Đề Bài: Phân Tích Tính Sử Thi Của Truyện Ngắn “Rừng Xà Nu ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Ôn thi Đại học - Cao đẳng
Đề bài: Phân tích tính sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết này để các bạn tham khảo cho bài viết của mình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.03 KB, 6 trang )

Đề bài: Phân tích tính sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn TrungThành. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết này để các bạn tham khảo cho bài viết của mình.Chúc các bạn học giỏi.Nguyễn Trung Thành được coi là nhà văn của vùng đất Tây Nguyên. Ông đã có thời giangắn bó với vùng đất này, nên hiểu biết sâu sắc về cuộc sống cũng như tinh thần của nhândân các dân tộc thiểu số, nên có những trang viết rất hay về đất và người Tây Nguyên.Tác phẩm Rừng xà nu là tất cả tình cảm của tác giả đối với người dân Tây Nguyên. Mộttác phẩm đạm chất sử thi của người dân Tây Nguyên.Sử thi là những áng văn tự sự có thể bằng văn vần hoặc văn xuôi, có quy mô hoành tráng,có tính chất toàn dân và có ý nghĩa lớn lao trọng đại đối với cộng đồng, dân tộc, ca ngợinhững người anh hùng tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của dân tộc. Nền văn họchiện nay không còn thể loại sử thi, nhưng tính chất sử thi vẫn được người cầm bút mangvào các sáng tác và làm nên giá trị và sức sống cho từng trang viết, làm sống lại khôngkhí hùng tráng của một thời đại anh hùng.Tính sử thi trong truyện ngắn “Rừng xà nu” nằm ở bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoànhtráng làm bối cảnh cho câu chuyện. Chủ đề mà tác phẩm đặt ra có ý nghĩa sống còn vớicách mạng Việt Nam qua cuộc đời đầy bi tráng của nhân vật. Giọng kể, ngôn ngữ, hìnhảnh trang trọng, giàu âm hưởng hào hùng, ngân vang.Tác phẩm có ý nghĩa sống còn với cách mạng Việt Nam, những sự kiện có tính chất toàndân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cábiệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong nhữngngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tình thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồngkhởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trongnhững ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước,những người kháng chiến cũ. Trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có mộtcon đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hươngHành động dũng cảm của cả làng Xô Man giám đứng đấu tranh chống lại kẻ thù, chính làgương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gươngmặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới.Một biểu hiện khác nữa chứng minh tính sử thi trong “Rừng xà nu” là xây dựng thànhcông hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể đến trong tác phẩm đềucó tính đại diện cao, mang trong mình phẩm chất của cả một dân tộc. Tập thể anh hùngtrong “Rừng xà nu” là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùngđều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng. Tuy nhiên, tất cả họ đều giống nhau ởnhững phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng, yêu núinước, yêu buôn làng, quyết tâm đánh giặc đến cùng. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man,của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bảntrường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng:Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu,nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờnhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩđại của dân tộc. Đặc biệt là Tnú - cuộc đời đầy đau khổ, cay đắng, bị kẻ thù giết hại cảgia đình; nhưng anh đã biến đau thương thành hành động, trở thành anh lực lượng điđánh giặc trả thù nhà nợ nước. Hình ảnh hai bàn tay bị đốt của Tnú là hình ảnh nhiều ýnghĩa. Cuộc đời Tnú là cuộc đời chung của biết bao người trong thời đại ấy. Người anhhùng Tnú với những phẩm chất tốt đẹp, đậm chất “sử thi”. Có thể nói, chất anh hùng tựngàn đời đã chảy vào huyết quản của mọi người. Dân tộc VN dù có hy sinh, dù có mấtmác nhưng không bao giờ lùi bước trước kẻ thù:Nước VN từ trong biển máuNgười vươn lên như một thiên thần.