Đầy Hơi Buồn Nôn Khi Mang Thai | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đầy hơi buồn nôn là tình trạng thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, khiến chị em vô cùng mệt mỏi, không ăn được nhiều nên sức khỏe bị suy giảm. Vậy cần làm gì để giảm triệu chứng đầy hơi buồn nôn khi mang thai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Các triệu chứng khi mang thai
- 2. Làm gì để giảm đầy hơi, buồn nôn cho phụ nữ có thai ?
- Uống đủ nước
- Chia thành nhiều bữa nhỏ
- Ăn những món ăn tốt cho sức khỏe mẹ và bé mà mình thích
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ cay nóng
- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh những thứ có mùi quá mạnh có thể gây buồn nôn
- Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan
- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
- Đi khám bác sĩ
1. Các triệu chứng khi mang thai
Đầy hơi buồn nôn chỉ là một trong số các triệu chứng thường gặp ở các bà bầu. Các triệu chứng khó chịu khác thường gồm:
- Mệt mỏi
- Nôn và buồn nôn
- Tức phần bụng phía trên
- Chán ăn, cảm giác sợ mùi thức ăn, ăn nhanh no
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón
- Đau đầu, chóng mặt, cảm giác như tụt huyết áp
- Chuột rút
2. Làm gì để giảm đầy hơi, buồn nôn cho phụ nữ có thai ?
Theo bác sĩ chuyên khoa sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, các thai phụ nên áp dụng những biện pháp đơn giản sau để cơ thể dần thích nghi với sự thay đổi về nội tiết và giảm các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn khó chịu:
Uống đủ nước
Phụ nữ mang thai cần uống khoảng 2,5l đến 3l nước lọc mỗi ngày. Nước lọc có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm triệu chứng buồn nôn, đồng thời bổ sung lượng nước đã mất do thai phụ đã nôn ói. Các loại nước ép trái cây như nước ép táo, dâu, kiwi, … cũng có tác dụng giảm triệu chứng ốm nghén đầy hơi khó tiêu, buồn nôn.
Chia thành nhiều bữa nhỏ
Khi mang thai, ngoài việc không để cơ thể quá đói hoặc quá no, nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ để tránh đầy hơi, khó tiêu.
Ăn những món ăn tốt cho sức khỏe mẹ và bé mà mình thích
Dù món ăn có bổ dưỡng đến đâu nhưng nó khiến bạn nôn ói, tốt nhất nên chuyển sang món bổ dưỡng khác mà bạn thấy thích để giảm triệu chứng nôn ói.
Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ cay nóng
Bên cạnh đó các thai phụ nên tránh xa các loại thực phẩm gây đầy hơi như thức ăn chiên xào, thức uống có gas, các loại đậu, phô mai, cà phê sữa…
Tăng cường ăn rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây, nước ép trái cây tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phần nào hạn chế tình trạng ốm nghén, buồn nôn. Táo, cam, lê, thanh long, kiwi, đu đủ … là những loại quả mà bà bầu nên ăn.
Nghỉ ngơi hợp lý
Hãy sắp xếp thời gian để vừa hoàn thành được công việc cơ quan, việc nhà mà vẫn giữ gìn sức khỏe, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.Nghỉ ngơi điều độ cũng giúp các bà bầu giảm được triệu chứng ốm nghén trong thai kì.
Tránh những thứ có mùi quá mạnh có thể gây buồn nôn
Mùi hôi, cá tanh, mùi chiên xào … dễ khiến thai phụ buồn nôn. Vì vậy, chị em cần tránh xa những thực phẩm gây mùi khó chịu.
Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên
Gừng, lá bạc hà tươi, hạt hạnh nhân, chanh, trà xanh… rất tốt cho chị em mang thai. Những thảo dược này giúp các bà bầu giảm dần tình trạng nôn ói, ốm nghén.
Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan
Tinh thần lạc quan, vui vẻ sảng khoái có tác động rất lớn đến tình trạng ốm nghén của thai phụ. Sống vui vẻ mỗi ngày sẽ giúp các bà bầu đỡ mệt mỏi hơn vf quên đi cảm giác buồn nôn.
Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
Đi bộ, yoga là những môn ma mẹ bầu nên tập luyện để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp giảm triệu chứng ốm nghén, lại giúp các bà bầu sinh đẻ dễ dàng hơn.
Đi khám bác sĩ
Nếu tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn kéo dài, các bà bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sản để được thăm khám và tư vấn cách giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả.
Trên đây là những thông tin tham khảo về cách giảm triệu chứng đầy hơi buồn nôn khi mang thai. Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch khám chữa bệnh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn cụ thể.
Từ khóa » đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Khi Mang Thai
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí An ...
-
Hiện Tượng Khó Chịu ở Bụng Khi Mang Thai: Chớ Chủ Quan!
-
Làm Thế Nào Nếu Bị đầy Bụng Khi Mang Thai? - Vinmec
-
Bí Kíp Cho Bà Bầu Bị đầy Hơi Chướng Bụng Khi Mang Thai - Hello Bacsi
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Phòng Tránh Như Thế ...
-
Bà Bầu Bị đầy Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa - Ferrovit
-
Chướng Bụng đầy Hơi ở Bà Bầu - Cách Khắc Phục? - Tràng Phục Linh
-
Lá Trầu Xua Tan Chướng Bụng Khi Bầu Bí - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Chữa đầy Hơi Cho Bà Bầu Nhanh Không Cần Thuốc An Toàn ...
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Có Nguy Hiểm Không?
-
Bị Đầy Bụng Buồn Nôn Có Phải Mang Thai Không?
-
Bà Bầu Ăn Không Tiêu - Khó Thở - Đầy Bụng Phải Làm Sao?
-
Buồn Nôn Và Nôn Trong Giai đoạn Sớm Của Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Chướng Bụng - Đầy Hơi Có Phải Mang Thai Không?
-
Ốm Nghén Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng ...
-
Xử Trí Nôn ói 3 Tháng Cuối Thai Kỳ