Dây Rốn Quấn Cổ 1 Vòng Có Sao Không? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Dây rốn là gì?
  • Cách phát hiện, dấu hiệu nhận biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?
  • Nguyên nhân khiến em bé bị dây rốn quấn cổ
  • Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?
  • Tràng hoa quấn cổ quan niệm nhân gian có ý nghĩa gì?
  • Mẹo gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng theo quan niệm dân gian
  • Câu hỏi thường gặp

Trong hầu hết trường hợp, khi dây rốn bị vướng, nó sẽ quấn một vòng quanh cổ hoặc khu vực khác. Điều này không gây ra nhiều vấn đề trong quá trình sinh đẻ cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, đôi khi có trường hợp dây rốn quấn nhiều lần hơn. Nếu trẻ bị quấn hai lần trở lên trong quá trình sinh đầu tiên, hoặc ba lần trở lên ở lần sinh sau đó, việc sinh nở cần phải được thực hiện cẩn trọng và chú ý đặc biệt. Trong bài viết này, hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết hơn về trường hợp thường gặp là dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi nhé!

>> Xem thêm:

  • Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
  • Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
  • Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết?

Dây rốn là gì?

Dây rốn hay còn gọi là dây rau, đóng vai trò quan trong việc vận chuyển máu, chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến cơ thể bé thông qua bánh nhau. Khi dây rốn gặp vấn đề, cả mẹ và thai nhi đều đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn. Trong trường hợp dây rốn bị căng và kéo dài do sự chuyển động của thai nhi, có thể dẫn đến tình trạng bé bị quấn chân, cổ, hoặc tay, gây tắc nghẽn mạch máu và gây hại cho thai nhi.

Dây rốn thường có độ dài trung bình từ 50 đến 60cm, và hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng khá phổ biến. Thống kê cho thấy khoảng 10 trường hợp thai phụ sẽ có 3 trường hợp gặp tình trạng này. Và hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào và tuần thai nào trong thai kỳ, có thể quấn một vòng hoặc nhiều vòng. Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ là khoảng 12% ở thai từ tuần 24 đến tuần 26 và 37% ở thai đủ tháng.

>>> Tham khảo: [Chi tiết] Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần

Vì đây là hiện tượng thường gặp và hầu như cũng không liên quan đến đến tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong chu sinh. Chính vì thế mà các bác sĩ thường không đề cập đến trừ các trường hợp nguy hiểm. Các mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy chăm sóc thật tốt sức khỏe thật tốt. Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để nắm bắt được tình hình thai nhi.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng không quá nguy hiểm đến thai nhi

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng không quá nguy hiểm đến thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Xem thêm: Cẩm nang sinh mổ cần biết

Siêu âm giúp mẹ phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi

Siêu âm giúp mẹ phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Trong thời gian đầu mang thai, các mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về các loại xét nghiệm và siêu âm cũng như thời điểm siêu âm thai kỳ lần đầu để chuẩn bị tốt hơn tâm lý, mẹ bầu hãy tham khảo thêm qua video dưới đây:

Nguyên nhân khiến em bé bị dây rốn quấn cổ

Nguyên nhân chính gây vướng rốn, rốn quấn cổ là do dây rốn dài hơn bình thường hoặc thai nhi nhỏ. Dẫn đến mỗi khi bé di chuyển quá mức trong túi ối rất dễ bị rối và quấn dây rốn.

Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể kể đến như:

Dây rốn không đủ mềm

Dây rốn vốn được bao phủ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. Lớp sáp này giúp dây rốn không bị thắt nút và quấn cổ hay tay chân bé mỗi khi cử động hay luồn lách nhào lộn trong bụng mẹ. Nếu dây rốn không đủ mềm và lớp sáp không đủ trơn rất dễ gia tăng nguy cơ bị rốn bị thắt nút hoặc quấn quanh cơ thể bé.

>> Tham khảo thêm:

  • Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
  • Ra máu khi mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý gì?

Mẹ vận động, làm việc mạnh

Thai nhi thường có xu hướng quay đầu nếu mẹ vận động và làm việc quá sức. Điều này dễ dẫn đến việc dây rốn sẽ quấn quanh bé và thắt chặt lại khi bé trở đầu.

Có quá nhiều nước ối

Theo các bác sĩ việc mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối cũng rất dễ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.

>> Tham khảo: Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị dây rốn quấn cổ là do dây rốn dài hơn mức bình thường

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị dây rốn quấn cổ là do dây rốn dài hơn mức bình thường (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?

