Dây Tơ Hồng Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Quý - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Dây tơ hồng
Dây tơ hồng
Đặt lịch
Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Loại cây này được y học cổ truyền ghi nhận với nhiều tác dụng chữa bệnh quý.
Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Dưới đây là đặc điểm, tính vị, khả năng quy kinh tác dụng dược lý của từng loại.
Dây tơ hồng vàng
- Tên gọi khác: Thỏ lô, Đậu ký sinh, Thỏ ty, Vô căn thảo, Kim tuyến thảo, Thổ huyết ty, La ty tử, Hoàng la tử, Hoàng loạn ty, Xích cương, Xích võng.
- Tên gọi khoa học: Cuscuta chinensis Lamk
- Họ: Bìm bìm – Convolvulaceae
1. Đặc điểm của dây tơ hồng vàng
Dây tơ hồng vàng sống ký sinh hoàn toàn trên thân cây khác, thường là những cây to hoặc các bụi cây. Do không có khả năng quang hợp, cây hút chất dinh dưỡng từ cây khác để tồn tại.
Thân cây dạng sợi nhỏ, màu vàng, vàng xanh hoặc nâu nhạt. Khi phát triển, thân vươn dài mọc cuốn vào cành hay các tán lá của cây chủ. Dọc theo thân có nhiều rễ mút mọc đâm vào thân cây mà nó ký sinh để hút chất dinh dưỡng.
Dây tơ hồng vàng không có lá mà chỉ thấy những vảy nhỏ do lá tiêu biến thành. Hiếm khi dây tơ hồng vàng ra hoa. Nếu ra thì hoa khá nhỏ, hình cầu, sắc trắng nhạt. Nhiều bông gộp lại thành một chùm. Cuống hoa rất ngắn hoặc không có.
Quả tơ hồng vàng có hình bầu, đường kính cỡ 3mm. Khi còn non quả màu xanh, khi già chuyển sang màu đen. Vỏ bắt đầu nứt từ dưới lên để lộ ra 2 – 4 hạt nhỏ hình trứng ở bên trong. Đỉnh hạt dẹt, chiều dài mỗi hạt cỡ 2mm.
+ Khu vực phân bố
Dây tơ hồng vàng phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc. Loại cây này cũng được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng của cây tơ hồng vàng
- Thân sợi (dây)
- Hạt khô ( được gọi là vị thuốc thỏ ty tử)
+ Thu hái – sơ chế dược liệu
Thân sợi thu hái quanh năm, hạt thu hoạch vào mùa quả chín, thường là mùa thu. Quả tơ hồng vàng sau khi chín được đem về phơi khô, đập cho vỏ quả nứt hết ra để lấy hạt.
+ Bào chế:
- Thân dây tơ hồng vàng dùng tươi hoặc phơi khô
- Hạt phơi khô rồi đem sao vàng chung với nước muối pha loãng. Hoặc đem hạt nấu chín cho bung nở thành cháo đặc và chuyển sang màu xám nâu thì để nguội, giã nhuyễn, thêm một ít bột mì với rượu vào làm bánh, cắt miếng nhỏ đem sấy khô tích trữ dùng dần.
+ Thành phần hóa học của dây tơ hồng vàng
Trong hạt cây, các nhà nghiên cứu tìm được một số chất như:
- Vitamin A
- Lecithin
- Glycoside
- Quercetin
- Carotenoid
2. Vị thuốc dây tơ hồng vàng
+ Tính vị
- Dây tơ hồng vàng là dược liệu có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, không chứa độc tố.
- Hạt tơ hồng tính ôn, vị ngọt, hơi cay
+ Quy kinh
Hạt có khả năng quy vào 2 kinh Can, Thận
+ Tác dụng dược lý – Chủ trị
Theo y học cổ truyền:
- Thân dây tơ hồng vàng có tác dụng giải nhiệt, làm mát máu, tiêu trừ độc tố, lợi thủy. Chủ trị thổ huyết, băng huyết ở phụ nữ sau sinh, vàng da, rôm sảy ở trẻ em, mụn ung nhọt.
