đề Cương Bài Giảng Nghiên Cứu Vốn Cổ Dân Tộc (tài Liệu Dùng Cho ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 49 trang )
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGNGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT)Mã số mơn học: MT2253Số tín chỉ: 02 (30 tiết)Lý thuyết: 20 tiếtBài tập, thảo luận: 10 tiết1 Mục lụcTrangCHƯƠNG 1: Giới thiệu sơ lược về nghệ thuật trang trí cổ1.1. Nét độc đáo, phong phú của vốn cổ dân tộc1.1.1. Dân tộc1.1.2. Nội dung tính dân tộc trong nghệ thuật1.1.2.1. Tính dân tộc địi hỏi nghệ thuật phải phản ánh được hiện thực Việt Nam1.1.2.2. Tính dân tộc và tâm hồn người Việt Nam1.1.2.3. Tính dân tộc kết tinh trong hình tượng nghệ thuật1.1.2.4. Tính dân tộc và phương tiện chuyển tải1.1.3. Thái độ khoa học đối với dân tộc trong nghệ thuật1.1.3.1. Tính dân tộc và di sản nghệ thuật của dân tộc1.1.3.2. Tính dân tộc và thành tựu nghệ thuật của thế giới1.2. Nghiên cứu, học tập vốn cổ trong mỹ thuật nói chung, trang trí nói riêng1.2.1. Quan niệm về vốn cổ1.2.2. Điểm qua vốn trang trí cổ22233468101214161617CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu vốn cổ2.1. Nghiên cứu họa tiết chạm khắc đơn giảnCác thủ pháp tạo hình của điêu khắc đình làngĐặc trưng của nghệ thuật điêu khắc đình làng2.2. Nghiên cứu họa tiết chạm khắc phức tạp2.3. Nghiên cứu họa tiết trang trí cổ bằng bản rập2.2. Nghiên cứu phù điêu, tượng cổ2.2.1. Phương pháp nghiên cứu phù điêu2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tượng cổ1819262830343639Chương 3: Chép, nghiên cứu vốn cổ dân tộc3.1. Chép một số họa tiết trang trí cổ hoặc phù điêu, chạm khắc cổ qua các bản rập3.2. Chép phù điêu, tượng cổ44441648Tài liệu học tập2 CHƯƠNG 1: Giới thiệu sơ lược về nghệ thuật trang trí cổSố tiết: 16 (Lí thuyết: 10 tiết; Thực hành: 4 tiết; Kiểm tra: 2 tiết)A) MỤC TIÊU- Kiến thức:+ Sinh viên hiểu và nắm vững sơ lược về nghệ thuật trang trí cổ dân tộc qua các thời kỳthơng qua các loại hình mỹ thuật.+ Sinh viên hiểu sâu hơn truyền thống thẩm mỹ đặc sắc của dân tộc, vai trò quan trọngcủa nghệ thuật truyền thống trong đời sống xã hội và trong giáo dục thẩm mỹ ở trường phổthông.- Kỹ năng:+ Luyện cách nghiên cứu, học tập vốn cổ trong mỹ thuật nói chung, trang trí nói riêng.+ Nắm bắt được vẻ đẹp của vốn cổ, có ý thức trong nghiên cứu, tìm hiểu và vân dụngsáng tạo trong học tập chun mơn; kết hợp hài hịa giữa truyền thống và hiện đại.- Thái độ:+ Tự hào và tơn trọng nghệ thuật truyền thống dân tộc, có thái độ khoa học đối với dân tộctrong nghệ thuật.B) NỘI DUNG1.2. Nét độc đáo, phong phú của vốn cổ dân tộc1.1.1. Dân tộc”Dân tộc là một khối cộng đồng ổn định, thành lập trong lịch sử dựa trên cơ sở cộngđồng về tiếng nói, về sinh hoạt kinh tế và cấu tạo tâm lý chung trong một nền văn hóa”. J. Xtalin.Định nghĩa giúp chúng ta đi sâu tìm hiểu về dân tộc Việt Nam, suy nghĩ về hoàn cảnhlịch sử đặc thù đã thúc đẩy cho những tính chất cộng đồng trên đây được mau chóng hình thành,giúp chúng ta tìm hiểu được một cách khoa học về tính chất dân tộc nói chung và tính dân tộctrong nghệ thuật nói riêng.Dưới ánh sáng của định nghĩa ấy, chúng ta địi hỏi một tác phẩm nghệ thuật có tính dântộc phản ánh được hiện thực dân tộc thơng qua tâm lý dân tộc, xây dựng được hình tượng dântộc, sử dụng được những hình thức và phương tiện ưa thích của dân tộc.Dân tộc là một q trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuấthiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.Đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa đượcdùng phổ biến nhất.Một là: dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạtkinh tế chung, có ngơn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Vớinghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia - Quốc gia có nhiều dân tộc.Hai là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ,quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia củamình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấutranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộclà toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - Quốc gia dân tộc.1.1.2. Nội dung tính dân tộc trong nghệ thuật3 Có người hiểu tính dân tộc trong văn nghệ ta chỉ là cái phách tre, cái mõ gỗ, cái đàn bầu.Quan niệm ấy chưa đúng, những thứ ấy đều có tính dân tộc nhưng tính dân tộc ở đây là tính dântộc của nhạc cụ chứ đâu phải của bản thân nghệ thuật.Có người lại coi tính dân tộc nằm trong loại thể nghệ thuật khác như: tuồng, chèo, cảilương… những thứ này có tính dân tộc khơng? Có, nhưng ở đây là tính dân tộc của các loại thểkhác nhau chứ chưa phải là tính dân tộc của bản thân nghệ thuật.Cũng có người đi tìm tịi tính dân tộc của nghệ thuật ở cách thức diễn tả, cấu trúc củathơ ca, ở màu sắc của hội họa… chúng ta có thể thấy chất dân tộc ở trong những cách thức vàphương tiện diễn tả ấy nhưng tính dân tộc của bản thân nghệ thuật chưa phải ở những thứ này.Ở Việt Nam, một tác phẩm mang tính dân tộc trước hết phải phản ánh được hiện thựcViệt Nam, phù hợp với tâm hồn Việt Nam, xây dựng được những hình tượng Việt Nam, sau đómới tới những phương tiện Việt Nam được sử dụng.1.1.2.1. Tính dân tộc địi hỏi nghệ thuật phải phản ánh được hiện thực Việt NamChủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nghệ thuật phản ánh được hiện thực kháchquan một cách khách quan, một cách sâu sắc trong sự phát triển đi lên của nó. Cái hiện thực sâusắc mà nghệ thuật phản ánh phải là cái hiện thực gắn liền với cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộcta, gắn liền với tâm tư, tình cảm và khát vọng của dân tộc. Hiện thực quanh ta muôn màu, muônvẻ, nhưng không phải bất cứ hiện thực nào cũng rung động được chúng ta.Những nét thẩm mỹ sâu sắc nhất của cuộc sống phải là những nét thân thiết của dân tộc,những nét khêu gợi nhất, thu hút sự quan tâm và thích thú của dân tộc. Bao nhiêu bài thơ hay,bức tranh đẹp đã miêu tả non sông đất nước ta sóng đỏ dạt dào của sơng Hồng, đỉnh cao chót vótcủa dãy Ba Vì, ánh trăng trên sơng Trà Khúc, câu hò ở Đồng Tháp, cây tre đầu làng và con còtrên trời xanh, tất cả hấp dẫn ta làm mát rượi lịng ta.Đó chính là hiện tượng dân tộc từ bao đời qua đã gắn liền với lao động, với chiến đấu vớimọi tâm trạng vui buồn cảu dân tộc ta. Ngày xưa, dân tộc ta cưỡi sóng Bạch Đằng để đánh quânNguyên, dân tộc ta chẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ, sông ấy và núi ấy thắm thiết lịng chúng tabiết bao nhiêu bởi đấy chính là hiện thực của dân tộc.Con người trên đất nước ta đều có những nét mặt mũi và tai mắt ấy những con người ởđây gắn bó với chúng ta biết chừng nào con người ở đây với chúng ta cùng chung một số phậndân tộc cũng có một trách nhiệm đè nặng trên vai đi sâu vào những con người ấy để phát hiện vàngợi ca, sẽ chinh phục được trái tim và khối óc. Bởi chiều sâu của những con người ấy cũng làchiều sâu của cả dân tộc và của mỗi chúng ta.Hiện nay, lịch sử đang đặt dân tộc ta trước những nhiệm vụ cách mạng vĩ đại và khókhăn chưa từng có, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đang phát huy tài năng và trí tuệ vừa đểtiêu diệt một kẻ thù hung hãn và lớn mạnh nhất thế giới, là đế quốc Mỹ vừa để xây dựng một chếđộ xã hội tốt đẹp nhất – chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước vừa mới thoát khỏi sự thốngtrị của đế quốc và phong kiến, trong sự nghiệp vĩ đại này, hàng ngày hàng giờ, ở khắp mọi nơi,trên mọi lĩnh vực lao động, dân tộc ta đang nêu cao những phần chất tuyệt vời của chủ nghĩa anhhùng cách mạng, đó là hiện thực rực rỡ nghìn năm có một đang diễn ra trước mắt người nghệ sĩViệt Nam, miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn những người mới, việc mới tronghiện thực ấy.1.1.2.2. Tính dân tộc và tâm hồn người Việt NamNghệ thuật là sự phản ánh hiện thực khách quan tâm hồn người nghệ sỹ và tác động đếntâm hồn của nhân dân, giá trị của tác phẩm nghệ thuật không ở chỗ nó phản ánh hiện thực một4 cách thụ động như một cái gương giá trị của tác phẩm chỉ đạt được khi người nghệ sỹ với tâmhồn nhạy bén và rộng lớn của mình đã khái quát được hiện thực, nhào nặn hiện thực ấy trong đầuóc mình, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật trong sáng, hấp dẫn, tương xứng với tâm hồncao đẹp của con người Việt Nam. Chính vì lẽ đó, người nghệ sỹ phải luôn bồi dưỡng thị hiếu vàlý tưởng của mình lên ngang tầm tư tưởng lớn, tình cảm lớn của dân tộc.Dân tộc ta là một dân tộc vừa anh hùng vừa nghệ sỹ, vốn có một khí phách kiên cường,bất khuất trước quân thù, yêu thương tổ quốc và đồng bào, tinh vi và tế nhị trước cái đẹp củacuộc sống và cái đẹp của nghệ thuật.Nếu người nghệ sỹ khơng hết lịng tìm hiểu những đặc điểm ấy của tâm hồn dân tộc, nhấtđịnh sẽ đi lạc hướng và chỉ tạo ra những tác phẩm tầm thường nhạt nhẽo.Có những người bị lóa mắt vì những thành tựu nghệ thuật ở nước ngoài, đã sao chép nộidung lượm nhặt chủ đề, lắp lại những phong cách hoặc phương tiện diễn tả của người khác, tạonên những sản phẩm nghệ thuật không phù hợp chút nào với tâm hồn Việt.Tâm hồn Việt Nam còn là tâm hồn phong phú sâu sắc và tế nhị trong lĩnh vực thẩm mỹ.Chúng ta nhận rõ điều đó ở những đường nét mạnh dạn và táo bạo có một sức khái quát lớn củatranh dân gian con hổ, con gà, con lợn, những lời châm biếm sâu sắc trong chuyện tiếu lâm, vàtrong câu vè đả kích giai cấp bóc lột, ở những nét tinh vi trong suốt cả ở những bức tượng chùaTây Phương, ở những tiết họa trên trống đồng, ở những đường chạm khắc trên đình chùa cổ… ởnhững sự hòa màu sắc trong các tranh Tết cũng như trên quần áo của các cô thôn nữ ngày hội.Nếu nghệ sỹ khơng đi sâu tìm hiểu truyền thống thẩm mỹ ấy đã được hình thành từ đời này quađời khác, nhất định tác phẩm của chứng ta không thể đáp ứng được với đòi hỏi của nhân dân.1.1.2.3. Tính dân tộc kết tinh trong hình tượng nghệ thuậtNghệ thuật là sự phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng, cho nên nội dung vàhình thức nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, ý