Dây Trục Câu Đài Là Gì - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật câu tay kiểu Đài Loan là cách câu tay hoàn toàn mới điển hình trong Cách câu chì treo (hay Cách câu chì lơ lửng), du nhập từ Đài Loan vào Trung Quốc những năm cuối thập niên 80, đó là kỹ thuật chuyên dành cho câu tay trong các ao hồ, từ đó được mệnh danh là Câu Đài. Với sự áp dụng và không ngừng đổi mới, câu Đài đã phát triển rất nhanh chóng và ngày nay câu Đài còn có tên mới là Kỹ thuật câu cạnh tranh (hay Kỹ thuật câu thi).
Đang xem: Câu đài là gì
Cách câu này khi mới du nhập vào Trung Quốc, đã đánh bại hoàn toàn cách câu truyền thống và tạo nên một trào lưu câu tay mạnh mẽ tại Trung Quốc với tốc độ lên cá nhanh gấp 3 5 lần cách câu truyền thống, thêm vào đó là loại mồi câu có tính sương mù hóa đã thu hút cá tới đông như quân Hung Nô. Trãi qua hơn chục năm phát triển, với tài trí người Trung Quốc, câu Đài đã không ngừng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Kỹ thuật câu tay của người Trung Quốc ngày nay đã hơn hẳn và bỏ xa các cần thủ Đài Loan.
Câu Đài có nhiều khác biệt và ưu điểm so với cách câu truyền thống.1. Câu Đài sử dụng những phụ kiện nhỏ như lưỡi, phao, chì, dây, mồi với cần câu ngắn khoảng từ 3.6m 4.5m và rất nhạy.
2. Dây linh trong cách câu truyền thống rất ngắn, chì nằm ngang đáy hồ rất là lụt. Dây linh trong câu Đài dài và có thể điều chỉnh được, chì và lưỡi câu treo thẳng đứng. Thanh quấn chì và hạt chặn chì có thể di chuyển lên xuống, dây linh dài từ 8cm 40cm và tùy tình hình cá mà áp dụng. Có thể câu lửng, câu đáy với nhiều mức độ nhạy và lụt khác nhau, phạm vi áp dụng rất rộng rãi.
3. Về phương diện kỹ thuật, câu Đài thực hiện 2 lần sự cân bằng của bộ thẻo câu. Lần thứ nhất là sự cân bằng giữa sức nổi của phao, trọng lượng của chì và lưỡi câu. Lần thứ hai là sử dụng trọng lượng của mồi câu để phá vỡ trạng thái cân bằng đó, sau đó tìm đáy và xác lập lại một trạng thái cân bằng mới, bằng cách phối hợp điều chỉnh phao mà khiến cho 2 lưỡi câu ở trạng thái cá dễ dàng ăn mồi. Khi cá ăn mồi thì tín hiệu lập tức được truyền đến phao, đó là một cách câu rất là nhạy.
4. Phao sử dụng trong câu Đài rất nhạy, có đặc điểm là dài, đọt và thân nhỏ, có tác dụng phóng đại tín hiệu của cá khi ăn mồi. Cách chỉnh phao cơ bản là chỉnh 4 câu 2, và nhiều cách chỉnh phao khác như là chỉnh nhạy và lụt, câu nhạy và lụt. Kỹ thuật chỉnh phao trong câu Đài rất phức tạp. Trong một bộ thẻo câu Đài, nếu lấy phao làm điểm mốc thì phần trên của phao gọi là dây gió, phần dưới gọi là dây nước. Nếu lấy chì làm mốc thì đoạn dây trên gọi là dây chính (dây chủ, dây trục, dây mẫu), đoạn dưới gọi là dây linh (dây con, dây nhánh, dây não). Trong lúc câu, đọt cần câu và dây gió phải được nhấn chìm xuống nước, lấy phao làm trọng điểm, cùng với đoạn dây nước và dây linh thẳng đứng, tạo nên một khu vực câu vô cùng nhạy cảm, khi lưỡi câu động đậy thì tín hiệu lập tức được truyền đến phao. Đây là đặc điểm nổi bật nhất trong câu Đài.
5. Mồi câu trong câu Đài là mồi câu chuyên dụng, có nhiều màu sắc và có tính sương mù hóa, có tác dụng quan trọng trong việc tạo ổ câu và thu hút cá.
6. Những trang thiết bị khác trong câu Đài như là thùng câu cá, thao đựng mồi, dù che nắng, vợt cá, được thiết kế khoa học và được nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn bảo vệ mội trường.
Cách câu chì treo trong câu Đài là cách câu dính cá nhanh nhất và hiệu quả câu cá rất cao. Đây là điều tất yếu và là kết quả hiển nhiên của cuộc nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, bất cứ sự vật nào đều có tính chất hai mặt của nó.1. Nhìn theo gốc độ về phương diện ứng dụng mà nói, kỹ thuật câu Đài được cải thiện chuyên dành để câu trong các ao hồ. Với dây câu nhỏ, lưỡi nhỏ, cần nhỏ, tại nơi đáy hồ bằng phẳng với độ sâu từ 1 1.5m, câu cá chép và cá diếc rất hiệu quả, nhưng cách câu này không phù hợp câu trong thiên nhiên và câu cá lớn, cũng không thích hợp để câu những loại cá săn mồi hung dữ và càng không thể nào áp dụng trong câu biển. Câu Đài chịu không được sóng to gió lớn và tại những nơi có đáy hồ không bằng phẳng, câu Đài mất đi tính nhạy cảm của nó. Hơn nữa, cách chỉnh phao trong câu Đài rất phức tạp, không phải ai cũng học được và rất tốn thời gian. Với phao nhỏ và mảnh thì rất là khó quan sát đối với người mắt kém và người lớn tuổi. Câu Đài rất khoa học, nhưng phải cải cách áp dụng kết hợp với ưu điểm của cách câu truyền thống Trung Quốc có từ hàng ngàn năm nay.
2. Kỹ thuật câu Đài của Trung Quốc còn non trẻ, so với cách câu quốc tế thì chưa xứng hợp. Kỹ thuật câu thi nội địa mang đậm bản sắc Trung Hoa, với hồ câu nhân tạo và bằng phẳng, thi đấu, huấn luyện đều giống nhau, hồ câu thi với tiêu chuẩn hình vuông, độ sâu từ 1.5 2.0m, sử dụng cần ngắn, đọt nhỏ, lưỡi nhỏ, dây nhỏ, dùng mồi vo và mồi kéo để câu cá diếc là chính. Trong cuộc thi đấu quốc tế, đều sử dụng cách câu chì treo lơ lửng. Địa điểm câu thi tại hồ câu tự nhiên, mặt bằng câu rộng rãi, cần câu dài không quá 14.5m, sử dụng vợt cá lớn, cá câu được không ngắn hơn 50cm, không được làm tổn thương cá. Số lượng mồi câu và mồi xả đều được quy định rõ ràng, chú trọng đến văn minh và bảo vệ môi trường. Người thắng cuộc là người chinh phục tự nhiên bằng chính tài năng của mình.
CÁCH CHỈNH PHAO CĂN BẢN CHỈNH 4 CÂU 2Cách làm một bộ thẻo câu Đài
Dụng cụ gồm: dây câu (dây chính và dây nhánh), lưỡi câu (thường sử dụng lưỡi không ngạnh), phao, hạt chặn, thanh quấn chì, chì lá, nút cắm phao, vòng cao su hay khoen số 8.
Một bộ thẻo câu Đài thông thường được làm như hình dưới đây:
Thứ tự liên kết như sau: lấy đoạn dây chính dài hơn thân cần khoảng 20cm, xỏ 2 hạt chặn phao, nút cắm phao, xỏ thêm 2 hạt chặn phao, 1 hạt chặn chì, thanh quấn chì, thêm 1 hạt chặn chì, khoen số 8 hay vòng cao su, và nối dây nhánh vào. Tiếp theo, cuốn chì lá vào thanh quấn chì, gắn phao vào nút cắm phao, làm 1 mối nối để liên kết với cần câu.
Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để làm một bộ thẻo câu, như là chỉ cần 2 hạt chặn để chặn phao, không sử dụng hạt chặn chì dưới, sử dụng thanh quấn chì có lò so
Cách chỉnh phao
Cách chỉnh phao căn bản chỉnh 4 câu 2 như hình bên:
Diễn giải:
Chỉnh 4: Khi chỉ có lưỡi câu (không gắn mồi câu) thêm bớt chì lá sao cho phao nhô lên mặt nước 4 nấc phao và phải đảm bảo lưỡi câu lơ lửng không chạm đáy.§ Câu 2: Khi đã gắn mồi câu (trọng lượng mồi câu lớn hơn 2 nấc phao) thì phao sẽ chìm dưới mặt nước. Tìm đáy bằng cách kéo phao lên sao cho phao nổi lên mặt nước 2 nấc phao, lúc này mồi câu đã tới đáy. Khi hết mồi câu thì phao sẽ nổi lên 4 nấc phao.Một số điều cần lưu ý
§ 2 hạt chặn chì nên lớn hơn hạt chặn phao và nó có tác dụng di chuyển thanh quấn chì lên xuống, thông qua đó để tăng hay giảm độ nhạy của bộ thẻo câu.§ 2 hạt chặn phao ngoài cùng để đánh dấu điểm câu nhạy nhất và kém nhạy nhất (lụt nhất).§ Vòng cao su có tác dụng giảm sốc khi ta giật cần đột ngột.§ Dây linh thông thường nhỏ hơn dây chính từ 0.02 mm trở lên, một số trường hợp thì dây linh nên lớn hơn dây chính.§ 2 hạt chặn chì luôn luôn nằm sát và giữ chặt thanh quấn chì.§ Mồi câu phải mềm và tan nhanh trong nước.§ Chỉnh phao ngay tại địa điểm câu và chỉ câu tại địa điểm đó thôi.§ Dây gió (đoạn dây từ phao đến đọt cần câu) phải dìm xuống nước để đường câu thành 1 đường thẳng.§ Khi chỉnh phao thì cũng phải nhấn đoạn dây gió chìm xuống nước để chỉnh phao được chính xác.Một số cách thắt nút để làm 1 bộ thẻo câu:
Cách nối dây nhánh và dây chính: giữa dây chính vòng cao su và thẻo câu
Cách nối bộ thẻo câu vào cần câu
Một số dụng cụ trong câu Đài
Bộ thẻo câu hợp lý
Đối với một số cá ăn nhát, dây câu lớn nhỏ, chì lớn nhỏ, sẩy cá trong ổ câu, lưỡi câu lớn nhỏ, tiếng ồn sẽ khiến cá rời khỏi ổ câu, để thu hút cá vào lại ổ câu lại mất khá nhiều thời gian. Cho nên, biết được tình hình cá tại điểm câu, phối hợp hợp lý một bộ thẻo câu là yếu tố quan trọng để câu được nhiều cá.
Thông số phối hợp làm một bộ thẻo câu (chỉ để tham khảo)
Dưới đây là bảng quy đổi giữa số đường kính (mm) tải trọng (kg và lb) của dây nylon
QUAN ĐIỂM VỀ LỤT VÀ NHẠY TRONG CÂU ĐÀI
MỘT SỐ CÁCH CHỈNH PHAO
QUAN ĐIỂM VỀ LỤT VÀ NHẠY TRONG CÂU ĐÀI
Nguyên lý áp dụng
Tuân theo Định luật Ascimet: Lực đẩy tác dụng lên vật bằng trọng lực phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Do đó, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều thì lực đẩy tác dụng lên phao càng lớn.
Lưu ý rằng lực đẩy này khác với lực nổi thặng dư của phao. Lực nổi thặng dư càng lớn khi số nấc phao càng cao. Ví dụ, khi chỉnh 8 câu 2, lực đẩy là 6 nấc phao, lực nổi thặng dư khi câu là 2 nấc phao.
Định luật II Newton: F = m.a (Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật, tức là vật nào có khối lượng lớn thì thu gia tốc nhỏ hay càng khó làm thay đổi vận tốc của nó.)
Một số quan điểm trong câu Đài
1. Quan điểm cho rằng số nấc phao chỉnh càng lớn thì càng nhạy.
2. Quan điểm cho rằng số nấc phao chỉnh càng nhỏ thì càng nhạy.
Thực tế thì chỉnh phao không thể nói được bộ câu đó là nhạy hay lụt. Các quan điểm sau đây được chấp nhận rộng rãi nhất vì sự khoa học của nó.
3. Quan điểm cho rằng số nấc phao khi chỉnh càng lớn thì càng nhạy. Ngược lại, số nấc phao khi câu càng nhỏ thì càng nhạy.
Vì khi số nấc phao chỉnh lớn, thì sức nổi của phao sẽ lớn, cá đụng nhẹ cục mồi thì phao sẽ phản ứng lại liền, đó là chỉnh nhạy. Ngược lại, theo Định luật Acsimet, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều (số nấc phao câu càng nhỏ) thì lực đẩy Acsimet làm cho phao nổi lên càng lớn, đó chính là câu nhạy.
Từ đó, sẽ có 4 trường hợp áp dụng theo quan điểm này
§ Chỉnh nhạy câu nhạy khi số nấc phao chỉnh lớn và số nấc phao câu nhỏ.
Trường hợp áp dụng: Cá hoạt động chậm chạp vì lý do thời tiết như trời lạnh hay không đủ oxy nên cá không ăn mồi
§ Chỉnh nhạy câu lụt khi số nấc phao chỉnh lớn và số nấc phao câu lớn.
Trường hợp áp dụng: Cá rất tinh khôn và có nhiều cách để thử mồi trước khi ăn, cho nên không thể xác định được khi nào sẽ phải giật cần.
§ Chỉnh lụt câu nhạy khi số nấc phao chỉnh nhỏ và số nấc phao câu nhỏ.
Trường hợp áp dụng: Khi có nhiều cá và tranh nhau ăn mồi không theo một quy luật nào.
§ Chỉnh lụt câu lụt khi số nấc phao chỉnh nhỏ và số nấc phao câu lớn.
Trường hợp áp dụng: Cá nhiều nhưng không ăn mồi, có khi cá sẽ mắc câu khi đang bơi lội, khi phao có tín hiệu thì giật cần ngay, nhiều lúc sẽ dính được cá.
Tất cả các trường hợp trên thì tình trạng của mồi dưới nước có thể là: 2 cục mồi nằm dưới đáy, 1 nằm dưới đáy 1 chạm đáy, 1 chạm đáy 1 lơ lửng, 2 cục mồi lơ lửng.
4. Quan điểm cho rằng bộ câu được xem là không nhạy không lụt khi trọng lượng của cục mồi lưỡi dưới sẽ do đáy hồ đảm nhận, trọng lượng của cục mồi lưỡi trên sẽ do phao đảm nhận, mồi câu lúc đó sẽ là 1 nằm dưới đáy 1 chạm đáy.
CT: Nấc phao câu = Nấc phao chỉnh Trọng lượng 1 mồi + Trọng lượng 1 lưỡi câu
VD1: TL 1 mồi là 3 nấc phao, TL 1 lưỡi là 1 nấc phao, nấc phao chỉnh là 4. Ta có trạng thái không nhạy không lụt là khi nấc phao câu = 4-3+1=2VD2: TL 1 mồi là 1 nấc phao, TL 1 lưỡi là 3 nấc phao, nấc phao chỉnh là 4. Ta có trạng thái không nhạy không lụt là khi nấc phao câu = 4-1+3=6
Trong thực tế, rất khó chỉnh phao theo quan điểm này vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
MỘT SỐ CÁCH CHỈNH PHAO
Cách chỉnh phao chì chạm đáy hay cách câu chì chạy (hình b)
Khi chì lơ lửng không chạm đáy và không có lưỡi câu, tăng giảm chì lá sao cho phao ngang bằng mặt nước (số nấc phao bằng 0) và sử dụng phao có độ trở thân nhanh để mồi câu rơi đến điểm câu nhanh để hạn chế cá giữa đường ăn mồi, vì vậy nên sử dụng phao ngắn và trọng tâm hướng xuống dưới.
Gắn lưỡi câu vào và kéo phao lên sao cho phao nhô lên khỏi mặt nước là có thể câu được. Lúc này chì đã chạm đáy và ta có thể kéo hoặc không kéo hạt chặn chì trên lên cao để chì có thể di chuyển tự do (không nhất thiết phải cố định chì và hạt chặn trên không còn tác dụng nữa). Lúc này cá phải tác động một lực đủ lớn để nâng toàn bộ trọng lượng chì hoặc đủ lớn để kéo lực nổi của nguyên cây phao thì tín hiệu mới truyền đến phao.
