Đề án Tuyển Sinh Của ĐH FPT Năm 2020 - Trường Đại Học FPT
Có thể bạn quan tâm
I. Thông tin chung (tính đến thời điểm xây dựng đề án)
1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu) và địa chỉ trang thông tin điện tử của trường
˗ Giới thiệu và sứ mệnh
Trường Đại học FPT được thành lập ngày 08/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 17/4/2009 của Chính phủ. Sứ mệnh của Trường Đại học FPT là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập, cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước. Khác biệt trong phương pháp đào tạo của Trường Đại học FPT là gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, đào tạo theo chương trình chuẩn công nghệ quốc tế, thành thạo hai ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng mềm, chú trọng phát triển con người toàn diện, hài hòa. Mục tiêu trước mắt của Trường Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành CNTT, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ và các nhóm ngành khác cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các tập đoàn thế giới.
˗ Địa chỉ các trụ sở
STT | Cơ sở đào tạo | Loại hình đào tạo | Địa điểm | Diện tích đất | Diện tích xây dựng |
1 | Trường Đại học FPT | Cơ sở đào tạo chính | Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. Hà Nội. | 286,713 | 68,713 |
2 | Phân hiệu Trường Đại học FPT tại thành phố Hồ Chí Minh | Phân hiệu | Lô E2a-7, Đường D1 Khu Công nghệ cao, P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.Hồ Chí Minh | 22,540 | 29,149 |
3 | Phân hiệu Trường Đại học FPT tại thành phố Đà Nẵng | Phân hiệu | Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng, P.Hoà Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng | 50,233 | 43,464 |
4 | Phân hiệu Trường Đại học FPT tại thành phố Cần Thơ | Phân hiệu | 600, đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ | 51,751 | 35,558 |
2. Quy mô đào tạo chính quy
STT | Theo phương thức, trình độ đào tạo | Quy mô theo khối ngành | ||||||
Khối I | Khối II | Khối III | Khối IV | Khối V | Khối VI | Khối VII | ||
I. | Chính quy | |||||||
1. | Sau đại học | |||||||
1.1 | Tiến sĩ | |||||||
1.2 | Thạc sĩ | |||||||
1.2.1 | Quản trị kinh doanh (8340101) | 1081 | ||||||
1.2.2 | Kỹ thuật phần mềm (8480103) | 87 | ||||||
2. | Đại học | |||||||
2.1.1 | Các ngành đào tạo trừ ngành đào tạo ưu tiên | |||||||
2.1.1.1 | Thiết kế đồ họa (7210403) | 872 | ||||||
2.1.1.2 | Quản trị kinh doanh (7340101) | 963 | ||||||
2.1.1.3 | Kinh doanh quốc tế (7340120) | 516 | ||||||
2.1.1.4 | Tài chính – Ngân hàng (7340201) | 27 | ||||||
2.1.1.5 | Kỹ thuật điện tử – viễn thông (7520207) | 7 | ||||||
2.1.1.6 | Ngôn ngữ Anh (7220201) | 527 | ||||||
2.1.1.7 | Ngôn ngữ Nhật (7220209) | 550 | ||||||
2.1.1.8 | Ngôn ngữ Hàn Quốc (7220210) | 0 | ||||||
2.1.1.9 | Truyền thông đa phương tiện (7320104) | 346 | ||||||
2.1.1.10 | Quản trị khách sạn (7810201) | 140 | ||||||
2.1.2 | Các ngành đào tạo ưu tiên | |||||||
2.1.2.1 | Khoa học máy tính (7480101) | 56 | ||||||
2.1.2.2 | Kỹ thuật phần mềm (7480103) | 4508 | ||||||
2.1.2.3 | Công nghệ thông tin (7480201) | 94 | ||||||
2.1.2.4 | An toàn thông tin (7480202) | 580 | ||||||
2.2 | Liên thông từ TC lên ĐH | |||||||
2.3 | Liên thông từ cao đẳng lên đại học chính quy | |||||||
2.4 | Đào tạo chính quy đối với người đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên | |||||||
3. | Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non | |||||||
3.1 | Chính quy | |||||||
3.2 | Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng chính quy | |||||||
3.3 | Đào tạo chính quy đối với người đã có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng | |||||||
II | Vừa làm vừa học | |||||||
1.1 | Vừa làm vừa học | |||||||
1.2 | Liên thông từ trung cấp lên đại học vừa làm vừa học | |||||||
1.3 | Liên thông từ cao đẳng lên đại học vừa làm vừa học | |||||||
1.4 | Đào tạo vừa học vừa làm đối với người đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên | |||||||
2. | Cao đẳng ngành Giáo dục mầm non | |||||||
2.1 | Vừa làm vừa học | |||||||
2.2 | Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng vừa làm vừa học | |||||||
2.3 | Đào tạo vừa học vừa làm đối với người đã có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng | |||||||
III | Đào tạo từ xa | |||||||
1 | Kỹ thuật phần mềm (7480103) | 21 |
3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất
3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)
TT | Năm tuyển sinh | Phương thức tuyển sinh | |||
Thi tuyển | Xét tuyển | Kết hợp thi tuyển và xét tuyển | Ghi chú | ||
1 | Năm tuyển sinh 2019 | x | Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại Trường ĐH FPT cần đáp ứng đủ 2 tiêu chí sau: a) Tham dự và trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của Trường ĐH FPT – hoặc đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển của Trường ĐH FPT. b) Đạt một trong hai điều kiện sau: – Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 18 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT. – Tổng điểm 3 môn trong kỳ thi THPT đạt 15 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT Điều kiện miễn thi sơ tuyển Thí sinh được miễn thi sơ tuyển vào Trường ĐH FPT nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau: a) Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT; b) Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT; c) Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT; d) Ngành Ngôn Ngữ Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương; e) Ngành Ngôn Ngữ Nhật: Có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên; f) Tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE (áp dụng đối với khối ngành Máy tính & CNTT); g) Tốt nghiệp Chương trình ARENA ADIM (áp dụng đối với chuyên ngành Thiết kế đồ họa); h) Đã tốt nghiệp Đại học. Ghi chú: (*) chính xác đến 0.25 (ví dụ: từ 20.75 đến 21 làm tròn thành 21) | ||
2 | Năm tuyển sinh 2018 | x | Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh (đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông tính đến thời điểm nhập học) đủ điều kiện vào Trường ĐHFPT nếu đạt một trong hai tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của Trường Đại học FPT (con số cụ thể trúng tuyển sẽ quyết định theo từng đợt thi nhưng không quá 50%/tổng thí sinh dự thi); Tiêu chí 2: Đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển của Trường Đại học FPT. Thí sinh được miễn thi sơ tuyển vào Trường ĐH FPT nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau: a) Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2018; b) Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2018 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT; c) Tổng điểm trung bình 3 môn trong hai học kỳ cuối THPT đạt 21 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT; d) Điểm trung bình môn Toán trong hai học kỳ cuối THPT đạt 8.0* trở lên (áp dụng đối với khối ngành Máy tính & CNTT bao gồm Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính); e) Ngành Ngôn Ngữ Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương; f) Ngành Ngôn Ngữ Nhật: Có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên; g) Tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE (áp dụng đối với khối ngành Máy tính & CNTT bao gồm Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính); h) Tốt nghiệp Chương trình ARENA ADIM (áp dụng đối với ngành Thiết kế đồ hoạ); i) Tốt nghiệp đại học. Ghi chú: (*) chính xác đến 0.25 (ví dụ: từ 20.75 đến 21 làm tròn thành 21) |
3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (nếu lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)
STT | Khối ngành | Ngành/ Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển | Mã ngành | Năm tuyển sinh 2018 | Năm tuyển sinh 2019 | ||||
Chỉ tiêu | Số nhập học | Điểm trúng tuyển | Chỉ tiêu | Số nhập học | Điểm trúng tuyển | ||||
1 | Khối ngành II | Thiết kế đồ họa | 7210403 | 50 | 389 | 15 | |||
2 | Khối ngành III | Quản trị Kinh doanh | 7340101 | 600 | 520 | 15 | 1000 | 1701 | 15 |
Kinh doanh quốc tế | 7340120 | 400 | 280 | 15 | |||||
3 | Khối ngành V | Kỹ thuật phần mềm | 7480103 | 1(*) | 2651 | 15 | |||
An toàn thông tin | 7480202 | 1(*) | 302 | 15 | |||||
Công nghệ thông tin | 7480201 | 4000 | 3968 | 15 | |||||
Khoa học máy tính | 7480101 | 1(*) | 104 | 15 | |||||
4 | Khối ngành VII | Ngôn ngữ Anh | 7220201 | 80 | 323 | 15 | 125 | 219 | 15 |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | 80 | 233 | 15 | 125 | 136 | 15 | ||
Quản trị khách sạn | 7810201 | 40 | 142 | 15 | |||||
Truyền thông đa phương tiện | 7320104 | 50 | 257 | 15 | |||||
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | 50 | 35 | 15 | |||||
Tổng | 1303 | 5201 | 5300 | 6059 |
Ghi chú: (*) chỉ tiêu nhóm ngành CNTT xác định theo Đề án áp dụng Cơ chế đặc thù đào tạo CNTT giai đoạn 2017 – 2020 của Đại học FPT.
II. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng
1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:
1.1. Thống kê số lượng, diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:
– Tổng diện tích đất của trường: 406,394 m2 – Số chỗ ở ký túc xá sinh viên (nếu có): 5800 chỗ – Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy: 3.16 m2/sinh viên
TT | Loại phòng | Số lượng | Diện tích sàn xây dựng (m2) |
1 | Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu | 436 | 59752 |
2 | Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ | 6 | 4878 |
3 | Phòng học từ 100 – 200 chỗ | 0 | 0 |
4 | Phòng học từ 50 – 100 chỗ | 24 | 5652 |
5 | Số phòng học dưới 50 chỗ | 371 | 38343 |
6 | Số phòng học đa phương tiện | 4 | 288 |
7 | Phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu | 31 | 10591 |
8 | Thư viện, trung tâm học liệu | 5 | 5021 |
9 | Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập | 26 | 15815 |
1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị
TT | Tên | Số lượng | Danh mục thiết bị thí nghiệm chính | Phục vụ Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành đào tạo | |
1 | Phòng Thí nghiệm vật lý | 1
| Measurement of Wavelength of Laser by Diffraction Grating | Công nghệ thông tin/Khối ngành V | |
Seebeck and Peltier Demonstrator-NV 6062-Thiết bị mô phỏng hiệu tứ | |||||
Planck’s Constand Determination Using LED-NV 6025-Thiết bị xác định | |||||
Melde’s Electrical Vibrator-NV 6056 -Bộ rung động điện Melde | |||||
Máy đo hằng số Planck | |||||
2 | Phòng Thí nghiệm ITS | 1
| Thiết bị TN KMS-301 bộ thực hành điện tử bán dẫn | Công nghệ thông tin/Khối ngành V | |
Thiết bị TN KMS-401 bộ thực hành điện tử bán dẫn | |||||
Thiết bị TN KMS-102 bộ thực hành điện tử bán dẫn | |||||
Thiết bị TN KMS-101 bộ thực hành điện tử bán dẫn | |||||
Thiết bị TN KMS-401 bộ thực hành điện tử bán dẫn | |||||
Thiết bị TN KMS-102 bộ thực hành điện tử bán dẫn | |||||
Thiết bị TN KMS-301 bộ thực hành điện tử bán dẫn | |||||
Thiết bị thí nghiệm DFG-8020 máy phát sung công nghệ DDS | |||||
Thiết bị thí nghiệm SDS8202 máy hiện sóng kĩ thuật số | |||||
Thiết bị thí nghiệm DFG-8020 máy phát sung công nghệ DDS | |||||
Đồng hồ đo điện đa năng BXM85 | |||||
Đồng hồ đo điện đa năng BXM98T | |||||
Đồng hồ đo điện đa năng BXM240 | |||||
Đồng hồ đo điện đa năng BXM85 | |||||
KMS-403-Mạch hồi tiếp điện áp/dòng điện | |||||
KMS 604 Thiết bị khuếch đại thuật toán | |||||
KMS 616 Mạch lọc tích hợp | |||||
KMS 302 Mạch cung cấp nguồn Transitor | |||||
KMS 610 Mạch dao động dịch pha Wein Bridge | |||||
Máy hiển thị và phân tích sóng điện tử LA-2050 | |||||
Máy tạo sóng điện tử DFG-8020_Sub 31 | |||||
Bee Prog + Bộ nạp chíp bán dẫn/1 | |||||
Máy phát hiện sóng KTS Tonghui-TD02202B | |||||
Đồng hồ vạn năng KTS M3500A | |||||
Bộ LP-2010 RFID Experimenttal trainer – LEAP | |||||
3 | Lab | 2
| Thiết bị cổng nối SR-01 | Công nghệ thông tin/Khối ngành V | |
Máy tính Intel BOXD2820 | |||||
Máy chủ Dell T110 II intel Xeon E3 | |||||
SR W2048 SG300-52 52 Port | |||||
Server: Bộ nhớ, bo mạch, Ổ cứng, tản nhiệt,… | |||||
4 | Phòng thực hành Nhiếp ảnh | 1
| Máy ảnh canon 50D Kit 18-135mm- SL02 | Thiết kế đồ họa/Khối ngành II Truyền thông đa phương tiện/khối ngành VII Thiết kế mỹ thuật số/ Công nghệ thông tin/ Khối ngành V | |
Đèn solo | |||||
Tủ chống ẩm | |||||
Chân đèn | |||||
Rulo cuốn, du hạt mưa, hắt sáng, khẩu nối | |||||
Phông giấy | |||||
Chân Mephoto | |||||
Đèn led | |||||
5 | Phòng thực hành máy tính | 1 | -iMac 2015 (10 iMac 27 inch 5K: 10 chiếc | Công nghệ thông tin/Khối ngành V | |
-iMac 21.5 inch : 10 chiếc | |||||
6 | Thực hành khách sạn | 3 | Quầy lễ tân, sofa, kệ hoa,… | Quản trị khách sạn/ Khối ngành VII
| |
Quầy bar, bồn rửa tay, kệ trưng bày, bàn ghế.. | |||||
Giường ngủ, tủ đựng quần áo, tivi, bàn tiếp khách… | |||||
7 | Xưởng thực hành vẽ | 1 | Giá vẽ, tranh, tượng, ghế | Thiết kế đồ họa/Khối ngành II Thiết kế mỹ thuật số/ Công nghệ thông tin/ Khối ngành V |
1.3. Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo…sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện
STT | Khối ngành đào tạo/Nhóm ngành | Số lượng |
1. | Khối ngành/Nhóm ngành I | |
2. | Khối ngành II | 5,848 |
3. | Khối ngành III | 41,178 |
4. | Khối ngành IV | |
5. | Khối ngành V | 49,682 |
6. | Khối ngành VI | |
7. | Khối ngành VII | 27,895 |
1.4. Danh sách giảng viên cơ hữu chủ trì giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh – trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo Giáo dục Mầm non.
– Xem phụ lục 01 kèm theo
1.5. Danh sách giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo Giáo dục Mầm non.
– Xem phụ lục 02 kèm theo
III. Các thông tin của năm tuyển sinh
1. Tuyển sinh chính quy trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chính quy (không bao gồm liên thông chính quy từ TC, CĐ lên ĐH, ĐH đối với người có bằng ĐH; từ TC lên CĐ, CĐ ngành Giáo dục Mầm non đối với người có bằng CĐ)
1.1. Đối tượng tuyển sinh
Các thí sinh đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc tương đương tính đến thời điểm nhập học.
1.2. Phạm vi tuyển sinh
Trong và ngoài nước Việt Nam.
1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)
Xét tuyển;
Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại Trường ĐH FPT cần đáp ứng các điều kiện xét tuyển của Trường ĐH FPT.
1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo
a) Thông tin danh mục ngành được phép đào tạo: Ghi rõ số, ngày ban hành quyết định chuyển đổi tên ngành của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của trường (nếu được cho phép tự chủ) đối với Ngành trong Nhóm ngành, Khối ngành tuyển sinh; theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
TT | Tên ngành | Mã ngành | Số quyết định mở ngành hoặc chuyển đổi tên ngành (gần nhất) | Ngày tháng năm ban hành Số quyết định mở ngành hoặc chuyển đổi tên ngành (gần nhất) | Trường tự chủ QĐ hoặc Cơ quan có thẩm quyền cho phép | Năm bắt đầu đào tạo |
1 | Thiết kế đồ họa | 7210403 | 2796/QĐ-BGDĐT | 24/07/2013 | BGDĐT | 2013 |
2 | Kỹ thuật điện tử – viễn thông | 7520207 | 1210/QĐ-BGDĐT | 20/03/2011 | BGDĐT | 2011 |
3 | Kỹ thuật phần mềm | 7480103 | 6767/QĐ-BGDĐT | 07/11/2006 | BGDĐT | 2006 |
4 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | 4294/QĐ-BGDĐT | 03/10/2018 | BGDĐT | 2018 |
5 | Khoa học máy tính | 7480101 | 1210/QĐ-BGDĐT | 20/03/2011 | BGDĐT | 2011 |
6 | Kinh doanh quốc tế | 7340120 | 2907/QĐ-BGDĐT | 14/08/2016 | BGDĐT | 2016 |
7 | Quản trị khách sạn | 7810201 | 2796/QĐ-BGDĐT | 24/07/2013 | BGDĐT | 2019 |
8 | Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | 5744/QĐ-BGDĐT | 27/11/2014 | BGDĐT | 2014 |
9 | Truyền thông đa phương tiện | 7320104 | 4465/QĐ-BGDĐT | 12/10/2017 | BGDĐT | 2017 |
10 | Công nghệ thông tin | 7480201 | 4294/QĐ-BGDĐT | 03/10/2018 | BGDĐT | 2019 |
11 | Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | 1210/QĐ-BGDĐT | 20/03/2011 | BGDĐT | 2011 |
12 | Quản trị kinh doanh | 7340101 | 4832/QĐ-BGDĐT | 23/07/2009 | BGDĐT | 2009 |
13 | An toàn thông tin | 7480202 | 3649/QĐ-BGDĐT | 29/08/2013 | BGDĐT | 2013 |
14 | Ngôn ngữ Anh | 7220201 | 6302/QĐ-BGDĐT | 23/12/2014 | BGDĐT | 2016 |
b) Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/ nhóm ngành/ khối ngành tuyển sinh; theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo.