nghĩa tình cảm của tác giả, sự khêu gợi vàhấp dẫn của nghệ thuật đều kết tinh trong hình tượng nghệ thuật. Dấu hiệu rõ rệt nhất của tínhdân tộc vì thế cũng tập trung ở hình tượng. Mỗi dân tộc có những hiện tượng độc đáo trong thiênnhiên, trong kiến trúc nhà cửa, trong hình dáng con người, trong quần áo, trong sinh hoạt hàngngày, được nghệ sỹ tập trung khái quát tạo, tạo nên những hình tượng đặc thù của dân tộc. Ngườinghệ sỹ đi sâu vào đời sống và tâm hồn của dân tộc Việt Nam cuối cùng phải đạt được thành quảnghệ thuật là tạo ra những hình tượng điển hình đặc sắc có sức truyền cảm mạnh mẽ nhất. Sứctruyền cảm của hình tượng điển hình ấy trước hết là tính dân tộc của nó. Một u cầu điển hìnhhóa trong nghệ thuật hiện thực là tính cụ thể và hoàn cảnh lịch sử xã hội của nhân vật. Tính cụthể và hồn cảnh lịch sử xã hội đó trước hết phải thể hiện ở đâu? Ở tính dân tộc và tính thời đại.Miêu tả những con người mới của Việt Nam phải hệt Việt Nam, ném vào bất cứ một nước nàocũng không thể lẫn được, như thế mới là hiện thực.Nghệ thuật của Việt Nam cũng như nghệ thuật của nhân loại từ trước đã tạo ra được rấtnhiều hình tượng dân tộc đặc sắc. Những hình tượng ấy có giá trị bởi nó phản ánh sâu sắc nhữnghoàn cảnh cụ thể của những dân tộc khách nhau. Chỉ có thể thưởng thức những hình tượng ấykhi đặt nó vào khung cảnh đã tạo ra nó, liên hệ với mơi trường sinh hoại của dân tộc ấy. Sự vaymượn hình tượng, đưa hình tượng của dân tộc khác vào dân tộc mình chỉ là việc vô vị. Trongvăn thơ, người Nga hay mô tả cây Bạch Dương, người Trung Quốc hay nhắc tới cây tùng vàngười Việt Nam hay nói về cây tre. Nghệ sỹ đơng âu thường xúc động trước sự êm đềm củadịng xanh Đanp, Lý Bạch nói về nước sơng Hồng Hà như “trên trời đổ xuống”. Cao Bá Quát5 mơ tả” sơng Nhị u thương với lớp sóng hoa đào”. Cỏ cây sông nước ở những dân tộc khácnhau đã tạo nên những hình tượng dân tộc độc đáo của những dân tộc ấy.Những người nghệ sỹ chân chính đã đi sâu vào rất nhiều cảnh ngộ của nhân dân ta vàkhái quát trong những hình tượng sâu sắc.Người phụ nữ vất vả nuôi chồng được nổi lên trong hình tượng ”con cị lặn lội bờ sơng”.Sự xinh tươi duyên dáng của một cô thôn nữ được liên tưởng với hình tượng “ cây trúc xinh trúcmọc đầu đình”. Một con người có phẩm chất cao đẹp được ví như bơng hoa sen ở giữa đầm.Những hình tượng ấy tác động sâu sắc đến tâm hồn người Việt Nam, bởi nói gắn liền với nhữngcảm nghĩ của người năm này qua năm khác. Những hình tượng mang tính dân tộc cũng khơng cốđịnh, sức hấp dẫn của nó cũng thay đổi cùng với sự thay đổi của dân tộc. Đời sống dân tộc củachúng ta đang thay đổi rất nhanh chóng trên mọi lĩnh vực sản xuất và chiến đấu, đang có nhiềunét hấp dẫn mới, tạo điều kiện cho nghệ sỹ sáng tạo những hình tượng phù hợp với tình cảm, óctưởng tượng và thị hiếu của nhân dân ta ngày nay. Người nghệ sĩ ra sức nâng cao giá trị nghệthuật của tác phẩm bằng cách tìm tịi, phát hiện và sáng tạo ra những hình tượng mới ấy.1.1.2.4. Tính dân tộc và phương tiện chuyển tảiChúng ta hiểu phương tiện là tồn bộ những cơng cụ, những cách thức diễn tả và hiểurộng ra, là các thể loại nghệ thuật được sử dụng để nghệ sĩ phản ánh cuộc sống và biểu đạt cảmnghĩ của mình. Trong lịch sử hoạt động nghệ thuật, các dân tộc đã tìm tịi sang chế và khơngngừng hồn hiện những phương tiện nghệ thuật, đem lại cho những phương tiện ấy một tính chấtđộc đáo dân tộc. Tính dân tộc của phương tiện nghệ thuật, tự mình nó chưa đủ để nói lên tínhchất dân tộc của nghệ thuật. Nhưng sử dụng những phương tiện nghệ thuật dân tộc, người nghệsĩ có những thuận tiện rất lớn để sáng tạo nghệ thuật và giao cảm với công chúng.1.1.3. Thái độ khoa học đối với dân tộc trong nghệ thuật1.1.3.1. Tính dân tộc và di sản nghệ thuật của dân tộcQuan niệm: cứ cái gì cổ là dân tộc? Theo đó thì tuồng chèo, cải lương mới có tính dântộc, cịn kịch nói thì khơng có tính dân tộc. Theo họ, có lẽ những quần áo chúng ta đang mặc đâyđều lai căng còn cái khăn xếp cái áo the và cái búi tó trên đầu là dân tộc sao? Khơng thể lầm lẫntính dân tộc với những hình thức cổ truyền. Cái gì phù hợp với nhiệm vụ, với tâm hồn và khíphách dân tộc là mang tính chất dân tộc. Cái gì vốn quen thuộc với cha ơng chúng ta, nhưngkhơng phù hợp với chúng ta nữa thì chỉ cịn tính chất cổ truyền chứ khơng cịn tính dân tộc theonghĩa hiện đại của nó.Có những người khác lại quan niệm cứ cái gì thuộc vốn cũ là quý, là tốt. Họ muốn giữnguyên vẹn những bài ca, điệu hát những cách thức vẽ tranh, tạc tượng càng cổ càng hay. Họkhơng muốn cải biến, đổi mới gì nữa. Đó là những người bảo thủ. Họ muốn chúng ta quay lạiđằng sau mà chiêm ngưỡng. Họ không thấy trách nhiệm thiêng liêng, tấm lòng hiếu thảo củachúng ta trước sự nghiệp của cha ông là phải phát huy hơn nữa, làm đẹp hơn nữa tốt hơn gấptrăm lần những cái mà cha ơng đã làm được.1.1.3.2. Tính dân tộc và thành tựu nghệ thuật của thế giớiSự giao lưu văn hóa giữa dân tộc này với dân tộc khác là một quy luật lịch sử. Sức mạnhcủa một dân tộc cũng biểu hiện ở chỗ nó tiếp thu một cách mau lẹ nhất những kinh nghiệm vàkiến thức của thế giới, biến chúng thành tài sản và vũ khí đấu tranh của mình. Ở đây chủ nghĩadân tộc hẹp hòi cũng như tinh thần tự ti dân tộc đều là những quan điểm sai lầm cản trở sự pháttriển của dân tộc, và nghệ thuật dân tộc.1.2. Nghiên cứu, học tập vốn cổ trong mỹ thuật nói chung, trang trí nói riêng6 1.2.1. Quan niệm về vốn cổKhông phải một cá nhân lỗi lạc nào đó đã bỗng nhiên tạo nên một chiếc đàn bầu, một câysáo trúc, một cái phách tre… Cũng khơng phải là một ngày nào đó bỗng xuất hiện những điệutrống quân, quan họ, những lời thơ lục bát du dương, những mầu sắc đậm đà và giản dị của tranhkhắc gỗ, tranh lụa, tranh sơn mài… Tất cả những phương tiện đó là do tập thể của dân tộc tasáng tạo, được hồn thiện khơng ngừng từ đời này sang đời khác. Đã bao lần người nghệ sĩ củadân tộc trong đêm thanh vắng đã gửi đến tâm hồn mình vào sợi dây đàn bầu thánh thót? Đã baolần chúng ta đã từng thổn thức lắng nghe một lời hát ru con hay một tiếng sáo tâm tình? Đã baolần chúng ta xúc động trước một khúc hát dân gian, một bản nhạc cổ truyền, một màu sắc dântộc? Trong những lúc ấy chính tình cảm trong đẹp của cha ông ta đã được diễn lại và đã nâng caothêm ở mỗi ngời chúng ta. Trong những lúc ấy chúng ta càng cảm thấy gắn bó với đất nước, thiếttha hơn với đồng bào.Vốn cổ dân tộc là vốn truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Di sản quý báu đó đượchun đúc, trải nghiệm rõ nét trong nhiều thời kỳ khác nhau bộc lộ qua cách nhìn, cách thể hiệntrên các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể.Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và làmột bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữnước của nhân dân ta.- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưugiữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và cáchình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết vềnghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phụctruyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm ditích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của tồn xã hội;2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam vàmở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.1.2.2. Điểm qua vốn trang trí cổ1.2.2.1. Thời Tiền sơ sửÐến nay, về nghệ thuật tạo hình thời nguyên thủy ở Việt Nam, chúng ta chưa thấy hìnhvẽ hay tạc vào đá mộ trình độ khá. Tại Nà Ca (Bắc Thái), người ta thấy hình một mặt người khắcvào đá. Trong hang Ðồng Nội (Hà Nam Ninh), thì có ba mặt người chạm nổi. Cũng ở Ðồng Nội(Hà Nam Ninh), ngồi hình mặt người, cịn có hình đầu một lồi thú, khơng rõ lồi gì. Ðây làhình thú tạc vào đá độc nhất của thời nguyên thủy tìm thấy đến nay ở nước ta.Ở huyện Lạc Thủy có 8 di chỉ thuộc nền văn hóa Hịa Bình gồm: di vật trống đồng loại I,giáo búp đa, giáo lá lúa, đỉnh đồng, mũi dao đồng... Điều này đã chứng tỏ nơi đây đã từng có sựgiao thoa với nền văn hóa Đơng Sơn cách đây hàng ngàn năm. Đặc biệt trong hang Đồng Nội, xãĐồng Tâm, các nhà khảo cổ cịn phát hiện những hình khắc trên vách núi đá tiêu biểu nhất làhình thú và ba mặt người. Có thể nói đó là tác phẩm duy nhất của nghệ thuật tạo hình trong nền7 văn hóa Hịa Bình và có lẽ là tác phẩm nghệ thuật tạo hình cổ nhất được phát hiện tại Việt Namtính đến thời điểmTượng đá bé bằng ngón tay út, tạc hình người (Văn Ðiển). Tượng trịn bé này cũng làtượng trịn hình người bằng đá độc nhất của người nguyên thủy tìm được ở nước ta đến nay.Trong hang Lam Gan (Hà Sơn Bình), người ta thấy hình một cành cây khắc trên mũi dùibằng xương. Ở Làng Bon, n Lạc (Bình Trị Thiên) có hình cành lá khắc trên đá cuội,v.v. Những thể hiện hình người và vật kể trên cịn rất thơ sơ. Một điểm đáng chú ý là trên đỉnhđầu những hình mặt người ở hang Ðồng Nội, người ta thấy như một cái chạc hình chữ Y khơnghiểu tượng trưng cho cái gì? Phải chăng đây là nét thô sơ thể hiện lông chim, ngụy trang trên đầungười như chúng ta thấy trong hình người trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và các di vậtkhác của thời Ðơng Sơn?Có thể phân thành một số nhóm mơ típ họa tiết sau:Nhóm thứ nhất là những họa tiết hình học như hình trịn, hình tam giác, hình thang. Đâylà mơ típ họa tiết giữ vai trị chủ thể. Những hình trịn ở đây thường là những vịng trịn đơn. Cóhình trịn có 4 tia ở xung quanh có thể là biểu tượng mặt trời.Nhóm thứ hai là những họa tiết hình bàn chân người. Những bàn chân thường là nhữngbàn chân phải của người lớn và trẻ em, với kích thước to gần như thật, những ngón chân đượckhắc lõm sâu vào trong đá. Đây là mơ típ thể hiện được xem là rất cổ trong nghệ thuật tiền sử.Nhóm thứ ba là những biểu tượng sinh thực khí, chủ yếu là những biểu tượng nữ tính vớihình tam giác có rãnh dọc ở giữa.Nhóm thứ tư là họa tiết hình người được thể hiện trong tư thế giơ tay, dạng 2 chân nhưchúng ta thường thấy trong các bích họa hang động thời tiền sử.Nhóm thứ năm là những hoa văn hình vng và hình trịn.Nhóm thứ sáu là những hình khắc chưa xác định được hình dáng và ý nghĩa thể hiện.