Dây Tiếp Địa (Ground) – Dây Trung Tính (Neutral) - Dây Cáp điện Cadivi

 

Dây tiếp địa: Nhiệm vụ để an toàn cho người sử dụng, không mang điện mà dẫn điện xuống đất khi có rò điện, hay dẫn dòng sét....

Dây trung tính: Nhiệm vụ để khép vòng dòng điện, có thể mang điện

Cùng là bảo vệ nhưng việc lựa chọn còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ứng dụng ở đâu và dùng như thế nào để đạt hiệu quả bảo vệ cao và tiết kiệm chi phí thì phụ thuộc vào hiểu biết của người dùng. Chúng ta có thể lựa chọn dây điện để sử dụng đúng chức năng, mục đích theo điều kiện và hoàn cảnh yêu cầu đề ra. Nắm được những kiến thức cơ bản về cách vận hành của nguồn điện trong sản xuất, sinh hoạt sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho sự an toàn của chính mình, gia đình và mọi người.

dây tiếp địa nối đất

 

1. DÂY TRUNG TÍNH (Neutral)

Trung tính (Neutral) hay một số người vẫn gọi là dây nguội, dây mát. Nó là điểm nối chung của 3 đầu dây pha (dây lửa) xuống đất của biến áp trong truyền tải điện xoay chiều AC. Về mặt lý thuyết thì khi hệ thống điện 3 pha cân bằng thì dây trung tính không mang điện (điện thế bằng 0) nhưng thực tế thì dây trung tính luôn dẫn điện do có hiện tượng lệch pha giữa các pha của lưới hoặc do hiện tượng sóng hài gây ra nê khi ta sử dụng bút thử điện lúc sáng đèn hoặc không sáng đèn là vì vậy. Dây trung tính kết hợp với dây pha (dây lửa) để tạo thành mạch điện một pha sử dụng cho dân dụng và sinh hoạt hàng ngày.

day trung tinh

Trong mạng điện 3 pha đối xứng, dòng điện trên dây trung tính bị triệt tiêu và bằng không. Nhưng thực tế, do tải mất đối xứng, ảnh hưởng của sóng hài bậc 3, bậc 5 mà tồn tại dòng không cân bằng trên dây trung tính. Cũng vì một số lý do khác nữa, nhưng độ lớn dòng điện này chỉ bằng một phần của dòng pha, trong một vài trường hợp nó thậm chí gấp đôi dòng điện pha > gây nguy hiểm nếu ta chạm phải. Do đó, dây trung tính phải được tính toán chọn lựa như các dây pha khác.

2. DÂY TIẾP ĐỊA (Ground)

 

dây tiếp địa

Tiếp địa (Ground) hay nối đất (Earth) tiếp đất về mặt bản chất là một dây. Dây này có màu Vàng sọc Xanh đặc trưng được nối với vỏ của thiết bị và không mang điện đảm bảo sự an toàn vận hành cho người khi làm việc. Khi xảy ra sự cố rò điện nhờ có dây tiếp địa này mà dòng điện rò ra được truyền xuống đất nên chúng ta không bị điện giật khi không may chạm vỏ thiết bị nếu bị rò điện. Ngoài ra trong truyền tải điện, dây tiếp địa hay nối đất (Earth) còn có một nhiệm vụ khác là khi bị sét đánh xuống dây sẽ dẫn dòng sét (bản chất sét là dòng điện có cường độ lớn) xuống thẳng hệ thống tiếp địa dưới đất đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn.

Nối đất chúng ta có ba loại nối đất chính đó là:

Nối đất làm việc ( nối đất dây trung tính trong các sơ đồ TN)

ta sẽ không nói về nối đất làm việc nữa vì đã đề cập ở trên

Nối đất bảo vệ ( Nối đất từ vỏ thiết bị để dẫn dòng rò xuống đất- dây đó là dây PE)

Nối đất chống sét ( Cũng là bảo vệ nhưng bảo vệ chống sét)

Nối đất bảo vệ là kết nối phần không mang điện của thiết bị điện (như: vỏ máy, khung, giá đỡ…) xuống đất. Trong đó, dây pha và dây trung tính được nối với nguồn đến. Theo thời gian, cách điện bị lão hóa hoặc nguyên nhân khác dẫn tới dòng bị rò ra vỏ thiết bị. Dòng rò này được dẫn xuống đất thông qua dây nối đất, tránh gây nguy hiểm cho người và thiết bị.