STT | Ngành học | Mã ngành học | Chỉ tiêu (dự kiến) | Tổ hợp môn xét tuyển 1 | Tổ hợp môn xét tuyển 2 | Tổ hợp môn xét tuyển 3 | Tổ hợp môn xét tuyển 4 | |||||
Theo xét KQ thi THPT QG | Theo phương thức khác | Mã tổ hợp môn | Môn chính | Mã tổ hợp môn | Môn chính | Mã tổ hợp môn | Môn chính | Mã tổ hợp môn | Môn chính | |||
1 | Ngôn ngữ Anh | 7220201 | 56 | 224 | A00 | A01 | C00 | D01 | ||||
2 | Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | 56 | 224 | A00 | A01 | C00 | D01 | ||||
3 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | 18 | 72 | A00 | A01 | C00 | D01 | ||||
4 | Quản trị kinh doanh | 7340101 | 430 | 1720 | A00 | A01 | C00 | D01 | ||||
5 | Công nghệ thông tin | 7480201 | 1000 | 4000 | A00 | A01 | D01 | D90 |
1.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
1.5.1. Xét tuyển học bạ THPT
1.5.1.1. Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2020 hoặc (thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 nộp hồ sơ xét tuyển trước ngày 01/04/2020)
Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm* trở lên (áp dụng cho sinh viên nhập học tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh), đạt 19.5 điểm* trở lên (áp dụng cho sinh viên nhập học tại Tp. Cần Thơ và Tp. Đà Nẵng) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT.
1.5.1.2. Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 (nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/04/2020)
Đạt xếp hạng theo học bạ THPT năm 2020 thuộc Top50 THPT 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn).
1.5.2. Xét tuyển theo điểm thi THPT
1.5.2.1. Sàn chất lượng
Điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15**/30 điểm).
1.5.2.2. Điều kiện xét tuyển
Thí sinh cần đạt xếp hạng theo điểm thi THPT năm 2020 thuộc Top50 THPT 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020)
1.5.3. Xét tuyển ưu tiên
Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh đạt một trong các điều kiện sau:
- Tốt nghiệp THPT ở nước ngoài
- Tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Anh);
- Tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Nhật);
- Tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Hàn Quốc);
- Tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE (áp dụng đối với ngành Công nghệ thông tin);
- Tốt nghiệp Chương trình ARENA ADIM (áp dụng đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số);
- Tốt nghiệp Đại học.
- Sinh viên chuyển trường từ các trường đại học thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo.
1.5.4. Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng tại mục 2, Điều 7 trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2020.
Ghi chú:
(*) chính xác đến 0.25 (ví dụ: từ 20.75 đến 21 làm tròn thành 21)
(**) Làm tròn đến hai chữ số thập phân (ví dụ: Nếu như thí sinh đạt 14,991 đến 14,994 điểm thì làm tròn thành 14,99 điểm; trường hợp từ 14,995 đến 14,999 mới được làm tròn thành 15 điểm).
1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển…
Mã trường: FPT
STT | Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp môn tuyển sinh | Độ lệch so với tổ hợp gốc |
1 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | A00 (0); A01 (0); C00 (0); D01 (Gốc) | 0 |
2 | 7220209 | Ngôn ngữ Nhật | A00 (0); A01 (0); C00 (0); D01 (Gốc) | 0 |
3 | 7220210 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | A00 (0); A01 (0); C00 (0); D01 (Gốc) | 0 |
4 | 7340101 | Quản trị kinh doanh | A00 (0); A01 (0); C00 (0); D01 (Gốc) | 0 |
5 | 7480201 | Công nghệ thông tin | A00 (0); A01 (0); D90 (0); D01 (Gốc); | 0 |
1.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo…
1.7.1. Lịch trình xét tuyển
Được công bố trong các thông báo tuyển sinh theo từng đợt. Dự kiến trong năm có 3 đợt. Đợt 1 vào ngày 28/6/2020.
1.7.2. Cách thức đăng ký
Thí sinh đăng ký thi học bổng, xét tuyển và nhập học theo 1 trong 3 cách sau:
Cách 1: Đăng ký trực tuyến trên website hoặc qua email của trường. Đồng thời nộp các khoản phí vào tài khoản ngân hàng của trường. Sinh viên nộp lại bản gốc các hồ sơ nhập học vào ngày đầu tiên trước khi đi học.
Cách 2: Gửi hồ sơ qua bưu điện và nộp các khoản phí vào tài khoản ngân hàng của trường.
Cách 3: Đăng ký và nộp các khoản phí trực tiếp tại các văn phòng tuyển sinh của trường theo địa chỉ ở mục Địa điểm tư vấn tuyển sinh và nộp hồ sơ.
Tài khoản ngân hàng của Trường Đại học FPT
Tài khoản | Hà Nội | Tp.HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ |
Chủ tài khoản | Trường Đại học FPT | Phân hiệu Trường Đại học FPT tại thành phố Hồ Chí Minh | Phân hiệu Trường Đại học FPT tại thành phố Đà Nẵng | Phân hiệu trường Đại học FPT tại thành phố Cần Thơ |
Số tài khoản | 00006969009 | 20209090909 | 03557714901 | 09098788005 |
Ngân hàng | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm | Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi Nhánh Tp.Hồ Chí Minh | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Đà Nẵng | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Cần Thơ |
Nội dung nộp tiền | – Đối với thí sinh đăng ký dự thi học bổng: <Họ và tên thí sinh – Số CMND của thí sinh – Lệ phí ĐKDT 2020> – Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển: <Họ và tên thí sinh – Số CMND của thí sinh – Lệ phí ĐKXT 2020> – Đối với thí sinh đăng ký nhập học: <Họ và tên thí sinh – Số CMND của thí sinh – Lệ phí ĐKNH 2020> |
1.7.3. Địa điểm tư vấn tuyển sinh và nộp hồ sơ
– Tại Hà Nội: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 Đại lộ Thăng Long, huyện Thạch Thất, Tp. Hà Nội. Điện thoại: (024) 73001866/ (024) 73005588;
– Tại Tp. Hồ Chí Minh: Lô E2a-7, Đường D1 Khu Công nghệ cao, P. Long Thạnh Mỹ, Q.9, Tp.HCM. Điện thoại: (028) 73001866/ (028) 73005588;
– Tại Tp. Đà Nẵng: Khu Đô thị Công nghệ FPT, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng. Điện thoại: (0236) 7301866/ (0236) 7300999;
– Tại Tp. Cần Thơ: Số 600 đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, Khu vực 6, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Điện thoại: (0292) 7301866/ (0292) 7303636.
1.8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;…
Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực thực hiện theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
1.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển…
Lệ phí đăng ký xét tuyển vào Đại học FPT: 100.000 đồng;
Lệ phí đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT theo Quy định của Bộ GD&ĐT: 30.000 đồng/nguyện vọng (dành cho thí sinh đăng ký nguyện vọng bằng kết quả thi THPT).
1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)
Học phí với sinh viên chính quy và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm dựa vào Quy định tài chính hiện hành cho sinh viên các hệ đào tạo của Trường Đại học FPT, cụ thể áp dụng cho các thí sinh nhập học tại cơ sở đào tạo chính tại Hà Nội và phân hiệu tại Tp. Hồ Chí Minh như sau:
– Học phí tiếng Anh dự bị: 10,350,000 VNĐ/mức (có 6 mức tiếng Anh, xếp lớp tuỳ trình độ)
– Học phí chuyên ngành: 25,300,000 VNĐ/kỳ (gồm 9 kỳ học chuyên ngành)
– Học phí có thể được trường điều chỉnh (tăng hoặc giảm) hàng năm và được ban hành bằng phụ lục mới. Biên độ điều chỉnh giữa 2 năm liên tiếp không quá 10%.
– Số lần (kỳ/mức/năm) nộp học phí được công bố tại thời điểm tuyển sinh là cố định không thay đổi trong suốt quá trình học.
Thí sinh nhập học tại phân hiệu tại Tp. Đà Nẵng và phân hiệu Tp. Cần Thơ xem chi tiết mức phí tại Quy định tài chính hiện hành cho sinh viên các hệ đào tạo Trường Đại học FPT.
1.11. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)….