(Tố Hữu).Tác giả đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên trong “Rừng xà nu” thấm đẫm một cảm hứng sửthi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu vàkết thúc tác phẩm vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Hiện lên trướcmắt người đọc là rừng cây xà nu ngút ngàn, hiên ngang trước nắng trước gió. NguyễnTrung thành đã rất thành công khi chọn cây xà nu- một loại cây mang đậm dấu ấn TâyNguyên để làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, núi rừng Tây Nguyên.Nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này bằng cách đưa người đọc đến mộtcảm giác mới lạ về một hương vị dậy lên từ rừng núi, thiên nhiên chốn cao nguyên. Rừngxà nu chịu nhiều đau thương mất mát nhưng xà nu vẫn vươn lên với sức sống mãnh liệt.Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến traanh nhân dân rộng lớn vàhào hùng của dân tộc ta. Cây xà nu, rừng xà nu là biểu tượng cho con người ở TâyNguyên:“Một cây ngả cả rừng cây lại mọcNgười tiếp người đã mấy vạn mùaxuân(Nguyễn Trung Thành).Tác giả đã dùng ngôn ngữ và giọng điệu rất trang trọng khi kể về sự tích của làng XôMan. Giọng văn mang âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng TâyNguyên đại ngàn hùng vĩ. Giọng văn đó ẩn chứa chất liệu làm nên tính sử thi hoàng trángcủa tác phẩm. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến chohình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốntheo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sôngmênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giaohưởng hùng tráng.Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạonên dư âm hùng tráng đặc biệt. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khaitriển câu truyện. Câu truyện mở ra bằng hình ảnh rừng xà nu được đặc tả kỹ lưỡng và sắcnét. Cuối tác phẩm rừng xà nu cũng xuất hiện để khép lại câu truyện. Đây là lối kết cấuvừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác. Điều này làm chúngta tưởng tượng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời của người Xô man, chỉ làmột chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên.Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng các phép chuyển nghĩa, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ,tượng trưng, nhân hoá nhất là khi thể hiện hình tượng xà nu. Lời văn của tác phẩm rấtgiàu hình ảnh, giàu nhạc tính có nhịp điệu, với nhiều cấu trúc thành trùng điệp, nhữnghình ảnh tương phản có giọng điệu khi hào hùng khi tha thiết nhất là lối cấu trúc vòngtròn với hình tượng xà nu trở đi trở lại ở đầu và cuối tác phẩm. Cách sử dụng ngôn ngữnhư thế cũng mang dấu ấn của thể loại sử thi cũng đem lại cho tác phẩm nhiều chất sửthi.Sự kiên cường bất khuất trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của người dân đã thúc đầynhà văn làm lên tác phẩm có giá trị sâu sắc như vậy. Đó là một tác phẩm rất cô đọngnhưng cũng hết sức bay bổng, gợi nên những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê. Một tácphẩm xuất sắc rất xứng tầm với thời đại đánh Mĩ oanh liệt, hào hùng. Chính vì thế màtruyện ngắn này đậm đà chất sử thi.Phân tích tính sử thi trong tác phẩm "Rừng Xà Nu" của Nguyễn Trung ThànhPhân tích tính sử thi trong tác phẩm "Rừng Xà Nu" của Nguyễn Trung ThànhI .Mở bàiNguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu. Ông vốn là nhà văn trưởng thànhtrong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ . Ông là ngòi bút gắn bó với mảnh đất TâyNguyên, có nhiều thành tựu nhất khi viết về Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu là tácphẩm đặc sắc của ông trong kháng chiến chống Mỹ . Tác phẩm mang đậm chất sử thi,viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc; nhân vật trung tâm mang những phẩm chấtchung tiêu biểu cho cộng đồng; giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.II . Thân bàiSau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm haimiền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam.Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiếnhành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nướcta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiếntrường miền Trung Trung bộ.Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở mộtbuôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ramột vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước vànhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên,cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.Trước hết nên hiểu thế nào là khuynh hướng sử thi trong văn học . Đó là một khuynhhướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sửvà có tính cách toàn dân. Nhân vật trung tâm trong những tác phẩm viết theo khuynhhướng sử thi thường là những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với nhữngphẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng đòng. Và khi khẳng định, ngợica những anh hùng, những kì tích sáng chói ..., người nghệ sĩ không nhân danh cá nhânmà nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng. Khuynh hướng sử thi thường gắn liền vớikhuynh hướng lãng mạn .Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện khá rõ ở việc lựa chọnđề tài, việc xây dựng nhân vật, việc sử dụng hình ảnh lẫn giọng điệu của tác phẩm ... Đềtài của truyện “Rừng xà nu” nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của cảcộng đồng dân làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. Truyện viết về một thời điểmlịch sử trọng đại của cách mạng Miền Nam những năm đen tối sau Hiệp định Giơ-ne-vơcho đến lúc Đồng khởi, nhưng đây là thời điểm tức nước vỡ bờ, nhân dân Miền Namchuẩn bị vũ trang chiến đấu . Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính sử thi : trước sự tàn áccủa kẻ thù, nhân dân Miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lênchiến đấu giải phóng quê hương.Những nhân vật trong tác phẩm, tiêu biểu như Tnú, cụ Mết, thực chất là những kết tinhcao độ những phẩm chất tiêu biểu của cả cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành vớicách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu hi sinh ...) .Lí tưởng sống của những nhân vật này luôn gắn liền với vận mệnh của cả cộng đồng.Hơn nữa, các nhân vật ở đây cũng được xây dựng thể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệcách mạng làng Xô Man. Cụ Mết đại diện cho thế hệ cách mạng từ thời kháng chiếnchống thực dân Pháp, cụ truyền lại cho con cháu truyền thống oanh liệt đó của dân làng;Tnú tiêu biểu cho ý chí và sức mạnh của cả cộng đồng; Dít, Heng là thế hệ non trẻ tiếpnối cha anh ... Vì thế, tất cả số phận của mọi nhân vật đều thống nhất với nhau, thốngnhất với số phận của cả cộng đồng. Điều đó cũng thể hiện rõ nét tính sử thi của tácphẩm .Rừng xà nu là tác phẩm in đậm tính sử thi . Đây là câu chuyện của một ng¬ười, một làng.Nh¬ưng đặt vào hoàn cảnh Rừng xà nu được viết ra, thì đó cũng là câu chuyện của mộtthời đại, một đất nước, một cuộc cách mạng..Như vậy, đây là chân lí mang tầm lịch sử. Vìlẽ đó, nhà văn đã để cho nó được nói lên bằng giọng nói thiêng liêng, như để mãi mãikhắc sâu vào kí ức. Chất sử thi toát lên qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnhthiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm.Trong tác phẩm , hình tượng cây xà nu - rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáocủa nhà văn, được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn, kết tinhgiá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm .Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rừng xà nu, một rừng xà nu cụ thể đượcxác định rõ: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", nằm trong sự hủy diệt bạo tàn: "Hầuhết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".Truyện mở ra một cuộc đụng độlịch sử quyết liệt giữa làngXô Man với bọn Mĩ- Diệm. Rừng xà nu cũng nằm trong cuộcđụng độ ấy. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồnđối diện với sự hủy diệt. Cách mở của câu chuyện thật gọn gàng, cô đúc mà vẫn đầy uynghi tầm vóc.Với kĩ thuật quay toàn cảnh, Nguyễn Trung Thành đã phát hiện ra: "cả rừngxà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương". Tác giả đã chứng kiến nỗi đaucủa xà nu: "có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão".Rồi "có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ởnhững cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loóng, vết thương không lành được cứ loétmãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết". Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu dođại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xôman đã phảitrải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt. Trong bom đạn chiếntranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dânTây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù. Cây xà nu rắn rỏi,ham ánh nắng mặt trời tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng yêucuộc sống tự do. Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếpcũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ,gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt của con người Xô man Rừng xà nutạo thành một bức tường vững chắc hiên ngang truớc bom đạn cũng là biểu trưng cho sứcmạnh đoàn kết của người dân Tây Nguyên khiến kẻ thù phải kiếp sợ.Truyện còn xây dựng thành công một tập thể những người dân anh hùng của núi rừngTây Nguyên.Cụ Mết là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất n¬ước đứng lên còntrư¬ờng tồn cho đến hôm nay”. Cụ như¬ một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đếntính cách: quắc thư¬ớc như¬ xư¬a, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếchng¬ược, ở trần, ngực căng như¬ một cây xà nu lớn. Một con ng¬ười trầm tĩnh, sáng suốt,bền bỉ và vững chãi.Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúcvừa ý nhất cũng chỉ nói được). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng làtấm lòng thuỷ chung, cưu mang đùm bọc, tình nghĩa. Cụ Mết là khuôn mẫu của người giàTây Nguyên, yêu buôn làng, yêu n¬ước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnhcụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.Tnú là thế hệ nối tiếp của cụ Mết . Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệttừ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chấtđáng quý.Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm được giác ngộ cách mạng, một con người gangóc, trung thực.Dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng.Ngoài tình thương vợcon, Tnú còn là người nặng tình với buôn làng.Tnú cũng chịu bao đau thương dưới bàntay tội ác của kẻ thù.Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lựccách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.Dít là cô gái có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.Một cán bộ Đảng trẻ, cónăng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp. Từ nhỏ cô đã gan dạ một mình mangcôm tiếp tế cho thanh niên du kích trong sự lùng bắt ráo tiết của giặc .Cô cũng có cái nhìnbình thản khi bị trói vào gốc cây và những viên đạn bay sượt qua người .Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nênthành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ củacác thế hệ nhân dân, tượng trưng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng XôMan.Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quyluật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầmsúng, mình phải cầm giáo”.Đó là vấn đề mang tính trọngđại của dân tộc , góp phần thểhiện tính sử thi sâu sắc của tác phẩm .III . Kết bàiRừng xà nu mang vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Đó là câu chuyệnbi tráng về cuộc đời của một người anh hùng đại diện cho cộng đồng được già làng kể lạicho dân làng nghe trong một đêm rừng Tây Nguyên ,bên bếp lửa chung của làng vớigiọng kể trang nghiêm và hùng tráng. Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh tái hiện vẻ đẹptráng lệ hào hùng rất riêng của cảnh vật và con người,truyền thống văn hoá Tây Nguyêntrong cuộc kháng chiến chống Mỹ đau thương mà anh dũng.

Tài liệu liên quan

  • Phân tích tính sử thi trong rừng xà nu Phân tích tính sử thi trong rừng xà nu
    • 4
    • 3
    • 61
  • Phân tích hình tượng Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – bài mẫu 3 Phân tích hình tượng Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – bài mẫu 3
    • 2
    • 2
    • 30
  • Phân tích hình tượng Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – bài mẫu 2 Phân tích hình tượng Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – bài mẫu 2
    • 2
    • 1
    • 17
  • Phân tích hình tượng Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – bài mẫu 1 Phân tích hình tượng Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – bài mẫu 1
    • 2
    • 1
    • 6
  • Phân tích tính sử thi trong truyện Phân tích tính sử thi trong truyện "Rừng xà nu" ppt
    • 6
    • 2
    • 15
  • Tính sử thi trong tác phẩm Rừng Xà Nu docx Tính sử thi trong tác phẩm Rừng Xà Nu docx
    • 6
    • 2
    • 23
  • Phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu” - văn mẫu Phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu” - văn mẫu
    • 3
    • 1
    • 14
  • ĐỀ: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. pot ĐỀ: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. pot
    • 5
    • 3
    • 12
  • Phân tích tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Phân tích tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
    • 6
    • 6
    • 59
  • Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
    • 4
    • 1
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(56 KB - 6 trang) - Đề bài: Phân tích tính sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết này để các bạn tham khảo cho bài viết của mình. Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tính Sử Thi Trong Rừng Xà Nu Ngắn Gọn