Dạy Trẻ Tự Kỷ Học Dấu Lớn ( > ), Dấu Bé ( < ) - Trường Quốc Học
Có thể bạn quan tâm
Một trong một thách thức khá lớn ở môn toán với trẻ tự kỷ khi học ở HK1 lớp 1 đó là nhận biết và sử dụng dấu lớn và dấu bé.
Trung tâm Gia sư Hà Nội chia sẻ với các bạn cách dạy trẻ tự kỷ có thể hoàn thành bài tập so sánh điền dấu lớn, dấu bé.
Trước tiên sẽ lại phải nói đến những khó khăn của trẻ tự kỷ khi gặp bài tập này :
– Nhầm lẫn giữa hai dấu với nhau ( lỗi này phổ biến)
– Nhận biết được nhưng không tự viết được đúng dấu, không đọc được đúng tên dấu ( miệng đọc dấu bé, tay viết dấu lớn mặc dù nhận biết dấu tốt)
– Không bị nhầm lẫn dấu nhưng không chọn được dấu để điền cho đúng (không hiểu bản chất thực của dấu và số lượng)
Nhiều trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xác định chiều. Điều này dễ thấy khi quan sát trẻ :
+ Hay đi dép trái .
+ Hay mặc áo ngược, quần trái …
+ Thường xuyên nhầm lẫn số 6 với 9, chữ b chữ d, dấu sắc, dấu huyền.
+ Trong các hoạt động viết hay vẽ chúng ta sẽ thấy một số trẻ có những biểu hiện như : dễ dàng sao chép một tổng thể ( hình một ngôi nhà) nhưng khi yêu cầu tách riêng từng nét của ngôi nhà để sao chép thì sẽ thấy trẻ sao chép ngược nét mà cô đưa mẫu …
Điều này chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề trong việc tri giác thị giác và xác định chiều của các nét vẽ …. > vơi những trẻ như vậy thì việc trẻ nhầm lẫn dấu lớn với dấu bé hoặc gặp khó khăn trong việc đọc thì điều đó là có thể.
Quay lại vấn đề về dấu lớn hơn (>) và dấu bé hơn ( <) : với tư duy của trẻ tự kỷ thì rõ ràng nét này giống nhau nhưng tại sao lại khác tên gọi và khác cả ý nghĩa ????? Điều đó là quá khó. Để dạy được điều đó ngoài việc chúng ta phải dạy trẻ hiểu bản chất thực của con số, của một lượng và tên gọi của hai dấu đó chính xác.
Các bước cần làm để dạy trẻ hiểu và áp dụng dấu lớn, dấu bé:
Đầu tiên, trẻ phải nhận biết được các khái niệm và các kỹ năng như sau :
– Nhận biết mặt số
– Đếm và nói tổng số được trong phạm vi 10
– Xếp được dãy số 1-10
– Tạo được nhóm theo số lượng yêu cầu phạm vi 10
– Khái niệm nhiều / ít ; nhiều nhất / ít nhất
Mấy mục tiêu trên là mục tiêu của các trẻ mẫu giáo lớn .
Sau khi đã chuẩn bị cho các con đủ những mục trên thì hãy nghĩ tới việc dạy tiếp theo :số lớn/ số bé , dấu lớn/ dấu bé ; đặt dấu vào phép tính ….
Để đầu quy trình mới này, bắt buộc ta phải dạy trẻ hiểu số nào lớn số nào bé trước nhé > Vậy làm thế nào để dạy trẻ nhận biết số lớn số bé ?
Cách dạy trẻ so sánh lớn hơn, nhỏ hơn:
– Sử dụng bảng cột 1 – 10 (như hình) để cho trẻ thấy rõ sự khác biệt về lượng của các con số. Với các bạn khó khăn thì nên để cho trẻ theo đúng trật tự bảng cột để trẻ thấy rõ. Khi so sánh hai số với nhau thì nên chọn 2 số khác hẳn về lượng như ( 1 và 5 / 2 và 7 , 4 và 10 ) > có sự chênh lệch rõ ràng sẽ khiến trẻ tri giác dễ và hiểu hơn.
– Lúc đầu tôi sử dụng bảng cột 1 -10 này hoặc tôi tách riêng hai cột cần so sánh ra để trẻ nhìn dễ. Sau đó dạy trẻ hiểu : cột cao hơn là lớn hơn, thấp hơn là bé hơn .