- Hạt tơ hồng có tác dụng ích can, bổ thận, lợi tinh tủy, kích thích tiêu hóa, thông tiểu, làm mạnh gân cốt, tăng khả năng cường dương, cải thiện thị lực. Chủ trị thận hư, nhức mỏi gân xương, đau lưng mỏi gối, tinh lạnh, liệt dương ở nam giới và nhiều căn bệnh khác.
Theo nghiên cứu hiện đại
- Sử dụng chiết xuất từ dây tơ hồng vàng tiêm vào ổ bụng của thỏ trong phòng thí nghiệm ghi nhận khả năng làm tăng tác dụng của thực bào. Điều này cho thấy dược liệu có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch.
- Dịch chiết từ hạt tơ hồng vàng có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư vú ở thỏ thí nghiệm.
- Sử dụng nước sắc hạt còn giúp làm giảm huyết áp, tăng tần suất co bóp cơ tim, làm giảm tình trạng đục thủy tinh thể.
HỮU ÍCH: TOP 7 loại thảo dược trị liệt dương hiệu quả, dễ kiếm
+ Liều lượng và cách sử dụng dây tơ hồng vàng
- Thân dây: Sắc lấy nước uống hoặc dùng ngoài
- Hạt: Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn với liều lượng 12 – 16g một ngày.
+ Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng
- Kiêng ăn thịt thỏ khi dùng hạt dây tơ hồng vàng
3. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng dây tơ hồng vàng
+ Trị lở đầu ở nhỏ, nữ giới mắc chứng diện sang ( nổi mụn trên mặt )
Sắc nước tơ hồng vàng để rửa mặt hoặc bôi vào chỗ bị lở đầu 2 – 3 lần trong ngày tùy theo đối tượng điều trị.
+ Bài thuốc điều trị bệnh liệt dương, đau mỏi lưng gối, đi tiểu rắt, di tinh ở nam giới
Chuẩn bị 9 – 12g dây tơ hồng vàng, một ít rượu trắng và đường đỏ. Trước tiên đem dây tơ hồng sắc kỹ. Gạn nước sắc đem hòa chung với với rượu và đường uống mỗi ngày 1 thang.
+ Điều trị khí hư trong các trường hợp mắc chứng thận hư
Dùng 8g hạt tơ hồng vàng, 12g địa hoàng thán, 12g chính hoài ( củ mài), 8g sơn thù, 4g nhục quế, 8g lộc cửu, 8g phục linh, 8g hắc phụ, 8g trạch tả, 8g tổ bọ ngựa, 8g khiếm thực. Sắc tất cả chung với nhau lấy nước uống đều đặn một thang mỗi ngày.
+ Chữa trị bệnh kiết lỵ
Dùng toàn thân, nụ và hoa của cây tơ hồng vàng đem sắc chung với vài lát gừng uống mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
+ Bài thuốc điều trị bệnh viêm ruột
Mỗi ngày lấy 50g dây tơ hồng vàng sắc với 300ml trong 10 phút. Chia làm 2 phần đều nhau uống hết trong ngày.
+ Điều trị đau mắt, mắt sưng đỏ
Theo sách Thánh huệ phương chia sẻ, bệnh nhân bị sưng đau đỏ mắt có thể áp dụng bài thuốc dưới đây để khắc phục:
Hái 1 nắm dây tơ hồng vàng ở dạng tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau đó cắt khúc ngắn, giã nát. Sử dụng một miếng vải sạch vắt lấy nước cốt tơ hồng nhỏ vào mắt vài lần trong ngày, mỗi lần 1- 2 giọt.
+ Điều trị bệnh bạch biến
Trong y học cổ truyền, bệnh bạch biến còn được gọi là bạch điến phong. Để chữa trị căn bệnh này có thể áp dụng bài thuốc được ghi chép trong sách Trung dược đại từ điển:
Lấy dây tơ hồng vàng rửa sạch, cắt thành những đoạn ngắn rồi bỏ vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu. Pha chế thành rượu tơ hồng có nồng độ khoảng 25%. Khi sử dụng chỉ cần lấy rượu thuốc bôi vào chỗ bị bạch biến 2 – 3 lần mỗi ngày. Áp dụng trong ít nhất 1 tuần.