Đây là cách câu lụt nhất trong câu Đài. Tuy nhiên, so với cách câu truyền thống (Chì nằm đáy hình a) thì kiểu câu này vẫn nhạy hơn. Vì trong kiểu câu truyền thống thì ngoài việc cá phải tác động một lực để kéo cục mồi và chì thì còn phải tác động thêm một lực đủ lớn để thắng lực ma sát giữa chì và đáy hồ, khi đó tín hiệu mới được truyền được đến phao.
Cách chỉnh phao này đặc biệt hữu dụng khi có nhiều cá nhỏ phá mồi và loại bỏ được tín hiệu giả của phao. Thứ nhất là 2 dây linh nằm ngang dưới đáy hồ, cá sẽ không đụng được dây linh. Thứ hai là tín hiệu truyền đến phao sẽ chậm hơn do chì nặng, sau khi cá ăn mồi và làm di chuyển dây linh thì tín hiệu mới truyền đến phao. Người ta cũng thường áp dụng cách này câu cá diếc khi có nhiều cá tạp và cá nhỏ phá mồi. Vì sau khi cá diếc ăn mồi, thông thường thì cá diếc sẽ điều chỉnh thăng bằng bản thân, vì vậy sẽ vô tình nâng luôn chì câu, và xuất hiện trạng thái đưa phao (bình phao). Trong cách câu này, tín hiệu cá ăn mồi thường là bình phao (cho nên thường câu từ 1 3 nấc phao, để cho khoảng cách đưa phao sẽ lớn và như thế sẽ dễ dàng quan sát hơn), hoặc phao sẽ chìm dần từ từ và không nổi lên nữa thì mới giật cần. Trường hợp cá nhỏ phá mồi, tín hiệu của phao sẽ chìm nhanh và nổi lên lại, lúc này thì ta nên tăng một tí trọng lượng chì sao cho cá nhỏ không đủ sức làm cho phao động đậy nữa hoặc là tăng số nấc phao câu (có thể câu tới 7 8 nấc phao, nhưng chú ý là lúc này thì chì vẫn không nằm đáy mà chỉ chạm đáy).
Trong cách câu này, sau khi quăng mồi ra, mồi sẽ chìm từ từ, và trong quá trình đó thì cá nhỏ thường hay phá mồi và phao sẽ có tín hiệu, lúc này ta không nên giật cần. Khi mồi đã chìm xuống đáy 1 thời gian, ta thấy phao không có tín hiệu nữa, lúc này chứng tỏ là đã hết mồi câu. Trong trường hợp này thì ta nên làm cho mồi câu lớn một tí và dai một tí.
Cách chỉnh phao theo Trường dạy câu cá Lão Quỷ
Trường câu cá Lão Quỷ làm thí nghiệm như sau: sử dụng cách câu là chỉnh 4 câu 2 với 3 loại mồi có trọng lượng khác nhau (nhẹ, nặng, mồi kéo(cực nhẹ)), trọng lượng 2 lưỡi câu là 4 nấc phao, trạng thái của mồi dưới nước sẽ là 1 nằm đáy 1 lơ lửng, 2 mồi nằm đáy, 1 chạm đáy 1 lơ lửng. Lần lượt áp dụng với cách câu chỉnh 4 câu 3, câu 4, câu 5, câu 8, và cho đến khi ½ thân phao nổi trên mặt nước (lúc này chì nằm dưới đáy). Họ thấy rằng, khi chỉnh 4 câu 5, dây thẻo vẫn không bị chùng, cho đến khi câu 8, dây thẻo mới bắt đầu bị chùng. Điều này chứng tỏ, dây linh bắt đầu chùng khi số nấc phao câu bằng số nấc phao chỉnh khi không có 2 lưỡi câu.
Điều quan trọng trong cách chỉnh phao theo quan điểm này là phải nhớ và xác định được 2 điểm cực nhạy và cực lụt.
Tiến hành như sau:
1. Xác định số nấc phao chỉnh
Chỉnh phao khi chì lơ lửng không chạm đáy.
Khi không gắn lưỡi câu, ta được điểm A là điểm cực lụt (đánh dấu bằng số nấc phao).
Khi gắn lưỡi câu và mồi câu vào, ta được điểm B là điểm cực nhạy.
Thông thường, ta sử dụng phao nhỏ, nên khi gắn mồi câu và lưỡi câu vào thì phao sẽ chìm. Lúc này điểm B sẽ là điểm mà tại đó số nấc phao bằng 0.
Khoảng cách AB sẽ phụ thuộc vào trọng lượng mồi câu và đọt phao lớn hay nhỏ. Nếu trọng lượng mồi câu lớn và đọt phao nhỏ thì khoảng cách AB lớn.
2. Xác định số nấc phao câu
Kéo phao tìm đáy (sao cho mồi câu tới đáy), đánh dấu 2 điểm cực nhạy (bằng số nấc phao B khi chỉnh) và cực lụt (bằng số nấc phao A khi chỉnh) bằng 2 hạt chặn phao ngoài cùng. Điểm câu C sẽ nằm giữa 2 điểm A và B.
Lúc này trạng thái của mồi có thể sẽ là 2 mồi nằm đáy, 1 chạm 1 nằm hay 1 nằm 1 lơ lửng. Khi điểm C = A thì 2 cục mồi đều nằm đáy. Nếu điểm câu C nằm ngoài 2 điểm A và B thì lúc đó dây linh bắt đầu bị trùng hoặc là 2 mồi lơ lửng trong nước (nếu phao đủ lớn).
Ví dụ: Khi phao lơ lửng và không có lưỡi câu thì phao nổi 8 nấc (điểm A), khi gắn lưỡi và mồi câu thì phao nổi còn 1 nấc (điểm B). Kéo hạt chặn phao sao cho mồi câu đụng đáy. 2 hạt chặn ngoài cùng để đánh dấu 2 điểm cực nhạy B (khi phao nổi 1 nấc) và cực lụt A (khi phao nổi 8 nấc). Điểm câu C sẽ nằm trong khoảng AB, điểm C càng gần B thì càng nhạy và ngược lại.
Cách chỉnh phao câu lửng (hình g)
Khi bộ thẻo câu đã gắn mồi câu, tăng giảm chì lá sao cho số nấc phao nhô lên khỏi mặt nước là được. Cách câu này chủ yếu được sử dụng trong trường hợp cá dạn ăn và mật độ cá tương đối dày đặc.
Đặc điểm của cách câu này.
Sử dụng phao có độ trở thân nhanh (phao chuyển từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng nhanh), cho nên sử dụng phao có thân ngắn, chân phao ngắn và trọng tâm phao nằm dưới phao có chân làm bằng trúc thì càng tốt.
Nên chỉnh phao cao (nhưng không quá phạm vi của đọt phao) để cho điểm chỉnh, điểm câu và điểm trở thân gần lại với nhau. Vì khi phao xuống nước, sau khi trở thân và phao sẽ chìm từ từ đến số nấc phao câu, nếu chỉnh phao thấp thì khi phao chìm đến điểm câu sẽ dài hơn vì vậy ta không biết được tín hiệu khi cá ăn mồi trong khoảng thời gian này.
Dây linh không nên quá nhỏ và thường không dài quá 10cm.
Khoảng cách 2 lưỡi lớn để tiện cho việc câu cùng lúc 2 con.
Lưỡi nhỏ, mồi câu dẻo và nhỏ.
Tiêu chuẩn của cách chỉnh phao đúng
§ Hành trình phao lên xuống mạnh mẽ, giật cần dính cá, là cách chỉnh phao chuẩn xác.§ Phao lên xuống không có sức, giật cần không dính cá hoặc dính ở hàm dưới con cá, chứng tỏ chì quá nặng, lúc này nên giảm trọng lượng chì để tăng độ nhạy cho bộ thẻo câu.§ Phao lên xuống nhưng ít khi dính cá, nên tăng trọng lượng chì để giảm bớt độ nhạy của bộ thẻo câu.§ Phao nhấp nhô dữ dội nhưng không dính cá, nên tăng trọng luợng chì.§ Hành trình phao nhanh chậm không đồng điều, giật cần không có cá, lúc này nên giảm trọng lượng chì lại.
Tóm lại, chỉnh phao rất quan trọng trong câu Đài, có nhiều cách chỉnh phao khác nhau cho những trường hợp khác nhau và tuyệt đối không áp dụng duy nhất một cách chỉnh phao cho tất cả các hồ câu.
