Dạy Trẻ Lì Lợm Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
“Nhìn con người ta ngoan ngoãn, gọi dạ, bảo vâng mà em tủi quá các mẹ ạ. Thằng nhóc nhà em mới 4 tuổi mà cứng đầu không chịu được. Em có nói gì thì mặt cậu cứ lì ra không thèm phản ứng. Quát mắng mãi cũng đâm mệt người! Em không biết làm thế nào để cải thiện tình trạng này chứ cứ vậy chắc em không dạy nổi mất”. Đây không chỉ là tâm sự của chị Hoàn mà cũng là tâm lý chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ có những đứa con lì lợm, bướng bỉnh. Vậy khi trẻ lì lợm chúng ta cần phải giáo dục, dạy bảo trẻ như thế nào? Trong nội dung này, các chuyên gia của phòng khám Thanh Chân sẽ giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc trên.
Hiểu thế nào về tính lì lợm ở trẻ?
Theo các bác sỹ, đa phần cha mẹ đều đánh đồng giữa tính lì lợm và bướng bỉnh ở trẻ. Xét về cơ bản, 2 đức tính này tương tự giống nhau với các biểu hiện như trẻ tỏ ý không hợp tác, có thái độ đi ngược lại mong muốn của người lớn, bỏ qua hay phớt lờ những lời nói của người lớn, thích làm theo ý muốn bản thân…Tuy nhiên, nếu đi sâu phân tích chúng ta có thể thấy được rằng trẻ lì lợm thường do bản chất tính cách còn tính bướng bỉnh thường do môi trường sống gây ra.
Dạy trẻ lì lợm như thế nào?
Đối với những trẻ bướng bỉnh, lì lợm không chỉ khiến người lớn cảm thấy khó chịu mà nếu như không được dạy bảo nghiêm khắc thì rất có thể sẽ trở thành những đứa trẻ hư, cứng đầu trong tương lai. Chính vì vậy, việc dạy bảo, giáo dục trẻ thế nào luôn là vấn đề được các ông bố, bà mẹ quan tâm. Một số lời khuyên của các bác sỹ phòng khám Thanh Chân dưới đây sẽ giúp các mẹ có được kế hoạch dạy bảo con yêu phù hợp.
– Tìm hiểu lý do trẻ bất hợp tác. Khi bạn đưa ra một yêu cầu, một lời đề nghị song bé phớt lờ hay phản đối chắc chắn bạn rất buồn và thất vọng? Bạn cần tìm hiểu xem trẻ phản kháng với tất cả những gì bạn dạy dỗ hay chỉ có thái độ với quyết định này của bạn? Bạn cần đi làm rõ tại sao trẻ lại không ủng hộ quyết định, hành động đó của mình để từ đó có hướng điều chỉnh sao cho phù hợp.
– Không ép buộc trẻ. Thay vì việc ép buộc trẻ làm theo ý mình thì bạn hãy tôn trọng những quyết định của trẻ. Việc cố gắng kiểm soát các sở thích, thay đổi những thói quen hàng ngày không giúp cho bé ngoan hơn mà vô tình nhen nhóm lên sự bực bội, khó chịu và hình thành nên tâm lý chống đối.
– Là một tấm gương sáng. Dù bạn và chồng có rất nhiều điều không hài lòng về nhau cũng như về các đồng nghiệp thì cũng không nên nói xấu trước mặt con bởi sẽ làm cho trẻ bắt chước. Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con bởi cách cư xử đúng mực của người lớn sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ.
– Hãy uốn nắn ngay khi con có thái độ xấc xược. Ngay khi trẻ có thái độ xấc xược, hỗn láo thì bạn hay thể hiện một cách cứng rắn, cương quyết việc không hài lòng và yêu cầu bé cần phải sửa đổi ngay. Tuy nhiên, khi uốn nắn bạn cũng cần chú ý không nên quát mắng, la hét khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ. Thay vì việc bêu xấu trẻ trước mọi người bạn có thể đưa bé ra một địa điểm khác vắng và nói chuyện trực tiếp.
– Nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Khi trẻ có những biểu hiện cực đoan, hung hăng, phá hoại đổ đạc, hủy hoại bản thân thì cha mẹ cần tìm đến những sự trợ giúp từ bên ngoài. Sự hỗ trợ của các thầy cô, bạn bè, các nhân viên y tế sẽ giúp bé trấn tĩnh lại và điều chỉnh được thái độ phù hợp hơn.
– Không nhượng bộ. Không ít gia đình khi có con bướng bỉnh, lì lợm thay vì giáo dục, uốn nắn trẻ thì cha mẹ lại chấp nhận thỏa hiệp để tránh phiền phức. Tuy nhiên, chính thái độ này của cha mẹ lại vô tình khiến cho trẻ có tâm lý được nuông chiều, cho rằng thái độ của mình là hợp lý và dễ tái phạm lần sau. Trong việc giáo dục trẻ các bậc phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không được nhượng bộ, cương quyết với những quyết định của mình.
Trong trường hợp bé có biểu hiện lì lợm một cách thái quá thì cha mẹ cũng nên đưa bé đến các phòng khám nhi tại Hà Nội để kiểm tra bởi rất có thể trẻ đang gặp phải một số vấn đề về tâm lý.
Từ khóa » Tính Lì Lợm Là Gì
-
Lì Lợm - Wiktionary Tiếng Việt
-
Điều Gì Khiến Một Người Trở Nên Lì Lợm
-
" Lì Lợm Là Gì ? Nghĩa Của Từ Lì Lợm Trong ...
-
Từ điển Tiếng Việt "lì Lợm" - Là Gì?
-
4 điều Tưởng Chừng Khuyết điểm Lại Là điểm Mạnh Của Trẻ - VnExpress
-
Tính Cách Lì Lợm Là Gì
-
Trẻ Lì Lợm Là Bản Chất Tự Nhiên | TOMATO Children's Home
-
Điều Gì Khiến Một Người Trở Nên Lì Lợm? Cách Giải Quyết
-
Lì Lợm Là Gì
-
" Lì Lợm Là Gì ? Nghĩa Của Từ Lì Lợm Trong Tiếng Việt ...
-
Lì Lợm Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Lì Lợm Là Gì
-
Lì Lợm Là Gì
-
Lì Lợm Là Gì