Đây Thôn Vĩ Dạ (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giá Trị Nghệ ...

Mục lục nội dung Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)I - Tác giảII. Tác phẩm

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

I - Tác giả

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí

- Ông sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo theo đạo thiên chúa, từng làm công chức ở Bình Định sau ra Sài Gòn làm báo

- Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn chữa bệnh và mất ở trại phong Quy Hòa

2. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính:

  + Thơ: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí,Cẩm châu duyên

  + Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội

  + Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng

- Phong cách nghệ thuật:

  + Là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới

  + Diện mạo thơ ông hết sức phức tạp và đầy bí ẩn, thấm đượm một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế

  + Thơ ông hướng nội, khuynh hướng quay vào nội tâm, ít kể tả theo cái nhìn của con mắt

II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ điên về sau đổi thành Đau thương

- Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm ảnh về phong cảnh Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc- người mà Hàm Mặc Tử ôm ấp mối tình đơn phương khi còn làm ở sở Đạc Điền

- Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ

- Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ

- Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi

2. Giá trị nội dung

- Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng

Từ khóa » đây Thôn Vĩ Dạ Sáng Tác Năm Nào