Để tạo những hình này, người xưa đã sử dụng kỹ thuật rất thô sơ là đục khắc trực tiếptrên bề mặt tảng đá. Những nét khắc chạm này thường có bề rộng khoảng 2cm, sâu chừng 1cm.Qua các mơ típ họa tiết được thể hiện, chúng ta thán phục sự cần mẫn và bàn tay khéo léo củangười xưa với những nét đục khắc khá đều đặn. Nhìn chung, những hình khắc vẽ này cịn mangtính biểu tượng, ước lệ, nhưng đó là những sáng tạo nghệ thuật tạo hình thời tiền sử. Như chúngta đã biết, từ nhận thức cái đẹp đến sáng tạo nghệ thuật là cả một quá trình lâu dài trong lịch sửnhân loại. Chủ nhân của những hình khắc vẽ Xín Mần đã có khái niệm về thẩm mỹ, về cái đẹpbản năng trong đời sống thiên nhiên, trong sinh hoạt cộng đồng và đã thể hiện chúng trên đá.Ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều tảng đá có hình khắc vẽ cổ.Ðồ gốm thời ngun thủyViệc biết dùng ngũ cốc là thức ăn là một cuộc cách mạng trong xã hội nguyên thủy.Chẳng những nó cho phép con người có thể định cư mà cịn thay đổi nếp sống và dụngcụ thường dùng. Những khí giới bằng đá không đủ cho đời sống hàng ngày nữa, người ta cịn cầncó nồi, niêu, chum, vại để nấu, đựng thức ăn; do đó, đồ gốm ở nước ta được chế tạo ra rất sớm đểđáp ứng nhu cầu đời sống. Việc chế tạo ra đồ gốm là một sự kiện hết sức quan trọng trong đờisống của người nguyên thủy và trong việc chế tạo này, tổ tiên ta mới có điều kiện phát triển khảnăng về trang trí và tạo hình.Những người làm đồ gốm đầu tiên, khi chưa biết dùng bàn nặn xoay, thì thường đankhn bằng nan tre theo hình nồi, niêu, chum, vại rồi trát một lớp đất sét dày mỏng tùy theo ýmuốn đồ gốm dày hay mỏng. Khn đan in vào vại, vị lúc còn ướt thành một thứ hoa văn trang8 trí. Ðến khi trình độ nghệ thuật của người thợ đồ gốm đã khá, người ta không dùng khuôn đannữa, song vì quen mắt và yêu cầu thẩm mỹ, người ta vẽ bằng que hay dập hoa văn phỏng theodấu in của khuôn đan. Dần dần hoa văn trong đồ gốm trở nên phong phú, chẳng hạn như hìnhkép của hình sóng gợn, hình chữ chi, hình nan rổ, hình răng sói… Nhưng phải nói cuối thời đồđá mới, khi kỹ thuật làm đồ đá phát triển đến tuyệt đỉnh của nó, thì hoa văn trang trí mới đạt đếntrình độ phong phú là nền tảng cho nghệ thuật trang trí đồ gốm và đồ đồng sau đấy. Ðó chính làbước đầu của thời mà nhà viết sử của ta gọi là thời vua Hùng dựng nước.Thời kì Vua Hùng, vào cuối thời kì đồ đá mới, với nhiều di vật đá được chế tạo với kỹthuật điêu luyện, gốm xương, gỉ đồng và xỉ đồng. Đồ gốm đã phổ biến, nhiệt độ nung đã khá cao(600-700 độ C) và kỹ thuật nung đã thành thạo. Thời kì sau đó, kỹ thuật làm đồ gốm có nhiềutiến bộ hơn, nhiệt độ nung cao (hơn 800 độ C) nên gốm rắn chắc, khơng xốp, hoa văn được hìnhhọc hóa cao với đường rạch, vẽ, gấp khúc dứt khoát.Văn hoá Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng,cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Di chỉ văn hóa PhùngNguyên đã được phát hiện ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng và một vài nơikhác trong lưu vực sơng Hồng.Rìu có trang trí rất đẹp ở cả hai mặt thân và họng rìu. Trên họng rìu có hình đơi cá sấucuộn đi châu đầu đối xứng nhau. Trên thân rìu một mặt có hình ba vũ nữ mặc váy đội mũ lôngchim cao trong đó người đứng giữa to lớn hơn hai người kia đang thổi kèn, hai người còn lạiđang xèo tay ra múa tượng tự như những hình múa trên trống đồng Đông Sơn.Vào khoảng 4.000 năm trước, các bộ tộc cư trú trên đất nước ta bước vào thời đại đồngthau. Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được trong quá trình lao động, lại được sự hỗ trợ củacơng cụ, dung cụ bằng đồng, công nghệ chế tạo gốm không ngừng được cải tiến nâng cao, ngườithợ gốm đã có thể sáng tạo nên những sản phẩm gốm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị nghệthuật.Trên lưu vực sơng Hồng, văn hóa Tiền Đơng Sơn với 3 giai đoạn phát triển liên tục làvăn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đơng Đậu và văn hóa Gị Mun được thể hiện khá rõ trên trênkiểu dáng và hoa văn đồ gốm. Có thể nói đây là giai đoạn đỉnh cao của gốm nguyên thủy ViệtNam.Đồ gốm có độ nung khơng cao lắm, mặt ngồi nhẵn bóng, màu đỏ tươi hay màu đen, hoavăn phong phú. Người Phùng Nguyên đã biết dùng bàn nặn xoay cho phép làm nhanh và đẹp, đểđáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của người đương thời. Hoa văn trang trí là vịng trịn đồngtâm, vịng trịn có tiếp tuyến, văn chữ S đơn hay kép được cách điệu ra nhiều kiểu, lặp lại thànhdải xung quanh nồi, chum, bình chậu.Nghệ nhân Phùng Nguyên đã nắm được nguyên tắc căn bản của nghệ thuật trang trí làluật lặp lại, luật xen kẽ và luật đối xứng nên cấu tạo được những đường nét hài hoà của hoa vănnhư ta thấy trên nhiều đồ gốm ở thời này.Trong văn hóa Phùng Nguyên gốm mịn ngày càng tăng, áo gốm phổ biến, gốm thànhmỏng đều, phần lớn có màu hồng nhạt. Hoa văn trang trí, ngồi văn thừng mịn hoặc thô phổ biếntrong cả 3 giai đoạn văn hóa Tiền Đơng Sơn, thì tiêu biểu cho giai đoạn Phùng Nguyên là nhữngđồ án hoa văn khắc vạch kết hợp chấm giải với các mơ típ khác nhau biến hóa phức tạp, mà phổbiến hơn cả là họa tiết hình chữ S và các hình tam giác đối xứng với các biến thể khác nhau.Những vành hoa văn khác nhau này được trang trí trên cổ, vai và bụng đồ gốm làm cho các đồán trở nên hài hòa sinh động, đỡ nhàm chán, đồ gốm trở nên nhẹ nhàng thanh thoát hơn. Đến giai9 đoạn Phùng Nguyên đồ gốm không những nhiều về số lượng , mà kiểu dáng và loại hình cũngcực kỳ phong phú da dạng. Ngay như nồi cũng có đủ loại to nhỏ, nông sâu, miệng loe, miệngkhum, miệng thành dày thành mỏng, bụng trịn bụng dẹt. Cịn bát thì cực kỳ đa dạng, phần lớncó miệng loe rộng, chân đế cao hoặc thấp, có những chiéc bát chân cao kiểu mâm bồng. Bình cóloại có miệng loe như hình ống nhổ.Giai đoạn Đồng Đậu, gốm cứng và thành dày hơn, phần lớn có màu xám và đồ gốm cókích thước lớn tăng nhiều hơn. Riêng hoa văn mang phong cách rất riêng. Đến lúc này hầu nhưkhơng cịn loại hoa văn khắc vạch kết hợp chấm giải tạo thành các đồ án hình chữ S, hình tamgiác biến thể đối xứng nữa, mà thay vào đó là văn kiểu khuông nhạc chải thành các đồ án từ đơngiản đến phức tạp. Phổ biến hơn cả là văn hình sóng nước uốn khúc liên tục. Tương đối đơn giảnlà đồ án gồm những đoạn khuông nhạc song song trái chiều hoặc cắt nhau khá đều đặn, phíatrên và dưới có các đường gợn sóng nhẹ, hoặc văn khng nhạc xịe ra kiểu nan quạt hay bu gà.Văn thừng bện cũng là loại thường gặp, có loại bện tương đối chặt, có loại bện khơng chặt, giữacác đường xoắn có các lỗ hổng to nhỏ khác nhau. Cũng có đồ án khng nhạc hình chữ S với cáckiểu dọc ngang biến thể khác nhau, có khi sắp xếp song song bên nhau, có khi móc nối đinhau. Loại nồi vị thành miệng dày rất tiêu biểu cho gốm Phùng Nguyên cũng hầu như khơngthấy. Đồ gốm có độ nung cao hơn và rắn chắc hơn, thêm màu xám vàng sẫm. Hoa văn trang trívẽ bằng dụng cụ như răng lược tạo thành những đường song song như khuôn nhạc (gọi là vănkhn nhạc).Giai đoạn Gị Mun, gốm có bước tiến đáng kể về kỹ thuật, tuy vẫn nằm trong khuôn khổgốm thô, nhưng được nung với nhiệt độ cao hơn, khoảng 800 – 900 0 C, gốm cứng gần như sành,gõ vào tiếng kêu đanh. Gốm có thành dày vừa phải, màu xám, sắc độ đồng đều. Nhìn chung gốmthời này có phần thanh mảnh hơn gốm Đồng Đậu. Nếu như từ Phùng Nguyên chuyển qua giaiđoạn Đồng Đậu về mặt tạo hình khơng có biến đổi gì lớn, thì từ Đồng Đậu qua Gị Mun có bướctiến bộ trong khâu tạo hình. Người thợ gốm ở đây đã sử dụng bàn xoay ở một trình độ cao đểlàm ra những nồi, vị có độ gãy góc dứt khốt và sắc nét ở phần miệng và vai, hay những đồđựng lớn có thân trịn hình cầu cân đối đẹp mắt.Hoa văn trang trí được đơn giản hố thành những hình học như hình tam giác, hình chữnhật, hình trịn… Hoa văn chữ S cũng thành một hoạ tiết khác biệt với trước.Về loại hình, vẫn là đồ đun nấu, đị đựng nhưng loại nào cũng có những biến đổi trongchi tiết, tạo nên đặc trưng riêng của gốm Gò Mun. Đặc điểm nổi bật nhất của gốm Gò Mun là sựphổ biến của gốm miệng loe với những mức độ khác nhau, từ loe cong, loe xiên, loe lõm lòngmáng đến loe ngang, loe gãy. Hoa văn thời Gò Mun vẫn được tạo nên bằng các phương pháptruyền thống như dập lăn, in ấn, đắp nổi và khắc vạch, nhưng phong cách và vị trí cũng cónhững điểm khác trước. Văn thừng tương đối thơ, văn khắc vạch có phần giản đơn, mang đậmnét kỷ hà. Nhiều đồ án chỉ là sự kết hợp của những đoạn thẳng, vạch ngắn, vòng trịn cuống rạ,đường gấp khúc, chấm giải, hình chữ V, mang tính chất hình học. Hoa văn chủ yếu trang trí trênmặt bản miệng.Đến văn hóa Đơng Sơn, đồ đồng phát triển lên đến đỉnh cao, không những sản xuất ranhững đồ đồng có kích thước lớn, mà cịn làm ra những đồ đồng trang trí hoa văn cực kỳ phongphú phức tạp. Mọi nhận thức thẩm mỹ của người thợ đều được thể hiện lên kiểu dáng và hoa văntrang trí trên đồ đồng, mà tiêu biểu hơn cả là trống đồng. Đến lúc này đồ gốm chủ yếu là đồ nấuvà đồ đựng sử dụng hàng ngày, nên hoa văn trang trí trên gốm Đơng Sơn rất đơn giản, chủ yếu làvăn thừng trang trí trên nồi, niêu, bình cùng vài đường chỉ chìm vịng quanh cổ thân bình bát…10 Gốm văn hóa Đơng Sơn trên lưu vực sơng Mã và sông Cả phổ biến hơn cả vẫn là vănthừng xiên hoặc dọc trang trí trên bụng nồi, niêu, ấu, bát. Trên các loại bình bát có các bănghẹp các vạch thẳng song song hoặc cắt nhau trang trí trên vai hoặc dưới bụng.Đồ gốm ở đây có loại hình và kiểu dáng cực kỳ đa dạng, gồm đủ loại từ nồi niêu, bình,bát, âu, vị, chạc gốm... Nồi đa số là loại miệng loe, bụng nơng, đáy trịn, đáy bằng hoặc đáybằng hơi lồi, cổ hơi eo, khơng có các loại nồi vò sâu lòng đáy tròn. Đáng chú ý ở đây có loại bátchân đế thấp chỗi miệng loe rộng kiểu loa và loại bình miệng loe, cổ eo, vai xi rộng gần gãygóc, bụng nửa trên phình rộng, dưới bóp vào thành đáy bằng, chân đế thấp choãi khá độc đáo.