhiều năm của bản thân.
* Đồng thời, việc dạy và học hiện nay không đơn thuần là giáo viên giảng bài còn học sinh ở dưới lớp ghi chép như trước theo chương trình phân công của bộ giáo dục nữa. Hiện nay, giáo viên sẽ vừa truyền đạt kiến thức vừa là người kiểm tra, tổ chức và định hướng học tập cho học sinh của mình.
* Với cách dạy học tích hợp liên môn này, các giáo viên giảng dạy những môn học liên quan có thể chủ động, thuận tiện hơn khi cùng hỗ trợ, phối hợp với nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học tích hợp liên không chỉ giảm tải cho học sinh mà còn cho cả giáo viên. Theo đó, các bài học sẽ được dạy theo các chủ đề liên môn với kiến thức nhiều môn học liên quan. Từ đó, giáo viên sẽ được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm giúp tạo ra đội ngũ giáo viên có kiến thức sâu rộng, không chỉ trong môn mình dạy chuyên trách mà kiến thức liên môn, kiến thức tích hợp. Ở các trường sư phạm, những thầy cô tương lai cũng được đào tạo dạy học tích hợp liên môn bài bản trong khóa học đào tạo chính quy của mình.
5. Những khó khăn – nhược điểm của dạy học tích hợp liên môn
Khó khăn của dạy học tích hợp liên môn có thể gặp ở giáo viên. Nhưng chủ yếu ở vấn đề tâm lí. Trên thực tế, dạy học tích hợp liên môn không quá khó đối với người dạy xét về cả cách dạy và kiến thức.
Đồng thời, trước đó, bộ GD-ĐT có chỉ đạo về nội dung giáo dục tích hợp dạy học nhiều môn học trong chương trình dạy phổ thông xen kẽ như giáo dục pháp luật, đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục phòng chống tham nhũng, bảo vệ môi trường… Tóm lại rất đa dạng nội dung kiến thức tích hợp yêu cầu giáo viên dạy trong bài học của mình nhằm giúp học sinh trang bị đa dạng kiến thức liên quan trong cuộc sống cho các em.
Để hỗ trợ giáo viên dạy học tích hợp liên môn, bộ GD-ĐT đã có những đợt tập huấn giáo viên chuyên về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, kiểm tra theo tiêu chí giúp phát triển năng lực của học sinh. Bài giảng của giáo viên cần tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong môn học cụ thể. Chủ đề liên môn, tích hợp cần phù hợp với phương pháp dạy tích cực, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của trường và địa bàn mình.
Cách dạy học tích hợp liên môn còn có mục đích nâng cao chất lượng chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn cho giáo viên giảng dạy. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, kiểm tra nhằm phát triển năng lực của học sinh và giúp giáo viên, cán bộ quản lý chủ động trong xây dựng chủ đề, chọn kiến thức trong môn học, chọn các chủ đề tích hợp, liên môn.
6. Những điều cần lưu ý khi dạy học tích hợp liên môn
Khi dạy học tích hợp liên môn, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau đây:
Hiểu tích hợp liên môn không phải là tích hợp đa môn. Bởi những kiến thức của môn học khác chỉ có vai trò bổ sung thêm cho chủ đề của bài học.
Không phải bài học nào cũng có thể hay phải áp dụng cách dạy tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp liên môn không phải dạy theo từng bài mà sẽ giảng dạy theo chủ đề xuyên suốt nhiều bài.
Dạy học tích hợp liên môn không phải là phương pháp mới. Bởi tích hợp liên môn đã từng được áp dụng trong giảng dạy trước đó như liên hệ thực tế, tính thời sự, tư tưởng của chủ đề bài học.
7. Khi dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần chuẩn bị gì?
Mặc dù dạy tích hợp liên môn nhưng giáo viên cũng không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều về kiến thức. Vì nội dung chính của chủ đề bài học vẫn thuộc môn học đó đúng chuyên môn dạy từ trước tới nay của thầy cô. Đồng thời, nhiều khóa tập huấn về kiến thức mới của phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực liên môn kết hợp với IT, thiết bị điện tử phục vụ đã được triển khai tới giáo viên.