Mặt khác, dây tiếp địa chống sét được mắc trên cùng của đường dây, khi có sét đánh sẽ nhanh chóng tản nhanh dòng điện sét > bảo vệ chống sét, tránh sét lan truyển theo đường dây phá hỏng các thiết bị cao và trung thế.

 

CÓ THỂ NỐI DÂY TRUNG TÍNH LẠI TIẾP ĐỊA ĐƯỢC KHÔNG

Câu trả lời là có: Là bởi tại các MBA phân phối hạ áp (35-22-10-6/0.4kV) Trung tính (cọc N hoặc O) của MBA bao giờ cũng nối đất (hệ thống tiếp địa trạm) và yêu cầu Rnối đất < hoặc = 4 om gọi là tiếp địa làm việc của MBA. Tại từng điểm cách nhau khoảng 250- 300m trên đường dây trung tính ( dây nguội) lại được nối đất gọi là nối đất (tiếp địa) lặp lại (mục đích bảo vệ cho các thiết bị điện dùng điện áp pha ko bị quá điện áp khi đứt dây trung tính hệ thống). Hệ thống nối đất (dàn tiếp địa chôn ngầm trong đất) là chung còn dây nối hệ thống (tiếp địa) này với Trung tính MBA; /với các phần tử kim loại không được phép mang điện (an toàn) , /với thiết bị chống sét thì phải đi dây riêng (theo quy phạm trang bị điện)

 

TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN 3 PHA CÓ NỐI DÂY TRUNG TÍNH VỚI THIẾT BỊ KHÔNG

Thiết bị điện 3 pha ko cần đến dây trung tính , chỉ thiết bị điện 1 pha mới cần dây trung tính (thợ hay gọi là dây nguội). Tuy nhiên với một số thiết bị để đảm bảo an toàn chống điện rò ra vỏ, người ta nối phần vỏ thiết bị bằng kim loại với đất gọi là nối đất (vỏ), HOẶC nối vỏ với dây trung tính gọi là nối không (0) vỏ. Khi điện rò ra vỏ lập tức gây ngắn mạch một pha (dây lửa chạm với nguội) gây nhảy ATM tách thiết bị điện khỏi lưới đảm bảo an toàn. Tuy nhiên cần lưu ý Nối đất - vỏ có thể không cần nối (0) nhưng nối (0) - vỏ bao giờ cũng cần thêm cả nối đất vì nếu xảy ra đứt trung tính nguồn (nguội hệ thống) lửa có thể truyền ra dây nguội , ra vỏ mà ATM không nhảy (do ko tạo ra ngắn mạch) gây nguy hiểm.

Bạn cần tìm hiểu thêm về hệ thống điện 3 pha qua các giáo trình : Lưới điện, Quy phạm trang bị điện, Quy trình an toàn điện... để hiểu thêm về vấn đề trên. Nói ngắn gọn lại về trung tính nối đất trong hệ thống 3 pha là như sau : Người ta chia hệ thống lưới 3 pha trung - cao áp (6, 10, 22, 35 ,... 500kV) ra 02 loại

a) Lưới điện có dòng điện chạm đất nhỏ (35;10;6kV) : Trung tính MBA cách đất (ko nối đất) hoặc nối đất qua điện trở, hoặc điện kháng (cuộn dập hồ quang)

b) Lưới điện có dòng điện chạm đất lớn (500; 220; 110;22kV) : Trung tính MBA nối đất trực tiếp.

Riêng với lưới phân phối hạ áp (

Từ khóa » Dây Trung Tính Khác Dây Nối đất