CÂU LỬNG VÀ CÂU ĐÁY TRONG CÂU ĐÀIBộ thẻo câu trong câu lửng và câu đáy trong câu Đài đều bao gồm: dây, lưỡi, phao, chì, khoen số 8, hạt chặn, nút cắm phao. Và cách làm một bộ thẻo câu đều giống nhau, chỉ khác nhau một vài chi tiết nhỏ, tuy nhiên sự khác biệt đó lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả câu cá, cái khác biệt đó được áp dụng trong tình hình cá khác nhau trong câu Đài đó là cách câu lửng và câu đáy.
Cần câu
Câu lửng thường sử dụng cần câu hơi cứng, ví dụ, khi câu cá diếc lớn hay nhỏ, câu đáy sử dụng cần câu 3:7 thì câu lửng có thể sử dụng cần có độ cứng hơn là 2:8. Vì khi câu lửng, chủ yếu là câu tốc độ và chủ yếu là phải nắm bắt thời điểm giật cần, mà trong câu lửng thì tín hiệu thường gặp của phao khi cá ăn mồi là phao bị kéo chìm xuống nước và quá trình đó rất ngắn ngủi, cho nên khi sử dụng cần câu hơi cứng sẽ có độ nhạy cao, mạnh mẽ hơn và nhanh chóng làm cho lưỡi câu đóng vào miệng cá.
Dây chính
Câu đáy sử dụng dây chính dài hơn cần câu sẽ có lợi thế trong việc câu xa một tí. Nhưng trong câu lửng thì dây chính cộng dây linh luôn nhỏ hơn hoặc bằng độ dài cần câu vì nhiều lý do sau: cá ăn lửng thường là cá dạn ăn, nên câu gần bờ một tí cũng không sao, và nhanh chóng thu hút những con cá gần bờ đến điểm câu của mình. Vì cá ăn lửng thường là cá nhỏ, dây chính ngắn có lợi trong việc nhanh chóng nhấc bổng con cá lên bờ, tiết kiệm được thời gian.
Dây linh
Sự khác biệt giữa dây linh trong cách câu lửng hay câu đáy trong câu Đài chủ yếu là độ dài dây linh và dây linh lớn hay nhỏ.
Trước hết, tại sao sử dụng dây linh trong câu lửng lại ngắn hơn trong câu chìm. Vì khi câu đáy, dây linh dài thì phạm vi dao động của mồi khi chìm xuống đáy sẽ lớn, như thế sẽ có hiệu quả trong việc thu hút cá và dây linh sử dụng thường dài hơn 15cm. Trong câu lửng thì chủ yếu là câu cá ở tầng giữa hoặc gần mặt nước, nếu dây linh quá dài, khi chì rơi đến điểm câu và làm cho phao trở thân (phao chuyển từ trạng thái nằm ngang sang thẳng đứng), thì mồi và lưỡi câu vẫn nằm trên chì, khi cá ăn mồi lúc này thì phao sẽ không có tín hiệu. Hơn nữa, dây linh quá dài, mồi câu sẽ chìm xuống đáy chậm hơn, quá trìng sương mù hóa và độ tan của mồi câu sẽ khiến cho tầng cá không ổn định. Cho nên người ta thường sử dụng dây linh không quá 10cm, khi đó mồi câu sẽ rơi đến điểm câu nhanh chóng, chủ động khống chế tầng cá và giảm bớt khu vực mù (khu vực tại đó mồi câu chuyển động nhưng phạm vi không đủ lớn để làm cho chì chuyển động vì thế mà tín hiệu cá ăn mồi sẽ không được truyền đến phao).
Trong cách câu đáy, người ta thường sử dụng dây linh nhỏ hơn dây chính là do khi gặp cá lớn, dây linh sẽ đứt và như vậy sẽ bảo vệ được dây chính. Thêm vào đó, dây linh nhỏ thì lực cản nhỏ sẽ khiến cho cá ăn mồi dễ dàng hơn và góp phần tăng độ nhạy bộ thẻo câu. Nhưng trong câu lửng thì lại khác, người ta thường sử dụng dây linh bằng hay thậm chí lớn hơn dây chính vì nhiều lý do: cá ăn lửng chủ yếu là cá nhỏ, và một khi cá ăn lửng thì chứng tỏ cá không nhát mồi và ăn mạnh miệng, cho nên sử dụng dây linh lớn một tí cũng không sao.
Phao
Trong câu đáy thường sử dụng phao có chân phao dài, thân vừa và đọt phao cứng, nếu cá bắt đầu chuyển sang ăn lửng (nhưng vẫn ở tầng dưới) nhưng không nhiều thì có thể sử dụng loại phao này, điều chỉnh phao một tí là được, vì loại phao này có tốc độ trở thân vừa, truyền tín hiệu chính xác, đọt phao dài sẽ dễ dàng hơn cho việc quan sát và phán đoán tình hình cá dưới nước. Nếu cá ăn xảo quyệt thì sử dụng phao thân dài và đọt phao mềm để loại bỏ tín hiệu giả. Nếu tốc độ lên cá nhanh thì sử dụng phao có chân phao và thân phao vừa có ưu điểm là tốc độ trở thân của phao tương đối nhanh, hành trình lên xuống của phao ổn định, rất thích hợp để đối phó với cá ăn từ tầng giữa đến tầng dưới.
Thông thường trong câu lửng, người ta sử dụng loại phao có thân phao ngắn và đọt phao dài để câu cá tầng giữa vì loại phao này chìm chậm và tín hiệu phao phong phú.
Để câu cá ăn tầng trên hoặc gần mặt nước thì phao dài không quá 15 cm với chân phao to và thân phao ngắn có hình dạng quả táo là lựa chọn duy nhất. Vì khi cá ăn gần mặt nước là lúc đó cá dạn ăn, nhiều khi mồi vừa xuống nước là bị cá dành ăn, nếu phao trở thân chậm thì phao sẽ không thể hiện tín hiệu, và phao có chân phao lớn thì trọng tâm của phao sẽ bị hạ xuống, góp phần làm cho phao trở thân nhanh hơn.
Đối với cá miệng nhỏ và ăn chậm, thì nên chọn phao nhỏ hình quả táo, đọt phao cứng và dài, như thế sẽ có tác dụng phóng đại tín hiệu khi cá ăn mồi.
So với phao trong câu đáy, thì phao câu lửng lớn hơn vì cá dạn ăn nên yêu cầu về độ nhạy của phao không cao. Mặt khác, phao lớn thì chì sử dụng sẽ lớn hơn và sẽ khiến cho mồi câu rơi đến điểm câu sớm, có lợi trong việc ổn định tầng cá.
Lưỡi câu
Sự khác nhau giữa câu lửng và câu đáy trong câu Đài chủ yếu ở 2 điểm sau: một là sự chênh lêch độ dài 2 lưỡi câu, hai là trọng lượng lưỡi câu.
Khoảng cách 2 lưỡi câu
Câu đáy trong câu Đài, lưỡi và mồi câu sẽ có nhiều trạng thái dưới nước và xem xét đến yếu tố phân chia 2 dây thẻo làm hai, cho nên 2 dây linh sẽ một dài một ngắn. Nhưng sự chênh lệch 2 dây linh đó không được quá lớn, vì khi dây linh lưỡi câu trên (dây linh ngắn) chạm đáy thì dây linh dài sẽ bị chùng dây quá nhiều, khiến cho dây linh lưỡi dưới trở nên quá lụt. Hai dây linh chênh lệch nhau từ 1.5 2 lưỡi câu là hợp lý nhất. Ngược lại, trong câu lửng, để tăng hiệu quả câu cá và muốn dính cùng một lúc hai con cá, nếu sự chênh lệch hai lưỡi câu quá nhỏ thì khi sẽ ảnh hưởng đến trường hợp khi hai con cá tranh nhau ăn cùng một lúc. Vì vậy độ chênh lệch 2 lưỡi câu có thể là 2 3 lưỡi câu hay dài hơn. Trong cách câu lửng để câu cá mè, sự chênh lệch có thể là 10cm.
Trọng lượng lưỡi câu
Để câu cá nhát ăn thì sử dụng lưỡi câu có trọng lượng nhỏ để giảm thiểu lực cản khi cá nuốt mồi. Nhưng khi câu lửng, cá dạn ăn hơn nên trọng lượng lưỡi câu lớn không ảnh hưởng nhiều đến viêc cá ăn mồi, thêm vào đó là trọng lượng lưỡi câu lớn sẽ có tác dụng giảm bớt một số tín hiệu giả khi cá ăn mồi.
