Dây Trung Tính Là Gì? - Sửa Chữa điện Nước
Có thể bạn quan tâm
Dây trung tính là dây gì? Dây trung tính có màu gì? Dây trung tính lấy từ đâu? Dây trung tính có tác dụng gì là thắc mắc của khá nhiều người dùng. Chính vì vậy Kiên Cường muốn giải đáp hết các thắc mắc này cho các bạn. Để các bạn có thể sử dụng điện được một cách an toàn hơn.
Mục lục
Dây trung tính là gì?
Dây trung tính là gì là câu hỏi không phải ai cũng biết. Những loại dây này nó lại đóng một vai trò khá quan trọng trong đường điện.
Dây trung tính tiếng anh là gì?
Dây trung tính tiếng anh là neutral wire. Dây trung tính(dây trung hòa) hay còn được gọi là: dây mass, dây mát, dây nguội, dây N,… Dây sử dụng được trong mạch điện 3 pha với vai trò để cân bằng điện áp của các pha trong mạch. Khi sử dụng trong mạch 1 pha nó đóng vai trò làm kín mạch điện, giúp đưa dòng điện vào để vận hành trong gia đình.
Ký hiệu dây trung tính
Dây trung tính được ký hiệu là N. Đây là loại dây không có điện và đã nó được nối với đất tại nhà máy phát điện. Vì vậy dòng điện trên dây trung tính bằng 0. Nếu như chúng ta chạm vào sẽ không bị điện giật. Và ngược lại thì khi chúng ta sờ vào dây pha đang có điện có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Khi đó chúng ta sẽ kết hợp với dây pha thì nó sẽ tạo thành vòng khép kín. Và giữa các dây có hiệu điện thế 220V hoặc 380V (điện Việt Nam).
Dây trung tính màu gì?
Theo như đúng với tiêu chuẩn IEC và tiêu chuẩn Việt Nam. Thì màu của dây dây trung tính sẽ được quy ước như sau :
Đối với dòng điện 1 pha:
+ Dây nóng là dây có màu đỏ
+ Dây trung tính là dây màu đen/xanh/trắng…
Đối với dòng điện 3 pha:
+ Pha A có màu đỏ.
+ Pha B có màu trắng.
+ Pha C có màu xanh dương.
+ Trung tính có màu đen.
+ Dây nối đất có màu xanh lá sọc vàng.
Ngoài ra thì chúng ta còn có rất nhiều các cách nhận biết dây trung tính. Chúng ta có thể phân biệt loại dây này thông qua kích thước của dây so với dây pha. Theo như trên thực tế thì chúng ta có thể quan sát dây trung tính luôn có tiết diện nhỏ hơn dây pha.
Chính nhờ vậy các bạn có thể rất dễ dàng kiểm chứng được rằng ở mạng điện hạ thế tại các địa phương. Có 1 cách nữa để chúng ta có thể thử điện trung tính đó là dùng bút thử điện. Thử dây pha bằng bút thử điện nếu như bút thử dây trung tính bút thử điện sẽ ko sang. Bởi vì giữa dây pha với con người có điện áp khoảng 220V còn đối với dây trung tính là 0V hoặc rất thấp.
Dây trung tính có tác dụng gì?
– Nhiệm vụ chính của dây trung tính trong mạch điện 3 pha 4 dây. Đó là loại dây này là giữ ổn định điện áp. Truyền tải các nguồn điện để đi nuôi thiết bị điện tiêu thụ. Khi mà mất đi mất dây trung tính sẽ rất nguy hiểm. Bởi khi này có thể các thiết bị điện vẫn còn điện từ dây pha.
– Giúp tạo ra hai trị số điện áp khác nhau đó là điện áp dây và điện áp pha. Chính vì thế nó rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng điện.
– Trong mạch điện 3 pha thì dây trung tính nó sẽ chịu dòng bằng tổng 3 dòng pha. Nếu như các pha được cân bằng thì dòng này nhỏ hơn nhiều ( xấp xỉ bằng 0 ). So với dòng pha chính do đó mà tiết diện không cần phải lớn. Chúng ta có thể chọn các loại dây nhỏ để tiết kiệm cho kinh tế.
– Còn trong mạch điện 1 pha thì dây trung tính với dây pha cùng phải chịu được chung dòng pha nên tiết diện của nó bằng nhau.
Như vậy dây trung tính nắm một vai trò vô cùng quan trọng trong dòng điện.
Dây trung tính lấy từ đâu?
