TPO - Đây được biết đến là dãy núi cao nhất thế giới, nơi cao nhất lên tới 8.848 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, 225 triệu năm trước, nơi đây là vùng biển bao la.
1. Dãy núi nào trước đây từng là biển?
icon
Alps
icon
Andes
icon
Himalaya
Câu trả lời đúng là đáp án C: Himalaya được biết đến là dãy núi cao nhất thế giới, nơi cao nhất lên tới 8.848 m so với mực nước biển. Dãy Himalaya trải dài từ Tây sang Đông, từ thung lũng sông Indus đến các thung lũng sông Brahmaputra, tạo thành một vòng cung dài 2400km. Chiều rộng kéo dài từ phía Tây khu vực Kashmir – Tân Cương đến phía Đông khu vực Tây Tạng - Arunachal Pradesh. Himalaya là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới là sông Ấn, sông Hằng và sông Dương Tử. Dãy núi này có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nền văn hóa vùng Nam Á. Nhiều đỉnh núi của dãy Himalaya được xem là biểu tượng linh thiêng đối với các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và đạo Sikh. Tuy nhiên khoảng 225 triệu năm về trước, đây là một vùng biển xanh bao la: Bắt đầu từ 40 triệu năm về trước, bề mặt Trái Đất chia thành vài mảng lục địa lớn. Trong đó một mảng có tên Ấn Độ di chuyển dần về phía Bắc với vận tốc 6 đến 12cm một năm. Sau khi di chuyển được khoảng 20 triệu năm nó va phải mảng lục địa Á – Âu. Do kích thước của hai lục địa này cực kỳ lớn nên khi va chạm vào nhau, chúng dồn phần tiếp giáp lên rất cao. Phần nhô lên chính là dãy Himalaya ngày nay. “Chót vót” ở độ cao 8848m, Everest được xem là “nóc nhà của thế giới” (đỉnh núi cao nhất). Chính điều này đã thôi thúc con người quyết tâm chinh phục. Vào ngày 29/5/1953, nhà thám hiểm vĩ đại nhất thế kỷ 20 Edmund Hillary là người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này. Từ đó đến nay, rất nhiều người đã tiếp bước ông đặt chân lên đỉnh núi, trong đó có cả phụ nữ và người khuyết tật.
2. Himalaya có nghĩa là?
icon
Nơi ở của tuyết
icon
Nơi ở của sông
icon
Nơi ở của mây
Câu trả lời đúng là đáp án A: Himalaya (còn có tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn lấy từ "Hi Mã Lạp Nhã sơn mạch 喜馬拉雅山脈" (Xǐmǎlāyǎ shānmài), do người Trung Quốc lấy các chữ Hán có âm gần giống "Himalaya" để phiên âm) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả Himalaya theo đúng nghĩa của từ này, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ Pamir Knot. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Sanskrit himālaya, một tatpurusa từ kép mang ý nghĩa "nơi ở của tuyết" (từ chữ hima "tuyết", và ālaya "nơi ở”).
3. Dãy Himalaya trải khắp mấy quốc gia?
icon
6
icon
7
icon
8
Câu trả lời đúng là đáp án B: Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh. Dãy núi cao nhất thế giới nằm trên dãy Himalaya là đỉnh nào? Đỉnh núi cao nhất thế giới nằm trên dãy Himalaya là đỉnh Everest (cao 8848m). Everest đã trở thành biểu tượng bất khả xâm phạm trên thế giới khi chưa có ai chinh phục được dãy núi này mãi đến năm 1953.
4. Đỉnh Everest cao nhất thế giới thuộc dãy Himalaya ở châu Á nằm ở đâu?
icon
Nepal
icon
Tây Tạng
icon
Biên giới giữa Tây Tạng và Nepal
Câu trả lời đúng là đáp án C: Núi Everest nằm trên biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, thuộc dãy Himalaya ở châu Á. Everest là đỉnh núi cao nhất và nổi tiếng thế giới. Năm 2007, nơi này có độ cao 8.848 mét so với mực nước biển. Do vận động kiến tạo địa chất, đỉnh núi này vẫn cao thêm 2,5 cm mỗi năm.
