Dế | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường hợp sinh khó.
Dế là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
-
Tên gọi khác: Dế dũi, Thổ cẩu, Lâu cô
-
Tên khoa học: Gryllotalpa unispinalpa Sauss – Gryllotalpa Formosana.
-
Họ: Dế – Gryllotalpidae
Mô tả dược liệu Dế
1. Đặc điểm sinh thái
Dế có rất nhiều loại, có những loại Dế nhỏ kích thước khoảng 0.6 cm (Dế cơm) và có những loại Dế kích thước lên đến 5 cm (Dế than, Dế chó). Dế được cấu tạo với hai chân sau (càng) lớn và có sức mạnh để hỗ trợ việc nhảy xa. Hầu hết các các loại Dế đều có thể phát ra âm thanh bằng cách cọ phần cứng của cánh thứ nhất vào phần cuối của cánh thứ nhì.
Dế là loại ăn tạp, thường ăn các loại thực vật hữu cơ như cỏ non, các phần non của cây, phá hoại rau màu, cây lương thực và cả thịt những con Dế đã chết nếu không còn nguồn thực phẩm khác.
Dế thường giao phối vào mùa hè, đẻ trứng vào mùa thu và trứng nở vào mùa xuân. Một con Dế mái có thể đẻ đến 200 quả trứng mỗi lần.
Loài Dế thường được sử dụng để là Gryllidae (được nghiên cứu nhiều nhất ở Bắc Mỹ). Tuy nhiên, các loại Dế khác như Dế dũi (Dế nhũi) và Dế mèn cũng được sử dụng để bào chế dược liệu.
2. Phân bố
Dế phân bố rộng rãi ở đồng ruộng, bãi đất trống.
3. Bộ phận sử dụng dược liệu
Dế, bỏ đầu, chân, cánh, rút ruột được ứng dụng để làm dược liệu.
3. Thu bắt – Sơ chế
Dế có thể thu bắt quanh năm, tuy nhiên thường được thu bắt vào mùa mưa.
Để làm thuốc, người ta thu bắt các loại Dế, kể cả Dế dũi và Dế mèn cho vào giỏ tre, đậy kín rồi ngâm vào chậu nước. Vừa ngâm vừa xóc cho sạch đất cát và các loại tạp chất khác. Ngoài ra có thể cho Dế vào thùng cao, đổ nước, đậy nắp, sau đó dùng gậy đảo đều để loại bỏ tạp chất và đất cát.
Sau khi rửa sạch, Dế được cắt bỏ cánh, chân, đầu, rút sạch ruột. Mang đi sấy khô. Khi sây cần đo nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C để Dế khi bị ôi thiu. Sau đó nâng nhiệt độ cao hơn cho đến khi Dế khô giòn, bên ngoài có màu vàng cánh gián, béo ngậy, mùi thơm là đạt chất lượng.
Dế sau khi thu bắt rửa sạch, phơi hoặc sấy khô bảo quản ở nơi khô ráo
4. Bảo quản dược liệu
Dế sau khi sấy khô cần để nguội rồi lưu trữ ở lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa khô, đậy kín, bảo quản ở nơi thoáng mát, cao ráo. Dế dễ bị sâu mọt, do đó cần thường xuyên mang ra kiểm tra.
Dế khi cần dùng có thể tán thành bột mịn hoặc chế Dế bằng cách nướng trên các mảnh ngói sạch, có lót một lớp muối mỏng bên dưới.
5. Thành phần hóa học
Thành phần chính trong Dế bao gồm các loại Axit béo như: Palmitic Acid, Stearic Acid, Oleic Acid, Linoleic Acid.
Ngoài ra, lượng Chitin trong Dế chiếm khoản 8.7% trong lượng toàn thân. Bên cạnh đó, lượng Chitin trong Dế có phẩm chất tốt hơn của Tôm và Cua.
Vị thuốc Dế
Theo Đông y Dế có tác dụng thông đại tiện, hỗ trợ tình trạng khó sinh
1. Tính vị
Theo y học cổ truyền, các loại Dế có tính vị như sau:
-
Dế mèn: Tình hàn, vị mặn, cay, có độc
-
Dế dũi: Tình hàn, có độc, vị mặn.
2. Quy kinh
Dược liệu quy vào 3 kinh Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang.
3. Tác dụng dược lý
Dế là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của Dế.
Theo Đông y, Dế có tác dụng điều trị thủy thũng, thông đại tiện, hỗ trợ tình trạng khó sinh.
4. Cách dùng – Liều lượng
Dế có thể dùng với dạng thuốc sắc, hoặc sao vàng, tán nhỏ. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.
Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 3 – 5 g mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng Dế
Vị thuốc Dế vị mặn, tính hàn thường được sử dụng điều trị các bệnh bí tiểu, sỏi đường tiết niệu
1. Chữa tiểu tiện bí, tiểu ít
Dùng bột Dế và bột Cam thảo, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột. Mỗi lần dùng 2 – 6 g, mỗi ngày 2 – 3 lần trước bữa ăn chính.
Nếu không có bột Dế, có thể dùng 20 – 30 con Dế, rửa sạch, cắt bỏ đầu, cánh, chân, bỏ ruột, sao với lửa nhỏ cho đến khi khô giòn, vàng đều thì nghiền mịn thành bột.