Dây trung tính là gì? Dây trung tính còn được hiểu như điểm đất. Dây trung tính nó thường được lấy tại các trạm biến áp. Và khi truyền tải điện đi xa thì chúng ta chỉ cần truyền 3 dây điện pha còn dây trung tính thì không cần. Chính do đó mà là lý do tại sao mà trên các đường cao thế. Chúng ta chỉ thấy dòng điện có 3 dây pha mà thôi.
+ Sử dụng dây trung tính để đảm bảo an toàn.
+ Dây trung tính có tác dụng chống nhiễu rất tốt.
+ Hệ thống điện của nó đang được mất dây trung tính và nó sẽ được rất nguy hiểm nhất là điện 3 pha.
+ Ở nước ta thì điện 3 pha sẽ được bao gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính. Điện 1 pha dùng trong các hộ gia đình có 1 dây pha và 1 dây trung tính.
Dây trung tính có điện không? dây trung tính có giật không?
Trên lý thuyết như chúng tôi đã biết nêu dây trung tính không mang điện áp do đó chạm vào không giật. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết vật lý cơ bản. Còn trên thực tế, dây trung tính vẫn có điện và gây giật. Tại sao dây trung tính trên thực tế có thể gây giật điện được lý giải như sau:
Hiện tượng lệch pha rất hay xảy ra truyền tải điện trong gia đình và trong công nghiệp. Từ đó dẫn đến việc dây trung tính sẽ luôn có điện áp.
Điện áp ở dây trung tính lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc độ lệch pha. Chính điện áp này sẽ gây nên giật điện cho con người khi chạm phải. Hoặc nó gây rò rỉ nhẹ trên bề mặt thiết bị nếu không thực hiện tiếp đất.
Theo ước tính, trong lưới điện gia dụng khi xảy ra hiện tượng lệch pha, điện áp trên dây trung tính bằng 5% điện áp trên dây pha. Điều đó có nghĩa điện áp trên dây pha càng lớn thì điện áp dây trung tính càng tăng. Có nhiều trường hợp nguy hiểm có thể giật chết người.
Theo các chuyên gia thợ sửa chữa điện chuyên nghiệp. Thì người dùng nên hết sức thận trọng. Cứ hãy coi dây trung tính như một dây pha bình thường. Và tuyệt đối không thử sờ, chạm hay cắt đứt để tránh gây tai nạn điện.
Nếu như đường dây có gặp bất cứ một vấn đề gì thì chúng ta nên nhờ đến thợ sửa điện nước tại nhà Hà Nội. Để giúp tránh được các vấn đề về điện sẽ liên quan đến tính mạng.
Dây trung tính có chịu tải không?
Trong mạch điện 3 pha thì dây trung tính chịu dòng điện bằng tổng 3 dòng pha. Nếu các pha cân bằng thì dòng điện này nhỏ hơn nhiều (xấp xỉ bằng 0) so với dòng pha. Vì vậy, các dây trung tính có kích thước nhỏ hơn dây pha.
Trong mạch điện 1 pha thì dây trung tính chịu chung dòng pha nên có tiết diện bằng nhau.
Sự cố điện 3 pha mất dây trung tính
Mất dây trung tính là sự cố xảy ra khá phổ biến tại những khu vực điện áp không ổn định. Đây hiện tượng rất nguy hiểm khi mất dây trung tính thiết bị điện sẽ không hoạt động. Nhưng vẫn có dòng điện từ dây pha chạy qua thiết bị. Cho nên khi khắc phục sự cố mất dây trung tính cần kiểm tra kĩ, chắn chắn rằng đã hết điện.
Phân biệt dây trung tính và dây tiếp địa
Dây trung tính (Neutral) | Dây tiếp địa (PE) |
Là dây thứ 4 trong MBA 3 pha, được lấy ra từ điểm chung của 3 cuộn dây đối với MBA có thứ cấp đấu Y. Trong lưới điện dân dụng người ta sẽ tách 1 trong 3 pha của MBA kết hợp với dây trung tính để hình thành nên điện áp 220V. Khi ta nối tải vào lưới điện lúc này dây pha và dây trung tính hình thành mạch kín và cho phép dòng điện đi qua, lúc này thiết bị có thể hoạt động. | Là dây được nối từ vỏ thiết bị, ổ cắm (3 chân) đến cọc tiếp địa, với cọc tiếp địa được làm bằng đồng có chiều dài khảng 2 mét và được đóng sâu xuống đất. Tùy theo mục đích sử dụng mà hệ thống tiếp địa phải có giá trị điện trở nối đất phù hợp với các quy định hiện hành. Tóm lại, dây tiếp địa có giá trị điện áp bằng không. |
Dây trung tính sẽ nối đến đâu?