Ngay cả khi dây rốn bị quấn được phát hiện trước khi sinh, nó thường được quan sát mà không cần điều trị cụ thể. Mặc dù tình trạng dây rốn quấn cổ có thể gây nguy hiểm đối với thai nhi do cản trở tuần hoàn máu, nhưng đây thực sự là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình mang thai. Khi gặp phải hiện tượng này, điều quan trọng là mẹ bầu cần giữ bình tĩnh và tuân thủ các mốc khám thai quan trọng theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe của thai nhi thông qua quá trình siêu âm. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra.

Thường thì, tình trạng dây rốn quấn cổ thường xảy ra ở tháng thứ 7 hoặc từ thai nhi tuần 30 trở đi, tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại lắm. Khi thai nhi phát triển đủ lớn, việc giải quyết tình trạng này không đơn giản, đặc biệt là ở giai đoạn thai 32 tuần hoặc thai 36 tuần - thai 37 tuần. Trong trường hợp này, hãy yên tâm và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, cùng với việc chăm sóc thai nhi đúng cách.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh những hoạt động mất sức và gây mệt mỏi trong quá trình mang thai và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ về các thông tin quan trọng liên quan đến việc mang thai. Điều này có thể giúp tránh nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ một vòng do hoạt động quá sức của mẹ.

Tràng hoa quấn cổ quan niệm nhân gian có ý nghĩa gì?

Dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ là tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng. Đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp xảy ra khi bầu tháng thứ 5 đến bầu 6 tháng.

Hiện tượng này xảy ra do thai nhi thường xuyên cử động trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ. Để phát hiện bé có bị tràng hoa quấn cổ không thì cần phải siêu âm mới biết được chính xác.

Một số trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ không quá lo ngại. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở. Dẫn đến bé đạp mạnh, đạp nhiều lần và bất thường hơn. Nếu xảy ra tình trạng đó mẹ cần đến ngay bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời cho thai nhi.

Thai nhi bị tràng hoa quấn cổ thì sẽ thông minh? Nhiều mẹ tin rằng những thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng thì sau khi sinh sẽ thông minh, học giỏi. Trên thực tế, việc bị dây rốn quấn cổ sẽ khiến quá trình vận chuyển dưỡng chất nuôi thai nhi gặp khó khăn, gây nguy cơ nhẹ ký và thiếu máu sau này.

>> Tham khảo thêm: Độ dày niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến việc mang thai

Mẹo gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng theo quan niệm dân gian

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng được lưu truyền trong dân gian:

  • Không đeo quá nhiều trang sức khi mang thai vì việc đeo nhiều vòng được cho là liên tưởng đến các tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi.
  • Kiêng bước qua võng hoặc dây vì võng được đan bằng những sợi dây dài. Giống với việc dây rốn dài để dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng. Nhưng trên thực tế chưa có ai chứng minh được điều này. Hiểu đơn giản là mẹ bầu không nên bước qua các chướng ngại vật để tránh nguy cơ bị vấp, té ngã.
Mẹo dân gian gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng

Mẹo dân gian gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần lưu ý những điều sau khi áp dụng các mẹo chữa dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng theo dân gian:

  • Hạn chế bò khi vừa kết thúc bữa ăn hoặc khi đang mệt.
  • Thực hiện bò chậm rãi. tránh tình trạng bị chóng mặt.
  • Nếu trong lúc bò mẹ phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường thì hãy đếm số lần bé cử động, nếu sau 2 giờ mà bé chỉ cử động khoảng 3 lần thì mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Thực tế cho thấy không có giải pháp nào để tránh việc bé bị dây rốn quấn cổ. Nếu thấy lo lắng hãy đến thăm khám để nhận được tư vấn của bác sĩ. Cũng như theo dõi tình hình thai nhi thông qua việc siêu âm. Huggies hy vọng với những gì đã chia sẻ các mẹ sẽ phần nào an tâm hơn khi gặp hiện tượng bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt và chờ đợi ngày bé cưng được ra đời.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để giúp ích cho thai kỳ của mẹ nhiều hơn.

>>> Xem thêm các bài viết về Biến chứng thai kỳ khác:

  • Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu, cách điều trị thai trứng
  • Khi Nào Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: Chi Phí và Quy Trình
  • Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
  • Nhiễm độc thai nghén và cách phòng ngừa cho mẹ bầu

Nguồn tham khảo: https://utswmed.org/medblog/nuchal-cord-during-pregnancy/

Câu hỏi thường gặp

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có đẻ thường được không?

Hầu hết các trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng đều có thể đẻ thường một cách an toàn vì dây rốn có đủ độ dài và lỏng để thai nhi có thể thoải mái cử động mà không bị siết chặt.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ?

Việc dây rốn quấn cổ 1 vòng không ảnh hưởng đến việc sinh thường hay sinh mổ, mẹ vẫn có thể lựa chọn 1 trong 2 trường hợp trên để phù hợp với sức khỏe của mẹ.

Từ khóa » Cuốn Cổ