Đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn Hoàn Thành Gần 10 Năm Nhưng Chưa ...
Tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khóa X, đại biểu Đặng Trần Trúc Dao nêu vấn đề về công trình đề án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn đã khiến người dân xã Nhị Bình phấn khởi. Công trình đê bao bờ hữu sông Sài Gòn trên địa bàn xã Nhị Bình, gồm 05 gói thầu với tổng chiều dài đê bao 20,18 km, 85 cống điều tiết các loại.
Các gói thầu đã thi công xong từ năm 2012, bước đầu đáp ứng được mục tiêu ngăn triều cường; tuy nhiên, vẫn chưa được nghiệm thu bàn giao. Từ năm 2017 đến nay, UBND xã đã ban hành nhiều Công văn gởi các đơn vị có chức năng khẩn trương khắc phục các vấn đề liên quan đến công trình bờ hữu sông Sài Gòn, nhằm hoàn thiện công trình, bàn giao đưa vào sử dụng và nâng cấp giai đoạn 2 của dự án.
Nguy cơ vỡ đê uy hiếp đời sống hàng ngàn hộ dân
UBND xã Nhị Bình phối hợp với Chi cục Thuỷ lợi, Trung tâm chống ngập, phòng kinh tế, kiểm tra thực tế dự án bờ hữu sông Sài Gòn. UBND xã Nhị Bình dù nhiều lần kiến nghị Chủ đầu tư khắc phục các vị trí sạt lở nhưng vẫn chưa thực hiện. Công trình hiện chưa có đơn vị tiếp nhận, vận hành và duy tu sửa chữa nên xuống cấp rất nhanh, mất an toàn đê bao gây bức xúc cho người dân.
Hiện nay, tuyến đê bao đoạn qua Ấp 3, xã Nhị Bình có nhiều vị trí bị khoét hàm ếch rất nguy hiểm; khu vực qua Ấp 2 có nhiều đoạn hạ cao độ so với thiết kế (do lún tự nhiên) dẫn đến việc nước bị tràn bờ bao trong các đợt triều cường gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân. Mặt đê bao toàn tuyến đã xuống cấp nghiêm trọng (rất nhiều ổ gà, ổ voi) gây khó khăn trong giao thông, đi lại của người dân.
Ghi nhận của Phóng viên Ngày Nay tại gói thầu 4a là đoạn đê bao dài 8,34 km và 30 cống điều tiết bị sạt lở nghiêm trọng. Cụ thể, đoạn đê bao bị sạt lở cục bộ dài khoảng 28 m, sạt lở cả trên mặt đê và xuất hiện hàm ếch ở các vị trí sạt tại khu vực gần cống SG18, có nguy cơ vỡ đê.
Ông Nguyễn Trung Huê (ngụ 36A, ấp 2, xã Nhị Bình, TP.HCM) trên công trình đê bao bờ hữu sông Sài Gòn do ông đắp thêm đất bùn để ngăn nước triều tràn vào vườn và nhà. |
Ông Nguyễn Trung Huê (SN 1960, ngụ 36A, ấp 2, xã Nhị Bình, TP.HCM) mổ cườm mắt vừa được 3 tuần đã phải ra đê bao để đắp đất cao hơn nữa. Ông không biết một năm phải đắp bao nhiêu lần, hễ thấy nước tràn vào là tự đi móc đất để đắp cao hơn mực nước. Nước lên tràn bờ lại trôi đất. Người dân như dã tràng lại se đất để be bờ. Đôi bàn tay gầy gộc khéo léo móc đất để đắp lên tạo gờ cao hơn.
Nhiều hộ dân ở tận trung tâm TP.HCM không sinh sống tại đây nên mặc cho nước tràn bờ. Những người dân sinh sống tại chỗ vẫn phải dốc sức để đắp luôn bờ bao phía trước nhà kế cạnh để ngập cho nhà mình.
Năm ngoái, chính quyền địa phương xã Nhị Bình hỗ trợ người dân vào từng bao đất để đắp bờ.
Gần 40 năm sinh sống tại mảnh đất này, ông Huê kể, bờ cũ nằm cách bờ mới khoảng 10 mét. Từ khi có dự án, bờ mới nằm sâu hơn ở phía trong. Mỗi lần nước tràn vào làm ngập nhà và sân vườn. Các vật dụng trong nhà, ngoài ngõ đều được kê lên cao để tránh những đợt triều dâng.
Nhiều công trình hư hỏng nhưng không được sửa chữa
Trong năm 2019, UBND xã Nhị Bình đã nhiều lần gia cố cấp bách tại các vị trí bằng hình thức đóng cừ tràm, rọ đá bên ngoài, đắp đất chọn lọc bên trong nên đã ngăn được sạt lở. Năm 2021, vị trí này bị sạt lở thêm khoảng 2 m đi vào bờ bao khoảng 1 m và làm hiện trạng bề rộng mặt bờ bao từ 3m xuống còn 2 m.
Cách vị trí này khoảng 10 m, xuất hiện thêm một hàm ếch dài khoàn 1,2 m khoét sâu vào bờ bao khoản 1,2 m. Một số vị trí chưa được gia cố phát sinh thêm sạt lở cục bộ và có dấu hiệu sạt lở.
Ông Nguyễn Hữu Cang (ngụ tổ 7, ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM) tại công trình cống ngăn triều cường bị hư hỏng. |
Tại các gói thầu còn lại rơi vào tình cảnh tương tự. Gói thầu 1e đã hoàn thiện tuyến đê bao dài 2,4 km và 15 cống. Đê bao ổn định ngăn triều, nhưng mặt đê đọng nước, ổ gà không đảm bảo giao thông. Các cửa van cống rạch Năm Trị, rạch Tư Ớt, rạch Bảy Nhị đề bị mất ron đáy cống làm hạn chế khả năng ngăn triều.