Trên đây chỉ là những điểm khác nhau chính giữa câu đáy và câu lửng khi cá ăn dạn trong câu Đài, chứ không dành cho câu lửng khi cá ăn chậm. Vì kỹ thuật câu lửng chủ yếu câu ở khu vực mật độ cá tương đối nhiều, trong điều kiện bình thường thì cá ăn lửng không nhiều, cho nên câu đáy vẫn là cách câu chủ yếu trong câu Đài. CẦN CÂU ĐÀIĐiều quan trọng trước khi mua cần tay là phải hiểu được ý nghĩa của các thông số in trên bao bì và trên cần câu.Thông số cần câu
Tổng độ dài: là tổng độ dài cần câu sau khi rút ra hay lắp vào. Gồm những quy cách sau: 3.6m, 4.5m, 5.4m, 6.3m
Số lóng: cho ta biết số lượng lóng cần câu để tạo thành 1 cần câu.
Độ dài rút gọn: là độ dài cần câu sau khi rút gọn. Thường chia làm 3 loại: Cần lóng dài (dài trên 1m), cần lóng trung (dài khoảng 60cm) và cần lóng ngắn (dài khoảng 30cm).
Đường kính trước: là đường kính nhỏ nhất của đọt cần câu.
Đường kính sau: là đường kính lớn nhất của đuôi cần câu.
Xem thêm: Thủ Trưởng Đơn Vị Tiếng Anh Là Gì ? Director, Ceo Director, Ceo
Tĩnh trọng: là trọng lượng của cần câu.
Vật liệu sử dụng: nói lên cần câu đó làm bằng vật liệu gì. Thông thường gồm có sợi thủy tinh và cacbon. Trong đó vật liệu NVC cho biết vật liệu cacbon dùng để làm cần là cacbon cao cấp có trọng lượng nhẹ, còn SNVC là cacbon siêu cấp có trọng lượng siêu nhẹ.
Hàm lượng cacbon: chỉ % lượng cacbon trong cần câu.
Tĩnh trọng câu: là trọng lướng lớn nhất mà cần câu có thể nhấc lên trong trạng thái tĩnh.
Điếu tính: là một từ rất trừu tượng, có thể chỉ độ cứng của cần câu, cũng dùng để chỉ độ cong của những loại cần câu khi nhấc bổng vật có trọng lượng như nhau. Độ cứng gồm cần mềm, cứng vừa, cần cứng, siêu cứng và cực cứng, thường chia làm cần có độ cứng 1:9, 2:8, 3:7, 6:4, 5:5.
Từ mối liên hệ giữa các thông số trên, ta có thể suy ra phẩm chất của cần câu. Ví dụ, tĩnh trọng cần câu là hàm số của độ dài cần, số lóng, độ dài rút gọn, đường kính trước, đường kính sau, vật liệu, hàm lượng cacbon. Cần có hàm lượng cacbon càng cao thì tĩnh trọng thấp và phẩm chất của cần càng cao. Ngoài ra còn phải xem xét độ thẩm mỹ của cần câu, màu sơn có đồng đều không, giá cả có hợp lý không
Nên chọn cần có tĩnh trọng thấp, tĩnh trọng câu cao, đường kính trước nhỏ, hàm lượng cacbon cao.
Cũng có thể dựa vào mục đích sử dụng mà chọn cần câu. Ví dụ, để câu cá lớn như cá chép, trắm cỏ, cá mè thì nên dựa vào thông số tĩnh trọng câu, độ cứng và tổng chiều dài cần câu và độ dày bờ thành lóng cần. Nhưng khi câu trong thời gian dài thì hơi mệt mỏi. Cần câu cá diếc thì tương đối nhẹ. Cần cứng thì khi dính cá lớn rất dễ xảy ra tình trạng lóng cần bị nứt. Cần dẻo thì thích hợp câu cá nhỏ, nhưng tốc độ lên cá chậm.Một số lưu ý khi chọn cần câu
Nên chọn hãng sản xuất có tên tuổi
Cần tay của Nhật thì thủ công sắc xảo. Nhưng không phù hợp với nhiều người vì loại cần này đắt tiền và chỉ phù hợp với người biết sử dụng, khi sử dụng loại cần này phải rất nhẹ nhàng linh hoạt, không được giật cần mạnh tay và quan trọng là bộ thẻo câu phải kết hợp hợp lý.
Hàng của Âu Mỹ thì chắc chắn nhưng nặng hơn, độ dày bờ thành lóng cần tương đối dày. Thích hợp người mạnh tay.
Cần tay của Đài Loan, Nam Hàn và Trung Quốc thì giá cả không cao, chất lượng tốt, phù hợp người mới tập câu.
Cần câu Đài có 2 loại kết cấu là cần rút và cần lắp. Cần câu rút thì thường trọng lượng nhẹ hơn, đọt cần nhỏ, dịu khi dìu cá, thích hợp câu cá lớn và không được giật cần mạnh tay. Đa số ngày nay đều sử dụng loại cần này. Nếu cần tốt thì sài cũng rất bền. Còn loại cần lắp có độ kín hơi tốt, bền, thích hợp câu cá nhỏ và giá cả hơi cao.
Chọn cần có hàm lượng cacbon cao
Hàm lượng cacbon thường được in trên thân cần hay bao bì. So với hàng Trung Quốc thì hàng nước ngoài có độ tin cậy cao hơn.
Có 2 cách để kiểm tra hàm lượng cacbon. Thứ nhất là xem. Cần câu có hàm lượng cacbon cao thì bề mặt bên trong lóng cần nhìn rất sáng, vật liệu làm cần mịn màng. Thứ hai là nghe. Gõ nhẹ cần xuống đất, nếu âm thanh phát ra trong như thép thì hàm lượng cacbon cao. Cần câu có hàm lượng cacbon cao có ưu điểm là thân cần cứng và thẳng, chịu lực lớn, trọng lượng cần nhẹ đến mức giới hạn.
Kiểm tra bề ngoài khi mua cần câu
Phải xem bề mặt cần câu có bị trầy xướt không. Đối với cần bằng sợi thủy tinh thì xem bề mặt có bị nổi bọt không, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cần câu.
Xem cần có thẳng không. Không chọn cần câu bị cong.
Xem bờ thành lóng cần có dày không, bề dày lóng có đồng đều không đặc biệt là chỗ nối giữa 2 lóng cần.
Xem xét giữa các lóng cần có kín hơi không. Nếu độ kín không tốt thì cát bụi dễ bay vô cần. Lâu ngày sử dụng cát bụi sẽ làm tổn thương tại mối nối các lóng cần, ảnh hưởng đến tuổi thọ cần câu. Ngoài ra, độ kín hơi tốt thì cần sẽ không bị chìm khi bị cá lôi xuống nước.
Điếu tính của cần câu
Điếu tính cần câu rất quan trọng. Điếu tính là một từ rất trừu tượng, có thể hiểu là độ cứng của cần câu ở những mức độ khác nhau. Độ cứng cần câu được thiết kế và chế tạo dựa vào chủng loại cá và cách câu.
Chọn được cần có độ cứng phù hợp rất là quan trọng trong việc phát huy hết tính năng của cần câu và cách câu cho từng loại cá. Cần có độ cứng khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đều có mặt ưu và khuyết điểm.
Từ hình 1, ta có thể thấy rõ, thiết kế của 1 cây cần có tuổi thọ cao thì nhất thiết phải chế tạo theo như hình 1. Tại khu vực gốc độ dính cá, lực kéo của con cá phân bố rất đồng đều thừ đọt cần đến khoảng lóng cần thứ 3 và được gọi là khu vực chịu lực (khu vực lực đàn hồi của cần câu). Một cây cần tốt thì sẽ thể hiện tính ưu việt của nó tại thời điểm này, phân bố rất đồng đều lực tác động, không những cá không thể chạy thoát, dây nhợ không bị đứt, đồng thời nhờ vào độ dẻo của cần câu, cần thủ dễ dàng chuyển sang khu vực gốc độ ròng cá và gốc độ lên cá. Tại 2 khu vực này, do gốc độ cần câu ngày càng lớn, lực tác động sẽ dịch chuyển lên đọt cần, và khu vực chịu lực ngày càng nhỏ, cuối cùng thì cá bị lên bờ.
Có một số hãng sản xuất cứ chạy theo mục tiêu tăng cường độ cứng cần câu, thì sẽ dẫn đến kết quả như hình 2. Khu vực chịu lực tập trung tại 1 điểm. Hậu quả thứ nhất là cần sẽ dễ gãy, nếu muốn cần không dẽ bị gãy thì phải tăng độ dày của lóng cần, làm cho trọng lượng cần tăng lên rất nhiều và cần thủ sẽ nhanh chóng bị kiệt sức. Thứ hai là tuổi thọ của cần sẽ ngắn do lực tác động không thể phân bố đồng đều lên cần câu.