Do đó, với chuyên môn tốt về môn học cùng những kĩ thuật, thiết bị phục vụ công việc giảng dạy, giáo viên hoàn toàn có thể triển khai. Bạn cần vận dụng kiến thức, khả năng của mình để dạy học tích hợp liên môn bao gồm:
* Đề ra và xây dựng chủ đề dạy học có tích hợp liên môn
* Qua mỗi chủ đề bài học, xác định được năng lực, tiềm năng có thể phát triển cho học sinh tốt nhất
* Thực hiện biên soạn các câu hỏi.
* Ra bài tập đánh giá năng lực học sinh trong dạy học
* Thiết kế tiến trình dạy học với các hoạt động học của học sinh
* Tổ chức dạy học để dự giờ
* Phân tích, rút kinh nghiệm
Lưu ý những nội dung này cũng chính là trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn nêu trong hướng dẫn. Buổi sinh hoạt tổ nhóm nên được tổ chức 2 chủ đề/học kì. Đây là những buổi huấn luyện tốt cho giáo viên trong tổ bộ môn ở các nhà trường.
Ngoài ra, giáo viên còn cần tăng cường giao lưu với các đồng nghiệp ở các tỉnh khác, trường khác qua các diễn đàn trên mạng mà bộ GD-ĐT mới xây dựng.
Nhìn chung, trong thời đại nền kinh tế tri thức và thay đổi nhanh chóng không chỉ về mặt khoa học công nghệ mà còn cả cuộc sống xã hội như hiện nay, mỗi người luôn cần phải học tập, học nữa học mãi như Lê-nin từng nói. Học sinh cũng vậy, các em phải học rất nhiều môn học, khối lượng kiến thức khổng lồ, số lượng bài tập dày đặc nhiều hơn bao giờ hết so với các thế hệ học sinh trước kia. Do đó, cách dạy học tích hợp liên môn được phát triển giúp các em có cách học tập hiệu quả hơn, hiểu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn đồng thời cũng như giảm tải việc học, thời gian học đi.
Có rất nhiều vấn đề mà bạn cần quan tâm tới nội dung dạy học tích hợp liên môn. Hy vọng bài viết ở trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
>> Tham khảo thêm:
- Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa với học sinh – sinh viên
- Cách tạo hứng thú trong học tập cực hay dành cho các bạn học sinh
- Những điều các bạn học sinh cần biết về sơ đồ Venn trong toán học
MỤC LỤC
- 1.
- 2. Khái niệm về dạy học tích hợp liên môn
- 3. Phân biệt giữa “đơn môn” và “liên môn” trong dạy học tích hợp
- 4. Dạy học tích hợp liên môn có ưu điểm gì khi dạy học sinh
- 5. Dạy học tích hợp liên môn mang lại những ưu điểm gì cho giáo viên
- 6. Những khó khăn – nhược điểm của dạy học tích hợp liên môn
- 7. Những điều cần lưu ý khi dạy học tích hợp liên môn
- 8. Khi dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần chuẩn bị gì?
Chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Chia sẻ lên trang cá nhân (Của bạn) Chia sẻ lên trang cá nhân (Bạn bè) Gửi bằng Chat.vieclam123.vn Gửi lên nhóm Chat.vieclam123.vn Khác Facebook Twitter Linked In Xem các bình luận trước Mới nhất Cũ nhấtNhững người đã chia sẻ tin này
+ Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn MinhChia sẻ lên trang cá nhân của bạn bè
+Tất cả bạn bè
Chia sẻ lên trang cá nhân
+Hà Thị Ngọc Linh
Hà Thị Ngọc Linh 2
cùng với Lê Thị Thu 3, Lê Thị Thu 4 và 1 người khácBạn bè
Thêm vào bài viết
Hủy ĐăngGửi bằng vieclam123.vn/chat
+ Tất cả191
129
121
10
9
Xem thêm5
4
+Tạo bài viết
+Công khai
Thêm ảnh/video/tệp
Thêm cuộc thăm dò ý kiến Thêm lựa chọn Cho phép mọi người chọn nhiều câu trả lời Cho phép mọi người thêm lựa chọnThêm vào bài viết
ĐăngChế độ
Ai có thể xem bài viết của bạn?