Trong lưới điện phân phối, người ta hay sử dụng biện pháp nối đất lặp lại nhằm đảm bảo an toàn cho người cũng như lưới điện. Do đó, cuối cùng thì dây trung tính cũng được nối đất (tiếp địa).
Một lý do khác là do trong mạng điện 3 pha dây trung tính sẽ phải mang dòng điện không cân bằng từ các dây pha. Sự mất cân bằng này không hề tốt, do đó ta cần nối đất tính để hạn chế tình trạng này.
Tại sao phải nối đất dây trung tính?
Về cơ bản khi nối đất dây trung tính thì đất trở thành dây dẫn thứ hai. Nên do đó khi nối đèn vào dây pha và dây còn lại nối đất thì nó vẫn sáng. Tuy nhiên đất có điện trở nên dòng điện đi qua khá bé. Do đó, đối với tải có công suất vừa và lớn thì biện pháp trên không khả thi.
Tóm lại, dây trung tính có vai trò cho dòng điện đi từ dây pha qua tải và trở về nguồn với dòng điện lớn hơn qua đất. Đồng thời, do điện trở dây dẫn nhỏ nên sẽ ít tổn hao.
Phân biệt dây pha và dây trung tính
Có rất nhiều người chưa biết phân biệt 2 loại dây pha và dây trung tính này. Và vẫn còn đang khá nhầm tưởng về 2 loại dây này. Chính vì vậy chúng ta nên hiểu rõ được rằng dây trung tính là gì và dây pha trung tính để có thể khi gặp vấn đề để có thể sửa chữa được một cách nhanh chóng.
Dựa vào màu sắc
+ Điện 3 pha:
- Pha A: Màu đỏ
- Pha B: Màu trắng
- Pha C: Màu xanh dương
- Dây trung tính: Màu đen
- Dây nối đất: Màu xanh lá sọc vàng
+ Điện 1 pha:
- Dây nóng: Màu đỏ
- Dây trung tính: Màu đen/trắng/xanh
Dựa vào kích thước hoặc bút thử điện
Dây trung tính có kích thước nhỏ hơn so với các dây pha.
Sử dụng bút thử điện: Dây trung tính với mức điện áp bằng 0V hoặc thấp hơn nên bút thử điện không sáng.
Như vậy là Kiên Cường đã giải đáp hết các thắc mắc về dây trung tính là gì? Dây trung tính lấy từ đây?. Rất mong những thông tin đó sẽ đem lại hữu ích cho các bạn.
5/5 - (2 bình chọn) Tweet Pin ItTừ khóa » Dây Trung Tính Có Dòng điện Không
-
SỰ CỐ MẤT DÂY TRUNG TÍNH CÓ NGUY HIỂM ? KHI NÀO DÂY ...
-
Dây Trung Tính Có điện Không? - Thiết Bị điện Hoàng Phương
-
Dây Trung Tính Là Gì? Nó Có điện Không? - Thiết Bị điện EvnBamBo
-
Dây Trung Tính Là Gì? Dây Mass Là Gì? Dây Mát Là Gì ?có Tác Dụng Gì ...
-
Dây Nguội Có Giật Không? | Lưu ý Về Dây Mát Cần Biết
-
Dây Trung Tính Là Gì? Tác Dụng Và Cách Phân Biệt Dây Trung Tính
-
Dây Trung Tính Là Gì? Tác Dụng Và Cách Phân Biệt Loại Dây Này - Hioki
-
Dây Trung Tính Là Gì ? Có Tác Dụng Như Thế Nào ?
-
Dây Mass Là Gì? Dây Trung Tính Lấy Từ đâu? - Phukienmattroi
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Dây Trung Tính Là Gì? Dây Trung Tính Có Giật Không?
-
Dây Trung Tính Là Gì? Chạm Vào Có Bị Giật Không ? | Điện Nước Đô Thị
-
Dây Điện Trung Tính Là Gì? Công Dụng, Cách Phân Biệt
-
Dây Trung Tính Có điện Không
-
Dây Trung Tính Là Gì - TTMN
-
Dây Trung Tính Là Gì? Phân Biệt Các Loại Dây Trong Mạng điện Trong Nhà
-
Dây Trung Tính Là Gì? Nó Có điện Không?