Đồ đồngVật tiêu biểu, đặc biệt quan trọng của thời Đông Sơn là những trống đồng. Trong đó, trốngđồng cổ nhất và đẹp nhất của nước ta ở thời này là trống đồng Ngọc Lũ. Hình trang trí trên trốngđồng Ngọc Lũ có 2 loại: loại văn truyền thống và loại hình nhân vật.Loại văn truyền thốngĐã thấy trên đồ gốm các giai đoạn trước như: văn vịng trịn đồng tâm, vịng trịn có tiếptuyến, văn chữ S, văn thừng, văn răng lược v.v…Những hoa văn này trang trí thành dải chungquanh trống đồng như đường viền để làm nổi những văn hình nhân vật.Loại văn hình nhân vậtNhững nét khắc đơn giản hoá của nghệ nhân cho người xem hiểu được nhân vật đang làmgì: giã gạo, múa, tấu nhạc, chèo thuyền… Tư thế người múa, dáng hươu đi, chim bay… chứng tỏtác giả có nghiên cứu kỹ thực tế trước khi ghi lại bằng những nét khắc chạm đơn giản mà đúngsự thực.Vào thời Lý – Trần, những loại hình, hoa văn có liên quan đến tôn giáo này như: lá câyđề, hoa sen, vũ nữ uốn hình theo điệu Tơ-ri-băng-ga v.v… trở nên phổ biến trong nghệ thuậttrang trí các chùa tháp. Nghệ nhân Lý – Trần đã Việt Nam hố một số hình ảnh, hoa văn thànhnhững tuyệt tác độc đáo không thấy có ở các nước khác. Ví dụ: “lá đề” thì có hình rồng bé như“con giun” nằm gọn trong lá, hoa sen được cách điệu ra nhiều hình thái và thường cũng có hìnhrồng “con giun” trong cánh hoa. Chạm nổi văn mây xoắn, văn sóng nước, văn hoa cúc dây vàchủ yếu là văn “rồng bé trên lá đề” là những hoa văn trang trí đặc sắc, tiêu biểu của nghệ thuậtđiêu khắc thời này.Đồ gốm- Loại thứ nhất là gạch ngói, hình trang trí mái nhà, mái chùa v.v…, nghệ nhân thời Lý –Trần đã biết kết hợp những gì học được ở nghệ thuật Chăm-pa với ảnh hưởng lâu đời của TrungQuốc để tạo ra một phong cách đặc biệt dân tộc Việt. Phong cách ấy biểu lộ trong những hìnhrồng bé uốn khúc (gọi là rồng giun hay rồng đất).- Loại thứ hai là liễn, chậu, vại, bát đĩa bằng sành sứ hay đất nung. Men trắng, men xanhngọc với hình trang trí vẽ bằng men màu chàm hay “da lươn” hay men nâu trên nền trắng. Đồ áncây lá, cị, cá… quen thuộc của nơng dân. Phong cách trang trí khoẻ khoắn, kỹ thuật vẽ vữngvàng, hiếm có, phản ánh tinh thần thượng võ của một thời đầy chiến cơng oanh liệt. Chúng cótính nhân dân và thực dụng. Khơng có những hình rồng, phượng, mây, nước thường thấy ở cácđình chùa, tháp miếu.Gốm men ngọc (celadon): Khi đã có xương gốm tốt, người ta phủ ngồi một lớp men dàymàu xanh mát, trong bóng như thuỷ tinh, do đó mới gọi là gốm men ngọc. Đồ gốm men ngọc ởta rất giá trị, được trong và ngoài nước ưa chuộng. Thời Lý thường tạo xương gốm mỏng, thanh.Tới thời Trần, thì phần xương gốm chắc, dầy hơn. Hoa văn trang trí trên gốm, đa phần là hình11 tượng hoa sen cách điệu. Ngồi ra cịn một số đề tài khác, như trang trí hoa thảo và các hoa dâychạy quanh bình gốm. Có ba hình thức trang trí trên đồ gốm: hoa khắc, hoa in và hoa đắp. Hoa inchìm hoặc đắp nổi thì dùng khn, cịn hoa khắc thì đùng mũi dao đầu nhọn hoặc một đầu thanhtre vẽ lên xương gốm khi đất còn mềm. Khắc hoa rồi đem nhúng vào men, men đọng lại và tạora các hình hoa văn trang trí rất đẹp. Bên cạnh các đồ gốm men ngọc cầu kỳ và tinh xảo đó,người thợ thủ cơng cịn sản xuất một số đồ gốm đại trà, có khi để mộc, có khi phủ lớp men mỏngmàu vàng, màu nâu, hoặc màu da lươn mà xỉn màu và ít bóng. Loại gốm này để sử dụng thôngdụng và ngay khi nung, người ta nung từng chồng cao. Thời Lý, đồ gốm hầu như không viết chữ.Tới thời Trần, ta thường thấy dưới trơn các loại đồ gốm có hàng chữ mầu nâu “Thiên Trườngphủ chế”.Gốm hoa nâu là loại gốm đàn, kiểu dáng to, chắc chắn, cốt gốm dầy và thô. Bên ngồi cóphủ lớp men trắng ngà hoặc vàng nhạt. Gốm hoa nâu xuất hiện vào cuối thời Lý đầu thời Trần.Hình thức trang trí hoa văn trên gốm hoa nâu thường là hoa dây chạy viền quanh miệngđồ gốm. Đặc biệt, hầu hết các sườn gốm hoa nâu có đắp nổi hình hoa thảo, chim cị, thú bốnchân, hoặc tơm cá… rất sinh động. Các hình rồng trang trí ở gốm hoa nâu thời Trần có khác thờiLý.Gốm hoa lam là tên một loại gốm phủ men trắng đục vẽ trang trí màu lam. Để có màu menđẹp, điều cần thiết phải có cốt xương gốm tốt. Thơng thường thì xương gốm là đất sét có pha cát.Nếu gốm cổ, lại pha cả một số tạp chất khác như rơm, rạ, trấu hoặc lá cỏ dại để tăng độ liên kết.Những đồ gốm thời Lý tìm được trong khu vực Hồng Thành là những bằng chứng quan trọngđể có thể nói rằng: thời Lý Việt Nam cũng đã sản xuất được những đồ gốm tinh xảo không thuakém đồ gốm Tống Trung Quốc.Men trắng Lý có độ trắng mịn và óng mượt như gốm Tống và phần nhiều về chất lượngđã đạt tới trình độ sứ như sứ Tống. Nhiều tiêu bản cho thấy thời Lý cũng sản xuất loại gốm mentrắng xanh và có hoa văn như gốm Nam Tống lò Cảnh Đức Trấn. Sự khác nhau giữa gốm trắngTống và gốm trắng Lý chủ yếu được nhìn nhận qua sắc độ đậm nhạt của màu men hay xươnggốm và kỹ thuật tạo dáng. Đây cũng là đặc điểm khó phân biệt giữa gốm trắng Lý với gốm trắngTống. Nhưng nếu có được cái nhìn hệ thống từ những đồ gốm trắng Lý đích thực, thuần Việt quađồ án trang trí hình rồng và hoa lá mà phong cách của nó giống hệt như những hình chạm khắctrên đá trong kiến trúc chùa, tháp thời Lý (tháp Chương Sơn, chùa Phật Tích), chắc chắn ta sẽcảm nhận được đầy đủ và rõ ràng hơn về gốm men trắng Lý.Về kỹ thuật tạo hoa văn thời kỳ này chủ yếu có 3 loại cơ bản là đắp nổi, khắc chìm và inkhn trong, nhưng cũng có nhiều loại khơng trang trí hoa văn nhưng vẻ đẹp của hình dáng, màumen lại rất được chú ý. Gốm thời Lý thường thanh thốt, trang nhã trong hình khối nhưng lại rấtcầu kỳ, tinh mỹ trong từng đường nét hoa văn trang trí. Đồ án trang trí phổ biến là hoa sen, hoacúc hay hình rồng, tiên nữ và văn như ý… Các đề tài này mang đậm yếu tố Phật giáo và một sốbộc lộ ảnh hưởng khá nhuần nhuyễn đến mức tinh tế nghệ thuật gốm thời Tống, làm cho sự phânbiệt nhiều khi khó khăn. Nhưng bên cạnh đó, nhiều mẫu hình, nhiều kiểu dáng, đặc biệt là cáchtrang trí diềm văn cánh sen đắp nổi hay diềm văn vòng tròn nhỏ mà ta gặp phổ biến trên rấtnhiều đồ gốm Lý lại cho thấy rõ thêm truyền thống rất riêng biệt của gốm Việt Nam. Truyềnthống riêng biệt ấy được kết tinh và thể hiện rõ qua đồ gốm hoa nâu vốn từng được coi là sảnphẩm độc đáo và đặc sắc nhất của gốm Việt Nam.Gốm hoa nâu trong Hồng thành có chất lượng cao, đặc biệt là ngồi các loại vị, chậu,thạp trang trí hoa sen, dây lá, ở đây cịn tìm thấy nhiều loại thạp lớn trang trí hình rồng. Bên cạnh12 đó cịn có nhiều loại nắp hộp hay bát, đĩa trang trí rồng, hoa sen dây theo lối “nền tơ men nâu,hoa văn men trắng” với đường nét chạm khắc uốn lượn mềm mại, tinh xảo, bộc lộ vẻ đẹp sangtrọng, q phái.Thời Lý cịn sản xuất nhiều loại gốm cao cấp khác như gốm men trắng, gốm men xanhlục, gốm men xanh ngọc, đặc biệt là loại gốm men vàng. Gốm men vàng là phát hiện rất mới mẻvà dường như chỉ mới được tìm thấy trong khu vực Hồng Thành Thăng Long.Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường được tìm thấy cùngvới những đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dònggốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam.Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản cóphong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng chính vìđặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều khơng phải dễ dàng.Có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đếcủa gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy,mặc dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo vàcầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa vănkhắc chìm, thời Trần cịn phổ biến loại gốm có hoa văn in khn trong. Dường như đây là loạihoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so vớigốm thời Lý.Đáng chú ý nhất là chiếc thạp lớn có nắp trang trí hoa sen và những chiếc vị, chậu trangtrí hoa văn dây lá. Một chiếc chậu trang trí hình bốn con chim đang đi kiếm mồi trong bốn tư thếkhác nhau, xen giữa là cành lá sen và hoa sen nhỏ. Theo tư liệu hiện vật có trong tay thì đây làmột trong những tiêu bản gốm hoa nâu thời Trần đặc sắc ở Việt Nam.Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiện dịng gốm hoa lam.Loại gốm này được tìm thấy khá nhiều trong các hố khai quật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoacúc màu nâu sắt và xanh cobalt.Đồ gốm sứ thời Lê tìm được tại các hố khai quật có số lượng lớn, nhưng tập trung nhiềunhất là ở khu vực ven triền sơng cổ.Nhìn chung, gốm thời Lê – Mạc và Lê Trung Hưng có chất lượng thấp, hoa văn trang tríđơn giản và phát triển mạnh theo xu hướng dân gian. Những sưu tập đồ gốm tìm được từ các hốkhai quật phần nhiều là sản phẩm của các lò gốm vùng Hải Dương và Bát Tràng. Tình hình nàycó sự khác biệt lớn so với gốm thời Lê Sơ.Gốm thời Lê Sơ có bước phát triển đột biến với sự bùng nổ các trung tâm sản xuất gốmlớn, nhất là vùng Hải Dương. Thời kỳ này gốm hoa lam, gốm men trắng và gốm vẽ nhiều màuđạt đến đỉnh cao của sự tinh mỹ.Chạm nổi trên gỗ hay đá rất phổ biến ở thời này, nghệ sĩ ta chưa có quan niệm về hìnhkhối, diện xa, diện gần như chúng ta hiện nay nên vật ở xa hay ở gần đều nổi cao như nhau. Hoavăn đặc sắc nhất của thời Hậu- Lê là “văn ngọn lửa”. Văn này có trong tất cả đồ án trang trí chùatháp xây dựng ở thời này.Nổi bật nhất là đồ sứ Huế. Thời vua Minh Mạng và vua Tự Đức xuất hiện những đồ sứtốt với hình trang trí vẽ bằng men lam, ta gọi là “men xanh Huế”. Trang trí phong cảnh TrungQuốc, hình rồng năm móng, nước men xanh thẫm đẹp. Đồ sứ này khơng mang tính dân tộc vìchúng được vua chúa nhà Nguyễn đặt làm ở Giang Tây để dùng trong hoàng cung.1.2.2.6. Thời Pháp thuộc13 Trong thời này, bọn thực dân Pháp mang đến nhiều hoa văn mới lạ mà ở nước ta chưa có.Người thợ lại khơng có thời gian nghiên cứu, dung hồ một cách hợp lý với vốn cổ dân tộc, chonên mới xuất hiện những sản phẩm kỳ quái như những bàn ghế theo phong cách Lu-i 15 lại đượcchạm khắc rồng, phượng, nho, sóc v.v… Những kiểu lai căng chướng mắt ấy đến cách mạngtháng 8 năm 1945 thì chấm dứt.