Đối với gói thầu 2b đã thi công hoàn thiện đê bao dài 3,07 km và 9 cống. Các hạng mục công trình ổn định, đáp ứng ngăn triều, mặt đê xuống cấp không đảm bảo giao thông, các cửa cống xuống cấp, hư hỏng.
Thông tin từ UBND xã Nhị Bình, gói thầu 1g đã thi công hoàn thiện đê bao dài 2,03 km và 16 cống. Mặt đê xuống cấp không đảm bảo giao thông nước tràn qua cửa cống rạch Ba Cụt (SG30); hư ron đáy cống rạch Nhum, cửa cống ông Đẻo hư hỏng mất chốt neo, mất khả năng ngăn triều.
Ông Nguyễn Hữu Cang (SN 1977, ngụ tổ 7, ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết, nắp cống bị lệch khiến nước chảy tràn bờ bao, ngập sâu vào phía trong. Người dân nhà thấp bị nước ngập. Nắp ngăn triều có chế độ tự mở ra và đóng vào. Nước dâng lên, nắp cống đóng lại và nước rút thì nắp mở ra nhưng đã hỏng.
Đối với gói thầu 4b1 là đoạn đê bao dài 4,32km và 15 cống. Cao trình đê bao nhiều đoạn thấp nước tràn qua đê sông cầu Võng đoạn dài 250m, Rõng Gòn dài 150m. UBND xã Nhị Bình đã phải đắp bờ môi tạm vào tháng 10/2019.
Một đoạn công trình đê bao bờ hữu sông Sài Gòn bị hở hàm ếch thuộc Ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn. |
Công trình đề án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn thuộc dự án chống lũ hạ du sông Sài Gòn và Bình Dương, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2006.
Phía TP.HCM, công trình tổng mức đầu tư hơn 862 tỷ đồng, tách thành hai tiểu dự án gồm Nam Rạch Tra và Bắc Rạch Tra do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM làm chủ đầu tư. Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM nay là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM.
Năm 2007, dự án Nam Rạch Tra đi qua huyện Hóc Môn, quận 12 và Gò Vấp được khởi công với tổng nguồn vốn hơn 490 tỷ đồng. Công trình làm đê bao ven sông Sài Gòn, đoạn từ sông Vàm Thuật đến Rạch Tra dài hơn 17 km, cao 2,2 m.
Dự án gồm các bờ bao rạch nội đồng dài gần 46 km, cao 2 m và hơn 200 cống. Năm 2009, dự án Bắc Rạch Tra khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 370 tỷ đồng. Tuyến đê bao dự án này thuộc địa bàn huyện Củ Chi có chiều dài 9,5 km, cao 2,2 m, cùng bờ bao rạch nội đồng dài 33 km, cao 2 m.
Đỗ HưngTrước những khó khăn nêu trên, ông Đặng Xuân Thanh, Chủ tịch UBND xã Nhị Bình đã từng nhiều lần đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND huyện có kiến nghị với UBND TP.HCM chỉ đạo Trung tâm hạ tầng kỹ thuật khẩn trương gia cố các vị trí sạt lở của gói thầu 4a đoạn 990m sông Sài Gòn (ấp 3) và hoàn thành việc bàn giao.
Qua đó, để đơn vị có thể tiếp nhận sửa chữa các hạng mục công trình xuống cấp và vận hành hệ thống cống đúng theo quy định, đẩy nhanh thi công giai đoạn 2 của dự án, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đê bao của dự án Bờ hữu sông Sài Gòn.
UBND xã Nhị Bình đề xuất huyện kiến nghị UBND Thành phố có ý kiến để chủ đầu tư gia cố cấp bách các vị trí xung yếu, sạt lở nặng các hạng mục công trình xuống cấp để người dân an tâm sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống.
Từ khóa » đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn
-
Đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn Lún Nửa Mét - Báo Tuổi Trẻ
-
Đê Bao Sông Sài Gòn Hơn 800 Tỷ đồng Xuống Cấp - VnExpress
-
Nâng Cấp đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn Thành đường - Hóc Môn
-
Sạt Lở Bờ Sông Sài Gòn: Nơm Nớp Với Công Trình đê Bao “bỏ Hoang”
-
Đê Bao Sông Sài Gòn Thi Công Không đúng Thiết Kế - Báo Thanh Niên
-
Top 5 Dự án đê Bao Ven Sông Sài Gòn Mới Nhất Năm 2022
-
Đê Bao Sông Sài Gòn Xây $35 Triệu Chưa Bàn Giao đã Sụp, Ngập
-
Khẩn Trương Khắc Phục Hư Hỏng Tuyến đê Bao Sông Sài Gòn | VTV.VN
-
Top 20 Dự án đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Cử Tri Bức Xúc “đề án đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn” Chưa Sử Dụng ...
-
Tuổi Trẻ - Đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn, đoạn Từ Sông Vàm...
-
Đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn Sạt Lở Nghiêm Trọng - YouTube
-
Đê Bao Bờ Hữu Sông Sài Gòn Sạt Lở Nghiêm Trọng - Tin Trong Nước
-
Quyết định 1337/QĐ-UBND TP.HCM 2022 Kế Hoạch Phòng, Chống ...
-
Khắc Phục Những Tồn Tại Dự án Công Trình Thủy Lợi Bờ Hữu Ven Sông ...
-
"Vẽ" Lại đôi Bờ Sông Sài Gòn - Báo Người Lao động