5. Người Tây Tạng gọi đỉnh núi Everest có nghĩa là gì?
icon
Trán trời
icon
Thánh mẫu vũ trụ
icon
Rốn vũ trụ
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Nepal gọi đỉnh núi này là Sagarmatha, nghĩa là “Trán trời”. Còn người Tây Tạng gọi đó là Chomolangma tức “Thánh mẫu vũ trụ”. Tại Nepal, nó mang tên Sagarmatha. Tên Sagarmatha trong tiếng Nepal được đưa ra trong đầu thập niên 1960 khi nhà nước Nepal nhận ra rằng Đỉnh Everest không có tên trong tiếng Nepal. Điều này xảy ra vì ngọn núi không được biết đến và được đặt tên theo tiếng của một dân tộc thiểu số ở Nepal (vùng thung lũng Kathmandu và khu vực xung quanh). Tên trong tiếng Sherpa/Tây Tạng Chomolangma không được chấp nhận vì nó chống lại ý tưởng thống nhất Nepal.
6. Everest do người nước nào phát hiện?
icon
Ấn Độ
icon
Nepal
icon
Tây Tạng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1802, công cuộc tìm kiếm đỉnh núi cao nhất thế giới được khởi xướng tại Madras, Ấn Độ bởi William Lambton, một sĩ quan quân đội Anh. Hàng nghìn người tại đây tham gia và cuộc tìm kiếm này được đặt tên là Great Trigonometrical Survey (GTS) vào năm 1819. Quy mô của nó trải dài tới 2.575 km. Vô số người phải bỏ mạng trong quá trình thực hiện, lý do chính là bị hổ tấn công và nhiễm bệnh sốt rét. Năm 1852, khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, Radhanath Sickdhar - chàng trai trẻ làm việc cho một văn phòng phía bắc thị trấn Dehra - sốt sắng báo cáo cấp trên mình đã tìm ra điểm cao nhất thế giới. Sau 4 năm ròng rã phân tích dữ liệu toán học, Radhanath Sickdhar tính toán thành công độ cao của Peak XV (tên gọi trước đây của đỉnh Everest) lúc bấy giờ là 8.840 m. Đến nay, Everest đã cao thêm khá nhiều kể từ khi Sickdhar đưa ra những kết quả tính toán của mình. Là người có công vô cùng lớn đối với ngành trắc địa học thế giới nhưng ông lại không được nhiều người biết đến ở thời điểm đó. Sau này, đỉnh được đặt theo tên của George Everest, nhà trắc địa học người Wales.
7. Vào mùa hè nhiệt độ trung bình trên núi Everest là bao nhiêu độ?
icon
1 độ C
icon
-9 độ C
icon
-19 độ C
Câu trả lời đúng là đáp án C: Núi Everest là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Nhiệt độ trung bình trên núi là -19 độ C vào mùa hè và -36 độ C vào mùa đông. Mặc dù cực kỳ khắc nghiệt nhưng ngọn núi tuyết bên dãy Himalaya hùng vĩ này luôn hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới. Đứng trên đỉnh Everest thu vào tầm mắt quang cảnh ngoạn mục xung quanh không những cho du khách thấy một thắng cảnh vĩ đại, mà trên hết là niềm tự hào chinh phục thiên nhiên và cảm giác vượt lên chính mình.