1.11.1. Hồ sơ xét tuyển
– Phiếu đăng ký ĐH FPT;
– 01 bản photo hoặc bản scan CMND;
– 01 ảnh 3×4 hoặc bản scan ảnh 3×4;
– Lệ phí xét tuyển 100,000 VNĐ;
– 01 bản photo/bản scan Học bạ THPT (đối với hồ sơ xét tuyển theo kết quả Học bạ THPT) hoặc 01 bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi THPT 2020 (đối với hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi THPT 2020);
– 01 Giấy chứng nhận xếp hạng học sinh THPT năm 2020 theo kết quả học bạ THPT trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn (áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và nộp hồ sơ xét tuyển theo xếp hạng học bạ THPT 2020 từ ngày 01/04/2020);
– 01 Giấy chứng nhận xếp hạng học sinh THPT năm 2020 theo kết quả thi THPT trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn (áp dụng đối với các thí sinh thi THPT năm 2020 và nộp hồ sơ xét tuyển theo xếp hạng điểm thi THPT 2020).
– 01 bản photo/scan các giấy tờ chứng nhận điều kiện xét tuyển khác (nếu có).
Đăng ký xét tuyển chỉ hợp lệ khi Trường ĐH FPT nhận được đầy đủ hồ sơ và lệ phí xét tuyển theo quy định.
1.11.2. Hồ sơ nhập học
– Phiếu nhập học;
– Phí đăng ký nhập học và Học phí theo Quy định tài chính sinh viên Trường ĐH FPT hiện hành, cụ thể:
Phí đăng ký nhập học tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng là 4.600.000 VNĐ và tại Tp.Cần Thơ là 3.000.000 VNĐ;
Học phí theo Quy định tài chính sinh viên Trường ĐH FPT hiện hành (xem tại mục 1.10 Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)).
– Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020;
– 01 Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp THPT (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời và bổ sung sau khi có Bằng);
– 01 Bản sao chứng thực Học bạ THPT;
– 01 Giấy chứng nhận xếp hạng học sinh THPT năm 2020 theo kết quả học bạ THPT trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn (áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và nộp hồ sơ xét tuyển theo xếp hạng học bạ THPT 2020 từ ngày 01/04/2020;
– 01 Giấy chứng nhận xếp hạng học sinh THPT năm 2020 theo kết quả thi THPT trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn (áp dụng đối với các thí sinh thi THPT năm 2020 và nộp hồ sơ xét tuyển theo xếp hạng điểm thi THPT 2020).
– 01 Bản sao chứng thực CMND;
– 01 Ảnh 3×4;
– 01 Bản sao chứng thực Giấy khai sinh;
– 01 Bản sao chứng thực Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (nếu có);
– 01 Bản sao chứng thực Chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên (nếu có);
– 01 Bản sao chứng thực Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II (nếu có);
– 01 Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học (nếu có);
– 01 Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE (nếu có);
– 01 Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp Chương trình ARENA ADIM (nếu có).
– 01 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận sinh viên và 01 Bản sao chứng thực bảng điểm các môn đã học của các trường đại học thuộc Top1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo (nếu có).
1.11.3. Hồ sơ nhập học đối với thí sinh được cấp học bổng, tín dụng:
Tham khảo Quy định học bổng, tín dụng của Trường ĐH FPT.
Đăng ký nhập học chỉ hợp lệ khi nhà trường nhận được đầy đủ hồ sơ nhập học và các khoản phí nhập học (Phí đăng ký nhập học và Học phí theo Quy định tài chính sinh viên Trường ĐH FPT).
1.11.4. Lịch trình nhập học
Theo các thông báo tuyển sinh của Trường ĐH FPT. Dự kiến trong năm có 2 đợt.
Thời hạn nhập học đợt 1 trước 17h ngày 15/09/2020. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, trường sẽ xem xét tuyển sinh bổ sung.
1.12. Thông tin triển khai đào tạo ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ thông tin trình độ đại học (xác định rõ theo từng giai đoạn với thời gian xác định cụ thể).
1.12.1. Tên doanh nghiệp các nội dung hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối tác và trách nhiệm của mỗi bên; trách nhiệm đảm bảo đảm bảo việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
Tên các doanh nghiệp đang hợp tác với trường Đại học FPT
STT | Tên doanh nghiệp | STT | Tên doanh nghiệp |
1 | Công ty CP An toàn thông tin Cyradar | 47 | Công ty CP kinh doanh và thương mại dịch vụ Vinpro |
2 | Công ty TNHH CteqSoftware | 48 | Công ty CP giáo dục Topica English |
3 | Công ty CP Tư Vấn, Giải pháp, Thương Mại và Dịch Vụ 9999 | 49 | Công ty Framgia Việt Nam |
4 | Công ty Fredo Tech Việt Nam | 50 | Công ty CP dịch vụ và thương mại điện tử Phoenix |
5 | Công ty TNHH Tamura Ryokan-“Shima Tamuara* Shima Grand Hotel” | 51 | Công ty TNHH Rikkeisoft- chi nhánh Đà Nẵng |
6 | Công ty CP Kokusai Ferry- ” Ohkido Hotel” | 52 | Công ty TNHH Oxy Việt Nam |
7 | Công ty CP Anjel Bay- “Bay Resort Hotel Shodoshima” | 53 | Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thương mại Phúc An |
8 | Công ty CP Shodoshima International Hotel- ” Shodoshima International Hotel” | 54 | Công ty Nippon Steel & Sumikin Metal Products Viet Nam |
9 | Công ty TNHH phầm mềm Minh Phúc | 55 | Công ty TNHH Công nghệ thông tin Vision VSP |
10 | Công ty TNHH Lý Thức | 56 | Ngân hàng Agribank – chi nhánh Mỹ Đức |
11 | Công ty CP Tư vấn và Giải pháp Tiếp cận Anslog | 57 | Vision VSP Information Technology Company Limited |
12 | Công ty TNHH Business Bootcamp | 58 | Công ty TNHH Lifeup |
13 | Công ty CP Công nghệ và Giải pháp EMS | 59 | Công ty CP công nghệ GVN |
14 | Công ty CP Brandast | 60 | Công ty CP đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ quốc tế Langmaster |
15 | Công ty CP Đầu tư và Giải pháp VIETIS | 61 | Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Alpha |
16 | Công ty TNHH Nexcert Việt Nam | 62 | Trung tâm sản phẩm và giải pháp- Khối giải pháp doanh nghiệp- tập đoàn viễn thông quân đội Viettel |
17 | Công ty TNHH Học Với Chuyên Gia | 63 | Công ty CP Ominext |
18 | Công ty CP Giải pháp và công nghệ Sinka Việt Nam | 64 | Công ty cổ phần Sun Panel Vina |
19 | Công ty CP Jellyfish Education | 65 | Công ty CP xuất nhập khẩu quốc tế năng lượng Thái Bình Dương |
20 | Công ty CP NAL Việt Nam | 66 | Công ty TNHH Synergix Technologies |
21 | Công ty CP Đầu tư và Công nghệ Solid | 67 | Công ty TNHH (2TV) Revolution Sport |
22 | Công ty TNHH Y Dược Bảo Long | 68 | Công ty TNHH TNT Animation |
23 | Công ty CP Giáo dục Topbanker | 69 | InterCotinental Hanoi Landmark 72 |
24 | Công ty An Lộc Đại Phát | 70 | Identity Company Limited |
25 | Công ty CP NTQ Solution | 71 | Công ty cổ phần sản xuất tôn màu Poshaco |
26 | Công ty TNHH Pixta Việt Nam | 72 | Công ty TNHH Dược phẩm Kovi |
27 | Công ty CP Giải trí và thể thao Điện tử Việt Nam | 73 | Công ty TNHH giải pháp cà phê S.O.C |
28 | Công ty TNHH Foredge Việt Nam | 74 | Công ty TNHH Phát triển kinh doanh bền vững DBS Việt Nam |
29 | Công ty cổ phần BetterCre | 75 | Công ty TNHH Thương mại dịch vụ truyền thông Trống đồng |
30 | Công ty Eway | 76 | Công ty TNHH Thủy sản liên hiệp quốc tế Elites Việt Trung |
31 | Công ty hệ thống thông tin FPT | 77 | Branch MicroAd Việt Nam Join stock company |
32 | Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Tam Điệp | 78 | Công ty cổ phần đầu tư Thương mại và phát triển công nghệ FSI |
33 | Công ty Cổ phần chứng khoán FPT | 79 | Công ty cổ phần DHL Việt Nam |
34 | Công ty cổ phần Monsterlab | 80 | Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Hiển Long |
35 | Công ty CP Công nghệ Cecomtech Việt Nam | 81 | Công ty TNHH đầu tư và Thương mại Micviet |
36 | Công ty CP Công nghệ Nhật | 82 | Công ty TNHH Mỹ thuật sân khấu và truyền thông Việt |
37 | Công ty CP thương hiệu và đầu tư liên minh thiết kế Châu Á | 83 | Công ty TNHH Onelink Việt Nam |
38 | Công ty CP truyền thông tiếp thị ACE | 84 | Công ty Rakuna |
39 | Công ty CP Truyền thông và tư vấn thương hiệu Trà | 85 | Công ty Scoville |
40 | Công ty Phần mềm FPT | 86 | Công ty Digital Token |
41 | Công ty TNHH ASATSU-DK Việt Nam | 87 | Công ty Kiddicode |
42 | Công ty TNHH TOFU | 88 | Công ty smart OSC |
43 | Glowing Studio | 89 | Công ty Vnext |
44 | Công ty CP thương mại và DVKT Phát thanh Truyền hình | 90 | VTI Corporation |
45 | Công ty TNHH MM Mega Market | 91 | Công ty Digital Vision |
46 | Công ty TNHH Rocket Commerce | 92 | Công ty Myad |
Các nội dung hợp tác
a. Hợp tác triển khai cho sinh viên Trường Đại học FPT thực tập, làm việc tại Công ty. Cụ thể:
+ Công ty tạo điều kiện cơ sở vật chất, cắt cử cán bộ hướng dẫn, bố trí công việc cụ thể cho sinh viên
+ Sinh viên được hướng dẫn, huấn luyện trực tiếp tham gia vào các dự án của công ty
+ Công ty tạo điều kiện để sinh viên tiếp thu kiến thức về các lĩnh vực chuyên ngành.