Bài viết của bạn sẽ hiển thị ở Bảng tin, trang cá nhân và kết quả tìm kiếm.Công khai
Bạn bè
Bạn bè ngoại trừ...
Bạn bè; Ngoại trừ:
Chỉ mình tôi
Bạn bè cụ thể
Hiển thị với một số bạn bè
Hủy LưuBạn bè ngoại trừ
Bạn bè
Những bạn không nhìn thấy bài viết
Hủy LưuBạn bè cụ thể
Bạn bè
Những bạn sẽ nhìn thấy bài viết
Hủy LưuGắn thẻ người khác
+ XongBạn bè
Tìm kiếm vị trí
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Cảm xúc/Hoạt động
+ Cảm xúc Hoạt độngĐáng yêu
Tức giận
Được yêu
Nóng
Hạnh phúc
Lạnh
Hài lòng
Chỉ có một mình
Giận dỗi
Buồn
Thất vọng
Sung sướng
Mệt mỏi
Điên
Tồi tệ
Hào hứng
No bụng
Bực mình
Ốm yếu
Biết ơn
Tuyệt vời
Thật phong cách
Thú vị
Thư giãn
Đói bụng
Cô đơn
Tích cực
Ổn
Tò mò
Khờ khạo
Điên
Buồn ngủ
Chúc mừng tình bạn
Chúc mừng tốt nghiệp
Chúc mừng sinh nhật
Chúc mừng giáng sinh
Chúc mừng sinh nhật tôi
Chúc mừng đính hôn
Chúc mừng năm mới
Hòa bình
Chúc mừng ngày đặc biệt
ngày của người yêu
Chúc mừng thành công
ngày của mẹ
Chúc mừng chiến thắng
Chúc mừng chủ nhật
Quốc tế phụ nữ
Halloween
BÀI VIẾT LIÊN QUAN Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện. Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào? ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh. X Đang nghe...Từ khóa » Dạy Học Tích Hợp Nội Môn Là Gì
-
Dạy Học Tích Hợp đối Với Các Nội Dung Khoa Học Xã Hội Trong ...
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp ở Tiểu Học Là Gì Và Hiệu Quả Ra Sao?
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp ở Tiểu Học Là Gì? - Lạc Việt E-learning
-
Dạy Học Tích Hợp Là Gì? Thế Nào Là Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp?
-
Các Hình Thức Dạy Học Tích Hợp ở Tiểu Học
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp Là Gì? Áp Dụng Thế Nào?
-
3 Hướng Dạy Tích Hợp Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp Liên Môn: Đặc điểm ý Nghĩa ưu Khuyết
-
Tìm Hiểu Về Chương Trình Dạy Và Các Môn Học Tích Hợp ở Tiểu Học
-
DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC PHÂN HÓA THEO HƯỚNG ...
-
Dạy Học Tích Hợp Là Gì? - THPT Chuyên Lê Hồng Phong
-
[PDF] Dạy Học Tích Hợp Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông
-
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN | Trường Phan Châu Trinh - TP. HCM
-
Phó Giáo Sư Mai Sỹ Tuấn Giải Thích 4 Khái Niệm Tích Hợp Trong ...
-
Dạy Học Tích Hợp - Cơ Sở Cho Sự Phát Triển Năng Lực Học Sinh
-
[PDF] 1. Mở đầu 2. Nội Dung Nghiên Cứu
-
Một Số Vấn đề Chung Về Dạy Học Theo Chủ đề Tích Hợp Liên Môn