Một cách đơn giản để phân chia ranh giới độ cứng cần câu là đem tổng độ dài cần câu chia làm 10 đoạn, cầm cần nằm ngang, ranh giới được xác định tại điểm cần câu bắt đầu hình thành hình vòng cung. Nếu độ cong tập trung ở đoạn thứ 1 tính từ đọt cần thì gọi là cần siêu cứng hoặc cần có độ cứng 1:9. Nếu độ cong ở đoạn thứ 2 gọi là cần cứng hay cần có độ cứng 2:8. Độ cong ở đoạn thứ 3 thì gọi là cần cứng vừa, hay 3:7. Nếu ở đoạn thứ 4 gọi là cần mềm hay 4:5. Nếu ở đoạn thứ 5 gọi là cần siêu mềm hay cần có độ cứng 5:5.
Cần mềm có tính linh hoạt cao, thân cần nhỏ nên tương đối nhẹ. Thích hợp câu cá nhỏ. Nhưng lên cá và kéo cá hơi chậm, không thích hợp câu cá lớn.
Cần cứng vừa thích hợp cho nhiều cách câu và địa điểm câu khác nhau. Đọt cần nhạy. Tuy nhiên ném mồi hơi khó đặc biệt khi có gió lớn.
Cần cứng thích hợp câu ở nới có cỏ rác, có thể sử dụng cần dài dây ngắn và câu lửng. Thích hợp câu thi và câu cá lớn. Khi cần quá cứng thì rất dễ bị gãy cần nếu giật cần quá mạnh.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là lực tác động để kiểm tra độ cứng của cần là bao nhiêu? Thật ra mỗi một cây cần câu chịu lực tác dụng ở những mức độ khác nhau. Độ cứng được xác định dựa vào thiết kế ban đầu của cần câu đối với mỗi loại cá có trọng lượng khác nhau. Với cần câu có cùng một trọng lượng, khi trọng tâm di chuyển về phía trước, thì sẽ cảm thấy cây cần hơi nặng, ngược lại sẽ cảm thấy cần câu hơi nhẹ. Và tại sao người ta lại không di chuyển trọng tâm về hết phía sau thì cảm giác cầm cần sẽ nhẹ hơn nhiều. Người ta lại không làm như vậy, trọng tâm cần câu di chuyển về phái trước dùng trong trường hợp câu cá lớn. Khi trọng tâm di chuyển về trước thì lực đàn hồi của cần câu sẽ lớn, người ta sẽ lợi dụng lực đàn hồi đó để giảm bớt sức lực của mình bỏ ra. Cho nên mỗi loại cần câu đều có mục đích sử dụng khác nhau.
Bất cứ cần câu tốt nào đều phải sử dụng trong trường hợp thích hợp thì mới phát huy hết được ưu điểm của cần câu đó. Khi mua cần câu, đồng thời phải trả lời được câu hỏi là câu loại cá gì và cá nặng bao nhiêu, thì nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng loại cần đó, từ đó sẽ hiểu thêm được rất nhiều điều và phạm vi thích hợp để sử dụng cần câu đó.
VII. DÂY LINH TRONG CÂU ĐÀIMối quan hệ giữa dây linh và độ nhạy bộ thẻo câu
Khi câu đáy bằng cần câu tay, cách câu khi mà chì nằm dưới đáy hồ gọi là cách câu truyền thống hay là cách câu chì nằm đáy, khi mà chì nằm lơ lửng gọi là cách câu chì treo hay còn gọi là cách câu theo kiểu Đài loan.
Để tăng độ nhạy cho bộ thẻo câu trong cách câu sát đáy, có 2 cách: một là rút ngắn dây linh, hai là nâng độ cao của chì khỏi đáy hồ.
Đa số bạn câu sử dụng cách đầu tiên. Trong cách câu truyền thống, ai cũng biết dây linh càng ngắn thì bộ thẻo câu càng nhạy. Khi câu cá lớn thì có thể sử dụng dây linh dài một tí. Để bộ thẻo câu đạt đến cực nhạy, người đã bỏ luôn dây linh, thay vào đó, người ta gắn chì trên thân lưỡi câu, gọi là triều thiên câu (1 loại lưỡi jig). Khi cá ăn mồi thì ngay tức thì truyền tín hiệu đến phao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lưỡi câu này là cá dễ dàng nhận ra vật lạ trên lưỡi câu, nếu giật cần chậm trễ thì cá sẽ nhả lưỡi câu.
Cách thứ hai được ít người sử dụng do kỹ thuật còn hạn chế vì tăng độ cao của chì rất khó. Để làm được vậy, thân phao và đọt phao phải vừa đủ sao cho chì treo lơ lửng. Phao lớn thì khó mà đảm bảo lưỡi và mồi câu đụng đáy. Chỉ có sử dụng phao thích hợp và kỹ thuật chỉnh phao khoa học thì mới khiến cho chì treo lơ lửng, đồng thời lưỡi câu và mồi câu chìm xuống đáy.
Câu hỏi đặt ra là tại sao dây linh ngắn sẽ nhạy hơn dây linh dài?
Khi chì nằm dưới đáy hồ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền tín hiệu đến phao không phải là lưỡi và mồi câu, mà là chì. Trong một phạm vi nhất định, dù cho lưỡi và mồi câu chuyển động thế nào, chỉ cần không đụng đến chì thì phao sẽ không động đậy. Phạm vi này gọi là khu vực mù. Trong điều kiện đáy hồ bằng phẳng, phạm vi này là ½ hình cầu, với trọng tâm là chì, bán kính là độ dài dây linh. Do đó, khi độ dài dây linh càng ngắn thì khu vực mù càng nhỏ và bộ thẻo câu càng nhạy.
Khi phao đủ lớn, nếu ta rút ngắn dây nước (độ dài dây giữa phao và chì), chì sẽ treo lơ lửng. Khi đó, ảnh hưởng đến tín hiệu phao không phải là lưỡi câu và mồi câu, mà vẫn là chì. Khi luỡi và mồi câu di chuyển nhưng không đụng đến chì thì phao vẫn không động đậy.
Trong một phạm vi nhất định, khi dây linh thành một đường thẳng tiếp xúc với đáy hồ thì đồng nghĩa với dây linh đã ngắn đến mức tối thiểu. Hiệu quả thực tế của nó và triều thiên câu là giống nhau, chỉ cần lưỡi và mồi câu động đậy thì tín hiệu sẽ được truyền đến phao ngay tức thì. Điều này lý giải như sau, do lực nổi của phao và trọng lượng của chì cân bằng, cho nên lưỡi câu và mồi câu sẽ có chức năng như chì câu. Cho nên, dây linh dài trong câu Đài luôn nhạy hơn dây linh ngắn trong cách câu truyền thống.
Tuy nhiên, dây linh trong câu Đài khác với triều thiên câu. Trong câu Đài vẫn tồn tại khu vực mù như là khi cá đưa mồi. Triều thiên câu không có khu vực mù nên cự ly đưa phao lớn. Hơn nữa, câu Đài thường sử dụng hai dây linh, hai dây đó lại tương tác khống chế lẫn nhau.
Tóm lại, câu Đài thực chất là cách câu truyền thống không có dây linh, thừa kế ưu điểm của triều thiên câu, đồng thời khắc phục được vật lạ trên thân lưỡi câu của triều thiên câu. Đó là nguyên nhân làm cho câu Đài cực nhạy và luôn bắt được nhiều cá.
Độ dài dây linh
Độ dài dây linh thực chất là sự phối hợp hợp lý giữa phao, chì và lưỡi câu.
Độ dài dây linh có mối quan hệ trực tiếp với trọng lượng chì, nơi câu và chủng loại cá. Thông thường, dây linh càng ngắn thì phao càng nhạy. Nhưng khi dây linh quá ngắn, miệng cá rất dễ đụng phải chì khi ăn mồi, cá phát hiện vật lạ thì sẽ bỏ đi. Tùy trường hợp mà chọn dây linh có độ dài thích hợp.
Tại khu vực nước tĩnh lặng nên cá ăn mồi nhẹ nhàng. Thêm vào đó, ta thường sử dụng phao nhỏ và chì nhỏ. Cho nên, dây linh nên ngắn (vì chì nhỏ nên dây linh ngắn một tí cũng không sao).