+ Hỗ trợ kinh phí cho sinh viên on-job training theo kết quả (khối lượng và chất lượng) công việc thực hiện được (nếu có).
b. Hợp tác để tổ chức các chương trình hướng nghiệp và tuyển dụng cho sinh viên. Cụ thể:
+ Công ty và Trường Đại học FPT phối hợp nhằm tổ chức hội thảo giới thiệu về công việc, quy trình, văn hoá của doanh nghiệp, chuyên đề công nghệ, kinh tế; Here to hunt, Job Fair…;
+ Tổ chức các buổi tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc thực tế, tư vấn tuyển dụng, cơ hội nghề nghiệp tại Công ty dành cho sinh viên;
+ Truyền thông các cơ hội nghề nghiệp qua các kênh thông tin truyền thông của Trường Đại học FPT tới sinh viên.
Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên
Về phía công ty:
Có toàn quyền quản lý và phân công công việc cho sinh viên trong thời gian thực tập, làm việc; Có trách nhiệm đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hàng tháng của từng sinh viên tham gia chương trình cho Trường Đại học FPT; Cử cán bộ chuyên trách phối hơp với nhà Trường để đánh giá Báo cáo thực tập của sinh viên cuối kỳ thực tập; Lập kế hoạch chi tiết về kế hoạch tuyển dụng cho bên B để phối hợp triển khai thực hiện: tổ chức Hội thảo, truyền thông về cơ hội nghề nghiệp…
Về phía trường Đại học FPT
Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chương trình và giáo trình học, hồ sơ và các đánh giá của sinh viên cho công ty; Giải quyết các vấn đề phát sinh từ phía sinh viên của mình đồng thời phối hợp tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và tuyển dụng dựa trên kế hoạch đã được thống nhất.
Trách nhiệm đảm bảo việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp:
Nhằm đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Trường Đại học FPT đã có những giải pháp hỗ trợ cho sinh viên cụ thể như:
1) Chú trọng bổ sung các nội dung theo yêu cầu doanh nghiệp vào Chương trình đào tạo, đặc biệt là ngoại ngữ, kỹ năng mềm và công nghệ.
2) Gửi sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế theo chương trình OJT (On-the-job-training) kéo dài từ 4 đến 8 tháng để sinh viên được tham gia và học tập từ môi trường làm việc thực tế, bước đầu làm quen với doanh nghiệp.
3) Có Bộ phận Quan hệ Doanh nghiệp, trong các chức năng có chức năng hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho sinh viên, kết nối sinh viên tới những doanh nghiệp uy tín có nhu cầu tuyển dụng.
1.12.2. Tổng số GV cơ hữu quy đổi; tổng số GV thỉnh giảng quy đổi; tổng số chỉ tiêu theo quy định chung; tổng số chỉ tiêu tăng thêm theo quy định đặc thù
– Tổng GV cơ hữu theo khối ngành quy đổi: 310.1
– Tổng GV cơ hữu tham gia giảng dạy các môn chung quy đổi: 303.7
– Tổng GV thỉnh giảng quy đổi: 69
– Tổng số chỉ tiêu theo quy định chung: 2800 sinh viên
– Tổng số chỉ tiêu tăng thêm theo quy định đặc thù: 5000 sinh viên
1.12.3. Các thông tin khác triển khai áp dụng cơ chế đặc thù trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ thông tin trình độ đại học. (không trái quy định hiện hành)….
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ĐÀO TẠO CNTT – TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2018-2020
1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT – ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐỀ ÁN
– Tên tổ chức chủ trì Đề án: Trường Đại học FPT (viết tắt là FU)
– Người đại diện: TS. Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng
– Lĩnh vực hoạt động, Quá trình hình thành và phát triển; Thành tựu kinh nghiệm: http://fpt.edu.vn/about.
Trường Đại học FPT được thành lập theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là trường đại học tư thuộc Tập đoàn FPT – tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam.
Với sứ mệnh “Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”, trong thời đại CNTT bùng nổ và phát triển rất nhanh chóng, trường xác định “Giáo dục đào tạo là Tổ chức và Quản lý việc tự học của người học”.
Đào tạo nhân lực CNTT ở trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế, phục vụ cho sự phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhất của trường. Trường đã và đang đào tạo 13 khóa sinh viên đại học các ngành CNTT, có 3345 sinh viên tốt nghiệp, làm việc ở khắp nơi trong nước và trên thế giới, đươc các doanh nghiệp đánh giá cao.
Từ 2012 trường đã được tổ chức kiểm định QS xếp hạng 3 sao chung, trong đó có 2 tiêu chí đạt 5 sao là Giảng dạy, Trách nhiệm xã hội và hoạt động cộng đồng. Năm 2015 trường tái kiểm định đạt mức điểm 3,5 với 4 tiêu chí đạt 5 sao đó là Giảng dạy, Việc làm, Cơ sở vật chất, Trách nhiệm xã hội và hoạt động cộng đồng.
2. CƠ SỞ CỦA ĐỀ ÁN
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2018-2020 của Trường Đại học FPT (sau đây gọi tắt là Đề án) được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo nêu trong công văn 5444 ngày 16/11/2017 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường lao động và xu hướng hội nhập quốc tế. Đề án tập trung vào việc đào tạo nhân lực CNTT trình độ đại học (sau đây gọi tắt là đào tạo) nhằm cung cấp được 10000 sinh viên tốt nghiệp đại học gia nhập lực lượng nhân lực có trình độ về CNTT trong giai đoạn 2018-2020, góp phần bổ sung nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng CNTT, phục vụ cho việc phát triển nền công nghiệp 4.0 của đất nước.
3. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
3.1 Các ngành đào tạo
– Đề án tập trung vào việc tăng cường đào tạo các ngành CNTT trình độ đại học mà trường đang triển khai, đó là:
a) Kỹ thuật phần mềm, mã ngành 7480103
b) An toàn thông tin, mã ngành 7480202
c) Khoa học máy tính mã ngành 7480101
– Mở thêm một số ngành và/hoặc các hướng chuyên sâu mới theo nhu cầu phát triển nền Công nghiệp 4.0 như:
a) Internet vạn vật (IoT)
b) Xử lý dữ liệu lớn.
c) Trí tuệ nhân tạo
3.2 Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo các ngành CNTT
3.2.1 Mục tiêu chung của các CTĐT về CNTT
Mục tiêu chương trình đào tạo các ngành CNTT là đào tạo những cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, và sức khỏe tốt; có đủ năng lực (kiến thức, kỹ năng cần thiết) để vận hành, quản lý, và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin; đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Các kiến thức, kỹ năng cần thiết bao gồm:
- Kiến thức và lập luận ngành;
- Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, nghề nghiệp;
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm;
- Hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Triển khai, Vận hành hệ thống; CNTT trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường.
3.2.2 CĐR chung cho các ngành CNTT
- Nắm vững kiến thức chuyên môn; thành thạo sử dụng các công cụ kỹ thuật; biết hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Triển khai, Vận hành hệ thống CNTT, một cách an toàn trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường;
- Giao tiếp, ứng xử và làm việc nhóm hiệu quả;
- Sử dụng tốt tiếng Anh trong chuyên môn;
- Tự tin trải nghiệm trong môi trường doanh nghiệp và quốc tế;
- Tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, tư duy sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, ý thức chủ động học tập;
- Sức khỏe tốt, ý thức về trách nhiệm xã hội và cộng đồng cao.
3.2.3 Mục tiêu, CĐR và nội dung cụ thể của các CTĐT đại học ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính: được mô tả trong Phụ lục 1
3.3 Các nội dung hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối tác và trách nhiệm của mỗi bên
3.3.1 Quan hệ doanh nghiệp và việc làm sinh viên được xem như là 1 trong “Bốn tốt” của chiến lược phát triển của trường[1].
FU triển khai mô hình hợp tác iCASE với các doanh nghiệp với các nội dung sau:
– I(Internship): doanh nghiệp tạo môi trường trải nghiệm và thực tập (OJT) cho sinh viên FU. Hai bên phối hợp quản lý và đồng cấp chứng chỉ cho sinh viên hoàn thành OJT.
– C (Co-Research): FU và doanh nghiệp hợp tác trong các hoạt động phối hợp nghiên cứu. Nội dung, nhân lực, tài chính do FU và doanh nghiệp chia sẻ, có thể thực hiện ở FU, ở doanh nghiệp hoặc ở cả 2 nơi.