– Soạn những bài tập dạng : khoanh số lớn hơn / bé hơn có các cột ô lượng đi kèm ( việc này giúp trẻ hình dung một cách chính xác về lượng tương ứng của các con số)
– Khi trẻ có khả năng nhận được số lớn số bé mà có cột thì ta bỏ phần trợ giúp bằng hình ảnh này đi. Trẻ sẽ khoanh tốt số lớn hay số bé nếu bạn làm chắc phần trên.
Việc tiếp theo hoặc song song với quá trình dạy số lớn số bé là việc dạy trẻ nhận biết dấu lớn dấu bé (mục này cũng khoai hà khoai sọ chả kém : – ))
Ngoài việc dùng thẻ giới thiệu thì chúng ta có thể cho trẻ học thông qua đa giác quan :
– Sao chép dấu lớn, dấu bé : trên giấy, trên cát, xếp que tính, que tăm ……
Một trong những hoạt động cực kỳ tốt cho việc hình dung và in vào đầu trẻ là chơi trò dùng ngón tay và vẽ một dấu lớn/ bé trên không.
– Mình cũng hay dạy trẻ sử dụng hai bàn tay để làm dấu bé dấu lớn :
+ tay trái nắm lại giơ hai ngón ngang trước mặt thì chúng ta sẽ thấy dấu bé hơn / tay phải làm giống như vậy thì được dấu lớn. Một số trẻ TK lại có khả năng ghi nhớ thông qua việc dập khuôn một điều gì đó thì cách này là khá hiệu quả)
– Một cách tiếp theo để dạy trẻ phân biệt dấu lớn/ dấu bé là cho trẻ chơi trò chơi quay dấu : sử dụng một dấu > duy nhất ( không phân biệt chiều) . Khi cô quay chiều nào thì con gọi tên anh đó : > anh lớn ; < em nhỏ .Nen cho trẻ tự làm để trẻ thấy sự khác biệt giữa chiều của 2 dấu này.
– Với một số trẻ thường nhầm lẫn chiều con số, dấu thanh sắc/ huyền, dấu lớn dấu bé thì chúng ta nên chọn các phiếu bài tập dạng :
+ Khoanh các dấu có chiều giống nhau.
+ Nối hai dấu giống nhau ……
Khi trẻ học được tên của hai dấu thì chúng ta bắt đầu dạy trẻ đưa vào phép toán : – Tạo các quy định riêng cho hai dấu như việc ví đó là miệng con cá sấu : miệng nó quay về đâu thì là dấu lớn hơn, hoặc nó húc đầu nhọn vào số bé hơn…..
– Một cách mình dạy các bạn khá hiệu quả và nhanh đó là :
+ B1 : dạy trẻ dùng dấu = trước : điều này dùng để trộn bài khi giao bài tập cho trẻ. Trẻ gặp nhiều bài dễ và thành công thì trẻ mới có động lực học tiếp. Nếu ta ngay từ đầu mà đưa toàn dấu > < thì trẻ sẽ ngại .
+ B2 : trộn hai phép có điền dấu > =
Cách hướng dẫn trẻ làm bài như sau : VD : điền dấu > , = 3 …3 7 … 2 6 …1
Mẹ hỏi : 3 với 3 , điền dấu gì ? ( (7, 2) : 7 lớn hay bé ? ( lớn) > vậy điền dấu lớn (6, 1) : 6 lớn hay bé / ( lớn) > điền dấu lớn
Ở ví dụ trên, mình thường làm theo trình tự : một bài cực dễ cho trẻ đầu tiên, tiếp theo bào mình hướng dẫn, ngay sau đó là vài bài liên tiếp giống như bài hướng dẫn để trẻ thực hiện với sự giảm nhắc dần dần từ cô.
– Việc chỉ cho trẻ nhìn hai số và quan tâm cái số đầu tiên nó lớn hay bé rồi điền vào giúp trẻ rõ ràng hơn khi tư duy.
– Việc bạn hỏi : 7 lớn hơn 3 hay bé hơn 3 là đưa trẻ vào khu rừng rậm thêm rồi ( câu hỏi này chỉ dành cho trẻ khá hoặc thường thôi nhá)
+ B3 : Trộn 2 phép có điền dấu < = + B4 : trộn lẫn lộn : > / = / <
– Việc soạn bài và có giáo cụ trực quan là vô cùng cần thiết trong việc dạy trẻ. Vì vậy muốn dạy mục tiêu nào bạn phải có nhiều giáo cụ cũng như bài tập phải phong phú , đa dạng .
