Đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Công ...
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc chuyển dịch hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Công Thương từ gia công, chế biến thô với giá trị gia tăng thấp sang chuỗi sản xuất toàn cầu với giá trị gia tăng cao trên nền tảng sáng tạo và tri thức là yêu cầu cấp thiết. Để giải quyết vấn đề này, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế được xem là giải pháp tiên quyết và cấp bách.
Đa dạng hóa hoạt động hợp tác
Là một bộ phận quan trọng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đất nước, hệ thống cơ sở đào tạo ngành Công Thương đã và đang đa dạng hóa, cải cách và nâng cao hoạt động đào tạo, hoạt động quản trị, hợp tác và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học phải được coi là chìa khóa trong hội nhập và phát triển nguồn nhân lực. Với cách tiếp cận đó, Vụ Phát triển nguồn nhân lực (Bộ Công Thương) đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong Chiến lược phát triển nhân lực ngành Công Thương.
Ảnh: Báo Công Thương |
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ)… đang đồng hành cùng Vụ Phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình xây dựng nguồn nhân lực ngành Công Thương theo hướng hiện đại, hội nhập. Các dự án như: “Hỗ trợ kỹ thuật phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp nặng - công nghiệp hóa chất tại trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh”; Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”; Dự án “Đào tạo nhân lực chất lượng cao theo mô hình KOSEN (Koto-Senmon- Gakko) của Nhật Bản” được triển khai ở nhiều trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công Thương. Các dự án hợp tác quốc tế đã tác động tích cực đến chuyển đổi mô hình đào tạo, quản trị cơ sở giáo dục đào tạo và đặc biệt là tư duy đào tạo phục vụ nhu cầu người học, DN và xã hội của nhà trường, tạo tiền đề quan trọng trong triển khai chính sách tự chủ của cơ sở đào tạo.
Bên cạnh hoạt động đào tạo mới, hoạt động đào tạo lại, đào tạo bổ sung, nâng cao cũng được đẩy mạnh. Thông qua hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, Vụ Phát triển nguồn nhân lực đã phối hợp cùng các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều khóa huấn luyện, đào tạo cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên các cơ sở đào tạo thuộc Bộ. Nhiều lượt giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đã được gửi đi đào tạo nâng cao tại Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu với mục tiêu thay đổi tư duy, kỹ năng, phương pháp tiếp cận của nhân lực lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tạo xung lực mới đẩy mạnh quá trình cải cách và phát triển nguồn nhân lực của ngành. Đặc biệt, nhiều trường đại học, cao đẳng đã chủ động tìm kiếm các đối tác quốc tế phù hợp, xây dựng các nội dung hợp tác thiết thực trong hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ và nghiên cứu khoa học. Điển hình như: trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đang triển khai chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh với Đại học Soongil (SSU - Hàn Quốc); ngành Khoa học và Quản lý môi trường với Đại học Liege (ULg), Vương quốc Bỉ. Trường Đại học Điện lực cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển đội ngũ với phương châm lấy dịch vụ đào tạo làm tiền đề để thay đổi tư duy, kiến thức của cán bộ giảng viên thông qua nội dung dịch vụ đào tạo với trường Đại học Điện lực Thượng Hải (Trung Quốc)…
Những tín hiệu vui
Với nhiều hoạt động hợp tác quốc tế thực chất, hữu hiệu, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, thông qua sự phản hồi tích cực của người học, của người sử dụng lao động và đặc biệt là xã hội.
Ảnh: Báo Công Thương |
Mô hình đào tạo kỹ sư thực hành (mô hình KOSEN) được triển khai tại một số trường đại học và cao đẳng thuộc Bộ Công Thương đã ghi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người sử dụng lao động, đặc biệt là khối DN Nhật Bản tại Việt Nam. Nhân lực tốt nghiệp từ chương trình này có kỹ năng nghề nghiệp bám sát thực tế sản xuất tại DN; có kỷ luật và trách nhiệm lao động, có kỹ năng làm việc cộng đồng như an toàn lao động, 5S. Việc áp dụng phương pháp đào tạo PBL (Project based Learning), phương pháp quản trị chương trình đào tạo PDCA (Plan - Do - Check - Action), người học, người dạy và người quản lý tham gia chương trình được gắn kết trong mục tiêu nhân sự được đào tạo đáp ứng bất cứ thay đổi của nhu cầu lao động của DN.
Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề được triển khai tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội do JICA tài trợ, sau 16 năm là một điểm sáng cung cấp nhân sự kỹ thuật cho nhu cầu DN trong nước trong bối cảnh sản phẩm đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động của DN. Đây cũng là mô hình được khuyến cáo nhân rộng ra nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Đặc biệt, nhiều trường đại học, cao đẳng đã có gặt hái được những thành quả ban đầu trong hợp tác quốc tế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, trường Đại học Điện lực Việt Nam mở rộng hợp tác với nhiều đối tác giáo dục tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như: Cộng hòa Liên bang Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Việc tiếp cận hợp tác quốc tế cũng đã làm thay đổi căn bản quản trị nhà trường tại các trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, Cao đẳng Công nghiệp Huế, Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, Cao đẳng Công nghiệp Cao Thắng. Thông qua dự án hợp tác quốc tế, DN và nhà trường trong phát triển nhân lực đã được cụ thể hóa, chẳng hạn Trung tâm Đào tạo nghề Yamaha, Trung tâm Đào tạo Mirosoft IT Academy được thành lập tại trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Một số chương trình đào tạo đang tiến hành kiểm định tiêu chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) của trường Cao đẳng Công nghiệp Cao Thắng; mô hình kết nối DN - nhà trường (mô hình IGU) đang triển khai tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
Với vai trò tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương, Vụ Phát triển nguồn nhân lực đã xây dựng chương trình hành động tổng thể, lấy hạt nhân là các cơ sở đào tạo thuộc ngành Công Thương, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của ngành, phục vụ tái cấu trúc ngành Công Thương theo hướng hiện đại, hội nhập và tri thức.
Từ khóa » Doanh Nghiệp Z đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế
-
Doanh Nghiệp Z đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế, Tăng Doanh Thu Cho ...
-
Doanh Nghiệp Z đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế, Tăng ... - Cungthi.online
-
Doanh Nghiệp Z đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế, Tăng...
-
Doanh Nghiệp A đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế, Tăng Doanh Thu Cho ...
-
Doanh Nghiệp Z đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế, Tăng Doanh Thu ... - Hoc24
-
Doanh Nghiệp A đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế, Tăng Doanh Thu Cho
-
Tăng Cường Hợp Tác Quốc Tế đào Tạo Nhân Lực Cho Ngành Công ...
-
Doanh Nghiệp Việt đẩy Mạnh Hợp Tác Với Tỉnh Krasnodar
-
Tin Tức Hợp Tác Quốc Tế - Bộ Khoa Học Và Công Nghệ
-
Đẩy Mạnh Kết Nối, Hợp Tác Kinh Doanh Giữa Doanh Nghiệp Thái Lan
-
Doanh Nghiệp Việt - Úc Tìm Kiếm Hợp Tác Năng Lượng Sạch, Nông ...
-
Việt Nam-Pháp Trao đổi Thông Tin Nhằm Thúc đẩy Hợp Tác Thương Mại
-
Quản Lý Và Bảo Vệ Biển Việt Nam Thực Hiện Theo Các Nguyên Tắc Nào?