– A (Academic): doanh nghiệp cung cấp công nghệ/content/giảng viên cho FU và/hoặc FU tổ chức các khóa đào tạo tại doanh nghiệp.
– S (Scholarship): doanh nghiệp cung cấp học bổng cho sinh viên FU, có thể kèm chương trình tuyển dụng/cam kết làm việc từ doanh nghiệp.
– E (Employment): doanh nghiệp tạo việc làm cho sinh viên.
– Trường phối hợp với doanh nghiệp định hướng nghề nghiệp sớm cho sinh viên; kết nối giữa nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với nguyện vọng việc làm của sinh viên sao cho phù hợp.
3.3.2 Mạng lưới đối tác doanh nghiệp đông, mạnh và rộng khắp, đảm bảo cho tính thực thi của iCASE (Phụ lục 2)
Tập đoàn FPT cùng với Ban Công nghệ và 7 công ty thành viên đều là những doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, sản xuất, dịch vụ và kinh doanh về CNTT và viễn thông:
– Công ty phần mềm (Fsoft) – Công ty giải pháp Hệ thống thông tin (FIS) – Công ty viễn thông (Ftel) – Công ty truyền thông trực tuyến (FPT Online) – Công ty thương mại các sản phẩm CNTT (FTG) – Công ty bán lẻ các thiết bị CNTT (FRT).
Có trụ sở hoạt động tại tất cả các tỉnh thành trong nước và hiện diện tại 21 quốc gia trên thế giới. Đây là nền tảng cốt lõi đảm bảo cho FU tự tin khi triển khai các hoạt động hợp tác, kết nối với doanh nghiệp theo mô hình iCASE, đặc biệt là tạo điều kiện cho hàng ngàn sinh viên đi thực tập một cách có tổ chức; nhận được nhiều cơ hội việc làm trong doanh nghiệp ở khắp nơi trong nước và nhiều nơi trên thế giới.
Ngoài ra, trường có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận tới hàng trăm doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT khác trong cả nước cũng như các đối tác công nghệ hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp. Ở chiều ngược lại các doanh nghiệp cũng thể hiện sự quan tâm, chủ động tìm hiểu, gặp gỡ và làm việc với Trường Đại học FPT để hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực CNTT có trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.
3.3.3 Những kết quả nổi bật trong việc hợp tác doanh nghiệp
Số lượng công ty đồng ý cùng FU triển khai iCASE tăng trưởng theo từng năm, riêng năm 2017 đã có thêm 43 thỏa thuận mới được ký kết; Kết quả triển khai cho đến nay như sau:
I: 100% sinh viên FU được gửi đi đào tạo trong môi trường doanh nghiệp theo thoả thuận giữa trường và doanh nghiệp như một yêu cầu bắt buộc được quy định trong Chương trình. Việc tổ chức OJT cho toàn bộ sinh viên trong trường đã và đang được tiến hành ổn định, thường xuyên, định kỳ, mỗi năm 3 đợt.
C: Trường quy định mỗi giảng viên trong vòng 2 năm phải dành thời gian tham gia các hoạt động nghiên cứu công nghệ, các dự án công nghiệp để cập nhật các xu hướng công nghệ mới, tăng cường kinh nghiệm nghiên cứu triển khai, giải quyết các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Một số dự án điển hình có sự phối hợp giữa cán bộ giảng viên của trường với doanh nghiệp là dự án thiết kế chế tạo Vệ tinh F1, dự nghiên cứu các giải pháp thông minh phục vụ cho giao thông, vận tải. CBGV của trường được vinh danh là chuyên gia công nghệ của doanh nghiệp, có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển CNTT.
A: Trường thường xuyên tham vấn với doanh nghiệp để xác định và cập nhật yêu cầu, nội dung, chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo các ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khóa học máy tính, sao cho phù hợp với mức độ năng lực về chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng làm việc; ngoại ngữ và phẩm chất cá nhân mà doanh nghiệp yêu cầu đối với các vị trí công việc.
Trường có được sự cam kết của hơn 600 chuyên gia đang hoạt động trong các doanh nghiệp về việc sẵn sàng tư vấn, thiết kế, xây dựng CTĐT, giáo trình, học liệu, phòng lab; tham gia giảng dạy, hướng dẫn hoặc làm mentors cho sinh viên. Trong số đó, khoảng 300 người đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của trường.
S: Hàng năm Tập đoàn FPT đều dành từ 200-300 suất học bổng cho sinh viên với tổng trị giá ngàn ngàn tỷ đồng/năm. Sinh viên nhận học bổng FPT sẽ được hỗ trợ trong suốt 4 năm học đại học.
Ngoài ra sinh viên công nghệ của FU cũng thường xuyên nhận được học bổng của các tổ chức doanh nghiệp lớn như Fsoft, FRT, Viettel, HP, Jetro, Panasonic, Toshiba, (Nhật Bản), Huawei.
E: Tỷ lệ sinh viên CNTT có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp của FU luôn duy trì ở mức độ cao, từ 96% trở lên. Đa số sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề trong khu vực tư nhân và liên doanh nước ngoài. Trường hiện có 3% sinh viên đang làm việc ở 19 nước khác, 2% đã khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp đại học.
Ngoài FPT và các công ty thành viên luôn ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của FU, còn có rất nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam, Nhật, Trung quốc, Hàn quốc, Singapore, Anh, Đức, Mỹ cũng đã tuyển dụng và đang có nhu cầu tuyển dụng sinh viên FU đến thực tập và làm việc.
Trên thực tế nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT của các công ty này luôn rất cao, ngày càng tăng và hết sức cạnh tranh. Riêng 2017 FU nhận được yêu cầu tuyển dụng của hơn 60 công ty, trong số có 20% công ty không hạn chế số lượng tuyển dụng đối với sinh viên FU. Nguồn cung ứng nhân lực CNTT của FU hiện nay có thể nói không đủ để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FPT nói riêng. Số liệu thống kê trong những năm qua cho thấy chỉ có 31% sinh viên tốt nghiệp FU làm việc tại các công ty của FPT, số còn lại đều được các công ty khác trong và ngoài nước thu hút về với chế độ cạnh tranh hơn rất nhiều.
3.4 Quy định về tuyển sinh và quy định về chuyển ngành, chuyển trường đối với ngành đào tạo áp dụng cơ chế đặc thù
3.4.1 Mở rộng đối tượng tuyển sinh các ngành CNTT
– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT trong và ngoài nước, đáp ứng đủ tiêu chuẩn học đại học theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện tuyển sinh của Trường Đại học FPT trong năm tuyển sinh (Phụ lục 3).
– Sinh viên đã hoặc đang học đại học ở các trường khác trong và ngoài nước, hoặc các ngành khác trong trường, đáp ứng được điều kiện tuyển sinh của Trường Đại học FPT trong năm tuyển sinh.
– Sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng về CNTT trong và ngoài nước đáp ứng được điều kiện tuyển sinh của Trường Đại học FPT trong năm tuyển sinh.
– Sinh viên đã tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là các ngành Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, muốn học thêm văn bằng đại học về CNTT.
3.4.2 Quy mô tuyển sinh dự kiến
Quy mô tuyển sinh các ngành CNTT trong giai đoạn 2018-2020 dự kiến như sau:
Tuyển mới CNTT Năm | Tổng | Ghi chú |
2018 | 3100 | |
2019 | 4000 | |
2020 | 5000 |
3.5 Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, nội dung chương trình và phương thức đào tạo
3.5.1 Chương trình tổng thể
Chương trình tổng thể của FU – tập trung vào 5 khối kiến thức kỹ năng chính: Kiến thức chuyên môn, Trải nghiệm thực tế, Phát triển cá nhân, Ngoại ngữ và Xã hội nhân văn, gồm có các thành phần sau:
– Chương trình chuẩn bị tiếng Anh 6 mức; – Chương trình đại học, học bằng tiếng Anh:135 tín chỉ, trong đó 30% tín chỉ lựa chọn; – Chương trình Giáo dục Quốc phòng và Rèn luyện tập trung bắt buộc; – Chương trình Giáo dục Thể chất Vovinam 3 cấp độ bắt buộc; – Các chương trình phát triển cá nhân: ngoại khóa.
3.5.2 Chương trình đại học
Chương trình đào tạo đại học các ngành CNTT về cơ bản được cấu trúc như sau:
– Kiến thức kỹ năng nền tảng
- Khoa học Xã hội 10 (10, 0)
- Toán và KHTN 9 (9, 0)
- Kỹ năng mềm 6 (6, 0)
- Kiến thức, Kỹ năng bổ trợ 9 (0, 9)
– Kiến thức nền tảng về CNTT 18 (15,3) – Kỹ thuật nền tảng của CNTT 15 (12,3) – Kiến thức chuyên môn ngành 12 (9,3) – Thực hành lập trình, ứng dụng 12 (12,0) – Trải nghiệm môi trường làm việc 10 (10,0) – Kiến thức, kỹ năng chuyên sâu 12 (0, 12) – Chuyên đề lựa chọn 12 (0,12) – Đồ án tốt nghiệp 10 (10,0)
Khối lượng tổng cộng là 135 tín chỉ, tỷ lệ tín chỉ bắt buộc và lựa chọn khoảng (70, 30).
