Để Cây Xanh Bớt Gãy đổ Mùa Mưa Bão - Tạp Chí Kiến Trúc
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng cây trồng đô thị bị gió bão làm gẫy đổ, gây ra những thiệt hại về vật chất và cả sinh mạng con người thời gian qua, khiến dư luận không khỏi hoang mang lo lắng. Không lo lắng sao được, khi những hàng cây hàng trăm năm tuổi do người Pháp trồng từ hàng trăm năm trước, vẫn hiên ngang tồn tại qua bao trận bão lớn? Mà Việt Nam ta vốn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ưu đãi cũng nhiều, nhưng mỗi năm cũng hứng chịu trên dưới chục cơn bão lớn nhỏ.
Cơn bão số 5 (bão Noul – ngày 18/9 năm nay, 2020) làm theo tin báo đài đưa, làm gãy đổ 12.000 cây xanh ở Thành phố Huế, đã thêm một lần nữa bộc lộ điểm yếu nhất trong việc trồng và quản lý cây xanh đô thị hiện nay.
Sau khi có sự kiểm tra đánh giá của thày trò trường Đại học Nông Lâm Huế về hiện tượng “bất thường” này – vì Huế không phải là nơi hiếm những cơn bão loại này, có thể thẩy hiện tượng gẫy đổ là có quy luật. Tóm tắt những thống kê của thày trò trong toàn thành phố nổi lên 3 nguyên nhân chính như sau:
- Những cây bị gẫy đổ là những cây ít hoặc không có rễ cọc, hoặc rễ cọc không phát triển (đối với những cây mới trồng) Tương ứng với đó là các loài Phượng vĩ, Phượng vàng, Lim xẹt, Lát hoa(?)…
- Những cây quá cao (trên 10 m), có tán nặng (gốc nhỏ, tán lớn), tán lệch (cây cao trồng gần công trình cao tầng) – thể hiện vị trí trồng không phù hợp (vỉa hè hẹp, cây không có không gian dinh dưỡng đầy đủ); không tiến hành các biện pháp cắt tỉa trước mùa bão.
- Những cây bị sâu bệnh, là những cây vốn có tuổi thọ không cao, trồng ở những nơi thiếu không gian cho bộ rễ phát triển (bị hạn chế bởi các công trình ngầm… )
Các số liệu điều tra cũng cho thấy, hầu như những cây Nhội (Bischofia javanica Blume) và những cây trồng trong Công viên, không bị đổ do bão. Nhội là cây rễ cọc và cây Công viên có không gian dinh dưỡng tốt hơn cây trồng hè phố.
Phân tích theo quan điểm nghề nghiệp có thể thấy, ngoài những yếu tố khách quan (trong cơn bão chỉ cấp 8, cấp 9 nhưng có những lúc gió giật, gió xoáy theo những vệt, dải hẹp, có sức tàn phá dữ dội bất thường), thì trong sự việc này có những nhân tố mà con người hoàn toàn có thể hạn chế được thiệt hại, nếu biết phối hợp các ngành nghề có chuyên môn phù hợp trong quản lý, nói cách khác là sử dụng kiến thức của khoa học Lâm nghiệp trong quản lý cây xanh đô thị.
Tại sao lại như vậy ?
Để đi tìm câu trả lời, người viết đã tìm đến các văn bản quy định của pháp luật, những Nghị Định, Thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý cây xanh đô thị, từ Thông tư 20/2005 của Bộ Xây dựng; Thông tư 20/2009 sửa đổi một số điều của Thông tư 20/2005; Nghị định 64/NĐ-CP năm 2010 của Chính Phủ về quản lý cây xanh đô thị; Tiêu chuẩn Việt Nam số 9257: 2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị, ban hành năm 2012… rất đầy đủ, toàn diện.
Trong đó có nêu Tiêu chuẩn cây (giống) để đem trồng là: “Cây phải có chiều cao tối thiểu 3 mét, đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 6 cm”, “tán cây cân đối, cây thẳng không sâu bệnh”.
Rõ ràng, đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Việc đưa ra tiêu chuẩn kích thước ban đầu của cây giống khá lớn (so với cây trồng rừng chỉ vài chục xăng ti mét) được hiểu là giúp cho cây bóng mát nhanh phát huy tác dụng, sớm tạo ra màu xanh cho đường phố.
