Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Gạo Tại Việt Nam Theo Quan điểm Marketing - Mix

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
  1. Home
  2. Kinh tế, Tài chính, Kế toán
  3. Đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại Việt Nam theo quan điểm Marketing - Mix
Trich dan Đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại Việt Nam theo quan điểm Marketing - Mix - pdf 28 Download miễn phí Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại Việt Nam theo quan điểm Marketing - Mix Lời nói đầu 41. Tính cấp thiết của đề tài 42. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 43. Phương pháp nghiên cứu 44. Mục đích, nội dung nghiên cứu 4Chương 1. Tổng quan về gạo xuất khẩu trên thế giới và tại Việt Nam 61.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu gạo thế giới 61.1.1.2. Vấn đề tiêu dùng gạo trên thế giới 71.1.1.3. Những nước sản xuất và tiêu thụ gạo chính trên thế giới 81.1.2. Cơ cấu của thị trường gạo thế giới 111.1.2.1. Đặc điểm và triển vọng của thị trường gạo thế giới 111.1.2.2. Tình hình nhập khẩu gạo 12Nhập khẩu 13Nam Á 13* Một số nước nhập gạo chủ yếu trên thế giới 141.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 191.2.1. Vị trí chiến lược của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế quốc dân 191.2.1.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển 201.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua 21Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại 231.2.2.2. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo của nước ta 24CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM MARKETING-MIX 262.1. Các khái niệm cơ bản về Marketing 262.1.1. Khái niệm chung về Marketing 262.1.2. Khái niệm về Marketing-mix và các thành phần cơ bản của Marketing-mix 26Bảng 2.1. Các thành phần của Marketing-mix 26MM 282.1.3. Vai trò của Marketing-mix trong kinh doanh 282.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix 292.2.1. Sản phẩm 292.2.1.1. Sản xuất lúa gạo - bước khởi đầu cho xuất khẩu 292.2.1.2. Chất lượng gạo xuất khẩu 312.2.1.3. Chủng loại gạo xuất khẩu 352.2.2. Giá cả 362.2.2.1. Giá gạo trên thị trường thế giới 372.2.2.2. Chi phí sản xuất và giá lúa trong nước 402.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam 422.2.2.4. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 442.2.3.1. Khâu mua 472.2.3.2. Khâu xuất khẩu 492.2.3.3. Các kênh phân phối 50Người thu mua 51Nhà xuất khẩu 51Bán buôn 512.2.3.4. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 522.2.3.5. Các bước tiến hành xuất khẩu 552.2.4. Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 572.2.4.2. Các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 582.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam theo mô hình SWOT 602.3.1. S - Điểm mạnh 612.3.1.1. Cơ chế chính sách 612.3.1.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo. 622.3.1.3. Hệ số chi phí nguồn lực nội địa ( DRC) của gạo xuất khẩu 632.3.2. W - Điểm yếu 642.3.2.1. Cơ chế, chính sách 652.3.2.2. Quản lý giá cả 662.3.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của các cảng khẩu 672.3.2.4. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo 672.3.3. O - Cơ hội và T - Thách thức 682.3.3.1. Hiệp định Việt - Mỹ 682.3.3.2. Tham gia khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) 70CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO. 733.1. Định hướng và mục tiêu của sản xuất và xuất khẩu gạo. 733.1.1. Mục tiêu và định hướng sản xuất lúa gạo. 733.1.2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu gạo 753.1.2.1. Cơ chế mới 753.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo 763.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 763.2.1.1. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu 763.2.1.2. Các giải pháp về luật pháp, chính sách 783.2.1.3. Các giải pháp về đầu tư 803.2.1.4. Các giải pháp về thị trường 833.2.2. Chiến lược Marketing-mix 863.2.2.1. Chính sách sản phẩm 873.2.2.2. Chính sách giá 903.2.2.3. Chính sách phân phối 943.2.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 102KẾT LUẬN 105TÀI LIỆU THAM KHẢO 107  Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn. Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xuất tách được khỏi hoạt động phân phối nên có thể đầu tư nguồn lực vào quá trình sản xuất gạo, nếu kết hợp nhịp nhàng sẽ tạo ra khả năng linh hoạt cho thị trường do chuyên môn hoá cao. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, việc phải dùng đến quá nhiều trung gian sẽ phát sinh các vấn đề như giá cả tăng, người sản xuất không có mối quan hệ với khách hàng nên không biết được nhu cầu và mong muốn của họ. Hơn nữa, người sản xuất bị phụ thuộc quá nhiều vào trung gian dễ dẫn đén tình trạng bị ép giá... 2.2.3.4. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ở đây được hiểu là các nhà nhập khẩu gạo của Việt Nam - Khách hàng, nhân tố cuối cùng trong quan hệ phân phối. Theo hướng tăng của kim ngạch xuất khẩu gạo, trong những năm qua, thị phần của Việt Nam trên thế giới có nhiều thay đổi. Cụ thể là: Bảng 2.7. Quy mô xuất khẩu gạo chính ngạch giai đoạn 1989-2001 Năm Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (1000T) Lượng gạo mậu dịch của thế giới (1000T) Thị phần gạo Việt Nam (%) 1989 1372 13.900 9,9 1990 1478 11.600 12,7 1991 1016 12.100 8,4 1992 1954 14.200 13,76 1993 1649 14.900 11,1 1994 1962 16.500 11,9 1995 2025 21.000 9,6 1996 3047 19.700 15,5 1997 3682 18.900 19,5 1998 3793 27.700 13,7 1999 4559 24.900 18,3 2000 3470 22.900 15,2 2001(*) 3700 22.200 16,7 (*): Dự kiến Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại Qua bảng trên ta thấy thị phần của gạo Việt Nam khá lớn trên thế giới, tăng qua các năm nhưng không ổn định. Việt Nam cần củng cố lại những thị trường đã có và mở rộng thị phần thêm nữa. Về thị trường xuất khẩu gạo, Việt Nam hiện có khoảng 80 nước, trong đó châu á, châu Phi là thị trường chính, chiếm 70-80% lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Số còn lại là các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và các nước châu á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Bảng 2.8. Thị trường tiêu thụ (1995-2001) (% so với tổng số lượng xuất khẩu năm đó) Năm T. trường 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 (*) Châu á 60,00 33,30 31,00 73,70 54,46 45,16 44,50 Châu Phi 17,00 31,00 42,00 7,60 23,67 26,27 22,70 Trung Đông 6,00 19,00 15,00 11,60 12,52 17,51 13,20 Châu Mỹ 11,00 15,70 9,00 3,10 5,54 5,19 6,70 T.trường khác 1,00 3,00 4,00 3,81 5,86 9,90 (*) Tính đến 31/08/2001 Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại Qua bảng trên cho thấy thị trường chủ yếu của Việt Nam là các nước châu á, châu Phi vì Việt Nam thường xuất khẩu các loại gạo có phẩm cấp trung bình và thấp, giá rẻ nên dễ dàng cạnh tranh trên các thị trường này. Vùng Đông và Đông Nam châu á là thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong đó Malaixia, Philippin là các khách hàng chính và thường xuyên nhất. Trong 7 tháng đầu năm 2001, Philippin là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất với 527.250 tấn, trị giá gần 79 triệu USD so với nhu cầu nhập khẩu 850.000 tấn trong cả năm. Ngoài ra, Singapo và Inđônêxia cũng đã trở thành những bạn hàng lớn của Việt Nam trong khu vực này với số lượng gạo nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm nay là 151.784 tấn và 196.756 tấn. Khu vực châu Phi là nơi tập trung các nước đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu lớn về gạo tiêu thụ. Chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với thị trường này. Tuy nhiên, chúng ta phải chịu rất nhiều rủi ro do khả năng thanh toán ngoại tệ của các nước châu Phi kém, cước phí vận chuyển cao... Các quốc gia nhập gạo của Việt Nam ở khu vực này là Angiêri, Aicập, Xênêgan, Nam Phi... Khu vực Trung Đông là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba của gạo Việt Nam. Năm 2000 là năm các nước trong khu vực này nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất so với các năm khác (17,51%). Đây là một thị trường rất rộng mở mà chúng ta cần tập trung khai thác bằng cách sản xuất và chế biến các loại gạo đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm. Tiêu biểu cho nhập khẩu gạo Việt Nam là Irắc, Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất... Khu vực Châu Mỹ là nơi nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều hơn khu vực Trung Đông vào năm 1995. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng này giảm xuống dần. Các quốc gia của khu vực thường đòi hỏi gạo có chất lượng cao mà chúng ta chưa đáp ứng được. Hơn nữa, vị trí địa lý còn là một khó khăn cản trở gạo xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này. So với Thái Lan và Mỹ là những nước có truyền thống xuất khẩu gạo và có những mối quan hệ lâu dài, ổn định về thị trường và khách hàng tiêu thụ đối với mỗi khu vực khác nhau thì thị trường gạo của Việt Nam nhỏ và manh mún hơn nhiều. Trong những năm đầu, chúng ta gặp nhiều khó khăn vì phải xâm nhập vào những thị trường quen thuộc của những nước xuất khẩu lớn, đặc biệt là Thái Lan. Trên thương trường, nước này có nhiều bạn hàng truyền thống lớn với khoảng trên 15 thị trường chính, đã tiêu thụ cho Thái Lan trên 80% lượng gạo xuất khẩu. Hơn nữa, gạo Thái Lan đồng đều, có phẩm chất cao cấp phù hợp với những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU... Gạo Việt Nam do mới ở giai đoạn thâm nhập nên chưa có bạn hàng lớn, chất lượng gạo lại thấp, độ trắng không đều, lẫn thóc và nhiều tạp chất, đặc biệt lúa hè thu có độ ẩm cao, bạc bụng, tỷ lệ độ gãy cao, mẫu mã bao bì không đẹp... Chính những điểm yếu đó đã hạn chế việc mở rộng thị trường xuất khẩu của gạo nước ta. Tuy nhiên, chúng ta lại gần như có chung thị trường với Thái Lan vì thị trường nào mà gạo Việt Nam xuất khẩu sang thì gạo của Thái Lan cũng có mặt bằng nhiều con đường trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Những khó khăn đó quả là một vấn đề lớn, bức xúc, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất. Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay khi Việt Nam chính thức gia nhập và tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội của ASEAN thì những bất lợi do gặp phải cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chương trình giảm thuế. Vì vậy, chúng ta cần có những bước đi đúng đắn để đạt được hiệu quả cao nhất trong xuất khẩu gạo, đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế quốc dân. 2.2.3.5. Các bước tiến hành xuất khẩu Chuẩn bị giấy tờ và các chứng từ khác - Chuẩn bị các thủ tục giấy tờ (hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng...) - Tiến hành các thủ tục mà Nhà nước quy định như xin giấy phép xuất khẩu, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa,... - Theo dõi mặt hàng gạo xuất khẩu nhằm xử lý các thông tin chính xác về ngày giao hàng, kí mã hiệu lô hàng, số hiệu tàu, điều kiện thanh toán... Chuẩn bị và kiểm tra hàng hoá - Lập kế hoạch thu gom hàng và phân công trách nhiệm cho từng công việc cụ thể. - Theo dõi từng bước để kịp thời chỉnh sửa cho hợp lý. - Đối với các hợp đồng lớn, hàng giao làm nhiều đợt và trong hợp đồng cho phép các điều khoản có quyền được sửa đổi thì công ty phải thường xuyên đưa đến khách hàng để nắm bắt được sự thay đổi kịp thời. - Chuẩn bị bao bì có chất lượng tốt, thích hợp với mặt hàng gạo, với điều kiện vận tải, điều kiện khí hậu và những quy định ở nước nhập khẩu và bao gói cẩn thận để giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra. - Kí mã hiệu hàng hóa thì phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc và có đầy đủ các thông số cần thiết. Ngoài ra, chất liệu để kí mã hiệu phải không phai mầu, không thấm nước và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa. - Sau khi đã chuẩn bị hàng, cần tiến hành kiểm tra lại cẩn thận một lần nữa sự phù hợp về chất lượng, bao bì, số lượng... để ngăn chặn kịp thời các thiếu sót dẫn đến hiểu nhầm, tranh chấp, khiếu nại làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Thuê tàu và mua bảo hiểm Gạo xuất khẩu của Việt Nam thường bán theo điều kiện FOB nên việc thuê tàu và mua bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng ta đang cố gắng để có thể ký kết nhiều hợp đồng bán theo giá CIF hơn nữa nhằm giành quyền thuê tàu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Thông quan hàng hoá và giao hàng cho người mua - Khi hàng hóa được kiểm tra đảm bảo yêu cầu, doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa và giao hàng cho người mua. Khi nào hàng được giao cho người mua an toàn thì doanh nghiệp mới coi như hoàn thành được trách nhiệm của mình. - Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết như giấy phép xuất khẩu, hóa đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết, hợp đồng xuất khẩu để việc khai báo hải quan được nhanh chóng. Sắp xếp hàng trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát khi xuất trình hàng hóa. Để tránh bị phiền hà sách nhiễu cần khai báo trung thực, chính xác, nộp thuế đầy đủ và tuân thủ đúng các yêu cầu của hải quan... - Khi giao hàng, cần nắm vững kế hoạch giao hàng như thời gian giao hàng, cách giao hàng... Phải lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng tới địa điểm giao hàng đúng thời gian quy định. Khi bốc hàng lên tàu phải thường xuyên giám sát hiện trường, cập nhật số liệu từng ngày, từng giờ để nắm chắc số lượng hàng giao và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, đảm bảo thu được vận đơn sạch, đã bốc hàng. Có như vậy, việc thanh toán tiền hàng của doanh ... Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác
  • Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh ở công ty TNHH Ninh Thanh
  • Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần may Thăng Long
  • Công tác tuyển dụng lao động ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú
  • Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london
  • Một số giải phỏp nhằm hoàn thiện cụng tỏc tập trung quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Phong thổ
  • Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mạng lưới nhân viên bán hàng ở công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam chi nhánh miền bắc
  • Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
  • Một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở Cảng Khuyến Lương
  • Một vài giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty Electrolux trên thị trường Việt nam
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » Chiến Lược Marketing Mix Cho Sản Phẩm Gạo