Bài thuốc đã được tiến hành thử nghiệm trên 10 bệnh nhân. Kết quả có 5 bệnh nhân có hiệu quả rõ ràng, 3 bệnh nhân thấy triệu chứng được cải thiện và 2 người không thấy hiệu quả.
+ Điều trị bệnh liệt dương (bất lực) ở nam giới
Kết hợp 12g hạt dây tơ hồng vàng với 12g địa hoàng thán, 20g lộc giác giao, 12g đậu miêu, 12g bá tử nhân, 12g bạch linh. Tất cả tán nhuyễn, làm thành viên hoàn. Mỗi ngày lấy 20 – 30g nuốt trực tiếp với nước đun sôi để nguội. Một liệu trình điều trị bệnh liệt dương với bài thuốc này kéo dài trong 15 ngày liên tục.
+ Điều trị phiền nhiệt, thiếu máu, tâm thận bất túc
Dùng hạt tơ hồng vàng và mạch môn mỗi vị 80g. Mạch môn bỏ lõi, hạt tơ hồng chưng rượu. Cả hai tán bột, trộn mật để làm hoàn, kích thước mỗi viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 70 viên với nước ấm pha loãng trước khi ăn.
+ Điều trị bí tiểu, tiểu không thông
Trong sách Tư huệ tiều biên có chia sẻ bài thuốc chữa chứng tiểu tiện không thông từ dây tơ hồng vàng như sau: Dùng dược liệu và gốc cây hẹ với liều lượng bằng nhau đem sắc lấy nước đặc. Để trị bệnh, dùng bông gòn thấm nước sắc bôi vào khu vực xung quanh rốn.
+ Điều trị lưng đau, gối mỏi, choáng váng đầu, mắt mờ, ù tai, da dẻ sạm đen
Dùng 80g hạt tơ hồng vàng và 40g ngũ mai tử. Hạt dây tơ hồng đem chưng với rượu. Sau đó đem tất cả tán bột, trộn hồ làm hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 70g với nước muối pha loãng hoặc rượu trắng.
+ Tiêu khát
Dùng 12g hạt tơ hồng sắc hoặc tán bột uống
+ Điều trị bệnh hen suyễn
Chuẩn bị thang thuốc gồm 30g dây tơ hồng vàng và 30g lá táo chua. Cả hai rửa sạch, cho vào chảo nóng sao vàng, hạ thổ bằng cách rải dược liệu xuống nền đất nguội cho sạch. Sắc lấy nước đặc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
+ Bài thuốc bổ thận, cố tinh
Kết hợp 8g hạt dây tơ hồng vàng với 1g ngũ mai tử, 1g hạt mã đề, 8g khởi tử, 4g mâm xôi. Tán dược liệu thành bột mịn, trộn với lượng mật ong vừa đủ rồi vo thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 4g trong 10 ngày liên tục. Sau đó ngưng uống thuốc 1 tuần rồi lại tiếp tục dùng sang liệu trình mới.
+ Chữa bệnh trĩ, sưng đau hậu môn
Dùng hạt tơ hồng đem chưng cho ngả sang màu vàng đen. Tán nhỏ, trộn chung với 1 quả trứng gà làm thuốc bôi ngoài hậu môn.
+ Điều trị bệnh di tinh, tiểu đêm nhiều lần
Lấy 7g hạt tơ hồng vàng, 4g mâm xôi, 6g thích lê tử. Tất cả đem sắc với 400ml lấy 100ml. Lọc bỏ bã lấy nước sắc chia uống làm 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày liên tục.
Dây tơ hồng xanh
- Tên gọi khác: Tơ hồng xanh hoặc tơ xanh
- Tên khoa học: Cassytha filiformis L.
- Họ: Long não – Lauraceae
1. Đặc điểm của dây tơ hồng xanh
Dây tơ hồng xanh cũng thuộc dạng thân sợi nhưng đường kính của thân to hơn so với sợi tơ hồng vàng. Thân cây có màu xanh lục đậm, thường mọc bắt chéo vào nhau và leo sát trên cây chủ.
