DDU Là Gì? Những điều Cần Biết Về Hình Thức Giao Hàng DDU
Có thể bạn quan tâm
DDU là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên những người mới tiếp xúc vẫn chưa hiểu rõ được những quy định của hình thức này. Nếu bạn cũng đang thắc mắc DDU là gì? Hãy cùng theo chân ThuthuatOffice tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
- 1 DDU là gì?
- 2 Đặc điểm của DDU là gì?
- 3 DDU quy định những vấn đề gì?
- 3.1 Nghĩa vụ của bên bán trong điều kiện DDU là gì?
- 3.2 Nghĩa vụ của bên mua trong điều kiện DDU là gì?
- 4 Sự khác nhau giữa DDP và DDU là gì?
- 5 Lợi ích của việc áp dụng điều kiện DDU là gì?
DDU là gì?
DDU là viết tắt của Delivered Duty Unpaid trong tiếng Anh, là một thuật ngữ về điều kiện giao hàng của Incoterm. DDU còn được gọi là “giao chưa nộp thuế”, hiểu đơn giản nhất là hình thức giao hàng nhưng chưa thanh toán thuế.
Đặc điểm của DDU là gì?
DDU là một trong những điều kiện của Incoterm nên chắc chắn sẽ mang các đặc điểm chung của quy tắc thương mại quốc tế này.
Theo đó, các quy định của Incoterm còn được biết đến là quy ước về trách nhiệm của các bên mua bán khi tham gia quá trình chuyển giao hàng hóa. Tuy nhiên đây là những quy ước phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên liên quan và được ràng buộc bởi hợp đồng mua bán.
Ngoài ra DDU tại Việt Nam cũng có một đặc điểm nữa chính là điều kiện giao hàng này thường chỉ áp dụng cho các đơn vị xuất nhập khẩu nội địa.
Như thế nào là xuất nhập khẩu nội địa? Có thể hiểu đơn giản nghĩa là hàng hóa được vận chuyển trong cùng một lãnh thổ quốc gia nhưng vẫn thực hiện theo các thủ tục xuất nhập khẩu.
DDU quy định những vấn đề gì?
Nghĩa vụ của bên bán trong điều kiện DDU là gì?
Theo như quy định của DDU thì bên bán sẽ có những nghĩa vụ cụ thể như sau:
- Mọi cước phí như bốc xếp, dỡ hàng hay giao nhận hàng hóa sẽ được thanh toán bởi bên bán.
- Bên bán sẽ chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa và phải xử lý mọi sự cố hoặc rủi ro cho tới khi hàng được giao tới địa điểm nhận hàng. Tuy nhiên, bên bán sẽ không cần phải nộp thêm các lệ phí hay thuế nhập khẩu.
- Bên bán cũng sẽ phải thực hiện các thủ tục xuất khẩu, thông quan hải quan.
- Người bán sẽ dựa trên hợp đồng mua bán làm theo quy định để cung cấp hàng hóa, hóa đơn thương mại.
- Bên bán cũng phải có những quyết định rõ ràng về nơi được vận chuyển đến, thông báo biện pháp cần thiết để giao hàng ngay trong hợp đồng.
- Các phí như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm cũng sẽ do bên bán chịu trách nhiệm.
Nghĩa vụ của bên mua trong điều kiện DDU là gì?
Còn nghĩa vụ của bên mua là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
- Bên mua sẽ là người phải thực hiện các thủ tục để nhập khẩu hàng hóa.
- Nộp lệ phí, các khoản thuế để nhập khẩu hàng hóa, sắp xếp các vị trí nhận hàng, bốc dỡ hàng từ trên các phương tiện vận chuyển xuống theo địa điểm đã quy định trong hợp đồng.
- Người mua phải chịu trách nhiệm trả đầy đủ và đúng hạn số tiền đã được quy định rõ trên hợp đồng mua bán trước đó.
- Bên mua cũng cần phải cung cấp chính xác các thông tin, giấy tờ liên quan để hỗ trợ bên bán trong quá trình thực hiện thủ tục vận chuyển hàng hóa đảm bảo tiến độ giao hàng quy định.
