Dây Thần Kinh Tủy Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Dây Thần Kinh Tủy

Dây thần kinh tủy là gì? Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy như thế nào? Những câu hỏi này nhận được không ít sự quan tâm của bạn đọc. Thực tế thì kiến thức này nằm trong sách Sinh học lớp 8, nhưng dường như không phải ai cũng còn lưu lại. Theo đó trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp lại kiến thức về dây thần kinh tủy, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Dây thần kinh tủy là gì?

Dây thần kinh tủy là một bộ phận ngoại biên trong hệ thần kinh. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cũng như hoạt động của con người. Theo đó hệ thần kinh được biết đến là cơ quan có tính phân hóa cao, bao gồm dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể.

Dây thần kinh tủy là một bộ phận ngoại biên trong hệ thần kinh
Dẫn truyền dây thần kinh tủy

Về mặt cấu tạo thì hệ thần kinh được chia làm hai bộ phận là thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương. Hệ thần kinh trung ương sẽ bao gồm não và tủy sống còn hệ thần kinh ngoại biên bao gồm 12 đôi thần kinh sọ và 31 đôi dây thần kinh tủy sống cùng với các hạch thần kinh.

Theo đó 31 đôi dây thần kinh tủy sống xuất phát từ tủy sống, rời khỏi ống sống qua những lỗ gian sống. Các lỗ gian sống do những đốt sống kế cận nhau tạo nên.

Chúng được gọi tên và phân nhóm theo đốt sống liên quan bao gồm:

  • 5 đôi dây thần kinh đốt sống cổ
  • 12 đôi dây thần kinh sống ngực
  • 5 đôi dây thần kinh sống tahwts lưng
  • 5 đôi thần kinh sống cùng
  • Và 1 đôi thần kinh sống cụt.

Mặc dù mỗi người chỉ có 7 đốt sống cổ nhưng lại có đến 8 đôi dây thần kinh sống cổ. Bởi đôi thứ nhất rời khỏi ống sống ở giữa xương chẩm và đốt cổ I, đôi thứ tám thoát ra ở dưới đốt sống cổ VII. Từ đó trở xuống thì những dây thần kinh sống được gọi tên và mang số của đốt sống nằm ngay phía trên.

Các thần kinh sống ở thắt lưng, đốt sống cùng và cụt thoát ra khỏi đoạn cuối của tủy sống. Chúng thường chạy xuống dưới bên trong của ống sống và trong khoang dưới nhện thì tạo nên một bó thần kinh như đuôi ngựa. Những dây thần kinh này thường rời khỏi ống sống ngang mức bờ dưới những đốt sống thắt lưng và cùng tương ứng.

➤ Tham khảo thêm Liệt dây thần kinh số 7 có chữa khỏi không ? Nên ăn gì tốt nhất

Cấu tạo của dây thần kinh tủy sống

Mỗi thần kinh tủy sống là thần kinh hỗn hợp được tạo nên bởi sự kết hợp 2 rễ dưới đây:

Rễ trước còn được gọi là rễ vận động do những sợi thần kinh đi tạo nên. Những sợi này thực chất là nhánh trục trên những nơ ron thần kinh ở cột trước chất xám của tủy sống.

Với đoạn tủy ngực và thắt lưng bên, rễ trước có chứa những sợi thần kinh tự chủ trước hạch có bản chất là nhánh trục của những tế bào cột bên trong chất xám của tủy sống.

Rễ sau còn được gọi là rễ cảm giác, hình thành do những sợi thần kinh. Đó là những nhánh ngoại vi của nơron hạch phân bố tới các cấu trúc ngoại vi.

Những nhánh trung ương thường chạy qua rễ sau và tủy sống. Những xung động cảm giác này từ ngoại vi chạy vào thần kinh trung ương theo các nhánh này.