Khung chương trình đào tạo đại học được bố trí vào 9 Học kỳ, phân đoạn:
– 4 Học kỳ đầu: sinh viên được trang bị kiến thức kỹ năng chung, kiến thức và kỹ thuật nền tảng về CNTT và kiến thức ngành. (60 tín chỉ).
– 2 Học kỳ tiếp theo: đào tạo tại doanh nghiệp – sinh viên thực hành kỹ thuật, làm quen với môi trường CNTT thực tế. (28 tín chỉ).
– 2 Học kỳ tiếp: sinh viên học theo một hướng công nghệ cụ thể, một lĩnh vực ứng dụng đặc thù hoặc một thị trường tiềm năng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn; đồng thời hiểu thêm các xu hướng công nghệ, trang bị thêm kiến thức về quản lý kinh doanh, quản lý, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. (34 tín chỉ).
– 1 Học kỳ cuối: làm Đồ án tốt nghiệp theo yêu cầu doanh nghiệp – tập trung vào việc tìm kiếm, hình thành ý tưởng, Thiết kế, tổ chức triển khai dự án, chủ động làm việc nhóm và giao tiếp với các bên liên quan để hoàn thành được sản phẩm của dự án, đáp ứng yêu cầu thực tế. (13 tín chỉ).
Khung chương trình đào tạo cũng cho phép sinh viên, theo cơ chế chuyển đổi tín chỉ, có thể lựa chọn học các hướng chuyên sâu, các chuyên đề cập nhật tại các trường, các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận sớm với các xu hướng công nghệ, nghề nghiệp và thị trường phù hợp cho định hướng công việc tương lai.
3.5.3 Phương thức tổ chức đào tạo và đào tạo
Trường Đại học FPT tập trung vào việc đào tạo theo định hướng công việc. Trong bối cảnh CNTT phát triển rất nhanh, các yêu cầu kiến thức, kỹ năng đối công việc trong ngành này cũng thay đổi liên tục. Vì vậy việc dạy cho sinh viên cách thức học tập và làm quen với cách thức làm việc trong thực tế là điều hết sức quan trọng, giúp cho để sinh viên có thể chủ động nắm bắt và áp dụng được những kiến thức kỹ năng mới một cách nhanh chóng, sớm ra trường và làm việc được ngay tại doanh nghiệp.
Trường rất chú trọng vào việc tổ chức và quản lý đào tạo cho sinh viên, đặc biệt là việc tự học và trải nghiệm của sinh viên trong quá trình học tập, đồng thời đổi mới phương pháp dạy-học, nâng cao năng suất và chất lượng đào tạo. Cụ thể là:
– Đảm bảo tính mềm dẻo trong chương trình đào tạo
- 30% tín chỉ lựa chọn trong chương trình đại học, tạo điều kiện cá nhân hóa chương trình đào tạo theo theo nhu cầu học tập của sinh viên, nâng cao tính chủ động học tập của sinh viên.
- Các nội dung lựa chọn tập trung vào các khối chủ đề sau:
- Công nghệ và Chuyên sâu theo xu hướng phát triển công nghệ và thị trường CNTT (ví dụ IoT, BigData, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, thị trường Nhật bản);
-
- Chuyên đề: Các mảng kiến thức, kỹ năng cần thiết khác như Quản lý, Kinh doanh-Khởi nghiệp, Kinh tế, văn hóa, xã hội… để sinh viên có thể thành công hơn trong ứng dụng CNTT vào thực tế và trong sự nghiệp sau này;
- Bổ trợ: Bổ sung kiến thức kỹ năng cần cho việc phát triển cá nhân, phục vụ cho công việc hoặc quốc tế hóa.
– Áp dụng phương thức đào tạo đào tạo kết hợp:
- Nhằm rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập tích cực, tự giác tìm tòi học hỏi và giải quyết vấn để, để sinh viên sau này có thể tự tin, chủ động học tập liên tục. mọi nơi mọi lúc
- 20% chương trình đào tạo đại học sẽ được tổ chức triển khai theo hình thức đào tạo blended (kết hợp online và off-line), theo các học liệu do trường xây dựng hoặc được quyền sử dụng.
– Đào tạo gắn kết với doanh nghiệp
Trong 3/9 học kỳ (với khoảng 30% số tín chỉ) của Chương trình đào tạo đại học, sinh viên sẽ đươc đào tạo các kiến thức kỹ năng gắn kết với yêu cầu doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Học kỳ 5: Huấn luyện kỹ thuật: từng sinh viên sẽ được thực hành kỹ năng lập trình và ứng dụng nhỏ, đảm bảo năng suất và chất lượng (đo theo số dòng lệnh đáp ứng yêu cầu);
- Học kỳ 6: huấn luyện chiến đấu: sinh viên được đào tạo những kiến thức kỹ năng đặc thù của doanh nghiệp, làm mock project (đánh trận giả) hoặc được tham gia vào dự án thật của doanh nghiệp;
- Học kỳ 9: huấn luyện tác chiến: sinh viên chủ động tổ chức nhóm, phát hiện vấn đề, hình thành ý tưởng, thiết kế và triển khai dự án nhằm giải quyết vẫn đề thực tiễn của doanh nghiệp, có sự hướng dẫn, đánh giá của chuyên gia từ phía doanh nghiệp.
– Kết hợp các phương pháp học tập hiệu quả:
- Project-based Learning (PBL): Các học phần về kỹ năng, kỹ thuật và công nghệ và kỹ năng được chú trọng thiết kế giúp cho sinh viên học tập hiệu quả thông qua quá trình làm ra những sản phẩm (Learning by Doing) cụ thể dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Học tập phục vụ cộng đồng (Service-based learning) – Kết hợp hoạt động cộng đồng với học thuật; áp dụng kinh nghiệm hoạt động như một đề mục giảng dạy.
– Đào tạo tại nước ngoài
- Trường đặt mục tiêu 100% sinh viên CNTT sẽ được gửi đi đào tạo tối thiểu 1 học kỳ ở nước ngoài, trước mắt tại các trường trong khu vực hoặc trong các doanh nghiệp của FPT ở các nước trên thế giới.
- Sinh viên sẽ có cơ hội nâng cao ngoại ngữ, bổ sung các kiến thức chuyên môn, văn hóa, xã hội, làm quen với môi trường quốc tế hóa.
- Trường đã ký hợp tác với hơn 60 trường đại học trên thế giới, trong đó một số trường ở Nhật, Ấn độ, Thái lan, Philipines, Malaysia, Brunei đã và đang là các điểm đến quen thuộc của sinh viên FU. Năm 2017 trường có 5.33% sinh viên outbound.
– Chuyển đổi tín chỉ:
- Các khóa đào tạo của các ngành khác, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước.
- Các khóa đào tạo của các hãng, các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực CNTT, đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Các chứng chỉ ngoại ngữ (ví dụ IELST, TOEEFL, chứng chỉ năng lực tiếng Nhật), chứng chỉ công nghệ (ví dụ chứng chỉ Microsoft, Oracle, IBM, Cisco…), chứng chỉ CNTT của các tổ chức chuyên môn (ví dụ chứng chỉ Kỹ sư CNTT cơ bản của Nhật bản, chứng chỉ Kiểm thử phần mềm của ISTQB, chứng chỉ Quản lý dự án của PMI…) mà sinh viên đã hoàn thành ở các ngành khác, các nơi khác, nếu phù hợp về tính chất, nội dung, thời lượng so với các học phần quy định trong chương trình đào tạo, có cách đánh giá trong quá trình và cuối khóa học đảm bảo được chất lượng học tập của sinh viên sẽ được xem xét chuyển đổi tín chỉ theo quy định nêu trong Quy chế đào tạo đại học của trường.
Sinh viên thông thường được xem xét chuyển đối tín chỉ không qua 30%; sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng CNTT hoặc tốt nghiệp đại học các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ khác có thể được chuyển đổi tin chỉ nhiều hơn, tới 40-50% số tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học các ngành CNTT của FU, qua đó tiết kiệm được một cách đáng kể thời gian, công sức và chi phí cho sinh viên khi theo học đại học ngành CNTT tại trường;
3.5.4 Các điều kiện đảm bảo chất lượng
– Sinh viên tuyển mới phải đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kỳ thi sơ tuyển của trường;
– Sinh viên tuyển mới được kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh đầu vào để bố trí học Tiếng Anh chuẩn bị cho phù hợp;
– Sinh viên phải hoàn thành yêu cầu của giai đoạn trước mới được chuyển sang giai đoạn sau của chương trình đào tạo;
– Mỗi học phần đều có đánh giá thường xuyên trong quá trình do giảng viên từng lớp chủ động tiến hành, kết hợp với thi chung toàn khóa cuối mỗi học phần do phòng khảo thí của trường tổ chức, đảm bảo tính khách quan và xác thực đối với kết quả học tập của sinh viên;
– Giáo trình CNTT được sử dụng trong chương trình đào tạo đều là các giáo trình tiếng Anh của các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới hoặc của chính các hãng công nghệ hàng đầu;
– Đội ngũ giảng viên định kỳ tham gia nghiên cứu triển khai và làm các dự án thực tế, cùng với các chuyên gia từ doanh nghiệp được mời tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên của trường – là nguồn lực đảm bảo cho những gì sinh viên được học ở trường cũng là những gì mà doanh nghiệp đang cần, sinh viên khi ra trường gần như có thể làm việc được ngay, doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại;
– Trường có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi, thân thiện với môi trường – là môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên.
