Dây Tơ Hồng Vàng - Dây Leo “ký Sinh” Nhiều Công Dụng Ngỡ Ngàng
Có thể bạn quan tâm
Dây tơ hồnglà loại dây leo sống ký sinh trên cây khác. Thông thường hạt tơ hồng (thỏ ty tử) được biết đến nhiều hơn nhờ tác dụng tráng dương, cường thận cho nam giới.
Tuy nhiên, bản thân dây tơ hồng cũng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, giải độc, dùng để chữa vàng da, rôm sảy ở trẻ em, giúp thông tiểu, chữa kiết lỵ và nhiều công dụng khác.
Nếu bạn hái được dây tơ hồng, đừng bỏ qua những công dụng, bài thuốc hay về thảo dược này ngay sau đây.
- Giới thiệu chung về Dây tơ hồng vàng
- Thành phần hoá học
- Dây tơ hồng có tác dụng gì?
- Một số bài thuốc từ dây tơ hồng vàng
- Những lưu ý khi sử dụng dây tơ hồng
- Dây tơ hồng mua ở đâu?
Giới thiệu chung về Dây tơ hồng vàng
- Tên khoa học: Cuscuta chinensis Lam.
- Danh pháp khoa học: Convolvulaceae.
- Tên gọi khác: Thỏ ty, Thỏ lô, Đậu ký sinh, Vô căn thảo, Kim tuyết thảo, La ty tử, Hoàng la tử, Thổ huyết ty, Hoàng loạn ty, Xích võng, Xích cương,…
- Họ: Họ Bìm bìm
Có 2 loại phổ biến là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Theo kinh nghiệm dân gian, tơ hồng vàng dùng nhiều hơn do chứa nhiều dược tính chữa bệnh.
Tìm hiểu thêm: Cây rau bợ – Rau dại nhiều công dụng chữa bệnh
Mô tả dây tơ hồng
Dây tơ hồng là loại dây leo thân thảo dạng sợi nhỏ, thường quấn quanh thân, cành của cây chủ. Trên dây có các mấu nhỏ để hút chất dinh dưỡng từ cây mà nó bám. Là thực vật có hoa nhưng hiếm khi thấy hoa, chỉ có dây chứ không có lá.
Phân bố và khai thác
Cây (dây) tơ hồng có nguồn gốc từ các quốc gia Afghanistan, Sri Lanka, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, nó phân bố rộng khắp các vùng lãnh thổ từ Nam ra Bắc.
Tại miền Bắc, chúng thường sống ký sinh trên cây cúc tần. Tại miền Trung sống bám trên cây hoa dâm bụt.
Bộ phận dùng – Thu hái – Chế biến
Bộ phận dùng của dây tơ hồng gồm: Thân sợi và hạt.
- Thân: Thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
- Hạt: Thường thu hoạch vào mùa thu khi quả chín. Người ta sẽ mang quả về phơi khô rồi đập cho nứt vỏ ra để lấy hạt.
Thành phần hoá học
Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa đã phát hiện được hơn 100 hợp chất có trong thân, quả và hạt của dây tơ hồng, cụ thể:
- Các Flavonoid (chiếm tỷ lệ lớn): Quercetin, Kaempferol, Isorhamnetin, Astragali, Hyperoside, Calycopteris, Rutin, Apigenin,…
- Các Phenolic acid (chiếm tỷ lệ lớn): Chlorogenic acid, Caffeic acid, Cinnamic acid,…
- Lignan, Hydroquinone, Resin glycosides, các Polysaccharide và tinh dầu.
- Các acid béo: Palmitic acid, Linoleic acid, Oleic acid và Linoleic acid.
- Một số khoáng chất như: Canxi, magie, sắt, mangan, đồng.
Đau dạ dày? Tìm ngay: Cây rau mương – Khắc tinh số 1 của khuẩn HP.
Dây tơ hồng có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, dây tơ hồng vàng là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc. Quy vào kinh can và thận. Thường được dùng để chữa trị các chứng bệnh như:
- Giải nhiệt, tiêu trừ độc tố, lọc máu, lợi tiểu.
- Thổ huyết, băng huyết sau sinh.
- Vàng da, mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ nhỏ.
- Ho do phế nhiệt.
- Phù thũng, lở loét
- Đau lưng, mỏi gối.
Tác dụng của dây tơ hồng trong việc cải thiện sức khỏe cũng đã được y học hiện đại thừa nhận, cụ thể:
Bảo vệ gan
Chiết xuất ethanol của dây tơ hồng có tác dụng chống lại Acetaminophen gây độc trên gan thông qua cơ chế tăng cường các enzym chống oxy hóa. Đồng thời ngăn chặn sự tổn thương các mô bệnh học gan như thâm nhiễm tế bào Kupffer, hoại tử trung tâm gan.
Chống loãng xương
Một số nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng nước dây tơ hồng thường xuyên có giúp thúc đẩy sự phân hóa và tăng sinh của nguyên bào xương một cách đáng kể.
Người ta cũng phát hiện ra rằng, các hợp chất Kaempferol và Quercetin có trong loài cây này còn có tác dụng ức chế các tế bào hủy xương.
