DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ: PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO?
Đặt lịch khám
Trang chủ / Tin tức /DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ: PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO?
DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ: PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO?
28/02/2022
00 Dậy thì sớm ở trẻ là một vấn đề không mới, tuy nhiên, trong những năm gần đây số lượng trẻ dậy thì sớm đã tăng khá nhanh với những nguyên nhân không rõ ràng khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. ► Dậy thì sớm ở trẻ là như thế nào? Dậy thì là quá trình trẻ phát triển chiều cao vượt bậc, thay đổi hình dạng cơ thể và các đặc trưng về giới tính của người lớn. Tuổi dậy thì bình thường bắt đầu từ 8 đến 13 tuổi ở bé gái và 9 đến 14 tuổi ở bé trai. Dậy thì sớm là hiện tượng cơ thể của trẻ bắt đầu thay đổi thành cơ thể của người lớn sớm hơn bình thường. Các dấu hiệu của quá trình dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai được coi là dậy thì sớm. Bao gồm:- Ngực phát triển và bắt đầu có kinh nguyệt ở bé gái.
- Tinh hoàn và dương vật to ra, lông mặt và giọng nói trầm hơn ở các bé trai.
- Lông mu hoặc lông nách.
- Phát triển chiều cao nhanh chóng.
- Mụn.
- Mùi cơ thể người lớn…
- Hạn chế chiều cao: Ban đầu trẻ dậy thì sơm có thể cao nhanh hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tuy nhiên do xương của trẻ dậy thì sớm trưởng thành nhanh hơn trẻ bình thường, nên có thể làm trẻ mất từ 6-7cm chiều cao so với chiều cao theo di truyền của bố mẹ.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Cơ thể, vóc dáng của trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển nhanh, không giống các bạn bè đồng trang lứa, điều đó dễ khiến trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, căng thẳng, nhạy cảm và sơ bị bạn bè kỳ thị, đôi khi gây tổn thương lòng tự trọng và trầm cảm ở trẻ.
- Lạm dụng chất kích thích: Những trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thường dễ rơi vào bẫy của tệ nạn ma túy hoặc các chất kích thích. Do đó hút thuốc và uống rượu thường là những vấn đề phổ biến ở những trẻ dậy thì sớm.
- Quan hệ tình dục sớm: Sự phát triển tâm sinh lý quá sớm sẽ dẫn đến những ham muốn tình dục. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ, suy nghĩ chưa chín chắn nên dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng.
- Những rủi ro khác: Một số nguyên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa dậy thì sớm và các khối u ác tính ở bé trai, các bé gái có nguy cơ mắc ung thư vú sau này. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa có nhiều bằng chứng.
- Trẻ em gái có nhiều khả năng phát triển dậy thì sớm hơn.
- Bị béo phì. Trẻ em bị thừa cân đáng kể có nguy cơ phát triển dậy thì sớm hơn.
- Đang tiếp xúc với hormone sinh dục từ bên ngoài đưa vào. Ví dụ dùng kem hoặc thuốc mỡ chứa estrogen hoặc testosterone, hoặc các chất khác có chứa các hormone này (thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng khối lượng cơ…)
- Dậy thì sớm có thể là biến chứng của hội chứng McCune-Albright hoặc tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh - tình trạng liên quan đến việc sản xuất bất thường các nội tiết tố nam (Testosterone).
- Dậy thì sớm cũng có thể do bệnh suy giáp chưa được điều trị ở trẻ.
- Đã được xạ trị hệ thần kinh trung ương. Điều trị bức xạ cho các khối u, bệnh bạch cầu hoặc các tình trạng khác có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
- Dậy thì sớm là một vấn đề cần phải được quan tâm một cách đúng mức và nghiêm túc bởi tác hại của nó ảnh hưởng đến trẻ không nhỏ.
- Do đó, phụ huynh cần có một số biện pháp đề phòng ngừa con trẻ dậy thì sớm như:
- Áp dụng chế độ sống 3 TĂNG - 3 GIẢM cho trẻ đó là: Tăng vui chơi giải trí - Tăng vận động - Tăng thời gian ngủ. Giảm thức ăn công nghiệp - Giảm thời gian chơi máy vi tính, điện thoại - Giảm áp lực học tập.
- Giữ cân nặng ổn định để giảm nguy cơ dậy thì sớm và các tình trạng khác liên quan đến béo phì và thừa cân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2.
- Tránh cho trẻ dùng thuốc nội tiết tố theo toa, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm khác có thể chứa estrogen hoặc testosterone khi chưa có sự khuyến nghị của bác sĩ.