8. Người trẻ nhất chinh phục đỉnh Everest năm bao nhiêu tuổi?
icon
11
icon
13
icon
15
Câu trả lời đúng là đáp án B: Năm 2010, cậu bé người Mỹ Jordan Romero, khi đó 13 tuổi 10 tháng 10 ngày, trở thành nhà leo núi trẻ nhất lên đến nóc nhà thế giới. Theo AP, Romero lên Everest cùng với cha và ba hướng dẫn viên du lịch người Sherpa (tộc người của Nepal). Qua điện thoại vệ tinh từ trên đỉnh núi, Romero cho biết mọi chuyện vẫn ổn, việc thở không quá khó khăn nhưng đi lại chậm hơn bình thường. Romero sống ở bang California. Discovery News thông tin, cậu từng là người Mỹ nhỏ nhất lên đỉnh Kilimanjero ở châu Phi. Cậu cũng đã leo lên bốn trong số những đỉnh cao nhất thế giới ở thời điểm đó. Kỷ lục về người trẻ nhất lên đỉnh Everest trước Romero thuộc về Temba Tsheri, người Nepal, lập lúc 16 tuổi.
9. Nếu lấy mốc từ tâm Trái Đất thay vì mực nước biển, Everest vẫn là núi cao nhất thế giới, đúng hay sai?
icon
Sai
icon
Đúng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngọn núi cao nhất tính từ tâm Trái Đất là Chimborazo ở Ecuador. Dựa theo cách đo truyền thống, với độ cao 8.848 m so với mực nước biển, núi Everest cao hơn những đối thủ gần nhất cả nghìn mét, vượt xa gần 2.600 m so với núi Chimborazo (6.268 m). Tuy nhiên, nếu tính từ tâm Trái Đất, các nhà khoa học xác nhận đỉnh núi Chimborazo vươn xa 6.384.268 m. Thậm chí, Everest còn không nằm trong top 20 ngọn núi cao nhất với độ cao tính từ tâm Trái Đất, vì đạt 6.381.049 m. Theo Independent, điều này xảy ra bởi Trái Đất không phải là khối cầu hoàn hảo mà phẳng ở hai cực và hơi phình ra ở xích đạo. Núi Chimborazo có vị trí gần xích đạo trong khi núi Everest nằm ở phương bắc, nên khoảng cách từ tâm Trái Đất đến đỉnh có sự khác biệt. Sự nổi tiếng của núi Everest không chỉ xuất phát từ độ cao so với mặt nước biển mà còn bởi nó rất khó chinh phục. Nếu quá trình trèo lên đỉnh núi Chimborazo chỉ mất hai tuần, các nhà leo núi phải mất hai tháng để lên tới đỉnh Everest.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Đỗ Hợp (T/H) Xem nhiều
Giáo dục
Bỏ việc, đùm cơm đi học cùng con: Chuyện không lạ ở Đất Mũi
Giáo dục
Tuyển sinh đại học năm 2025: Băn khoăn của người trong cuộc
Giáo dục
Dự thảo quy chế tuyển sinh mới: Đừng không quản được thì cấm
Giáo dục
Thí sinh và các trường hiểu chưa đúng về xét tuyển sớm
Giáo dục
Lừa đảo liên quan đến bài thi IELTS: Hội đồng Anh cảnh báo gì?
Tin liên quan
Địa chấn Hymalaya
Những loài động vật tuyệt đẹp trên núi tuyết Hymalaya
Sự thật về dấu vết người tuyết ở Hymalaya
MỚI - NÓNG
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt
Xã hội TPO - Chiều 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Đưa thi thể nạn nhân rơi xuống vực sâu 200m trong lúc đi đào cây cảnh lên bờ
Xã hội TPO - Thi thể nạn nhân rơi xuống vách núi trong lúc đi đào cây cảnh ở xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định) đã được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa lên bờ.
Xe du lịch mất phanh khi đổ đèo, nhiều du khách nước ngoài bị thương
Xã hội TPO - Xe du lịch 29 chỗ chở khách Trung Quốc đang đổ đèo Khánh Lê (thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) thì bất ngờ mất thắng, tài xế điều khiển xe đâm vào vách núi để tránh lao xuống vực. dãy Hymalaya Tây Tạng núi everest