Khi chưa trong giai đoạn phân chia thì những thần kinh sống được gọi là thân thần kinh sống. Sau khi được ló ra từ lỗ gian đốt sống thì mỗi thân thần kinh sống sẽ được chia thành 4 nhánh bao gồm:

  • Nhánh thông: là nhánh nối trên thần kinh sống với thân giao cảm.
  • Nhánh màng tủy: là nhánh quặt ngược.
  • Nhánh sau: thường đi ra sau để chia thành nhánh ngoài và trong. Từ đó, chi phối da và những cơ sâu ở mặt sau cổ, đầu và thân.
  • Nhánh trước: thường chi phối cho mặt trước, cổ, thân, đầu, chi dưới và chi trên…

Những nhánh trước của dây thần kinh sống cổ, thắt lưng và chúng nối lại với nhau tại gần nguyên ủy của chúng từ đó tạo thành những đám rối tại xương cụt, cùng, cổ hay thắt lưng. Tại những đám rối này, các sợi thần kinh được nhóm lại và sắp xếp trước khi tiếp tục đến chi phối cho cương, da, cơ và các khớp.

Những nhánh trước của thần kinh sống ngực II-XII thường không tham gia để tạo thành những đám rối gọi là thần kinh gian sườn, chi phối da và cơ của thành ngực trước và bên, thành bụng trước và bên.

Chức năng của dây thần kinh tủy sống

Những dây thần kinh tủy sống thường được gọi là dây thần kinh hỗn hợp. Rễ trước truyền xung vận động và rễ sau truyền các xung cảm giác.

Vì vậy, dây thần kinh tủy sống sẽ giúp liên kết thần kinh trung ương đến các chi và cơ quan, dẫn đến tín hiệu thần kinh đi vào ra ngoài khỏi bộ não thông qua tủy sống đến những vị trí trong cơ thể.

Những nhánh trước của thần kinh tủy sống thường đan chéo để tạo thành một đám rối thần kinh chi phối vận động, cảm giác tại nhiều vùng cơ thể bao gồm: đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thần kinh cổ và đám rối thần kinh thắt lưng cùng.

Trong đó, đám rối thần kinh cánh tay sẽ chi phối cảm giác và vận động cho chi trên, vùng ngực và vùng vai. Đám rối thần kinh thắt lưng cùng chi phối cho thần kinh chi dưới, khoang chậu hông và sau phúc mạc.

Dây thần kinh tủy sống sẽ giúp liên kết thần kinh trung ương đến các chi và cơ quan
Dây thần kinh tủy sống sẽ giúp liên kết thần kinh trung ương đến các chi và cơ quan

➤ Tìm hiểu thêm về Đau dây thần kinh tọa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Giải đáp tại sao dây thần kinh tủy là dây pha?

Để giải đáp được câu hỏi mà nhiều người thắc mắc “ Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?” thì các bạn phải nắm rõ được chức năng cũng như cấu tạo dây thần kinh tủy mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây.

Theo các thầy cô tại Trường Cao Đẳng Y Dược Phạm Ngọc Thạch cho biết, sở dĩ dây thần kinh tủy là dây pha bởi chúng làm nhiệm vụ dân truyền xung thần kinh 2 chiều. Trong đó 1 chiều xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương còn 1 chiều truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới các cơ quan thực hiện tạo thành một phản xạ khép kien.

Dây thần kinh tủy sẽ bao gồm những bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau bao gồm:

Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động bao gồm những bó sợi ly tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến những cơ quan thực hiện ở các cơ và chi.

Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác, là những bó sợi hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ những cơ quan thụ cảm về trung ương.

Theo đó thì rễ trước và rễ sau sẽ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống rồi nhập lại với nhau tạo thành dây thần kinh tủy.

Bài viết chúng tôi vừa chia sẻ trên đây về dây thần kinh tủy hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Từ khóa » Dây Thần Kinh Tủy Thuộc Loại Dây Pha Tức Vừa Dẫn Truyền Xung Thần Kinh