Dạy Trẻ Cách Quản Lý Thời Gian - Kỹ Năng Sống Wedo Wegood

Mỗi người ai cũng có 1440 phút mỗi ngày để học tập, lao động và làm việc nhưng cách chúng ta sử dụng thời gian đó như thế nào để mỗi ngày làm việc đều hiệu quả, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách quản lý thời gian của bạn. Quản lý thời gian không phải là một công việc dễ dàng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để trẻ có cách quản lý thời gian hiệu quả, một số mẹo nhỏ dưới đây phụ huynh có thể tham khảo để dạy trẻ cách quản lý thời gian của mình.

Mục Lục

Toggle
  • Dạy trẻ cách quản lý thời gian
    • Lên kế hoạch mục tiêu trong tuần trong tháng
    • Liệt kê những việc phải làm và ước tính thời gian thực hiện
    • Sắp xếp và cân nhắc mức độ ưu tiên
    • Mang theo một quyển sổ nhỏ
    • Sử dụng giấy ghi nhớ
    • Sử dụng đồng hồ đeo tay để trẻ biết quý trọng thời gian
    • Giúp trẻ nhận ra các thói quen xấu
    • Tập cho trẻ tính kỷ luật

Dạy trẻ cách quản lý thời gian

Lên kế hoạch mục tiêu trong tuần trong tháng

Hướng dẫn cho trẻ dành một chút thời gian vào đầu tuần, đầu tháng để lên kế hoạch, mục tiêu làm việc. Có thể trẻ không hiểu mục đích của việc này và cũng không biết lập kế hoạch như nào; vì thế, phụ huynh nên giải thích cho trẻ hiểu đưa ra mục tiêu sẽ giúp cho trẻ có định hướng để hoàn thành các công việc của mình. Ban đầu, phụ huynh hướng dẫn trẻ ghi ra mục tiêu của mình, sau đó để trẻ tự viết quá trình thực hiện của mình đối với từng mục tiêu.

Xem thêm: Các hoạt động của con tại Wedo – wegood

Liệt kê những việc phải làm và ước tính thời gian thực hiện

Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ liệt kê những việc mình cần phải làm trong ngày, những nhiệm vụ cần phải thực hiện. Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ kẻ ra một bảng những công việc phải làm trong ngày và thời gian để thực hiện chúng. Nếu không liệt kê những việc cần phải làm trẻ rất dễ quên và đặc biệt vì trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc quản lý thời gian nên cũng không thể phân bố thời gian của mình hợp lý được.

Sắp xếp và cân nhắc mức độ ưu tiên

Sau khi liệt kê những việc cần làm, ban đầu các bậc phu huynh hướng dẫn và làm cùng trẻ, sau đó để trẻ tự làm… Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách việc cần làm sẽ giúp trẻ hiểu được việc nào làm trước, việc nào làm sau; việc nào quan trọng nhất cần phải làm để trẻ cân đối được thời gian và dành nhiều thời gian vào những việc thật sự khó khăn. Ví dụ: Trong buổi tối hôm nay trẻ cần phải giải quyết rất nhiều bài học, nhưng ngày mai có tiết kiểm tra Toán, thứ tự ưu tiên đầu tiên trẻ cần phải làm là ôn lại môn Toán.

Mang theo một quyển sổ nhỏ

Trẻ thường hay có những ý tưởng bộc phát, vì thế phụ huynh nên chuẩn bị cho trẻ một cuốn sổ nhỏ để khi đi tới đâu trẻ cũng có thể ghi lại được những suy nghĩ, ý tưởng của mình. Đó cũng là một cuốn sổ nhắc việc của trẻ, trẻ sẽ không bao giờ bỏ sót hay quên công việc của mình phải làm trong ngày, trong tuần.

Sử dụng giấy ghi nhớ

Giấy ghi nhớ là những mẫu giấy nhỏ có thể dán lên bất cứ đâu để nhắc trẻ làm việc gì đó. Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tự sáng tạo nên những mẫu giấy, bảng ghi nhớ cho riêng mình. Giấy ghi nhớ không chỉ làm nhiệm vụ nhắc việc mà còn giúp trẻ đánh dấu những việc quan trọng cần phải làm.

Sử dụng đồng hồ đeo tay để trẻ biết quý trọng thời gian

Thời gian là một tài sản quý giá đối với mỗi người, mỗi người sẽ có cách sử dụng tài sản này khác nhau, nếu không biết cách sử dụng hợp lí thời gian sẽ trôi đi một cách lãng phí. Vì vậy, dạy trẻ tiết kiệm thời gian là một công việc hữu ích mà các phụ huynh có thể làm cho con cái của mình. Cha mẹ hãy tận dụng thời gian của mình để bồi dưỡng cho trẻ ý thức thời gian bằng việc mua cho trẻ một chiếc đồng hồ đeo tay, nó sẽ giúp trẻ kiểm soát thời gian của mình đồng thời giúp trẻ biết quý trọng thời gian hơn.

Xem thêm: Các khóa học cho con tại Wedo – wegood

Giúp trẻ nhận ra các thói quen xấu

Trẻ thường có rất nhiều thói quen không tốt và điều cần làm của các bậc phụ huynh là giúp trẻ lập ra danh sách các thói quen xấu làm tiêu tốn nhiều thời gian của trẻ. Sau đó, hướng dẫn trẻ loại bỏ từng thói quen xấu ra khỏi cuộc sống của trẻ bằng một thói quen tốt. Ví dụ có thể loại bỏ thói quen xấu: trẻ thường dành quá nhiều thời gian để xem tivi sau khi ăn tối bằng thói quen tốt là đọc sách. Những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc mà trẻ đã đặt ra.

Tập cho trẻ tính kỷ luật

Trẻ em cần được dạy dỗ và rèn tính kỷ luật ngay từ nhỏ. Tính kỷ luật sẽ giúp cho trẻ có tinh thần trách nhiệm để hoàn thành xong công việc của mình mà không cần phụ huynh phải nhắc nhở. Phụ huynh phải thống nhất với trẻ khen thưởng rõ ràng, nếu như trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch thì có thể thưởng cho trẻ những món quà nho nhỏ và ngược lại nếu trẻ không làm đúng theo kế hoạch bố mẹ có thể đưa ra những hình phạt. Lưu ý rằng: Để trẻ thực hiện tốt tính kỷ luật của mình, bố mẹ hãy là tấm gương sống tốt, làm việc có kỷ luật vàa nghiêm túc, tính cách đó có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ngay từ bây giờ.

ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON

Từ khóa » Dạy Trẻ Quản Lý Thời Gian