- Viết ra các triệu chứng của con bạn.
- Viết ra thông tin cá nhân chính, bao gồm căng thẳng lo lắng, những thay đổi trong cuộc sống của trẻ gần đây.
- Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin, chất bổ sung mà con bạn dùng hoặc những người khác trong nhà dùng - vì con bạn có thể đã tiếp cận với chúng.
- Lập danh sách chiều cao của các thành viên trong gia đình, đặc biệt nếu có bất kỳ thành viên nào thấp khi trưởng thành.
- Ghi lại tiền sử bệnh tật của gia đình bạn và lưu ý xem có thành viên nào trong gia đình bị dậy thì sớm hoặc có vấn đề về nội tiết hay không.
- Mang theo biểu đồ tăng trưởng của con bạn nếu có.
- Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ.
Bình luận
Tìm kiếm
Tin mới nhất
Mới nhất29/11/2024
GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ ĐẦU GỐI | CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
27/11/2024
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THEO TIÊU CHUẨN JCI
25/11/2024
THAM VẤN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY
Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên
Đội ngũ bác sĩCác chuyên gia tại AIH
Trương Dạ Uyên
Khoa Nội tiết
Bác sĩ Trương Dạ Uyên sở hữu hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt có chuyên môn sâu trong công tác điều trị các bệnh về nội tiết. Trong sự nghiệp cống hiến của mình, Bác sĩ Trương Dạ Uyên đã có nhiều bài viết về các bệnh lý nội tiết trên các tạp chí y khoa và đạt được nhiều thành tựu và giải thưởng. Bác sĩ còn là thành viên của các Hiệp hội nội tiết và điều trị tiểu đường trong nước và quốc tế. Đối với bệnh nhân, bác sĩ Trương Dạ Uyên được biết đến như một thiên thần áo trắng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và đặc biệt là phong cách phục vụ dịu dàng, tận tâm. Bác sĩ Trương Dạ Uyên hiện đang giữ chức vụ Trưởng Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
Tìm hiểu thêmNguyễn Thịnh Vượng
Khoa Nội tiết
Bác sĩ Nguyễn Thịnh Vượng tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh loại ưu năm 1995, sau đó lấy bằng cử nhân Anh ngữ năm 1998. Trải qua gần 30 năm công tác, Bác sĩ Nguyễn Thịnh Vượng không ngừng học tập và đã hoàn tất chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học về hai chuyên ngành cấp cứu và nội tiết học; đặc biệt giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị đái tháo đường. Năng động và nhiệt huyết trong cập nhật kiến thức y khoa, Bác sĩ Nguyễn Thịnh Vượng đã tham dự nhiều hội nghị khoa học tại Mỹ. Bác sĩ Nguyễn Thịnh Vượng cũng là thành viên của Hiệp hội Cấp cứu Hoa Kỳ và Hội Nội tiết Hoa Kỳ. Hiện nay bác Vượng là Bác sĩ Nội tiết kiêm phụ trách khám sức khỏe tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Chứng Vú Phát Triển Sớm
-
Bé Gái 8 Tuổi Phát Triển Ngực Có Phải Dấu Hiệu Của Dậy Thì Sớm Không?
-
Bé Gái Dưới 6 Tuổi Ngực To, Có Phải Do Dậy Thì Sớm? | Medlatec
-
Trẻ Thế Nào được Coi Là Dậy Thì Sớm? | Vinmec
-
Bé Gái 8 Tuổi Có Dấu Hiệu Ngực Nhô Lên Có Phải Dậy Thì Sớm Không?
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh "Dậy Thì Sớm ở Trẻ"
-
Xin đừng để Con Sớm Thành Người Lớn! - CarePlus
-
Tuổi Dậy Thì: Cách Phát Hiện Dậy Thì Sớm Và Phương Pháp điều Trị
-
Tuổi Dậy Sớm - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dậy Thì Sớm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách điều Trị
-
Trả Lời Câu Hỏi Về Sức Khỏe Của Phụ Huynh Kỳ 78 - Chuyên đề Dậy ...
-
Nhận Biết Dậy Thì Sớm - Bác Sỹ Nhi Khoa
-
Thông Tin Phụ Huynh Cần Biết Về Tình Trạng Dậy Thì Sớm ở Trẻ
-
7 Tuổi đã 'có Ngực', Thị Trường 'cháy' Thuốc Trị Dậy Thì Sớm
-
[PDF] DẬY THÌ SỚM (phần 1) - Hosrem