Cây có thể có lá nhỏ. Hầu hết các lá đều tiêu biến thành vẩy. Hoa không có cuống, màu trắng, nhỏ. Nhiều hoa tụ lại thành một bông dài cỡ 1 – 5 cm.
Quả dây tơ hồng xanh thuộc dạng quả hạch, hình cầu, thường có vào tháng 11 – 12. Bên ngoài có ống hoa bao bọc. Theo thời gian, ống hoa lớn lên sẽ hóa nạc tạo thành quả mọng nước.
+ Khu vực phân bố
Tơ hồng xanh thường mọc hoang và phát triển mạnh ở các khu vực đồi núi. Cây phát triển mọc leo lên các thân cây bụi nhưng sống theo hình thức bán ký sinh.
+ Bộ phận dùng làm dược liệu
Toàn cây
+ Thu hái – Sơ chế
Thân dây tơ hồng xanh thu hái quanh năm. Hoa quả muốn thu hoạch riêng thì phải đợi đến tháng 11-12.
Toàn cây sẽ được cắt thành những khúc ngắn, rửa sạch đất cát và bụi bẩn bám dính trên cây. Cuối cùng bỏ vào bóng râm hong gió nhiều ngày cho đến khi khô hẳn. Cột từng bó để nơi khô ráo dùng dần.
+ Thành phần hóa học:
Dây tơ hồng xanh chứa các hoạt chất sau:
- Chất dính
- Cassyfiline
- Cassythine
- Laurotetainin
- Cassythidine
- Galactitol
2. Vị thuốc dây tơ hồng xanh
+ Tính vị:
Tơ hồng xanh tính mát, vị ngọt, đắng nhẹ
+ Tác dụng dược lý
Trong y học cổ truyền, dây tơ hồng xanh được ghi nhận với tác dụng giải nhiệt, lợi thấp, kích kích lưu thông khí huyết, lợi tiểu.
+ Chủ trị:
- Eczema
- Mụn nhọt
- Viêm thận mãn
- Thận hư
- Sỏi bàng quang
- Vàng da
- Kiết lỵ
- Suy dinh dưỡng
- Tảo tiết
- Di tinh, mộng tinh…
+ Liều lượng – Cách sử dụng
- Uống trong: Ngày dùng 15 – 30g dạng sắc
- Dùng ngoài: Không kể liều lượng
+ Độc tính
Dây tơ hồng xanh có độc nhẹ
+ Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai tránh dùng
3. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng dây tơ hồng xanh
+ Điều trị bệnh kiết lỵ
Lấy 30g tơ hồng xanh đun sôi kỹ. Gạn nước uống thay trà hàng ngày
+ Điều trị bệnh thận hư với các biểu hiện mắt mờ, yếu mỏi tay chân, rối loạn cương dương, liệt dương
Mỗi ngày lấy 10 – 20g dây tơ hồng xanh sắc uống. Để tăng công dụng có thể phối hợp thêm các dược liệu khác gồm: Cà vạnh, cây đáng, dây đau xương, vương tôn (dây gắm).
+ Điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em, nóng ở lòng bàn tay bàn chân
Lấy 60g dây tơ hồng xanh rửa sạch, bỏ vào ấm. Thêm nước vào sao cho ngập mặt dược liệu rồi sắc đến khi cạn còn 1 bát. Chia ra uống 2 lần. Thuốc sắc xong nên uống hết trong ngày, qua ngày hôm sau thay thang mới.
+ Điều trị vàng da ở trẻ em
Hàng ngày lấy 15 – 30g dây tơ hồng xanh đem nấu canh chung với đậu phụ. Cho trẻ ăn mỗi ngày cho đến khi da bình thường trở lại.
+ Chữa sưng mặt, phù thân
Lấy hạt tơ hồng đem ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ 1:5. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 thăng.