– Dạy toán là dạy trẻ tư duy vì vật đừng dạy trẻ học vẹt, thuộc lòng hay chỉ cần biết đầu nhọn húc vào đâu … mà không biết bản chất nó là gì thì mình nghĩ đấy không phải là dạy toán.
– Con đường đến cái chữ, học cái toán là vô cùng trông gai và khó khăn với trẻ tự kỷ , nó đòi hỏi giáo viên hay mẹ phải cực kì tỉ mỉ .
Nói vậy không phải là trẻ tự kỷ không học được, mình chứng kiến nhiều bạn học toán cực kỳ vất vả nhưng rồi cũng gặt hái được thành công. Cụ tỷ như anh trẻ tự kỷ mà mình dạy cách đây 15 năm : 3 năm viết sổ nhật ký cho anh đều cộng trừ phạm vi 3 – 10 . Thế rồi một ngày đẹp trời anh không phụ lòng của mẹ anh và mình, anh làm được toán lớp 3 – 4 nhá. Chính anh là nguồn động lực và gương sáng cho mình sau này dạy toán các bạn thế hệ sau đấy.
Mỗi một trẻ tự kỷ là một khác, diều quan trọng là chúng ta tìm được cách học và sở thích của mỗi trẻ thì việc dạy trẻ sẽ dễ dàng hơn. Đây chỉ là 1 trong nhiều cách mà chúng ta dạy trẻ. Mong rằng bài viết này sẽ gợi ý được nhiều ý tưởng cho các mẹ, các cô
Tin tức - Tags: dạy trẻ, trẻ tự kỷQuy trình XÁC NHẬN NHẬP HỌC tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội 2019-2020
Khóa học Làm phim hoạt hình 2D bằng phần mềm Moho
218 câu trắc nghiệm hàm ẩn trích từ đề thi thử THPTQG 2017-2018
Nhiều điểm mới đáng chú ý trong tuyển sinh lớp 10 THPT ở Hà Nội
Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 12
Hệ thống toàn bộ kiến thức sinh học phổ thông
6 giai đoạn học đánh vần dành cho mẹ và bé
Từ khóa » Dấu Lớn Dấu Bé Viết Như Thế Nào
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Dấu Lớn Hơn Và Dấu Bé Hơn (>,<)
-
Dấu Bé Đơn Giản, Dễ Hiểu Và Hay Nhất - Toán Lớp 1 - YouTube
-
Top 14 Dấu Lớn Dấu Bé Viết Như Thế Nào
-
Lý Thuyết Về Lớn Hơn, Dấu > ( Môn Toán Lớp 1)
-
Dấu Bé Đơn Giản, Dễ Hiểu Và Hay Nhất Cho Học Sinh Lớp 1
-
Mẹo Phân Biệt Dấu Lớn - Dấu Bé Đơn Giản, Dễ Hiểu Và Hay Nhất
-
Bé Hơn, Dấu <. Lớn Hơn, Dấu >. Bằng Nhau, Dấu = - Toán Lớp 1
-
Chúng Tôi Là Giáo Viên Tiểu Học - Facebook
-
Mẹo Phân Biệt Dấu Lớn - Dấu Bé Đơn Giản, Dễ Hiểu Và Hay Nhất
-
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN BIỆT... - Chúng Tôi Là Giáo Viên Tiểu Học
-
Gợi ý Cách Học Toán Lớp 1 Dấu Lớn Bé Bằng Cho Bé Hay Nhất - Monkey
-
Toán Lớp 1 - Học Dấu Lớn, Dấu Bé, Dấu Bằng | Hay Nhất
-
Cách Viết Dấu Lớn Hơn Hoặc Bằng, Bé Hơn Hoặc Bằng Trong Excel ...
-
Lý Thuyết Về Lớn Hơn, Dấu Lớn Hơn Và Dấu Nhỏ Hơn, Lý Thuyết ...
-
Dấu Lớn Hơn Và Dấu Nhỏ Hơn
-
Lý Thuyết Bé Hơn. Lớn Hơn. Bằng. Dấu <; >; = Toán 1