DBR Trong Ngân Hàng Là Gì? - Làm Thẻ ATM Online

Nếu bạn đang vay vốn ngân hàng hoặc đang sử dụng thẻ tín dụng. Chắc chắn bạn đã nghe về khái niệm DBR. Vậy DBR trong ngân hàng là gì? Ý nghĩa và cách tính ra làm sao? Tất cả đều có trong bài viết này. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Mục Lục

Toggle
  • DBR trong ngân hàng là gì?
  • Cách tính DBR trong ngân hàng như thế nào?
  • DBR = 0 có được vay ngân hàng không?

DBR trong ngân hàng là gì?

Khách hàng cần phải biết DBR là gì để biết và hiểu rõ được tác dụng của nó là gì. Trước khi 1 khách hàng vay tiền tại ngân hàng hoặc đang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng nào đó. Thì chắc chắn phải có kế hoạch trả nợ và đánh giá xem khả năng trả nợ đến đâu. DBR chính là khả năng trả nợ của khách hàng. Tính DBR tức là đang tính xem khả năng thanh toán nợ của khách hàng đang ở mức độ nào.

dbr trong ngan hang la gi

Dù bạn vay tiền ở đâu, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, hoặc đơn giản chỉ là mua hàng trả góp. Thì lịch sử vay mượn cũng như mua sắm của bạn đều được ghi lại chi tiết.

DBR đối với các ngân hàng thường được xét dựa theo mức thu nhập hàng tháng của khách hàng. Lương tháng của bạn càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn. Đồng nghĩa với DBR càng cao. Chỉ số DBR cao thì hồ sơ vay vốn hoặc yêu cầu mở thẻ tín dụng của bạn càng dễ được phê duyệt.

DBR là khái niệm phổ biến thường xuyên được nhắc bởi các nhân viên tín dụng, ngân hàng trước khi cho khách vay tiền. Đặc biệt là đối với ngân hàng nước ngoài như Shinhan Bank.

Cách tính DBR trong ngân hàng như thế nào?

Để bạn đọc hiểu rõ nhất về DBR trong ngân hàng. Lamtheatmonline.com sẽ lấy luôn 1 ví dụ cụ thể.

dbr trong ngan hang la gi

Ví dụ: Khách hàng A làm nhân viên cho 1 doanh nghiệp, được trả lương tháng 20 triệu đồng/ tháng qua thẻ ngân hàng Vietcombank. Tiền lương này đã bao gồm khấu trừ bảo hiểm. Khách hàng A mua trả góp điện thoại Samsung với số tiền là 2,5 triệu đồng/tháng.

DBR được tính bằng 60% thu nhập 1 tháng (theo số liệu trên bản sao kê lương). Như vậy 60%x20 triệu = 12 triệu đồng. Khách hàng còn phải trả 2,5 triệu/tháng trả góp điện thoại nữa. Nên thực tế DBR của khách hàng A= 12 triệu – 2,5 triệu = 9,5 triệu.

Như vậy khách hàng A được vay tín chấp tại ngân hàng với hạn mức vay trong giới hạn sao cho số tiền lãi phải trả mỗi tháng không vượt quá 9,5 triệu đồng.

Chi tiết DBR theo lương chuyển khoản:

– Lương tháng ( chuyển khoản qua thẻ) nhỏ hơn 12 triệu đồng/tháng. DBR nhỏ hơn hoặc bằng 50%.

– Lương tháng (chuyển khoản qua thẻ) nhỏ hơn 16 triệu đồng/tháng. DBR nhỏ hơn hoặc bằng 55%.

– Lương tháng (chuyển khoản qua thẻ) lớn hơn 16 triệu đồng/tháng. DBR nhỏ hơn hoặc bằng 60%.

DBR = 0 có được vay ngân hàng không?

Nếu lương tháng của bạn thấp mà bạn lại đang có quá nhiều khoản phải chi trả mỗi tháng khiến DBR=0 hoặc nhỏ hơn. Thì có vay ngân hàng được nữa hay không? Câu trả lời là không hoặc rất khó khăn. Ngân hàng sẽ không xét duyệt cho bạn vay tiền hoặc mở thẻ tín dụng nữa. Vì khả năng thu hồi vốn là không cao.

Chỉ còn cách tất toán các khoản vay, trả hết dư nợ còn lại. Hoặc thanh toán hết tiền mua hàng trả góp. Thì lúc này DBR của bạn sẽ tăng lên. Và có thể bạn sẽ được vay khoản tiền mới.

Bạn đã biết DBR trong ngân hàng nghĩa là gì và ý nghĩa của nó rồi chứ. Nếu còn khái niệm nào về lĩnh vực ngân hàng còn chưa hiểu hết bạn hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Khái niệm khác:

  • Dư nợ tín dụng là gì
  • MUE trong ngân hàng là gì
Rate this post

Từ khóa » Cách Tính Dbr