Miễn dịch
Các thử nghiệm trên động vật ghi nhận dây tơ hồng có khả năng tăng cường tác dụng của đại thực bào, từ đó giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch.
Tham khảo: Dây cóc – Vị thuốc điều trị sốt rét hàng đầu.
Chống oxy hóa
Các nhà khoa học nhận thấy rằng chiết xuất ethanol của hạt tơ hồng có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh nhờ hàm lượng cao các hợp chất Flavonoid như Kaempferol và Quercetin.
Chúng có khả năng ngăn ngừa, vô hiệu hóa và loại bỏ các gốc tự do trên tế bào bằng cách ức chế quá trình peroxy hóa lipid.
Tăng cường sinh lý
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất ethanol từ dây tơ hồng có tác dụng làm giãn mạch thể hang dương vật bằng cách kích hoạt đường dẫn NO – Cyclic GMP, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng rối loạn cương dương.
Hỗ trợ cải thiện chức năng thận
Theo kết quả từ một nghiên cứu, nước dây tơ hồng có tác dụng phục hồi chứng suy thận cấp do giảm tưới máu thận ở chuột.
Thí nghiệm cho thấy các thông số về chức năng thận bao gồm: Tốc độ bài tiết nước tiểu; độ thẩm thấu; Ion Kali, Natri và Clorua; độ thanh thải creatinin và không chất hòa tan; tái hấp thu nước được cải thiện đáng kể.
Tham khảo: Hồng hoa – Vị thuốc quý chữa bệnh phụ nữ.
Một số bài thuốc từ dây tơ hồng vàng
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ dây tơ hồng. Lưu ý: các bài thuốc chỉ tổng hợp theo kinh nghiệm dân gian, hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
Trẻ em bị vàng da, rôm sảy, mụn nhọt, lở đầu
Vàng da: Lấy 1 nắm tơ hồng, rửa sạch, nấu canh với đậu phụ cho trẻ ăn.
Rôm sảy, mụn nhọt, lở đầu: Lấy dây nấu nước rửa vết thương.
Viêm da cơ địa? Tìm ngay: Cây sài đất – Kẻ thù hàng đầu của viêm da cơ địa.
Tiểu tiện không thông
Chuẩn bị: Dây tơ hồng vàng, gốc hẹ.
Cách thực hiện: Sắc lấy nước đặc dây tơ hồng với gốc hẹ (liều lượng bằng nhau), sau đó dùng bông gòn thấm phần nước thuốc bôi lên vùng bụng quanh rốn. Làm theo phương pháp này từ 3 – 5 ngày để cải thiện bệnh.
Điều trị bệnh liệt dương (bất lực) ở nam giới
Chuẩn bị: 12g hạt dây tơ hồng, 12g phục linh, 20g lộc giác giao (cao ban long), 20g thục địa, 20g bá tử nhân, 20g phá cố chỉ.
Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc, đem tất cả tán nhuyễn thành bột mịn và làm thành viên hoàn.
Liều dùng mỗi ngày từ 20 – 30g, uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội. Liệu trình chữa liệt dương ở nam giới kéo dài liên tục trong 15 ngày.
Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu
Chuẩn bị: 12g hạt dây tơ hồng, 12g cẩu tích, 20g củ mài (hoài sơn), 16g bổ cốt toái (cốt toái bổ), 16g đỗ trọng, 16g tỳ giải, 12g rễ cỏ xước (ngưu tất), 12g dây đau xương, 2g rễ gối hạc.
Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc rồi sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang, kéo dài trong 10 ngày liên tục.
Chữa tiểu đêm, di tinh, dương suy
Chuẩn bị: 7g hạt tơ hồng, 6g kim anh tử, 4g phúc bồn tử.
Cách thực hiện: Sắc toàn bộ các dược liệu trên với 1 lít nước. Đun đến khi còn 2 chén thuốc, lọc bỏ bã lấy phần nước thuốc. Mỗi ngày chia làm 2 – 3 lần uống, dùng thuốc liên tục theo liệu trình 10 ngày.
Chán “chăn gối”? Tìm ngay: Bạch tật lê – Cho sức khỏe và tình dục thần kỳ.
Chữa kiết lỵ
Chuẩn bị: 30g mỗi vị Dây tơ hồng vàng, gừng tươi.
Cách thực hiện: Sắc với 1,5 lít nước, cạn còn 2 chén, chia đều uống 2 lần/ngày. Kiên trì dùng thuốc trong 5 ngày liên tục để bệnh tình thuyên giảm.
Chữa mắt đau sưng đỏ
Chuẩn bị: Dây tơ hồng tươi.
Cách thực hiện: Rửa sạch và ngâm với nước muối, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ rồi giã nát. Dùng một miếng vải sạch vắt lấy phần nước cốt của cây thuốc nhỏ vào mắt. Thực hiện mỗi ngày vài lần, mỗi lần từ 1 – 2 giọt.
Chữa hen suyễn
Chuẩn bị: 30g dây tơ hồng vàng, 30g lá táo chua.