Đồ án trang trí dân tộcĐồ án cầm thúTứ linhĐồ án phổ biến nhất trong nghệ thuật trang trí Việt Nam là Tứ linh. Tức là 4 con vật:Long (rồng), Lân (hoặc Ly), Quy (rùa), Phượng (chim phượng hồng). Có nơi, Lân thay cho Ly(tức là Long Mã). Trong Tứ Linh chỉ có Quy là con vật có thật, cịn 3 con kia là do trí tưởngtượng của người xưa tạo nên, phần nào căn cứ trên những con vật có thật.Rồng tượng trưng cho Đức, cho uy lực thiên nhiên. Thể hiện nhiều cách thức, tuỳ theotrường hợp và vật trang trí. Chủ đề thường thấy trong điêu khắc của ta là “Long hàm thọ” (tức làđồ án có hình mặt rồng ngậm chữ Thọ). Hình này thường thể hiện bằng phù điêu trang trí cháinhà các đình chùa; “Lưỡng long tranh chầu” hay “Lưỡng long triều nguyệt” thể hiện bằng sànhtrang trí trên nóc đình chùa. Nhiều bia ở Văn Miếu cũng có chạm trang trí trên trán bia hìnhLưỡng long tranh chầu.Lân tượng trưng cho hồ bình. Thể hiện trong nghệ thuật dân gian, đầu lân là hình ảnh rấtquen thuộc được giới trẻ ưa thích trong những ngày hội vui như Tết Trung thu hay Tết NguyênĐán. Trong nghệ thuật trang trí, thường thể hiện con ly thay cho lân. Hình Ly (long mã) bao giờcũng mang cuộn giấy trên lưng gọi là “cổ đồ”. Chủ đề “Long mã phụ đồ” thường thấy trong phùđiêu trang trí các đền chùa.Quy tượng trưng cho sự bền vững, trường thọ. Thể 4 hiện đồ án Quy thông dụng nhấttrong tượng tròn làm bệ bia hay trong quần tượng “Quy hạc” trang trí trong các bàn thờ của đền,chùa. Tượng rùa ở chân bia tiến sĩ Văn Miếu là sự tập trung hiếm có một số lớn tượng rùa đượctạc ra trong mấy thế kỷ thời Hậu Lê. Chủ đề “Thuỷ ba” diễn tả rùa phun nước, thường được thểhiện bằng hội hoạ hay phù điêu. Nhiều loại rùa có vẩy hình lục giác làm nền hoa văn gọi là “nềnkim quy” (rùa vàng). Hoa văn này thường dùng làm nền phù điêu cửa võng hay hương án.Phượng tượng trưng cho sắc đẹp của phụ nữ. Thể hiện con chim thần thoại có cánh rộng,đi dài như ngọn lửa, chân khoẻ, dáng thanh nhã và cũng như lân, chỉ xuất hiện trong thời tháibình. Thời xưa, những vật có hình phượng là dành cho phụ nữ.Bát vậtNgồi 4 con vật kể trên, nghệ sĩ ta còn thêm vào 4 con vật nữa là: ngư, phúc, hạc, hổ rấtphổ biến trong nghệ thuật trang trí.Ngư (cá chép, cá gáy) tượng trưng cho sự phồn vinh. Thể hiện rất nhiều hình dáng phongphú và đẹp. Chủ đề: “Cá hoá rồng” theo truyền thuyết, cá không phải ở luôn kiếp cá, gặp cơ hộinó vượt qua “long mơn” hay “vũ mơn” thì được hoá ra con rồng, phù hợp cho những người nuôimộng lớn.Phúc, con dơi, tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn, vì chữ Phúc gần giống như chữBức là con dơi. Thể hiện hình con dơi xoè cánh là mẫu trang trí lý tưởng cho cửa võng, khảihồn mơn, hương án… Người ta ít thể hiện một con dơi đơn độc mà thường bố cục 5 con dơi gọilà Ngũ phúc. Tức là: phúc, thọ, khang ninh, háo đức, khảo chung mạng (nghĩa là: giàu có, sống14 lâu, yên lành, có sức khoẻ, có đức hạnh, chết già). Về mặt mỹ thuật, hình ngũ phúc dễ bố cụctrang trí.Hạc tượng trưng cho sự trường thọ, sống lâu. Thể hiện: bằng tượng tròn (thường đúcbằng đồng) trên đầu đội hoặc mỏ ngậm cái đế để cắm nến đặt trên bàn thờ của đình chùa.Hổ tượng trưng cho sức mạnh của thế gian. Thể hiện: hình ảnh hổ là hình ảnh khủngkhiếp, nhân dân gắn cho nó một sức mạnh thiêng liêng. Hình hổ gắn ở ngưỡng cửa thì tà makhông dám vào nhà. Nghệ nhân ta biết tận dụng màu sắc và vết vằn của lông hổ cách điệu thànhnhững hình trang trí rất đẹp.Ngồi Bát vật, cịn một số con vật khác gắn bó với đời sống con người như voi, ngựa, gà,lợn, mèo… cũng thường thấy ở tường hoa phía trước đình, chùa hay trong tranh dân gian.Đồ án hoa, quả, vật dụngNgoài đồ án cầm thú, ơng cha ta cịn tận dụng thảo mộc, hoa quả hay vật thường dùng đểlàm đồ án trang trí. Mỗi vật đều có ý nghĩa tượng trưng của nó. Những đồ án phổ biến là: Bátbảo, Bát tiên, Tứ hữu, Tứ thời.Bát bảo: Bát bảo đồ mang lại vận may hoàn chỉnhSự hiện hữu của bát bảo sẽ mang đến cho gia chủ vận may về của cải vật chất cũng nhưđời sống tinh thần. Vì vậy, những gia đình theo đạo Phật thường treo tranh có hình bát bảo.Là pháp khí của nhà Phật, mỗi vật lại có ngụ ý và tác dụng riêng. Đứng thứ nhất trong bátbảo là vỏ ốc, mang ý nghĩa "diệu âm cát tường", nên gọi chung là bát cát tường. Tranh bát cáttường là một trong những tranh vẽ truyền thống được sử dụng nhiều nhất ở chùa chiền, cungđiện. Hình vẽ kết hợp của 8 biểu tượng quan trọng trong phong thủy còn được goi là Bát bảo đồ,được ứng dụng rộng rãi. Sự kết hợp này sẽ tạo nên sức mạnh chống lại tất cả các vận rủi, trongđó có cả vận rủi về tình u và hơn nhân.Là một cơng cụ phong thủy, tranh treo tường hình bát bảo có thể hố giải tình trạngphong thủy xấu do các cửa nhà bạn ở vào vị trí thẳng hàng, tranh bát bửu có tác dụng như mộtbức màn cửa, làm giảm tốc độ của sát khí và đưa đến những điều may mắn.Bát vật: Tám vật quý tượng trưng cho sự phong lưu và học thức. Tám vật đó là:1. Bầu trói: quả bầu có eo ở giữa, dùng đựng rượu. Bầu rượu và túi thơ là 2 vật tiêu biểu cho sựphong nhã của thời phong kiến.2. Tháp bút: tượng trưng cho người trí thức3. Quạt vả: cây quạt hình lá vả, tượng trưng cho phong cách thần tiên.4. Ống tiêu: và cây đàn tỳ bà là vật tiêu biểu cho người tài tử.5. Giỏ hoa: tượng trưng cho tính quý phái, đài trang6. Cây kiếm: tượng trưng cho dũng khí7. Cái khánh: tượng trưng cho người đạo đức8. Phất trần: tượng trưng cho người thanh cao, thoát tục.Bát quả: 8 quả thường dùng để trang trí là: đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu, bí. Cókhi các thứ quả này đi chung có khi chỉ chọn một số quả phù hợp với ý nghĩa. Chẳng hạn nhưđào (tượng trưng cho sự sống lâu), lựu (có nhiều hạt, tượng trưng cho đơng con nhiều cháu, thờixưa là có phúc).Tứ hữu: với màu sắc tươi đẹp, các thứ hoa cũng được làm đồ án trang trí. Thơng dụngnhất là: mai, lan, cúc, trúc.1. Mai: tượng trưng cho thiếu nữ, mai trổ đẹp nhất vào mùa xuân, hoa lan cũng vậy nên 2 loạihoa này tượng trưng cho mùa xuân.15 2. Cúc: nở vào mùa thu nên tượng trưng cho mùa thu. Đồng thời, hoa cúc còn tượng trưng chongười cao sĩ vì xưa có câu: “ Cúc ngạo hàn sương” để nói người cao sĩ giữ tiết tháo, bất chấpcảnh ngộ như thế nào.3. Trúc: có cành ngay thẳng, mùa đông không rụng lá. Đốt trúc gọi là “ tiết” mà “tiết” cũng cónghĩa là khí tiết, cho nên người xưa dành trúc tượng trưng cho người quân tử.4. Tứ thời: người ta lấy sen thay cho lan, lấy tùng thay cho trúc. Mai – mùa xuân; liên (sen) mùa hạ; cúc - mùa thu; trúc (tùng) - mùa đông. Lấy 4 loại cây tượng trưng cho 4 mùa là một ý tứđầy thi vị. Tứ thời là một đề tài rất thông dụng. Nghệ sĩ ta vẫn thể hiện theo tình cảm của mìnhmột cách nhẹ nhàng, bay bướm trong khuôn khổ nhất định của vật được trang trí.Đồ án hình ngườiTrong thời Lý – Trần, mỹ thuật ta còn chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, xuyên quanghệ thuật Chăm-pa, hình người thường thấy trong đồ án trang trí.Trong thời Hậu Lê: Nho giáo trở nên thịnh hành, hình người lúc này thường là lễ sinh,quan văn ăn mặc theo kiểu phương Bắc.Tóm lại, nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam căn bản là điêu khắc và mơn chạm gỗ làthong dụng nhất. Có thể nói, khơng có một đình chùa nào khơng có điêu khắc trang trí.1.2.2.5. Sự kế thừa vốn trang trí cổ trong trang trí hiện đạiTrong lịch sử mỹ thuật dân tộc, nền mỹ thuật dân gian Việt Nam mang một dấu ấn riêngvà đã được ghi nhận như một bước phát triển quan trọng của ngơn ngữ tạo hình dân gian vớitiếng nói hiện thực và quan điểm nhân văn của nó.Biến động lịch sử trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII đã cho tranh tượng dân gian một sắcthái mới, một lý tưởng thẩm mỹ mới mà đặc tính là dân tộc và hiện đại. Trước những nhu cầu xãhội – tâm lý – thẩm mỹ của thời kì ấy, nền nghệ thuật tạo hình dân gian đã thành cơng trong việcgiải quyết một số vấn đề then chốt, những vấn đề mà chính chúng ta ngày nay đang loay hoay cốgiải quyết cho thời đại của chúng ta.Sự xuất hiện một ngơn ngữ tạo hình, với hình tượng những con người hiện thực làmnhững việc trong đời sống hiện thực, với một nội dung xã hội của thời đại ấy là một sáng tạo lớntrong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam thời phong kiến.Đặc điểm dễ thấy ngay của nghệ thuật tạo hình dân gian là chất hồn nhiên, ngộ nghĩnh.Vì thế, khi khai thác vốn cổ tạo hình dân tộc trong học tập, nghiên cứu và sáng tác, đa số nhữngngười tạo hình chúng ta có xu hướng bị ảnh hưởng vào các đặc điểm ngoại hình của hình thể mộtcách cảm tính, ít quan tâm đến q trình phát triển lý tính của nghệ thuật. Phải chăng, chính vìq say sưa với những đặc điểm ngoại hình của nghệ thuật tạo hình dân gian cổ truyền mà chưakịp nắm bắt được cái thần của cha ông trong sáng tác, chúng ta đã vội bắt cái hồn nhiên, cái ngộnghĩnh dân gian phục vụ ngay cho sáng tác thời nay một cách dễ dãi, cẩu thả? Cũng như thế,phải chăng vì một lý do tương tự mà người ta dễ bắt ngay vào thị hiếu thẩm mỹ và các trào lưunghệ thuật ở phương Tây, khi chưa kịp tìm hiểu các quan điểm, các hình thái tư duy làm nềntảng cho thị hiếu ấy, cho những trào lưu ấy?Nói đến sự khai thác và phát triển truyền thống dân tộc trong tạo hình, trước hết là đitìm cái thần, cái hồn của cha ông trong sáng tác. Cái thần ở đây là sự bao trùm, là tổng hòa củanhững quan niệm, những quan điểm, thái độ, nếp nghĩ và cách nhìn của cả một lớp người, trongcả một thời, trước xã hội, trước cộng đồng, trước thiên nhiên, trước cái đẹp… Cho nên, nếu vộivàng ép cái hồn nhiên, cái ngộ nghĩnh dân gian vào các nhân vật trong tranh thời nay, trongnhiều trường hợp là biến các nhân vật đó thành những hình nộm vơ hồn. Đã là hình nộm vơ hồn16 thì khơng tiêu biểu cho bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, ở bất cứ thời điểm nào của lịch sử, càngkhơng thể là hình mẫu của con người mới thời nay.Khai thác truyền thống dân tộc, làm sống lại nghệ thuật tạo hình dân gian khơng đơnthuần là làm việc phục chế vốn cổ tương tự như cái hình thể bên ngồi, mà chính là phải bắtnguồn từ những cảm thức nghệ thuật tinh tế, sâu sắc được đúc rút từ quan niệm, quan điểm,phương châm xử thế hợp tình, hợp lý " thuận mắt ta, ra mắt người" của cha ông ta xưa trướchiện thực cuộc sống. Vì lẽ đó, chúng ta cũng khơng nên có quan niệm cho rằng: tranh, tượng dângian chỉ là bản năng. Nhát đục, nét vẽ của các cụ xưa vốn cũng rất hoạt, bởi lẽ: năng động, lạcquan, yêu đời, dí dỏm, mộc mạc, chân chất là bản tính của người dân, nhưng khơng vì thế màkhơng xuất phát từ một cơ sở thẩm mỹ có tầm khái quát lớn. Những tác phẩm điêu khắc dângian, tranh dân gian Việt Nam là những minh chứng cho thành tựu rực rỡ của nền mỹ thuật cổtruyền nhưng không kém phần hiện đại và bác học về tầm tư tưởng và quan niệm thẩm mỹ củacha ơng chúng ta.Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ chia ra nhiều mảng chúc tụng và thờ cúng ởmỗi thể loại các nghệ nhân đi sâu khắc hoạ những nét tiêu biểu, tinh thần sinh hoạt và đời sốngtâm linh của người dân làng Hồ; những bức tranh như Đàn lợn, một bức tranh thuộc về mảngchúc tụng, vào những ngày tết người dân lạc việt mua về để dán vào những ngôi nhà làm vui nhàvui của. Nghệ nhân đã khéo khắc hoạ hình tượng đàn lợn to béo ủn nũng, sự nhấn và tạo tạc trênhình thể các con lợn, hình tựơng vịng xoáy âm dương khắc hoạ ý đồ minh triết rất cụ thể qua tácphấm “ chính vịng âm dương và hình tượng con lợn đã chứng tỏ một nội dung liên quan chặtchẽ đến thuyết âm dương ngũ hành. Sự sắp xếp các con lợn quay quần bên nhau, giữa đàn lợncon và lợn mẹ hoà nhịp vào nhau thể hiện sự sinh sôi nảy nở, tạo ra một bố cục chặt chẽ. Sự phânchia mảng lớn và mảng nhỏ, cách bố trí các mảng màu “ trong như xanh tự nhiên –chàm –vànghoa hiên, đỏ -son trắng -điệp, đen –tro than, nâu -củ nâu “ phối hợp vào nhau tạo ra gam màu “tươi sáng nội dung vui vẻ, ngộ nghĩnh, đơn giản hoá các khái niệm của triết học và tinh thần“thông qua bức tranh đàn lợn đã thể hiện được quan niệm triết lí của người việt cổ, họ biết kháiqt cơ động các hình tượng của đời sống những con vật để thể hiện tính khát vọng cầu mongcho cuộc sống của họ. “Không những thế tranh đàn lợn cịn chứng tỏ ngun lí trong sự vậnđộng của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành “.Khi khai thác và phát triển vốn cổ tạo hình dân tộc trong học tập và sáng tác mỹ thuật đốivới các nghệ sĩ tạo hình nói chung, sinh viên mỹ thuật nói riêng địi hỏi sự nghiên cứu nghiêmtúc, thấu đáo. Chúng ta cần phải hiểu đến nơi đến chốn những tư tưởng, quan niệm, cách nhìn khiphản ánh hiện thực cũng như tư duy tạo hình và quan niệm thẩm mỹ của cha ông ta xưa mới thấyhết giá trị đích thực của nền mỹ thuật dân gian để có thể kế thừa và phát triển trong thời đại ngàynay một cách có hiệu quả.Chúng ta có thể bàn đến một khái niệm "Không gian" của tranh tượng dân gian chẳnghạn. Nổi bật lên ở đây là cách nhìn ước lệ, khái quát, bất chấp quy luật thị giác thông thường,khác hẳn nhận thức vật lý chật chội. Nếu ta mở rộng thêm nghĩa của khơng gian thì có thể nóirằng, khơng gian trong tranh tượng dân gian còn mang nội dung xã hội, nội dung triết học nữa.Đó là một khơng gian tạo hình khơng chấp nhận những công thức thị giác thông thường, đượcmở ra mọi chiều, mọi hướng để chứa đựng một không gian xã hội - tư tưởng. Mặt khác, nếunghệ thuật là một hệ thống tín hiệu thì nghệ thuật tạo hình dân gian có hàm lượng thơng tin rấtlớn. Những nụ cười châm biếm vừa sắc sảo vừa tế nhị như những tin phóng sự đi sâu vào tâmtình của những người lao động...17 Trong không gian chật hẹp của thôn xã Việt Nam xưa kia, ơng cha ta chỉ cịn một hướnghành động duy nhất: nhìn thẳng vào cuộc sống hiện thực thấm đẫm nước mắt và mồ hơi. Do đó,họ đã phát hiện ra một phương tiện mới- một tiếng nói tạo hình mới, khác hẳn tiếng nói tạo hìnhcủa cung đình và tơn giáo. Đó là chất hiện thực và hiện đại hiện rõ trên điêu khắc đình làng, trêncác dịng tranh dân gian quen thuộc.Như vậy, yếu tố có thể khai thác của nền nghệ thuật tạo hình dân gian truyền thống ViệtNam để xây dựng tiếng nói tạo hình của thời đại chúng ta, đối với những người học tập và sángtác mỹ thuật không phải là một ngoại hình ngộ nghĩnh hay ngây thơ, một khơng gian đơn giản,ước lệ nào đó mà là một thái độ, một quan niệm mới về không gian, cả không gian tạo hình lẫnkhơng gian xã hội - nhân văn. Tìm hiểu để khai thác nền nghệ thuật tạo hình dân gian truyềnthống cịn biết bao vấn đề, biết bao khía cạnh, có thể rất lý thú và bổ ích mà chúng ta chưa kịplưu ý đến. Điều đó cũng khơng có nghĩa: nền nghệ thuật ấy là một cái kho bị bỏ quên mà chúngta có thể tuỳ hứng nhặt nhạnh trong đó một vài chất liệu để nhằm phục vụ kịp thời hay lâu dàimột ý tưởng nào đó của những người cùng thời với mình. Những nghệ sĩ tạo hình Việt Nam,những sinh viên đang học mỹ thuật ngày nay cần phải tìm cho mình chất liệu trong cuộc sốngthời nay và biết khai thác, phát huy những bài học của nền nghệ thuật tạo hình dân gian truyềnthống một cách nghiêm túc, sáng tạo với một thái độ trân trọng chứ không phải sự phục chế haynệ cổ một cách dễ dãi, ngây ngô và hời hợt.Tranh dân gianCó 2 dịng tranh dân gian tiêu biểu và nổi bật nhất trong vốn cổ dân tộc ta, đó là dịngtranh dân gian Đơng Hồ và dịng tranh dân gian Hàng Trống.Tranh Đồng Hồ phổ biến nhất là tranh chúc tụng, tranh thờ, tranh sinh hoạt, tranh khôihài, tranh châm biếm, tranh phong cảnh và trang trí, tranh lịch sử, tranh truyền thuyết rút ra trongtruyện thơ lưu truyền từ xưa trong nhân dân. Tất cả những loại tranh này đều được bán ra trongdịp Tết Nguyên đán. Tranh Đồng Hồ với kỹ thuật in nhiều bản, tuy không được đánh giá cao nhưmột tác phẩm hội hoạ độc bản, song từ lâu đã nổi tiếng bởi một vẻ đẹp riêng, độc đáo phù hợpvới thẩm mỹ và tâm thức người Việt. Bao gồm các khâu: vẽ mẫu, khắc ván, in tranh. Dù đã cótrên dưới 500 năm tồn tại và phát triển nhưng những nguyên tắc về kỹ thuật khắc ván, in tranhvẫn được người Đông Hồ bảo lưu, giữ gìn.Tranh Đơng Hồ: màu dùng để in tranh điệp gọi là thuốc cái, hoàn toàn được chế biến từnguyên liệu và thảo mộc trong tự nhiên. Ví dụ như than lá tre, lá chàm, hoa hoè, hoa hiên, son,điệp, gỗ cây vang... Vì là những màu tự nhiên nên khi in có chất chắc đanh, nhưng lại mềm xốp,khơng bị phai màu. Chất điệp óng ánh làm cho màu trong và sâu, khiến những màu nguyên chấttrở thành những màu qúi giá.Tranh Hàng Trống chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đềnphủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) như tranh Tứ Phủ cộng đồng,Bà chúa thượng ngàn, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ơng Hồng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ơng HồngMười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần... rất đẹp . Loại tranh này thường được các cụ chạm bằngvàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ q... Tranh Hàng Trống sử dụng kỹthuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, cịn màu là thuốc nước, tơ bằng bút lơng mềmrộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, cịn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹthuật vờn màu.Hoạ tiết, hoa văn, chữ của tranh18 Hoạ tiết, hình ảnh trong tranh dân gian thường là những con vật, gia súc, vật nuôi, cây cỏquen thuộc trong đời sống như gà, lợn, trâu, cá chép, rùa, cây dáy, cây tre, hoa sen, hoa mai,hoa cúc, cây trúc, cây tùng…Con hổ tượng trưng cho sức mạnh và sự thiêng liêng trong tín ngưỡng Việt cổ. Gà trốnglà con vật tương ứng với tháng giêng và ngày mồng một đầu tháng, tiếng gà gáy sớm không chỉlà báo hiệu một ngày mới đã đến mà còn ẩn chứa sắc thái tín ngưỡng, tiếng gà xua đi bóng đêmvà đón nhận ánh sáng mặt trời.Cách kết hợp các mơ-típ người, vật, hoa cỏ và chữ Hán thường mang ý nghĩa ẩn dụ,tượng trưng, phản ánh quan niệm của người phương Đơng. Đó là mối quan hệ tồn tại giữa conngười và tự nhiên trong một thể thống nhất.Chữ trên tranh có thể là câu thơ, câu đối, lời chúc tụng hay chỉ là câu nói thường ngàynhưng ý nghĩa lại rất rộng và sâu xa. Chữ trên tranh không chỉ có tác dụng làm rõ thêm ý nghĩa,nội dung mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc sắp xếp bố cục tranh sao cho cân đối, chặtchẽ.C) TÀI LIỆU HỌC TẬP1. Phạm Thị Chỉnh (2005), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb ĐHSP.2. Tạ Phương Thảo (2005), Giáo trình Trang trí, Nxb ĐHSP.3. Thái Bá Vân, Chu Quang Trứ (1980), Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa.4. Phạm Quang Vinh và nhóm tác giả (2000) Nghệ thuật Việt Nam, NXB Kim Đồng.5. Viện Nghệ thuật - Bộ văn hóa (1975), Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam (qua các bản rập).D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG- Sinh viên nghiên cứu, sưu tầm và vẽ lại hoa văn thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gị Mun vàĐơng Sơn.- Sinh viên chép lại 02 đồ án hình người, tiên, quái vật trong chạm khắc thời Lý -Trần- Sưu tầm các đồ án Tứ linh, Bát quả, Tứ thời.- Viết bài so sánh 02 dịng tranh dân gian Đơng Hồ và Hàng Trống có những đặc điểm gì giốngvà khác nhau về nguồn gốc, hoạ tiết, màu sắc, đề tài, kỹ thuật làm tranh…19 CHƯƠNG 2Phương pháp nghiên cứu vốn cổSố tiết: 12 (Lí thuyết: 6 tiết; Kiểm tra: 2; Thực hành: 4 tiết)A) MỤC TIÊU:- Kiến thức:+ Có hiểu biết và phương pháp nghiên cứu họa tiết trong chạm khắc đơn giản, phức tạp,tượng tròn và phù điêu cổ.+ Nét độc đáo, phong phú của vốn cổ dân tộc, tính dân tộc và tâm hồn người Việt Nam.- Kỹ năng:+ Ghi chép được một số họa tiết đẹp trong vốn cổ dân tộc theo yêu cầu của giảng viên.