Đẩy Mạnh Thực Hiện Cơ Chế "một Cửa", "một Cửa Liên Thông" Trong ...

Truy cập nội dung luôn MENU
  • TRANG CHỦ
  • CHÍNH QUYỀN
    • GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
    • BỘ MÁY TỔ CHỨC
  • CÔNG DÂN
  • DOANH NGHIỆP
  • DU KHÁCH
​ English Facebook RSS ​ Hỏi đáp​ ​ Sơ đồ cổng - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Đẩy mạnh thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết thủ tục hành chính 08/09/2021 - Lượt xem: 9405

Tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai, thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)". Qua đó, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính (CCHC), nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai, thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)". Qua đó, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính (CCHC), nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh trao Cờ thi đua cho 05 tập thể có thành tích trong thực hiện 02 chuyên đề thi đua CCHC và ứng dụng CNTT năm 2020.

*Tạo sự hài lòng cho nhân dân và doanh nghiệp

Theo ông Võ Tấn Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ, việc triển khai, thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh đã góp phần khắc phục các TTHC rườm rà, chồng chéo. Bộ máy hành chính nói chung, bộ máy cung ứng dịch vụ hành chính công nói riêng được tinh giản, gọn nhẹ; đồng thời, khắc phục được trình trạng cán bộ lãnh đạo mất thời gian vào các công việc hành chính, không có thời gian dành cho những nhiệm vụ và chức năng quản lý khác; giảm dần việc cán bộ lãnh đạo phải tham gia trực tiếp giải quyết các công việc, sự vụ, khiếu kiện; khắc phục được tình trạng tùy tiện đặt ra và thu các loại phí;…

Các đơn vị đã kiện toàn lại Bộ phận Một cửa tại đơn vị gồm 19 sở, ban, ngành tỉnh; 11 huyện, thành phố, thị xã và 172 xã, phường, thị trấn. Việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức rút ngắn thời gian, tiết kiệm kinh phí, có thể tra cứu theo dõi tình giải quyết hồ sơ dễ dàng, thuận tiện; lãnh đạo cơ quan dễ theo dõi tình hình giải quyết TTHC của đơn vị, kịp thời nhắc nhở đối với các hồ sơ có khả năng trễ hạn; công chức chuyên môn có thể phân bổ thời gian hợp lý để tham mưu giải quyết TTHC; góp phần nâng cao năng lực trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng xử lý công việc cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; xây dựng mối quan hệ thân thiện, hòa nhã giữa công chức và nhân dân, tạo được lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ thực thi công vụ và bộ máy hành chính Nhà nước, góp phần nâng cao tính minh bạch trong giải quyết TTHC.

Nhiều người dân, doanh nghiệp chia sẻ, sau khi thực hiện cơ chế "một cửa", thái độ phục vụ của công chức tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC dần thay đổi, không còn tính cửa quyền, sách nhiễu như trước, luôn niềm nở đón tiếp, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tận tình. Người dân không phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi như trước. Đặc biệt, thời gian cung ứng các dịch vụ hành chính được niêm yết công khai, quy định rõ ràng, giảm được chi phí, thời gian đi lại. Người dân dần hài lòng với việc áp dụng cơ chế "một cửa" trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của tổ chức, công dân tại các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC hiện còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc về tổ chức, nhân sự, thẩm quyền và hoạt động tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC tại bộ phận "một cửa". Đặc biệt, hạ tầng, ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC còn nhiều hạn chế. Đó là việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết TTHC, nhất là các phần mềm chuyên ngành, ngành dọc không kết nối, chia sẻ với hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công tỉnh; việc điện tử hóa hồ sơ chưa được quan tâm thực hiện theo quy định, tỷ lệ hồ sơ được điện tử hóa còn thấp, chưa bảo đảm quy định. Mặt khác, hệ thống máy vi tính, máy in, scan của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã được đầu tư nay đã xuống cấp nên việc áp dụng CNTT trong giải quyết TTHC còn chậm, chưa kịp thời,…

*Đẩy mạnh thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"

Nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC, tỉnh khẩn trương triển khai Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC". Theo đó, ngày 17/6/2021, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 155KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong các năm 2021, 2022 và giai đoạn tiếp theo từ năm 2023 - 2025. Việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC tập trung vào các nhiệm vụ như: Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết, triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án; hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp. Đồng thời, thực hiện và hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 30%, 20%, 15% tuần tự đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử trong năm 2021.

Năm 2022, hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực tăng tối thiểu 20% đối với kết quả thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã. Tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó), mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan Nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu. Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa trung bình còn tối đa 30 phút/01 lần đến giao dịch.

Năm 2023 - 2025, tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ phận Một cửa thị xã, cấp xã theo tỷ lệ tăng mỗi năm tối thiểu 30% cho đến khi đạt 100%. 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phảỉ cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó), mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan Nhà nước kết nối, chia sẻ. Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng. Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/01 hồ sơ vào năm 2025.

Bên cạnh đó, rà soát, tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai TTHC, kết quả giải quyết TTHC; triển khai thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ quan hành chính Nhà nước và khả năng đảm nhận các nhiệm vụ này của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích...

Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch bảo đảm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về tiến độ thời gian đã quy định. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, làm thay đổi một cách căn bản cách thức giải quyết cũng như việc theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" từ thủ công sang điện tử, tự động, theo thời gian thực cũng như cắt giảm, đơn giản hóa việc thực hiện TTHC, tăng năng suất lao động, giảm thời gian, chi phí thực hiện TTHC.

Lê Phương

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Tiền Giang: Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi - 02/12/2024 Triển khai thực hiện Phương án phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 - 2025 - 01/12/2024 Trao Quyết định nghỉ hưu cho ông Lý Hoàng Chiêu, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang - 30/11/2024 Tiền Giang ban hành Kế hoạch Tổ chức Giải Việt dã Báo Ấp Bắc lần thứ 40 năm 2025 - 30/11/2024 Tiền Giang: Ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Tiền Giang - 29/11/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Xem tất cả Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp(06-05) Hướng dân thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai(24-08) Hướng dẫn bầu cử 2021-2026(19-05) Nâng cao hiệu quả hành chính công(20-01) Về thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp(09-01) Slideshow Image 1 Liên kết website Đảng cộng sản Việt Nam Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Bộ Công an Bộ Công Thương Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Ngoại giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tư pháp Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Xây dựng Bộ Y tế An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Cần Thơ Đà Nẵng Kiên Giang Hồ Chí Minh Đang truy cập: Hôm nay: Tuần hiện tại: Tháng hiện tại: Tháng trước: Tổng lượt truy cập: Chung nhan Tin Nhiem MangCổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang - https://www.tiengiang.gov.vn Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Giấy phép số 19/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang cấp ngày 11/9/2023 Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang Địa chỉ: Số 23, đường 30/4, Phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 0273.3873153 - 0273.3977184, Email: banbientap@tiengiang.gov.vn ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang" hoặc "www.tiengiang.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Cổng Thông tin này // ]]>

Từ khóa » đẩy Hồ Sơ