Cách thực hiện: Rửa sạch cả 2 vị thuốc trên rồi cho vào chảo nóng sao vàng. Hạ thổ dược liệu bằng cách rải xuống nền đất nguội. Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang, đối với hen suyễn, cần kiên trì dùng đều đặn và lâu dài.
Điều trị phiền nhiệt, thiếu máu, tâm thận bất túc
Chuẩn bị: 80g hạt dây tơ hồng, 80g mạch môn.
Cách thực hiện: Mang hạt tơ hồng đi chưng rượu, mạch môn bỏ phần lõi. Sau đó tán 2 loại dược liệu này thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên hoàn, mỗi viên kích thước to bằng hạt ngô đồng. Uống 70 viên/ngày với nước ấm trước khi ăn.
Xem thêm: Đan sâm – Thuốc hoạt huyết, chữa thiếu máu cực hay.
Bài thuốc bổ giúp cố tinh
Chuẩn bị: 8g hạt tơ hồng, 8g hạt kỷ tử, 4g mâm xôi, 1g hạt mã đề, 1g ngũ mai tử.
Cách thực hiện: Tán tất cả các vị thuốc trên thành bột mịn rồi trộn với mật ong, sau đó vo thành viên với thích thước bằng hạt ngô. Uống mỗi ngày 4g, dùng thuốc liên tục trong 10 ngày, sau đó ngưng một tuần rồi sang một liệu trình mới.
Những lưu ý khi sử dụng dây tơ hồng
Ngoài những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, bất cứ vị thuốc nào “nhiều quá cũng không tốt”. Do đó, khi sử dụng dây tơ hồng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạt tơ hồng và thịt thỏ kỵ nhau, vì vậy tuyệt đối không dùng chung.
- Cẩn thận khi dùng dây tơ hồng cho các trường hợp bị táo bón, âm hư hỏa vượng, thận hư, cường dương và phụ nữ đang mang thai.
- Dùng thuốc tùy tiện hoặc gián đoạn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và gây ra một số tác dụng phụ.
Dây tơ hồng mua ở đâu?
Dây tơ hồng không dễ để tìm mua, để có được dây tơ hồng chất lượng, bạn có thể tìm đến nhà thuốc Đông y uy tín, đó là Thảo dược An Quốc Thái.
Với hơn 30 năm phân phối thuốc Đông y, Thảo dược An Quốc Thái cam kết cung cấp dây tơ hồng tốt nhất, đảm bảo các tiêu chí:
- Thu hái 100% từ Dây tơ hồng mọc tự nhiên.
- Thảo dược được kiểm tra và sàng lọc kỹ lưỡng.
- Quy trình sơ chế, đóng gói và bảo quản đúng kỹ thuật, giữ nguyên dược chất tự nhiên.
- Tuyệt đối không pha trộn cây giả, cây dại.
- Không thuốc hóa học, không chất bảo quản
- Luôn sẵn hàng mới, không bán hàng cũ.
- Giá rẻ nhất thị trường, chỉ 150.000 đồng/kg.
- Hoàn tiền nếu không hài lòng về sản phẩm.
Thông tin mua hàng:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Địa chỉ mua trực tiếp: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM.
- Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
- Giá bán: 150.000 đồng/kg.
Như vậy, dây tơ hồng tưởng chừng như chỉ là thứ bỏ đi nhưng đem lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết được công dụng của dây tơ hồng và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ biết cách tận dụng vị thuốc này để cải thiện sức khỏe.
Bạn đọc muốn biết thêm nhiều vị thuốc quý, hãy ấn vào chuyên mục “Thảo dược”. Chúng tôi https://omega3.vn/ là website chuyên cung cấp tin tức về về các cây thuốc quý, mẹo làm đẹp, phương pháp thẩm mỹ an toàn, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Nguồn tham khảo:
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS.TS Đỗ Tất Lợi).
- Dược điển Việt Nam (Nhà xuất bản Y học, Hà Nội).
- Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Ở Việt Nam (Viện dược liệu).
- Dây tơ hồng vàng làm thuốc (suckhoedoisong.vn).
Từ khóa » Cây Ký Sinh Dây Tơ Hồng
-
Dây Tơ Hồng Vàng: Vị Thuốc "ký Sinh" Có Nhiều Công Dụng
-
Dây Tơ Hồng Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Quý
-
Dây Tơ Hồng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dây Tơ Hồng Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng
-
25 Tác Dụng Của Dây Tơ Hồng Làm Người Nông Thôn Ngỡ Ngàng
-
Dây Tơ Hồng Vàng Làm Thuốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tơ Hồng- Loại Dây Ký Sinh Trên Các Cây Khác Lại Là Vị Thuốc Thần Kì
-
Dây Tơ Hồng – Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng - WikiOhana
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Dây Tơ Hồng - VnExpress Sức Khỏe
-
Cây Tơ Hồng Xưa Mọc Ký Sinh Giờ Thành đặc Sản Giới Nhà Giàu
-
Top 14 Dây Tơ Hồng Ký Sinh Trên Thân Cây Gỗ
-
Chi Tơ Hồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dây Tơ Hồng Là Gì? Tìm Hiểu Về Tác Dụng Là Thuốc Chữa Bệnh Tuyệt Vời.