- Thái độ:+ Yêu mến và biết giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.B) NỘI DUNG2.1. Nghiên cứu họa tiết chạm khắc đơn giảnNgôi đình làng là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của làng xã trong thờitrung cận đại. Đây là nơi thờ Thành hoàng Làng để cầu mong được chở che, ngăn tai giáng phúc,là nơi diễn ra lễ hội Nhập tịch Tàng câu của làng, nơi kỳ lão chức sắc hội họp bàn bạc và giảiquyết việc làng, nơi tất cả đinh nam trong làng cùng thực hiện lễ Hương ẩm tửu mỗi khi có việctế tự cầu cúng. Nơi tiếp đón quan lại triều đình khi có việc công hoặc khách khứa của làng…Điều này cho thấy ngơi đình làng là một địa điểm cơng cộng quan trọng không thể thiếu củacộng đồng làng xã xưa kia.Trước khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, các tín ngưỡng dân gian đã ngự trị trong đờisống tinh thần người Việt. Để chấn an mình trước những hiện tượng tự nhiên không thể lý giải,để được che chở, để có cuộc sống bình n, người Việt cổ từ lâu đời đã thờ cúng các vị Nhiênthần như các thần núi sông, cây đá, đặc biệt, do là vùng đất nhiều sông nước, người dân sốngbám dọc theo các triền sông nên thủy thần là vị thần được thờ phụng khắp nơi. Việc thờ cúngban đầu diễn ra ngoài trời, ngay tại gốc cây, bờ nước, về sau khuynh hướng nhân hóa thần linhphát triển, người chết có những biểu hiện thiêng bắt đầu được thờ cúng, nhiều vị đã trở thànhphúc thần bảo hộ cho cộng đồng, người ta đã dựng lên những ngôi miếu, ngôi đền nhỏ để thờ.Dần dần những nơi này trở thành địa điểm sinh hoạt cộng đồng, không chỉ cầu cúng xin đượcchở che, đừng gây tai giáng họa mà các hoạt động khác trong cộng đồng như xử lý các vi phạmluật lệ của cộng đồng, ăn thề, xử các vụ tranh chấp nhỏ… cũng diễn ra tại đây trước sự chứngkiến của thần linh và dân làng.Sau khi Phật giáo du nhập và phát triển, các ngôi chùa cũng là nơi diễn ra một số hoạtđộng cộng đồng. Kể cả thời kỳ đầu, khi ngôi chùa làng chưa phổ biến như từ thời Trung hưng vềsau, thời kỳ này, tại những địa phương có chùa, sân chùa cũng là một địa điểm dành cho hoạtđộng cộng đồng, nhưng chủ yếu là lễ hội vui chơi hát xướng vào các dịp lễ tiết. Cho đến nay ởnhững ngôi chùa cổ vùng Kinh Bắc vẫn còn dấu vết về các hoạt động này như chùa Dâu, chùaNành...Vào đầu công nguyên, khi bị nhà Hán xâm lược, văn hóa Hán dần xâm nhập vào nước ta,tín ngưỡng thờ Xã thần du nhập theo chân các cư dân Hán. Các đàn thờ xã thần (xã đàn) đượclập lên tại các làng xóm. Xã ban đầu chỉ là một cái nền đất đắp cao, xung quanh trồng một sốloài cây làm biểu tượng cho sự no đủ. Hàng năm vào các tháng trọng xuân và trọng thu, người tatổ chức cúng tế tại đây để báo đáp công sinh dưỡng vạn vật của đất đai. Về sau, tín ngưỡng xã20 thần diễn biến dần, chuyển hóa thành tín ngưỡng thờ thần đất (thần thổ địa) – vị thần có quyềnlực chở che coi sóc cho một địa phương, mang nhiều chức năng xã hội hơn. Dần dần, miếu thờThổ địa được dựng lên thay thế Xã đàn. Cùng với những miếu thờ thần linh bản địa khác, miếuThổ địa trở thành một trong những địa điểm sinh hoạt cộng đồng của làng. Vào các dịp lễ tết,dân chúng tụ tập đến trước những đền miếu này làm lễ tế thần, ca hát vui chơi.Đầu thế kỷ XV, tục thờ Thành hoàng làng cũng bắt đầu phát triển. Trên thực tế, tínngưỡng Thành hồng đã được truyền đến nước ta vào thời Đường - Tống, tuy nhiên cho đến thếkỷ XIV, vẫn chỉ có Đơ thành hồng, chưa có Thành hồng làng. Để tín ngưỡng Thành hồng trởthành tục thờ Thành hồng làng đậm màu sắc Việt thì phải tính từ thế kỷ XV sau khi nhà Minhchiếm được nước ta. Một số chính sách về thờ cúng tế tự được ban hành, trong đó mệnh lệnh lậpthêm Thành hồng ở các phủ châu huyện được thực thi, kể từ đó tín ngưỡng Thành hồng pháttriển mạnh ở nước ta và đây chính là thời kỳ Thổ địa và Phúc thần địa phương được nâng cấpthành Thành hoàng làng.Vậy là cho đến trước khi có dấu vết tồn tại của ngơi đình (cuối thế kỷ XV), lễ Nhập tịchTàng câu, tục thờ Thành hoàng và các sinh hoạt cộng đồng khác của người Việt như xử lý việclàng, bao gồm xử các tranh chấp kiện cáo nhỏ trong làng, các hành vi vi phạm lệ làng, giải quyếtcác vấn đề về thuế má quan dịch. Cả việc tập họp dân làng để nghe các lệnh lệ của triều đình đềuđã tồn tại và được thực hiện từ lâu đời tại các địa điểm công cộng của làng như các đền miếu thờthần linh, thổ địa và sân chùa, trên thực tế, nhu cầu về một địa điểm dành cho tất cả các hoạtđộng này khơng đến mức buộc phải có. Vậy điều gì thúc đẩy sự xuất hiện của ngơi đình làng?Mơ hình Thân minh đình thời thuộc Minh và Lê sơ. Ở lễ hội này, người ta tế thần, chúctụng, vui chơi, hát xướng, yến hưởng… Hầu hết các hoạt động vốn có trong cộng đồng thườngđược thực hiện ở đền miếu trước khi có sự xuất hiện của ngơi đình thì vào cuối thế kỷ XV đãđược diễn ra tại đình làng. Điều đó có nghĩa là trước thời Lê chưa thấy sự xuất hiện của ngơiđình, nhưng chỉ sau vài chục năm, ngơi đình đã hiện diện tại hầu khắp các làng xã và mang trongnó rất nhiều chức năng xã hội quan trọng. Điều này cho phép suy luận, có thể đình làng đượcdiễn biến từ một hiện tượng văn hóa hoặc được ra đời theo một mệnh lệnh nào đó ở thời kỳ này.Kiến trúc ngơi đình thế kỷ XVI khá giản đơn, chỉ có một tịa nhà ba gian hai chái với sânđình phía trước và trước sân có giếng, chưa có hậu cung, cũng chưa có tịa tiền tế để cúng thờThành hồng. Rõ ràng là ngơi đình thế kỷ 16 được dựng lên chưa có chức năng thờ Thànhhồng, bởi thần đã có miếu để thờ, điều đó cũng có nghĩa là ở thời Mạc ngơi đình chưa mangchức năng tơn giáo. Thực tế ngơi đình ở thời kỳ mới xuất hiện (thế kỷ XV - XVI) chỉ dùng làmnơi thực hiện lễ Kỳ phúc hàng năm và để tổ chức lễ hội, đồng thời, việc phân ngôi thứ để thụ lộcvà hội họp đã xuất hiện ở đình Làng từ thời kỳ này.Khi chỉ mang những chức năng hành chính, ngơi Thân minh đình đương nhiên chỉ đượclàm đơn giản, điều này lý giải về kiến trúc đơn giản của ngơi đình thời Mạc. Nhiều văn bia cũngcho biết, trước khi dựng ngơi đình kiên cố, ngơi đình cũ chỉ bằng tranh tre nứa lá. Đồng thời lễKỳ phúc cũng như việc phân ngôi thứ để thụ lộc và hội họp ở ngơi đình thời Mạc đều hồn tồnkhớp với những gì diễn ra tại Thân minh đình với lễ Hương ẩm tửu thời thuộc Minh và Lê sơ.Do mỗi lần có việc, cả làng tụ họp rất đơng, vì vậy Thân minh đình thường được dựnglên ở những nơi rộng rãi và thuận tiện qua lại. Về sau để lấy bóng mát, người ta cho trồng cácloại cây lớn như cây đa, cây muỗm, sau nhiều năm tháng, cây đa dần trở thành một bộ phận gắnbó với ngơi đình. Khi Thân minh đình đã trở thành một địa điểm quen thuộc của làng, dần dần đểtiện gọi, Thân minh đình chỉ cịn được gọi ngắn gọn là “đình”.21 Về sau mỗi khi làng vào đám (Nhập tịch Tàng câu), người ta rước Thành hoàng làng đếnđây làm lễ tế, rồi nhiều làng để thuận tiện cho việc cúng tế, để ngơi đình trở nên uy nghiêm hơnđã cho nhập hẳn miếu Thành hồng vào đình, mở thêm phần hậu cung làm chỗ thờ thần. Nhưvậy qua nhiều diễn biến của phong tục, tập qn, ngơi đình làng mới dần mang thêm chức năngtôn giáo.Vào thế kỷ XVII - XVIII, cùng với sự phát triển mạnh của kinh tế văn hóa, tại hầu khắpcác làng xã, người ta đua nhau xây dựng đình làng với kiến trúc to lớn vững chãi. Kể từ giaiđoạn này, ngơi đình làng mới thực sự hoàn thiện cả về kiến trúc cũng như các chức năng xã hộicủa nó, trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của làng xã Việt Nam.Trong các đình của người Việt, ta biết rằng đình chắc chắn đã có từ thế kỷ 15. Về vậtchất của đình Làng, niên đại sớm nhất ta mới tìm thấy từ năm 1531, đó mới chỉ là niên đại trùngtu ở đình Thụy Phiêu (Ba Vì), và sau đó là các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh…Các đình đã dính đến thờ thần thành hồng Làng thì dần dần người ta lấy cái đó là yếu tốtín ngưỡng thờ cúng rất cao. Từ đó, kiến trúc đình mang tư cách ba tầng của vũ trụ. Ví dụ, tầngmái gắn với tầng trời, tầng giữa là tầng người và thần linh quan hệ và tầng dưới là tầng đất. Ngơiđình Làng là sản phẩm thuần khiết gắn với văn hoá làng, hội tụ biểu tượng cao độ về đời sốngvật chất và tinh thần của Làng. Giá trị của nó nằm ở thành tựu kiến trúc và điêu khắc trang trí cổViệt Nam, ở đó đã kế thừa và phát triển cao, độc đáo nghệ thuật điêu khắc truyền thống củangười Việt.Những ngơi đình Làng này, tuỳ theo từng thời đại mà mức độ chạm khắc có khác nhaukỹ thuật khi chạm nông, lúc chạm nổi, chạm kênh, chạm bong, chạm lộng... nhưng tất cả đều đãthể hiện tài nghệ của các nghệ nhân xưa vừa giỏi kiến trúc vừa tài hoa chạm khắc.Tầng mái gắn với tầng trời, ngói và linh vật gắn với tầng trời. Đơi rồng chầu có 5 tóc đềucó nghĩa: 5 là sấm chớp đánh về 5 phương Đơng, Tây, Nam, Bắc và trung phương), có ước vọngnhờ vũ ở trong này đem hạnh phúc về với trần gian sức mạnh. Tất cả mọi thứ đều xoay quanh cáiâm dương đối đãi. Rồng biểu hiện cho mưa, mưa là tinh dịch của trời trao cho đất, cho mn lồisinh sơi. Ở thế kỷ thứ 17, có rất nhiều hình điêu khắc con vật nhỏ leo trèo trên con rồng, vì conrồng là mưa, con vật leo trèo biểu hiện ước vọng phồn thực.Con lân là con vật đứng kiểm soát tâm hồn của kẻ hành hương bởi nó cũng là con vật linhở trên trời, là hiện thân của trí tuệ, hiện thân của sức mạnh thần linh. Cửa giữa là lối của thần đi,có đường linh thường đặt bằng đá, còn hai bên là lối đi của người dân.Ngói lợp đình thường là loại ngói ở đầu mũ có nổi lên hình chữ U, có các vạch chạyxuống là tia sáng tượng trưng cho các vị tinh tú.Kiến trúc thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 thường là các đầu rồng quay vào gian giữa, còn cácthời khác là quay ra. Hình tượng rồng thời Mạc thường có đao dài, mảnh đè cả lên trên thân. Cácdi tích sau này khi tu bổ đã thường bỏ qua.