- Người mua phải chấp nhận các lệnh giao hàng hay các chứng từ vận chuyển thích hợp.
- Trả các chi phí liên quan tới việc thu thập tài liệu, thông điệp điện tử hay các khoản phát sinh cũng là nghĩa vụ của bên mua.
Sự khác nhau giữa DDP và DDU là gì?
Hai loại thuật ngữ DDU và DDP đều được dùng trong lĩnh vực thương mại, vận chuyển hàng hóa. Thế nhưng hai loại này cũng có những điểm khác nhau là:
- DDU được hiểu là dịch vụ giao hàng quốc tế nhưng không phải trả thuế. Khi sử dụng dịch vụ này thì bên tiếp thị sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ các khoản thuế và thuế nhập khẩu.
- Còn DDP được hiểu là hình thức giao hàng quốc tế phải trả thuế giao hàng. Theo đó, các nhà tiếp thị phải trả các phí như: thuế mặt hàng, phí vận chuyển đến từng địa điểm, phí bảo hiểm, phí bốc xếp tại cảng…
Lợi ích của việc áp dụng điều kiện DDU là gì?
Sau đây sẽ là những lợi ích của việc áp dụng điều kiện DDU đối với các bên liên quan mà nhiều người vẫn chưa hiểu rõ.
Trên thực tế, lợi ích đầu tiên của DDU là việc nó có thể cân đối trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như những rủi ro có thể xảy ra cho cả bên mua và bên bán. Đồng thời điều kiện giao hàng DDU còn giúp bên mua cũng như bên bán tiết kiệm được chi phí trong vận chuyển.
DDU cùng là một giải pháp hiệu quả trong việc theo dõi cũng như kiểm tra quá trình vận chuyển các lô hàng.
Xem thêm:
- Giá vốn hàng bán là gì
- Sale Admin là gì
- Doanh thu thuần là gì
Trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice để trả lời cho câu hỏi DDU là gì? Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để tiếp thêm động lực cho ThuthuatOffice xuất bản thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé.
Là gì -GMV là gì? Giải đáp những thông tin cần biết về chỉ số GMV
Trình độ chuyên môn là gì? 1 số điều bạn cần biết về trình độ chuyên môn
Chứng thư số là gì? Những điều cần biết về chứng thư số
VBA Excel là gì? Ứng dụng của nó khi sử dụng Excel?
C&B là gì và những vấn đề xoay quanh
Vốn lưu động là gì? Tầm quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
UltraViewer là gì? Phiên bản nâng cấp này có gì khác với TeamViewer?
Từ khóa » điều Kiện Xuất Ddu
-
Điều Kiện DDU Là Gì? Trong điều Kiện DDU Quy định Những Vấn đề Gì?
-
Điều Kiện Giao Hàng DDU Incoterms 2020 Là Gì? - CẢNG LOTUS
-
Chi Tiết điều Kiện Giao Hàng DDU Là Gì? Đặc điểm ... - SEC Warehouse
-
Điều Kiện Giao Hàng DDU - INCOTERMS 2020
-
Điều Kiện DDU Là Gì? - Hiệp Phước Express
-
DDU (Incoterm) – Wikipedia Tiếng Việt
-
DDU Là Gì Trong Xuất Khẩu - Sự Khác Biệt Giữ DDU Và DPU
-
Điều Kiện DDU Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về điều ... - Ratraco Solutions
-
Tiết Lộ Thông Tin Cực Chuẩn Về điều Kiện DDU Trong Xuất Nhập Khẩu
-
[DDU Là Gì?] Thông Tin Cơ Bản Về DDU Có Thể Bạn Chưa Biết!
-
(Incoterm) Điều Kiện Delivered Duty Unpaid (DDU)
-
DDP LÀ GÌ ? DDU LÀ GÌ ? PHÂN BIỆT GIỮA DDP VÀ DDU
-
DDU Là Gì? Điều Kiện Những Quy định DDU Cần Phải Lưu ý 2022
-
ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG DDP ( DELIVERY DUTY PAID ...