Đẩy Mạnh Quảng Bá Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao đến Người Tiêu ...
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội sẽ tôn vinh 213 sản phẩm, dịch vụ “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2021 Các cấp Công đoàn Thủ đô tăng cường vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” LĐLĐ quận Đống Đa đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” |
Đa dạng hình thức đưa hàng Việt tới người dân
Ngày 28/7, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2022; triển khai Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội nghị. |
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động, để đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng, Sở Công Thương đã tổ chức Tuần hàng Việt; chương trình khuyến mại tập trung Thành phố; tổ chức các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kế nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố; giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm mùa vụ, có khó khăn trong việc tiêu thụ của các tỉnh, thành phố vào các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm; phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố đến các quận, huyện, thị xã…
Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục tham mưu cho Thành phố triển khai việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, phát triển thương hiệu, khuyến công, phát triển làng nghề, góp phần tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động hỗ trợ người tiêu dùng, như phối hợp, cung cấp thông tin các điểm dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí… đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Vào cuộc cùng Thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn trên địa bàn Thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình “phúc lợi đoàn viên”; tìm kiếm đối tác mới để triển khai 152 cuộc ký kết thỏa thuận hợp tác, với nhiều nội dung hỗ trợ thiết thực, vận động và phối hợp cùng các đối tác cung cấp các sản phẩm hàng hóa chất lượng, tạo điều kiện để gần 10.000 đoàn viên, người lao động được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ với mức giá ưu đãi, tổng số tiền được ưu đãi lên đến 2 tỷ đồng.
Các chuyến xe siêu thị 0 đồng do Công đoàn tổ chức luôn ưu tiên sử dụng hàng Việt để hỗ trợ người lao động. |
Công đoàn các cấp cũng đã tổ chức 155 chương trình “Cảm ơn người lao động” với sự tham dự của trên 6.000 công nhân, viên chức, lao động, tặng quà bằng các sản phẩm hàng Việt cho công nhân lao động; phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả các “Phiên chợ công nhân, phiên chợ nghĩa tình”, “Gian hàng giảm giá”, “Hội chợ hàng Việt”, “Chợ lưu động”, “Siêu thị Công đoàn”… với hàng hóa là thương hiệu Việt ở các khu đông công nhân lao động sinh sống, ưu tiên tổ chức tại các Khu công nghiệp, chế xuất, khu nhà trọ, nhà ở công nhân…
Đặc biệt, nhân dịp SEA Games 31 diễn ra tại Hà Nội, Sở Du lịch Thành phố đã phối hợp xây dựng các sản phẩm du lịch mới và kích hoạt các sản phẩm du lịch đặc sắc phục vụ khách du lịch tới Hà Nội nhân dịp như: Các hoạt động du lịch tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, phố đi bộ Trịnh Công Sơn; tour đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long; tour đêm khám phá Nhà tù Hỏa Lò; tour xe đạp Hành trình dấu chân làng cổ Bát Tràng… kết hợp với đa dạng sản phẩm ẩm thực truyền thống Việt Nam tại các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn.
Đẩy mạnh quảng bá, gắn liền với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đánh giá cao những kết quả Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Thành phố đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, thể hiện trong 3 kết quả nổi bật: Công tác tuyên truyền; nhiều hoạt động đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng; tham mưu cho Thành phố làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan triển khai Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022. |
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, đồng chí Nguyễn Lan Hương đề nghị Ban Chỉ đạo cần tập trung tốt công tác tuyên truyền về Cuộc vận động, trong đó, cần thay đổi về nội dung, phương thức tuyên truyền đến người dân, đoàn viên, hội viên và doanh nghiệp; tuyên truyền ấn phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2021” để giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng. Cùng với đó, cần đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam trên địa bàn Thành phố, các tỉnh, thành bạn và nước ngoài.
Đồng chí Nguyễn Lan Hương cũng yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp cần tập trung triển khai Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022” theo đúng kế hoạch; tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo trong mọi công việc, đặc biệt là sự phối hợp giữa các sở với các quận, huyện thị, cơ quan báo đài của Thành phố...
Ngoài ra, cần làm tốt công tác tham mưu trong công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm tốt công tác thị trường chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tham mưu cho Thành phố tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chủ lực phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tại hội nghị, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đã triển khai Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022. Theo đó, đối tượng, gồm: Các sản phẩm, dịch vụ là hàng Việt Nam của các doanh nghiệp, hợp tác xã… có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của nhà nước Việt Nam, bao gồm cả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có xuất xứ Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí của Ban tổ chức Chương trình đều được tham gia bình chọn. Nhóm sản phẩm tham gia bình chọn, gồm: Điện tử, công nghệ; đồ gia dụng; công nghiệp; thời trang, phụ kiện; xây dựng, trang trí nội thất; dược phẩm, thực phẩm chức năng; hóa mỹ phẩm; văn phòng phẩm, thiết bị học tập; thủ công mỹ nghệ; nông, lâm, thủy hải sản; các sản phẩm OCOP; thực phẩm, đồ uống. Nhóm dịch vụ tham gia bình chọn, gồm: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán, sàn thương mại điện tử; du lịch, nhà hàng, khách sạn, nghỉ dưỡng; giáo dục, đào tạo; viễn thông, công nghệ thông tin; vận chuyển, logistics; truyền thông, tổ chức sự kiện. |
Từ khóa » Nội Dung Yêu Bá Kế
-
Có đủ Cơ Sở Chấp Nhận Yêu Cầu Khởi Kiện Chia Di Sản Thừa Kế?
-
Kế Hoạch 235/KH-UBND 2022 Chiến Lược Văn Hóa đối Ngoại Tỉnh ...
-
Tổng Hợp 07 Bản án Về Di Chúc Không Có Hiệu Lực
-
Chủ đầu Tư Có được Tự Thẩm định Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công?
-
Hà Nội Khởi động Chương Trình Bình Chọn Hàng Việt Nam được ...
-
Hồ Chí Minh Kế Thừa Và Phát Triển Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Và Nhân Loại
-
Business Analyst (BA) Là Gì? Học Gì để Trở Thành Một BA Thực Thụ?
-
Ông Bà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biến Thể Phụ BA.4, BA.5 Lây Lan Nhanh, Ca COVID-19 Tăng - Bộ Y Tế
-
Ngành Du Lịch Làm Những Công Việc Gì - TopCV
-
Ba Kể Con Nghe Chuyện Tình Yêu - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM
-
Hỏi - đáp Về MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN ...
-
UBND Thành Phố Yên Bái