Đế Ất – Wikipedia Tiếng Việt

Đế Ất帝乙
Vua Trung Quốc (chi tiết...)
Giáp cốt văn thời Đế Ất
Vua nhà Thương
Trị vì1191 TCN - 1155 TCN
Tiền nhiệmThái Đinh
Kế nhiệmĐế Tân
Thông tin chung
Mất1155 TCN
Hậu duệ
Hậu duệ
Tử Thụ Tử Khải Tử Diễn
Thụy hiệu
Đức Vương
Triều đạiNhà Thương
Thân phụThái Đinh

Ất (chữ Hán: 乙, hay Đế Ất 帝乙, trị vì: 1191 TCN - 1155 TCN[1] hoặc 1101 TCN - 1076 TCN[2]), tên thật Tử Tiện (子羡) là vua thứ 29 nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ất là con của Thái Đinh (太丁) - vua thứ 28 nhà Thương. Khoảng năm 1192 TCN, Thái Đinh qua đời, Đế Ất lên nối ngôi.

Trị vì

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sự thời Đế Ất ngày càng suy yếu. Ất có hai người con trai là Tử Khải và Tử Thụ. Tử Khải là anh, nhưng mẹ xuất thân không sang nên Tử Thụ được chọn làm người kế vị. Tuy nhiên, Khải sau này được nhà Chu phong làm vua nước Tống

Theo sách Phong thần diễn nghĩa, là cuốn sách thần thoại ghi lại giai đoạn lịch sử cuối nhà Thương đầu nhà Chu, tại hồi thứ nhất Trụ Vương tế miễu bà Nữ Oa, thì Đế Ất là vua thứ 27 của nhà Thương. Ông có ba hoàng tử là Vi Tử Khải, Vi Tử Điển và Ân Thọ (vua Trụ). Sau khi tận mắt chứng kiến sức khỏe phi thường của hoàng tử Ân Thọ tại lầu Phi Vân, ông chuẩn y lời tâu của các quan đầu triều, lập Ân Thọ lên làm Thái tử. Vua Đế Ất trị vì được ba mươi năm. Lúc lâm chung, ông có phú thác Thọ Vương cho Thái sư Văn Trọng, nên sau đó Thọ Vương được lên ngôi Thiên tử tức Trụ Vương, đóng đô tại Triều Ca. Hai vị hoàng tử còn lại tuy không được nối ngôi, song cũng vẫn một lòng hiếu thuận, không hiềm khích, hoặc có ý ganh tỵ. Bởi vậy, từ trong đến ngoài đều an lạc.

Còn theo Trúc thư kỉ niên, năm thứ 3 sau khi lên ngôi, ông ra lệnh cho Nam Trọng (南仲) chiến đấu với tộc Côn Di (昆夷) và xây dựng thành phố Sóc Phương (朔方, nay gần Ordos, Nội Mông Cổ) sau khi chiến thắng.

Khoảng năm 1155 TCN, Đế Ất qua đời, ở ngôi tất cả 37 năm. Con thứ của ông là Đế Tân (帝辛) lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 27 của nhà Thương [3][4].

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thái Đinh
  • Trụ Vương
  • Hạ Thương Chu đoạn đại công trình

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết, Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh dịch (2007), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, thiên:
    • Ân bản kỷ
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá
  • Phong thần diễn nghĩa, người dịch Mộng Bình Sơn, Nhà xuất bản Văn học.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành, sách đã dẫn, tr 18
  2. ^ Theo nghiên cứu của dự án Hạ Thương Chu đoạn đại công trình của các nhà sử học hiện đại Trung Quốc
  3. ^ “The Shang Dynasty Rulers”. China Knowledge. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ “Shang Kingship And Shang Kinship” (PDF). Đại học Indiana. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
Tiền nhiệm:Thái Đinh Vua nhà Thương1191 TCN–1155 TCN Kế nhiệm:Trụ Vương
  • x
  • t
  • s
Các vua nhà Thương
  • Thang
  • Ngoại Bính
  • Trọng Nhâm
  • Thái Giáp
  • Ốc Đinh
  • Thái Canh
  • Tiểu Giáp
  • Ung Kỷ
  • Thái Mậu
  • Trọng Đinh
  • Ngoại Nhâm
  • Hà Đản Giáp
  • Tổ Ất
  • Tổ Tân
  • Ốc Giáp
  • Tổ Đinh
  • Nam Canh
  • Dương Giáp
  • Bàn Canh
  • Tiểu Tân
  • Tiểu Ất
  • Vũ Đinh
  • Tổ Canh
  • Tổ Giáp
  • Lẫm Tân
  • Canh Đinh
  • Vũ Ất
  • Thái Đinh
  • Đế Ất
  • Trụ Tân
  • Vua Trung Quốc
  • Tam Hoàng Ngũ Đế
  • Hạ
  • Thương
  • Chu
  • Tần
  • Hán
  • Tam Quốc
  • Tấn
  • Ngũ Hồ loạn Hoa
  • Nam Bắc triều
  • Tùy
  • Đường
  • Ngũ đại Thập quốc
  • Tống
  • Liêu
  • Tây Hạ
  • Kim
  • Nguyên
  • Minh
  • Thanh
Cổng thông tin:
  • flag Trung Quốc
  • Lịch sử

Từ khóa » Hoàng ất