Trong khi trên thực tế, cây trồng nói chung và cây gỗ lấy bóng mát nói riêng, theo cấu tạo bộ rễ, được chia ra hai loại:
- Cây rễ cọc, là những cây mà từ gốc, có 1 hoặc vài cái rễ cái có kích thước lớn (nhiều khi to bằng thân) ăn sâu xuống đất hàng mét đến vài mét, trên rễ cái đó có những rễ phụ nhỏ làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng cho cây.
- Cây có rễ cọc thường có sức chống chịu gió bão mạnh. Những cái rễ cái này nếu bị đứt do lý do nào đó (do đánh chuyển chẳng hạn) hầu như không tái sinh thành rễ cái khác, mà tại chỗ rễ cái bị đứt đó chỉ mọc ra nhiều rễ con, cây vẫn sống và sinh trưởng bình thường, nhưng bộ rễ chỉ còn như cây rễ chùm, không còn khả năng chống chọi với gió mạnh nữa.
- Cây rễ chùm là những loài có bộ rễ ăn nông trên mặt đất, gồm rất nhiều rễ nhỏ xuất phát từ gốc cây mà không có rễ cọc rễ cái. Bộ rễ của những loài này thường tỏa rộng quanh gốc cây với độ sâu trên dưới 1 mét và người ta cho rằng đường kính bộ rễ có khi rộng gần bằng đường kính hình chiếu tán cây, nghĩa là tán xòe ra đến đâu thì rễ lan ra đến đó. Nếu vì lý do nào đó mà cây bị tổn thương một số rễ thì cây sẽ tái sinh lớp rễ khác mà không ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây.
Vì vậy, người ươm cây giống (và cả người trồng), chỉ cần thỏa mãn điều kiện cây có đường kính gốc và chiều cao đạt yêu cầu, cây sống là được nghiệm thu thanh toán, trong khi để đạt được điều này, nhiều khi đối với cây có rễ cọc, họ phải đôn đảo, đánh chuyền để sao cho rễ cọc hạn chế phát triển, nhiều rễ con ăn nông, để đảm bảo kích thước bầu cây không quá lớn gây khó khăn cho vận chuyển và đạt tỷ lệ sống cao, vô hình trung họ đã làm cho cây mất rễ cọc, cũng có nghĩa là mất khả năng chống chịu gió bão đáng lẽ phải có. Chưa kể có những người còn sử dụng các chất kích thích cho rễ bàng, rễ cám phát triển, giúp cây mau hồi phục nhưng không tăng sức chống chịu ngoại cảnh.
Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn loài cây phù hợp như vỉa hè nhỏ hẹp chỉ nên trồng những cây gỗ nhỏ, cao từ 3 – 5 mét, thường xuyên cắt tỉa cây tán nặng, tán lệch trước mùa mưa bão, hạn chế trồng các loại cây có tuổi thọ thấp, nhưng loài hay bị sâu bệnh, những loài cây có rễ ăn nông… theo những quy định, hướng dẫn chung, nên chăng cần bổ sung thêm những quy định trong việc trồng và đánh chuyển cây (kể cả cổ thụ), sao cho vừa khai thác được ưu điểm của những loài cây có sức chống gió bão tốt, hạn chế được thiệt hại và chống lãng phí như từng xảy ra gần đây.
KS. Hoàng Lê Minh Hội Khoa học KT Lâm nghiệp © Tạp chí kiến trúc
Từ khóa » Cây Xanh Rễ Cọc
-
Cây Rễ Cọc Là Gì Và Những điều Cần Biết - Siêu Thị Cây Cảnh
-
Các Loại Cây Rễ Cọc Là Gì Và Những Điều Cần Biết ... - Dolatrees
-
Cây Lộc Vừng – Loại Cây Xanh Trồng Vừa đẹp, Vừa Mát
-
Cây Sanh - Cây Cảnh - Cây Công Trình
-
TOP 15 Các Loại Cây Xanh Trồng Trong Công Viên Nhiều Nhất
-
Tên Các Loại Cây Xanh đô Thị được Trồng Và Không được Trồng
-
Top 23 Cây Xanh Công Trình được Trồng Nhiều Nhất Hiện Nay
-
CÂY HOA ĐẠI RỄ CỌC HAY RỄ CHÙM
-
Nên Trồng Cây Gì Lấy Bóng Mát - Cây Xanh
-
Các Loại Cây Ăn Quả Rễ Cọc - .vn
-
Tìm Hiểu Về Cây Trà Xanh | Đặc Điểm Thân, Rễ, Cành, Hoa & Lá
-
Các Loại Cây Xanh Đô Thị Trồng Vỉa Hè đường Phố Dễ Bắt Gặp
-
Cây Sao Đen - Phương Trung Green