+ Trị bỏng do lửa
Dây tơ hồng xanh phơi khô, tán bột mịn. Khi sử dụng lấy lượng bột vừa đủ trộn chung với dầu vừng làm thuốc thoa vào chỗ bị bỏng.
+ Điều trị bệnh viêm thận mãn tính
Chuẩn bị 30g tơ hồng xanh, 30g cỏ đuôi ngựa, 30g địa nhĩ thảo. Dùng thuốc bằng cách sắc uống.
+ Chữa di tinh, bạch trọc
Dùng 12g hạt tơ hồng vàng, 6g ngũ mai tử, 12g liên nhục, 12g bạch phục linh. Tất cả tán bột, trộn chung với sơn dược (nấu thành hồ), vo thành các viên hoàn nhỏ cho vào hũ kín dùng dần. Mỗi lần uống 8g x 2 – 3 lần/ngày. Chiêu thuốc với nước muối nhạt.
+ Điều trị tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt, tiểu ra máu
Lấy 15 – 30g dây tơ hồng xanh sắc nước đặc. Lọc bỏ bã, pha thêm một ít đường đen vào thuốc sắc uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa chảy máu cam ở trẻ em
Chuẩn bị 50g thịt nạc lợn và 15 – 30g dây tơ hồng xanh. Thịt thái miếng vừa ăn, bỏ vào nồi cùng dây tơ hồng. Đổ thêm rượu trắng với nước lượng bằng nhau. Hầm cho đến khi thịt chín nhừ ăn hết 1 lần hoặc chia làm 2 lần ăn.
+ Bài thuốc điều trị sỏi bàng quang, bệnh viêm thận
Dùng 30 – 60g dây tơ hồng xanh kết hợp với 20g mộc thông. Sắc uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh, mỗi ngày 1 thang.
+ Điều trị bệnh chàm, ghẻ ngứa, mụn nhọt, lở loét ngoài da
Lấy dây tơ hồng xanh nấu nước nấu nước để ngâm rửa bên ngoài khu vực tổn thương 3 – 4 lần trong ngày.
+ Điều trị di tinh, mộng tinh, tảo tiết ở nam giới
Chuẩn bị 60g dây tơ hồng xanh, 150g xương sống của con lợn đực và 100ml rượu trắng ngon. Tất cả nấu chung thành canh ăn.
+ Bài thuốc trị chứng âm nang sưng to
Dùng 20 – 30g dây tơ hồng xanh sắc kỹ lấy nước uống. Kết hợp với ăn trứng vịt vỏ xanh luộc.
THAM KHẢO THÊM
- Cây Đuôi Chồn: Công Dụng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dân Gian
- Cây Bách Giải Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng Và Cách Sử Dụng
Từ khóa » Tơ Hồng Xanh
-
Dây Tơ Hồng Xanh Và Công Dụng Bổ Gan Thận, điều Trị Xuất Tinh Sớm
-
Vị Thuốc Tơ Hồng Xanh ( Dây Tơ Hồng ) - Thuốc Hay
-
Tơ Hồng Vàng Và Tơ Hồng Xanh - Thuốc Và Sức Khỏe
-
Tơ Hồng Xanh: Công Dụng, Bài Thuốc Và địa Chỉ Mua Uy Tín
-
Tác Dụng Của Cây Tơ Hồng Vàng Và Cây Tơ Hồng Xanh Chữa Bệnh Gì?
-
Dây Tơ Hồng Vàng: Vị Thuốc "ký Sinh" Có Nhiều Công Dụng - YouMed
-
Dây Tơ Hồng (Thỏ Ty Tử) - Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc
-
25 Tác Dụng Của Dây Tơ Hồng Làm Người Nông Thôn Ngỡ Ngàng
-
Dây Tơ Hồng Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng
-
Cây Tơ Hồng Vàng Và Cây Tơ Hồng Xanh Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe ...
-
Dây Tơ Hồng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
DÂY TƠ HỒNG XANH Khô Loại 1( Mới, Sạch, Thơm) [500g] - Shopee
-
Hạt Tơ Hồng - Vị Thuốc Của Quý ông - Báo Sức Khỏe & Đời Sống