Tại khu vực nước chảy hay sông suối thì nên sử dụng dây linh dài.
Tại khu vực ao hồ nhỏ, cá nhỏ thì nên sử dụng chì nhỏ và dây linh ngắn.
Tại khu vực nước trong và cạn thì nên sử dụng dây linh dài.
Tại khu vực nước đục nên sử dụng dây linh ngắn.
Tại ao hồ không có cây cỏ hay chướng ngại vật thì dây linh nên dài. Ngược lại, dây linh nên ngắn.
Câu bằng mồi bột hay ngũ cốc thì dây linh nên ngắn. Mồi thịt hay mồi sống thì dây linh nên dài.
Nếu cá nhiều và cá sẽ tranh nhau ăn mồi thì nên sử dụng dây linh dài. Ngược lại, sử dụng dây linh ngắn.
Dây linh thế nào gọi dài thế nào là ngắn thì mỗi người mỗi mỗi khác, chưa có một tiêu chuẩn thống nhất. Nói một cách khách quan, dây linh dao động từ 3-30cm.
Dây linh lớn hay nhỏ tùy thuôc vào người sử dụng, thông thường thì dây chủ lớn hơn dây linh khoảng 1,5 lần. Nhưng cũng có người sử dụng dây linh to và cứng hơn dây chủ (chủ yếu câu cá diếc hay câu lửng), vì khi đó cá ăn mồi, tín hiệu sẽ dễ dàng nhận biết hơn. Nếu câu cá lớn thì dây linh nên nhỏ hơn dây chủ.
Dây linh mềm (dây bện) hay cứng thì mỗi cái có cái ưu nhược điểm. Dây linh cứng khi xuống nước sẽ không dễ bị vùi dưới sình lầy hay khe đá và cỏ, khuyết điểm là khi gặp cá lớn có răng bén thì rất dễ bị cắn đứt. Dây linh mềm thì khó bị cắn đứt, nhưng không thích hợp nơi có nhiều cỏ rác. Còn có một nhược điểm nữa là dây linh mềm truyền tín hiệu không tốt bằng dây linh cứng, tín hiệu của phao sẽ yếu và chậm hơn.
VIII. PHAO VÀ CÁC TÍN HIỆU CỦA PHAO
Phân loại
Trong câu Đài thường sử dụng phao đứng, gồm 3 bộ phận: đọt phao, thân phao và chân phao. Phân loại như sau:
§ Phao thân dài và phao thân ngắn.§ Phao chân dài và chân ngắn,§ Phao có đọt phao cứng và đọt phao mềm.§ Phao làm bằng lông khổng tước, gỗ Balsa, vật liệu tổng hợp
Thông thường thì phao có thân ngắn và đọt phao cứng thì nhạy, phao có thân phao dài và đọt phao mềm thì độ ổn định cao. Nhưng đây cũng không phải là điều tuyệt đối. Phai tùy tình hình cá, thời tiết, loại cá, địa điểm câu mà chọn phao phù hợp.
Năm yếu tố quan trọng khi chọn phao1. Phao phải chắc chắn
Có nghĩa là chọn phao được làm bằng vật liệu tốt, bền, chống được mưa gió, ngâm lâu trong nước, tránh được sự ăn mòn và va đập. Chỉ có cách chọn phao theo cảm giác mỗi người.
Các cách để lựa chọn:
§ Phao phải có trọng lượng vừa phải, phao nặng quá thì lụt, nhẹ quá thì nổi.§ Bẻ phao hơi cong để thử độ đàn hồi và xem phao có chắc chắn không.§ Dùng tay búng vào phao, nghe âm vang của phao để xem phao đó là đặc hay bọng, chọn phao vừa đặc vừa bọng.§ Bẻ cong chân phao để xem phao có chắc chắn không, chú ý là bẻ mạnh quá thì rất dễ gẫy phao.
2. Phao có độ nhạy cao
Tiêu chí đánh giá gồm:
§ Vật liệu làm phao nhẹ thì độ nổi lớn.§ Đọt phao nhỏ thì chất lượng tốt.§ Thân phao trôi truốt thì lực cản nước nhỏ.§ Kết cấu phao hợp lý có nghĩa là dưới nặng trên nhẹ.
3. Không thấm nước và biến vị (sai số nấc phao)
Là yếu tố quan trọng để chọn phao. Vì vậy, một là mua phao của hãng sản xuất danh tiếng và độ thẩm mỹ cao. Hai là trước khi sử dụng, ngâm phao trong nước một thời gian để thử độ biến vị, nếu số nấc phao có sai số từ 1 nấc trở lên thì phao đó không sử dụng được.
4. Tải trọng (lực nổi) thích hợp
Nhiều người cho rằng thân phao càng nhỏ thì càng nhạy là một sai lầm. Phao nhạy hay lụt là quyết định ở sự thích hợp và sài tốt. Hơn nữa, lực nổi của phao đã được giảm đến mức tối thiểu và được cân bằng khi chỉnh phao bằng cách tăng giảm trọng lượng chì. Lực nổi thặng dư chỉ còn tùy thuộc vào độ nổi của đọt phao và vật liệu làm đọt phao.
Trong thực tế, nhiều người sử dụng phao rất lớn và chì có thể nặng vài lượng nhưng vẫn dính nhiều cá. Thật ra, người nào chỉ biết sử dụng phao nhỏ và chì nhỏ là độ nhạy cao thì sẽ nhận được kết quả ngược lại. Ví dụ như khi cá kéo phao thì nhạy, nhưng khi cá đưa phao thì không nhạy, khi có gió thì không nhạy, nước cạn thì nhạy, nước sâu thì không nhạy, mùa hè nhạy, mùa đông không nhạy, nước ốm nhạy, nước béo thì không nhạy. Cho nên, độ nổi của phao phải phù hợp, phải xem xét điểm câu, con người, cá, cự ly, khả năng quan sát, mà chọn phao thích hợp với tiêu chí là phao phải thích hợp và sử dụng tốt.
5. Phao thẳng và đứng vững
Phao nhạy không có nghĩa là phao đứng vững vàng có nghĩa là phao chịu lực tác dụng không đồng đều, như thế sẽ làm cá hoảng sợ.
Vững vàng có nghĩa là đọt, thân và chân phao kết cấu hợp lý. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá là hành trình lên xuống của phao phải nằm trên 1 đường thẳng đứng. Có 2 cách để thử:
§ Một là xoay phao và quan sát chuyển động của đầu phao, nếu không thấy rõ sự xoay tròn của đầu phao thì là phao tốt, nếu đường kính xoay tròn của đọt phao lớn hơn 2 mm thì phao đó không tốt.
§ Hai là thử phao trong nước, chỉnh phao 4 5 nấc phao, sau đó dùng ngón tay nhấn cho phao chìm xuống nước, quan sát sự xoay tròn và hành trình của phao nếu phao chuyển động vững vàng và trở về vị trí cũ thì là phao tốt.
Các tín hiệu thường gặp của phao
Dưới đây là 12 tín hiệu thường gặp của phao trong cách câu cơ bản chỉnh 4 câu 2.
1. Sau khi vung cần, lẽ ra là sau vài giây thì phao sẽ từ từ dựng thẳng đứng, nhưng sau vài giây mà phao vẫn nằm ngang, thường là do cá nhỏ ở trên tầng giữa trên ngậm mồi (ngoại trừ chì và lưỡi câu bị vướng vào cỏ rác), lúc này nên giật cần ngay.
2. Sau khi vung cần, phao chưa kịp trở thân mà đã di chuyển theo hướng tim sông nhanh chóng, là do cá trên tầng giữa tranh nhau ăn mồi và chạy đi, cũng có thể là cá trắm cỏ lớn đã nuốt lưỡi, nên lập tức giật cần.
3. Sau khi vung cần, phao dựng đứng và chìm xuống từ từ, nhưng chưa chìm đến 2 nấc phao thì thấy đọt phao di chuyển lên xuống là do cá ở tầng dưới giữa cắn mồi. Cách xử lý là đợi cho đến khi phao chìm xuống nhanh chóng thì giật cần, hoặc đợi đến khi đọt phao nổi lên vài nấc và không nổi lên nữa (đã ngưng) thì giật cần.
4. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, bất chợt mất phao, phần lớn không phải cá ăn mồi, mà là do cá vướng phải dây câu. Nếu câu ở nới sóng gió lớn, cũng có thể là cá đang ăn mồi. Cách xử lý là đợi 1 2 giây, nếu không thấy phao nhô lên khỏi mặt nước thì giật cần ngay.
5. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, nổi lên thêm 1/2 1 nấc phao rồi lại trở về 2 nấc phao. Đó là do cá đang ăn xung quanh mồi câu, khoáy động vùng nước xung quanh chứ không phải tín hiệu cá ăn mồi, lúc này không nên giật cần. Nhưng điều này chứng tỏ phao rất nhạy.
6. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao nổi lên khoảng vài nấc rồi chìm xuống vài nấc. Chờ đến khi phao nổi lên vài nấc thì chuẩn bị tư thế, khi phao chìm xuống mạnh mẽ thì giật cần ngay.
7. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao nổi lên từ từ, nhưng sự nổi lên đó chưa dừng lại thì đột nhiên chìm xuống mạnh mẽ. Rất có thể là 2 con cá trước sau cắn 2 cục mồi câu, nên chờ đến khi phao chìm xuống mạnh mẽ thì giật cần ngay, có thể sẽ dính 2 con cá cùng lúc.
8. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, chưa thấy tín hiệu chìm phao, đọt phao nổi lên từ từ đến 3 4 nấc phao cho đến khi sự nổi lên này dừng hẳn. Phần lớn là tín hiệu cá ăn mồi, bất kể phao nổi lên mấy nấc, chỉ cần sự nổi lên là dừng hẳn thì lập tức giật cần. Nhưng chú ý là khi phao còn đang nổi lên thì đừng nên giật cần.
9. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao chìm từ từ còn 1 nấc phao hay chìm hẳn, nhưng không chìm mạnh mẽ. Mà sau đó lại trở lại 2 nấc phao. Đây là tín hiệu giả, thường là do dây gió (đoạn dây từ phao đến đầu cần câu) chưa bị nhấn chìm xuống nước, do bị ảnh hưởng bởi gió hay dòng nước chảy, làm cho phao không ổn định. Lúc này không nên giật cần, mà nên nhấn dây gió xuống nước để ổn định phao.
10. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, rồi tự dưng nổi lên 3 4 nấc phao, có 3 trường hợp: một là mồi đã bị rã 1 phần nào đó, hai là 2 cục mồi câu đã tan rã hoàn toàn nên phao nổi lên 4 nấc phao, ba là cá nhỏ ăn mồi nhưng mồi vẫn kẹt trong miệng và nuốt không được cục mồi. Cách xử lý là di chuyển cần câu 20 cm để nhấn chìm phao. Nếu sau khi phao bị nhấn chìm mà vẫn nổi lên 4 nấc phao thì chứng tỏ đã hết mồi câu. Nếu trong quá trình di chuyển, thấy phao chìm xuống mạnh mẽ thì có thể là cá đã mắc câu, nên giật cần ngay.
11. Sau khi vung cần, phao chỉ chìm đến 4 nấc phao thay vì 2 nấc phao, có thể là do mồi quá mềm, trong quá trình chìm phao đã bị tan rã hoặc bị cá ăn hết (thường xảy ra nơi có sóng gió), cũng có thể do đáy hồ không bằng phẳng mà tạo ra. Cách xử lý là kéo phao ra sau 1 tí để phao chìm xuống còn 2 nấc phao, nếu phao vẫn nổi lên 4 nấc phao thì nên thay mồi ngay.
12. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao không di chuyển lên xuống mà là nghiêng trái nghiêng phải. Đây không phải là tín hiệu cá ăn mồi. Là do cá ở tầng dưới bơi lội hay kiếm ăn mà làm khoáy động nước, khiến cho chì di chuyển mà làm cho phao nghiêng ngã. Hai là do cá nhỏ ở tầng trên phá dây và phao mà ra. Lúc này tuyệt đối không được giật cần.
IX. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẬT CẦN SỚM HAY MUỘN
Liên quan đến chủng loại cá
Đặc tính ăn mồi mỗi loại cá khác nhau, có loại ăn nhẹ nhàng, có loại ăn mạnh bạo. Ví dụ cá diếc khi thấy mồi sẽ không ăn ngay, mà sẽ nhìn một lát, dùng đuôi vẩy mồi, ngửi một lát, nếm 1 lát rồi mới ăn mồi, phao sẽ lên xuống nhiều lần rồi mới đưa phao. Cho nên, phải giật cần ngay trong lúc cá đưa phao chứ không đợi cá đưa phao tới đỉnh rồi mới giật, nghĩa là khi câu cá diếc nên giật cần sớm. Đối với cá mè thì miệng to, thấy mồi thì kéo mồi đi, phao sẽ bị kéo chìm nhanh chóng, lúc này không nên giật cần mà giật cần sau khi phao bị kéo chìm chứ không phải vừa mới chìm. Cá con khi ăn mồi thì giỡn trước ăn sau, khi thấy cá cắn mồi thì giật cần ngay, giật cần sớm tỉ lệ dính cá cao hơn. Đối với cá lớn thì phải chờ đến khi cá đã ngậm mồi vào miệng thì mới giật cần, tức là phải giật cần muộn.
Liên quan đến loại mồi và đặc tính mồi câu
Đối với mồi sống như trùn, tômvì có đặc tính là ngâm lâu, không tan và khó bị rớt, cho nên không nên giật cần quá sớm. Đối với mồi bột mềm thì nên giật cần sớm. Đối với mồi ngũ cốc cứng dùng để câu chỗ nước chảy, nước sâu, và nơi có gió thì nên giật cần muộn một tí.
Liên quan đến độ sâu của nước và độ dài của dây linh
Đối với hồ sâu không quá 1 m, do độ dài dây linh, nên phao rất nhạy, vì vậy nên giật cần muộn. Đối với địa điểm câu có độ sâu 2 m trở lên, tín hiệu truyền đến phao sẽ mất thời gian, nên giật cần phải sớm.
Dây linh ngắn nên giật cần muộn, dây linh dài nên giật cần sớm.
Xem thêm: Quá Trình Tâm Lý Là Gì ? Đi Tìm Lời Giải Bí Ẩn Cho Tâm Lý Người
Liên quan đến thời tiết
Mùa đông hay đầu mùa xuân, do nhiệt độ thấp, cá hoạt động chậm chạp và ăn chậm, nếu có ăn mồi thì cũng ăn rất nhẹ, cho nên khi thấy phao có tín hiệu thì giật cần ngay. Khi nhiệt độ hơi cao thì cá ăn mạnh, thì giật cần phải theo quy tắc thông thường hay giật cần muộn một tí.
Liên quan đến dòng chảy
Dựa vào tốc độ chảy của nước thì chia làm dòng nước chảy xiết, chảy chậm và nước tĩnh. Đối với nước chảy xiết, cá ăn mồi bạo và nhanh, khi thấy tín hiệu cá ăn mồi thì lập tức giật cần. Câu cá khi nước chảy chậm có 2 trường hợp, một là cá ăn mồi đột ngột giống trong trường hợp nước chảy xiết, cho nên giật cần cùng lúc với cá ăn mồi, hai là có thể giật cần theo quy luật thông thường. Trường hợp nước tĩnh thì giât cần căn cứ vào địa điểm c
Từ khóa » Trục Câu đài Là Gì
-
Câu đài Là Gì ? - Vietnam Fishing
-
Câu đài Là Gì - Kinh Nghiệm Câu đài Cho Người Mới - Nghiền Câu Cá
-
Làm Bộ Trục Và Thẻo Câu Đài Chuẩn
-
Câu đài Là Gì Cách Câu đài Này Có Gì đặc Biệt Với Thông Thường?
-
Câu Đài Là Gì? | Chuyên đồ Câu Cá, Dụng Cụ Thể Thao Giải Trí Ngoài Trời
-
Câu Đài Là Gì? Phụ Kiện Và Kỹ Thuật Câu Đài
-
TỔNG QUAN & HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT CÂU ĐÀI | Phần 1
-
Dây Trục Là Gì - Thả Rông
-
Tổng Quan Hướng Dẫn Câu Đài - Fishing In Vietnam
-
Cách Chọn Và Kết Hợp Dây Trục Và Thẻo Cho Câu đài Thích Hợp Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Làm Một Bộ Trục Câu đài Chuẩn - YouTube
-
Bí Mật Kỹ Thuật Câu Đài Là Gì ? Bí Mật Kỹ Thuật Câu Đài Thả Cần ...
-
Câu Đài Là Gì - Cách Câu Và Chọn Mồi #1
-
Phao Câu đài Là Gì? Các Loại Phao Câu đài được ưa Chuộng Nhất 2022