Dạy Trẻ Chớ Dùng Roi Vọt, 5 "nguyên Tắc Vàng" để Con Vâng Lời Răm Rắp
Có thể bạn quan tâm
Tiến sĩ tâm lý Jeremy Sherman (Mỹ) đã chỉ ra rằng: "Nếu cảm thấy mình có xu hướng hay la mắng, giảng bài, thuyết giáo và thuyết giảng hơn là giao tiếp đơn thuần, đó có thể là một phần trải nghiệm thời thơ ấu của bạn. Những người bị la mắng nhiều sẽ có xu hướng hay la mắng người khác".
Tuy nhiên lại có nhiều người biện hộ rằng, cha mẹ mắng hay đánh con cũng chỉ là muốn tốt cho đứa trẻ. Có nhiều bé rất lầm lì, nếu không dùng những biện pháp mạnh đó, thật khó có thể dạy bảo. Trên thực tế đây là suy nghĩ sai lầm. Những lời chỉ trích, đánh mắng trẻ đôi khi lại làm trầm trọng hơn vấn đề. Con chẳng những không nghe lời mà chúng còn phản ứng, đối phó lại. Chính vì vậy cha mẹ nên tìm cách dạy dỗ con có hiệu quả hơn.
Làm thế nào để lời nói của các bậc phụ huynh trở nên có "trọng lượng" hơn? Dưới đây là 5 nguyên tắc cần thiết để bé toàn tâm toàn ý lắng nghe bố mẹ.
1. Con không làm việc riêng khi nói chuyện với bố mẹ
Khi nói chuyện với con, muốn trẻ lắng nghe, tập trung vào lời nói của cha mẹ, trước tiên bạn hãy yêu cầu con dừng hết mọi việc đang làm. Chỉ có như vậy bé mới không bị phân tâm, hoàn toàn chú tâm vào cha mẹ. Những lúc này lời nói của bạn mới thật sự có ấn tượng với trẻ.
Khi yêu cầu con không làm việc riêng, bố mẹ nên tránh những lúc con đang mải chơi. Bởi việc bắt chúng dừng đột ngột việc yêu thích của mình, con sẽ cảm thấy ấm ức, không phục. Khi tâm trạng con không tốt thì mọi lời nói của cha mẹ sẽ "đi vào tai này và đi ra ở tai bên kia".
2. Cha mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con và nói chuyện
Khi đã yêu cầu con dừng việc riêng, tập trung vào cha mẹ, phụ huynh hãy nhìn thẳng vào mắt bé để nói chuyện. Cách nói chuyện này sẽ giúp bé ghi nhớ tốt hơn. Người lớn cũng có thể kiểm soát được thái độ hợp tác của bé, đồng thời con cũng hiểu được tâm trạng mà bố mẹ đang thể hiện.
Khi nhìn vào mắt con, cha mẹ nên dùng ngôn ngữ và âm lượng vừa phải. Dù có đang bực đến đâu bạn cùng đừng lớn tiếng quát mắng trẻ. Gương mặt của người lớn không nên thể hiện sự bực tức. Ngược lại, bạn hãy cho bé thấy sự nghiêm túc của bạn.
3. Không nhắc nhở quá nhiều lần
Khi yêu cầu con làm một việc gì đó, ví dụ như nhắc nhở chúng phải ngồi vào bàn học đúng giờ, cha mẹ không nói đi nói lại quá nhiều lần. Bởi như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, con trở nên khó chịu với lời nói của cha mẹ. Bên cạnh đó, nếu bạn nhắc nhở những lời này quá nhiều kèm với sự tức giận, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và có tâm lý tránh xa.
Cách tốt nhất phụ huynh chỉ nên nói ra yêu cầu với trẻ từ 1-2 lần và cho con nhắc lại. Đây sẽ là cơ hội để con ghi nhớ lâu hơn những lời dạy bảo của cha mẹ.
4. Đưa ra hình phạt đúng lứa tuổi, khuyến khích hình phạt có hướng giáo dục
Để trẻ không tái phạm những lỗi sai, cha mẹ có thể phạt trẻ. Tuy nhiên tùy theo độ tuổi của bé mà đưa ra hình phạt thích đáng. Bên cạnh đó khuyến khích các bậc phụ huynh nên sử dụng những hình phạt có tính giáo dục. Phụ huynh nên phân tích đúng sai sau khi con bình tĩnh để trẻ có thể rút kinh nghiệm và không tái phạm nữa, chỉ có như vậy thì hình phạt mới có giá trị răn đe, giúp trẻ nhận thức tốt hơn.
Ví dụ như khi con đánh bạn cùng lớp, thay vì quát mắng và đánh con, cha mẹ có thể dùng hình phạt. Chẳng hạn như phụ huynh hãy yêu cầu bé tự dọn dẹp phòng ngủ của mình trong 1 tuần. Sau đó khi con bình tĩnh, vui vẻ, hãy chỉ cho chúng cái sai khi đánh bạn. Đồng thời cho con biết rằng đôi tay có thể làm nhiều việc có ích như dọn dẹp phòng (giúp bố mẹ đỡ bận mải và bản thân có không gian sạch sẽ hơn) thay vì cục súc làm người khác tổn thương.
5. Khen ngợi, khích lệ trẻ khi con vâng lời
Con xứng đáng nhận được lời khen, động viên khi bé vâng lời và thực hiện tốt yêu cầu mà bố mẹ đưa ra.
Trẻ con cũng giống như người lớn, chúng thích những lời khen ngợi và phản hồi tốt từ người khác. Thế nên cha mẹ hãy biết tận dụng cơ hội để khen trẻ. Nhận được sự cổ vũ chắc chắn con sẽ tiếp tục phát huy. Phần thưởng cho sự vâng lời của bé hãy là những thứ chúng thích. Có thể là món đồ chơi mới, quyển truyện con thích đọc, món ăn bé thích...
Để trẻ biết nghe lời không khó, chỉ cần bạn bình tĩnh tìm ra giải pháp thì trẻ bướng bỉnh, khó bảo bao nhiêu cũng sẽ ngoan ngoãn hơn.
Từ khóa » Em Bé Vâng Lời
-
VÂNG LỜI MẸ | KỂ CHUYỆN CHO BÉ | TRUYỆN CỔ TÍCH - YouTube
-
Bài Hát Biết Vâng Lời Mẹ Nhạc Thiếu Nhi Vui Nhộn - YouTube
-
Dạy Trẻ Biết Vâng Lời Cha Mẹ - Nhạc Thiếu Nhi - YouTube
-
Truyện Cổ Tích: Vâng Lời Mẹ - Eva
-
Dê Con Nghe Lời Mẹ (Câu Truyện Dạy Bé Biết Vâng Lời)
-
Biết Vâng Lời Mẹ - Hợp Ca - Zing MP3
-
Chuyện Kể Chủ đề Bản Thân: Chuyện Khỉ Con Biết Vâng Lời
-
Con Cóc Không Vâng Lời - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc
-
Lời Bài Hát Biết Vâng Lời Mẹ (Minh Khang)
-
Có Nên Dạy Con Thành đứa Trẻ Vâng Lời? - Báo Tuổi Trẻ
-
Truyện Thỏ Con Không Vâng Lời (Có File Nghe MP3)
-
5 Cách Dạy Con Để Trẻ Biết Vâng Lời Và Lễ Phép