2. Chữa tiểu tiện khó khăn ở người già
Sử dụng Dế dũi và Dế mèn, mỗi loại đều 4 con. Nếu không tìm được có thể dùng 8 con một loại. Mang Dế cắt bỏ đầu, chân, cánh, bỏ ruột, gia thêm 3 g Cam thảo, sắc cùng 300 ml nước. Đến khi cạn còn 150 ml thì chia thành 3 lần dùng uống trong ngày.
3. Điều trị sỏi bàng quang
Sử dụng Dế dũi hoặc Dế mèn 5 con, mang đi rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầy, cánh, chân, bỏ ruột. Sau đó mang Dế đặt trên các mảnh ngói mới hoặc cách mảnh bát ăn sạch có lót một lớp muỗi mỏng. Đặt mảnh ngói lên bếp than hồng đến khi Dế cháy hết khói là được. Lấy Dế ra để nguội, bỏ hết muối, nghiền nhỏ thành bột mịn. Lại dùng Xa tiền thảo, Ngư tinh thảo, Kim tiền thảo, mỗi vị đều 40 g, sắc thành thuốc, chia thành 2 lần, dùng uống với bột Dế. Có thể uống trong vài tuần để cải thiện các triệu chứng.
4. Điều trị sỏi trong đường tiết niệu
Sử dụng Dế dũi 7 con, muối ăn 40 g. Cho muối lên miếng ngói sạch rồi rồi đặt Dế đã bỏ đầu cánh, chân, ruột lên giữa khối muối, đặt trên bếp lò để sấy khô.
Sau khi đã sấy khô, bỏ hết muối chỉ lấy Dế, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 4 g bột Dế với rượu hoặc nước ấm, uống khi đói. Có thể sử dụng vài tuần liên tục để cải thiện các triệu chứng bệnh.
5. Điều trị viêm bàng quang
Dùng Dế 4 con, lá sen tươi 2 lá, sắc thành thuốc, dùng uống. Mỗi ngày dùng uống 1 tháng, liên tục trong một tuần.
6. Chữa nấc
Sử dụng Dế mèn 7 con, sấy khô, tán thành bột mịn. Lại gia thêm sữa bò 10 ml, làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng uống 3 lần, mỗi lần 5 viên.
7. Điều trị đau nhức cơ thể
Sử dụng Dế dũi (bỏ chân, càng, đầu, râu ruột) và Sa nhân (bỏ phần vỏ ngoài), mỗi vị phân lượng bằng nhau, phơi khô, sao vàng, tán nhỏ, rây để lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng uống hai lần, mỗi lần 2 – 3 g với rượu ấm để cải thiện tình trạng viêm đau khớp, đau nhức khắp cơ thể.
Kiêng kỵ khi sử dụng Dế
Người có cơ thể hư, khí nhược không nên tự ý sử dụng Dế. Khi sử dụng cần theo chỉ định của thầy thuốc và bổ sung thêm các vị thuốc bổ để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Dế là dược liệu vị mặn, tính hàn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên trước khi sử dụng Dế, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
BÀI VIẾT KHÁC
Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý Những loại cao nào thường gặp trong Đông y ? XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương✴️ Giảm sinh tủy - suy tủy xương (Aplastic anemia) (P2)
✴️ Viêm não do virus Herpes simplex
✴️ Thuốc bổ khí, bổ dương (P2)
✴️ Tìm hiểu về chứng viêm sinh dục nữ
THÔNG TIN TIẾP NHẬN TẶNG PHẨM GIAN HÀNG YÊU THƯƠNG NGÀY 30/03/2022
✴️ Biện chứng luận trị bát pháp
Thông báo "vv mời chào giá sửa chữa board nguồn chính máy giúp thở Bennet 840"
✴️ Quy trình Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng ngang không nạo vét hạch
Từ khóa » Ca Dế
-
Cadé Là Gì? Công Thức Làm Cadé Đơn Giản Ngay Tại Nhà
-
Chim, Gà, Cá... ăn Xả Láng - Tự Nuôi Dế Trong Nhà Hướng Dẫn Từ A-Z ...
-
Bánh Bao Ca Dé - Bánh Mềm Xốp Nhân Thơm Ngon | Bếp Nhà Diễm
-
Dế: Loài động Vật Quen Thuộc Công Dụng Lợi Tiểu - YouMed
-
Dế Câu Cá. | Shopee Việt Nam
-
Con Dế Câu Cá Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Mồi Câu Dế Giả Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
More Content - Facebook
-
Vui Với Dế Quê - Báo Đà Nẵng
-
Con Dế Mèn Hát Vào Mùa Hè - Tùng, Trang - NhacCuaTui
-
Dế Có Bao Nhiêu Loài? Các Thông Tin Thú Vị Về Loài Dế - Soc-Pet
-
Giải Thưởng Thiếu Nhi Dế Mèn Lần 3: Không Có Giải Thưởng Lớn
-
Photo De Tokyo : Du Lịch Nhật Chưa Bao Giờ Dế đến Vậy...chỉ Với 1 ...