– Trường có các Phòng, Ban chuyên trách làm nhiệm vụ Nghiên cứu và Phát triển chương trình, Tổ chức và quản lý đào tạo, Khảo thí, Tư vấn sinh viên và Đảm bảo Chất lượng, hỗ trợ chung cho các khoa triển khai được tốt công tác đào tạo của trường;
3.6 Các giải pháp, minh chứng đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
Các giải pháp và minh chứng đảm bảo việc làm
– Trường hiện có Phòng quan hệ doanh nghiệp làm đầu mối kết nối các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với nhu cầu tìm việc làm của sinh viên.
– Thường xuyên triển khai các hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng viết CV và làm hồ sơ xin việc, kỹ năng trình bày và trả lời phỏng vấn tuyển dụng; tổ chức và tham gia các hoạt động job fair.
– Nhu cầu tuyển dụng sinh viên FU của các công ty CNTT trong nước luôn rất cao. Riêng 2017, có 50 doanh nghiệp chủ động đến tuyển sinh viên FPT, trong đó 11 doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng sinh viên CNTT của FU với số lượng với không hạn chế (Fsoft, Ftel, MISA, TEK EXPERTS VIETNAM, ITSOL, TQ Solution, Fast Data, Công ty TNHH Phần mềm DTS Việt Nam, Savis Vietnam, LG VC DVC T, Framgia)
– Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng của FPT nói chung và Fsoft nói riêng trong 2018-2020 rất lớn, lên tới 20000 người; với cơ cấu khoảng 60% kỹ sư và cử nhân, Fsoft sẽ cần tuyển khoảng 12000 nhân lực có trình độ đại học. Có nghĩa toàn bộ số lượng sinh viên tốt nghiệp CNTT mà FU dự kiến trong giai đoạn đó vẫn còn ít so nhu cầu của Fsoft, chưa nói đến việc sẽ có một tỷ lệ không ít sinh viên tốt nghiệp FU mong muốn được thử thách bản thân ở những môi trường mới.
– Trường phối hợp cùng VCCI trang bị cho tất cả sinh viên CNTT những kiến thức nền tảng về Khởi nghiệp theo chương trình SYB (Start your Bussiness) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Sinh viên FU tích cực tham gia các hội thảo và nhiều cuộc thi về Khởi nghiệp, giành được nhiều giải thưởng cao.
– Thực tế đã có rất nhiều sinh viên khởi nghiệp thành công ngay khi còn đang học; nhiều sinh viên nay đã và đang đảm nhận vai trò CEO của công ty phần mềm…
4. KẾT LUẬN
Với việc đào tạo định hướng theo nhu cầu công việc;
Với kinh nghiệm triển khai các chương trình đào tạo đại học ngành CNTT trong hơn 10 năm qua;
Với chất lượng đào tạo được đảm bảo thể hiện qua tỷ lệ sinh việc có việc làm ngay sau khi ra trường luôn đạt mức trên 96%, trong đó có cả những sinh viên đã tự khởi nghiệp được thành công;
Là trường đại học tư thục thuộc Tập đoàn FPT luôn đi tiên phong trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ CNTT của đất nước;
Đã có những mối liên hệ kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp CNTT và các trường đại học trong nước và trên thế giới;
Với tâm huyết và quyết tâm cao trong việc “nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ của đất nước”,
Trường Đại học FPT tự thấy đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết để tham gia tích cực vào công cuộc phát triển nhân lực CNTT chung của đất nước. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công văn số 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017, Trường xây dựng Đề án này làm cơ sở áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2018-2020 để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
Phụ lục
- Khung CTĐT đại học các ngành Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, An toàn thông tin theo cơ chế đặc thù.
- Danh sách các doanh nghiệp ký MOU và tuyển dụng sinh viên của trường.
- Quy chế tuyển sinh năm 2018 theo cơ chế đặc thù.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo năm 2018 theo cơ chế đặc thù
- Báo cáo thống kê tỷ lệ sinh viên các ngành CNTT có việc làm.
- Danh sách các trường đại học ký MOU.
Link tham khảo: https://daihoc.fpt.edu.vn/de-an-ap-dung-co-che-dac-thu-dao-tao-cntt-trinh-do-dh-giai-doan-2018-2020/
1.13. Tình hình việc làm (thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất)
1.13.1. Năm tuyển sinh 2018
TT | Nhóm ngành | Chỉ tiêu Tuyển sinh | Số SV trúng tuyển nhập học | Số SV tốt nghiệp | Trong đó tỷ lệ SV tốt nghiệp đã có việc làm thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất đã khảo sát so với năm tuyển sinh | ||||
ĐH | CĐSP | ĐH | CĐSP | ĐH | CĐSP | ĐH | CĐSP | ||
1. | Khối ngành/Nhóm ngành | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2. | Khối ngành II | 50 | 0 | 253 | 0 | 17 | 0 | 100 | 0 |
3. | Khối ngành III | 1000 | 0 | 592 | 0 | 197 | 0 | 98 | 0 |
4. | Khối ngành IV | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5. | Khối ngành V | 700 | 0 | 1924 | 0 | 452 | 0 | 98.3 | 0 |
6. | Khối ngành VI | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
7. | Khối ngành VII | 250 | 0 | 525 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1.13.2. Năm tuyển sinh 2019
TT | Nhóm ngành | Chỉ tiêu Tuyển sinh | Số SV trúng tuyển nhập học | Số SV tốt nghiệp | Trong đó tỷ lệ SV tốt nghiệp đã có việc làm thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất đã khảo sát so với năm tuyển sinh | ||||
ĐH | CĐSP | ĐH | CĐSP | ĐH | CĐSP | ĐH | CĐSP | ||
1. | Khối ngành/Nhóm ngành | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2. | Khối ngành II | 50 | 0 | 389 | 0 | 16 | 0 | 98.5 | 0 |
3. | Khối ngành III | 1000 | 0 | 942 | 0 | 179 | 0 | 98.21 | 0 |
4. | Khối ngành IV | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5. | Khối ngành V | 3100 | 0 | 3057 | 0 | 460 | 0 | 98.34 | 0 |
6. | Khối ngành VI | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
7 | Khối ngành VII | 250 | 0 | 813 | 0 | 15 | 0 | 98 | 0 |
1.14. Tài chính
– Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường: 740,669 tỷ đồng
– Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh: 64 triệu đồng/SV/năm
2. Tuyển sinh vừa làm vừa học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (Không bao gồm chỉ tiêu liên thông VLVH trình độ ĐH, trình độ CĐ Ngành Giáo dục Mầm non và đào tạo văn bằng 2 VLVH)
Trường không tuyển sinh vừa làm vừa học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (Không bao gồm chỉ tiêu liên thông VLVH trình độ ĐH, trình độ CĐ Ngành Giáo dục Mầm non và đào tạo văn bằng 2 VLVH)
3. Tuyển sinh đào tạo cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non các cho hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học
Trường không tuyển sinh đào tạo cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non các cho hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học
4. Tuyển sinh đặt hàng trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non các cho hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học
Trường không tuyển sinh đặt hàng trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non các cho hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học
5. Tuyển sinh liên thông trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non các cho hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học
Trường không tuyển sinh liên thông trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non các cho hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học.
Tham khảo Đề án tuyển sinh đầy đủ của ĐH FPT năm 2020 tại đây.
Từ khóa » Trường đại Học Fpt Hà Nội Tuyển Sinh 2020
-
QUY CHẾ TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020
-
Quy Chế Tuyển Sinh 2022 - Trường Đại Học FPT
-
Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học FPT Hà Nội Năm 2021
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học FPT Hà Nội Năm 2022 - TrangEdu
-
Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học FPT Năm 2020 - Thi.
-
Điểm Chuẩn Đại Học FPT Năm 2022 - Đọc Tài Liệu
-
Đại Học FPT Tuyển Sinh 2020 - Đọc Tài Liệu
-
Đại Học FPT Công Bố Phương án Tuyển Sinh Năm 2022 | Edu2Review
-
Trường Đại Học FPT - Điểm Chuẩn, Học Phí, Ngành đào Tạo, Thông Tin ...
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Fpt Năm 2020
-
Trường Đại Học FPT Tuyển Sinh
-
Điểm Chuẩn Trường Đại Học FPT Năm 2022 Mới Nhất
-
Điểm Chuẩn Trường Đại Học FPT (FPTU) Năm 2020 2021 2022 Mới ...
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học FPT (Cơ Sở Hà Nội)