Đình cũng có chức năng gắn với triều đình là cơ bản. Ở đây nó cũng chia ra thành tầngtrời. Ở các đầu các then nó thường hay có các tượng, có khi tượng có cánh, các xà đai nối ở cácđầu các cột quân và đầu cột cái, trên các xà có các ván gió. Trong những ván gió ấy có các tượngcó các then chạy ra đứng ở đấu ba chạc, trên then đó được tạc một tượng tròn của thiên thần. Vậyở trên những xà đai này (của cột cái và của cột quân) nó tượng trưng cho tầng trời.Thời Mạc và kiến trúc đầu thế kỷ 17, thường có vân xoắn và những đao bay ra. Các vânxoắn hội lại tạo thành nguồn phát sáng, các đao bay ra là các tia sáng. Ở đây còn có rất nhiềuhình tượng mang ý nghĩa dân gian.22 Hoạt cảnh, hình thức là tiên cưỡi rồng, nhưng chính thực nó là vũ nữ thiên thần đang múatrong mây, có lân mỏ chim, hình cá hóa long, rồng cá (đình Thổ Hà, đây là hình cá hóa long cóniên đại sớm nhất nước ta).Tính mộc mạc, gần gũi chính là lý do để ngơi đình Làng gắn bó với tâm hồn người Việt.Các phù điêu và chạm khắc trang trí đình Làng là biểu tượng độc nhất vơ nhị về truyền thốngnghệ thuật của ông cha ta. Một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật đình Làng khơng thể thấy ở kiếntrúc cổ nào của Việt Nam là sự sắp xếp các phù điêu gắn vào khung gỗ chịu lực phía trên củađình. Phía trên các vì kèo và các xà ngang là (nơi gắn với tầng trời) điêu khắc đình Làng ngự trị.Nó gắn kết các cấu kiện gỗ ngang, dọc và chéo theo mái, lấp đầy các khoảng trống giữa các cấukiện. Sự kết hợp tôn trọng và bổ sung cho kết cấu kiến trúc gỗ là đặc điểm thứ nhất của điêukhắc đình Làng. Và các bức phù điêu được chạm khắc một cách mạnh mẽ, đơn giản với quanniệm không gian thoải mái khác hẳn so với điêu khắc nơi chùa chiền hay cung điện.Chạm lộng có sự kế thừa và phát triển, là đỉnh cao của điêu khắc trang trí đình Làng. Nhờnhững sáng tạo của các nghệ nhân, chạm lộng đã tiến một bước tiến tạo nên sự độc đáo. Chạmlộng là hình thức nghệ thuật mang tính kế thừa nghệ thuật điêu khắc truyền thống, sự phát triểnngày càng nhiều đình Làng với quy mô ngày càng lớn đã đánh thức tiềm năng sáng tạo củanhững nghệ nhân dân gian trong việc đào luyện thể hiện tác phẩm tạo nên những hiệu quả thẩmmỹ mới, cảm thụ cao hơn trong không gian kiến trúc trang trí. Bởi vậy, điêu khắc chạm lộngchính là sự sáng tạo trong quá trình lao động nghệ thuật cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao củaxã hội đương thời. Các phù điêu được đẩy lên cao dành không gian cho sinh hoạt, ánh sáng tựnhiên hắt mạnh từ nhiều phía. Từ những mảng chạm nơng chuyển dần sang chạm bong, kênh vớikỹ thuật chạm sâu vào bên trong khối gỗ, tạo thành nhiều lớp không gian mà dường như khơngcịn khái niệm về nền. Đó là bước tiến của chạm khắc truyền thống với những ưu thế: tạo chiềusâu không gian, hiệu quả tương phản sáng tối, có thể đục một, hai tầng tạo nên sự uyển chuyểnsinh động, cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát mà khơng ảnh hưởng đến kết cấu cơng trình... Kỹthuật chạm lộng kht sâu trong lịng thân gỗ, mảng chạm khơng còn cảm giác về nền mà uyểnchuyển trong mối quan hệ sinh động về đời sống về sinh hoạt mang đậm phong vị dân gian vàgiàu tính lãng mạn. Thủ pháp không gian, thời gian đồng hiện trong chạm lộng nhằm thể hiệnnhiều hình ảnh, đề tài về cuộc sống thường ngày được coi là đặc trưng đậm nét của điêu khắcđình làng. Cái đẹp của tự nhiên, sự mộc mạc mang tính cởi mở, chứa đựng vẻ đẹp nhân hậu củatâm hồn khiến cho sự ''phi lý'' về tỉ lệ thơng thường lại trở nên thuận lý nhờ tính phóng khống,mạnh mẽ mang lại cảm thụ mới mẻ chiêm nghiệm sâu lắng. Cách chạm tự nhiên thoải mái, hứngkhởi rõ ràng đã tạo được một phong cách, giàu hơi thở cuộc sống. Gắn chặt với kết cấu kiến trúc,chạm lộng chú trọng phương pháp thể hiện khái quát chủ yếu diễn tả nội dung, tạo điểm nhấnphóng dụ, bố cục ln ln chú ý sự liên hồn giữa các nhân vật, giữa các bộ phận các mảngđặc, thủng được cân nhắc tạo sự hài hoà mềm mại nhưng vẫn đảm bảo sự vững chắc của bề mặttác phẩm.Nghệ nhân Làng bằng cảm hứng phong phú đã tìm thấy sự biến hoá của nhát đục chạmvới những hiệu quả lớn về nghệ thuật. Trong đình Làng, hầu như tất cả các mặt gỗ trừ cột và cânđầu, đều được đục chạm đủ dạng: Rường, xà, cốn, lá gió các thanh kẻ, bẩy, v.v… Các đầu dưphía trên cột các đầu bẩy, đầu kẻ dưới gờ mái, ván lá gió và các cốn cũng như ván lá đề, đều làđế gỗ rộng cho nghệ nhân thả sức tung hồnh chạm khắc.Hình ảnh con người ở chạm khắc đình làng con người là trung tâm của nghệ thuật, đặcbiệt là người lao động luôn được khắc hoạ với dáng vẻ hồn nhiên, yêu đời. Hình chạm khắc23 không cầu kỳ nhưng đầy vẻ đẹp và sức sống. Dáng vẻ cốt cách tâm hồn của người Việt chuyểnđộng, tàng ẩn trong từng nét chạm đục mạnh mẽ và tinh tế của các nghệ nhân.Các bức chạm nối tiếp nhau đan xen khung cảnh và đề tài với cách thức biểu cảm đặcsắc. Tất cả việc làng, chuyện làng, đời sống làng với những ước nguyện được các nghệ sĩ Làngthể hiện tuỳ hứng. Sự không ràng buộc đã làm cho các nghệ sĩ dân gian phát huy được hứng khởitài năng và sáng tạo nghệ thuật. Những mảng thủng trong điêu khắc chạm lộng đã tạo nhịp điệu,sự cân bằng về mặt thẩm mỹ trong tác phẩm.Sự độc đáo của nghệ thuật điêu khắc trang trí đình Làng thể hiện ở tính khái quát caotrong thủ pháp xây dựng tác phẩm: nhấn mạnh trọng tâm, chọn những vấn đề quan tâm nhất đểdiễn tả, phản ánh, giản lược về hình thức.Nội dung chủ yếu trong chạm khắc trang trí đình Làng là những đề tài ước vọng về cuộcsống phồn thực, ca ngợi tình cảm đằm thắm của con người với con người, con người với thiênnhiên, muông thú, như: cảnh trai gái vui đùa, tắm sen, đấu vật... Khơng chỉ riêng tình cảm củacon người mà tình cảm của con vật cũng được biểu hiện sinh động mạnh mẽ.Con rồng trong dân gian gắn với vũ trụ, với những ước vọng của người dân. Chạm khắcdân gian khơng thể hiện qua lời nói mà được thể hiện ở những hình chạm hoa văn về những biểuhiện của tự nhiên, của cuộc sống và những sinh hoạt thường ngày của người dân được thể hiệnmột cách rõ nét.Nghệ nhân xưa kia đã biết tìm tịi, sáng tạo những đường nét tuy đơn giản nhưng lại sốngđộng và hấp dẫn. Tiêu biểu cho trang trí trên kiến trúc là đình Tây Đằng. Nét độc đáo trang trí ởđình Tây Đằng là những bức chạm khắc trong các cấu kiện kiến trúc với những đề tài về thiênnhiên, hoa cỏ và đặc biệt là mảng đề tài thiên về hoạt động của con người ở làng xã Việt Namthế kỷ 16 như: thầy đồ dạy học, mẹ gánh con, lễ hội, bơi thuyền, uống rượu... tất cả đều tự nhiên,mộc mạc bộc lộ cá tính của tác giả và mang đậm tính chất dân tộc.Những hình tượng rồng, phượng, hoa lá, đặc biệt là chim thú, con người được thẩm mỹdân gian chấp nhận để trở thành mẫu mực trang trí. Với sự phát triển mạnh mẽ thẩm mỹ dângian, những hình chạm thế kỷ 17, 18 đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình cổ Việt Nam.Trong trang trí, tính chất dân dã thể hiện qua đề tài con người là sâu đậm nhất. Hầu nhưtrong bất kể hình thức nào tính chất đó cũng được bộc lộ rõ ràng. Và khi đi vào cuộc sốngthường nhật như: cảnh đánh cờ, chèo thuyền, đấu vật, ôm gà... tất cả đều nói lên một giá trị điêukhắc rõ rệt với các khối được diễn tả căng no đủ trong một hình thức đơn giản, khái quát cao, thểhiện tinh thần vui chơi, hồn hậu của truyền thống dân tộc.Nhìn một cách khái quát, nghệ thuật điêu khắc đình Làng phát triển từ những bước đầutiên ở thế kỷ 16, đạt dấu ấn rực rỡ đỉnh cao ở thế kỷ 17, chững lại, chín muồi ở thế kỷ 18. Điêukhắc đình làng của 2 thế kỷ này đại diện điển hình nhất cho tồn bộ nghệ thuật điêu khắc ở đồngbằng Bắc Bộ.Điêu khắc, trang trí đình Làng là tác phẩm của những nghệ nhân nông dân. Nghệ thuậtcủa họ xuất phát từ đời sống và cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nơng dân. Tronghọ đồng thời có 2 con người: người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệsĩ với sự tự do trong tưởng tượng, phản ánh, bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng bất kỳ thủpháp nào mà họ cho là phù hợp. Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng để sáng tạo ra cácbứcchạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn củatrẻ thơ.24 Trong chạm khắc trang trí người nghệ nhân xưa đã kết hợp hai yếu tố của cõi huyền vàcõi thực thơng qua thủ pháp kết hợp trang trí và tả thực vào trong một bố cục, tạo nên đặc trưngđộc đáo của điêu khắc đình Làng. Ngay từ những chạm khắc của những ngơi đình từ thế kỷ XVIđã thể hiện rõ tư duy này.Ta có thể nhận thấy nghệ thuật chạm khắc dân gian có một lịch sử phát triển khá phongphú với những hình tượng độc đáo về thiên nhiên, về con người Việt Nam từng thời kỳ dướidạng thần linh hay con người thế tục. Mỗi một thời kỳ, họa tiết chạm khắc trang trí lại mang mộtphong cách đặc trưng riêng.Nghệ thuật chạm khắc trang trí đình Làng chứa đựng những giá trị tạo hình độc đáo, thểhiện xu hướng có tính lưỡng ngun, đó là xu hướng nhập thế và thoát ly. Hai xu hướng này đanxen vào nhau, tuy đậm nhạt có mỗi lúc khác nhau. Thế kỷ 16, 17 xu hướng nhập thế thể hiện tínhtrội, khi các hoạt cảnh của đời sống tràn vào các ngơi đình với cảm hứng dạt dào. Chính nó đãlàm nên giá trị độc đáo nhất của điêu khắc đình làng. Từ thế kỷ 18 trở đi, xu hướng nhập thếgiảm dần nhường chỗ cho xu hướng thốt ly có nhiều nhiều yếu tố tâm linh, tín ngưỡng. Xuhướng thoát ly được tăng cường cùng với việc sử dụng nhiều mơ típ trang trí có tính biểu tượng,nhằm sùng bái và linh thiêng hóa vị Thành hồng Làng.Trong các đình của người Việt, ta biết rằng đình chắc chắn đã có từ thế kỷ 15. Về vậtchất của đình Làng, niên đại sớm nhất ta mới tìm thấy từ năm 1531, đó mới chỉ là niên đại trùngtu ở đình Thụy Phiêu (Ba Vì), và sau đó là các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh…Các đình đã dính đến thờ thần thành hồng Làng thì dần dần người ta lấy cái đó là yếu tốtín ngưỡng thờ cúng rất cao. Từ đó, kiến trúc đình mang tư cách ba tầng của vũ trụ. Ví dụ, tầngmái gắn với tầng trời, tầng giữa là tầng người và thần linh quan hệ và tầng dưới là tầng đất. Ngơiđình Làng là sản phẩm thuần khiết gắn với văn hoá làng, hội tụ biểu tượng cao độ về đời sốngvật chất và tinh thần của Làng. Giá trị của nó nằm ở thành tựu kiến trúc và điêu khắc trang trí cổViệt Nam, ở đó đã kế thừa và phát triển cao, độc đáo nghệ thuật điêu khắc truyền thống củangười Việt.Những ngơi đình Làng này, tuỳ theo từng thời đại mà mức độ chạm khắc có khác nhaukỹ thuật khi chạm nông, chạm nổi, chạm kênh, chạm bong, chạm lộng... nhưng tất cả đều đã thểhiện tài nghệ của các nghệ nhân xưa vừa giỏi kiến trúc vừa tài hoa chạm khắc.Tầng mái gắn với tầng trời, ngói và linh vật gắn với tầng trời. Đơi rồng chầu có 5 tóc đềucó nghĩa: 5 là sấm chớp đánh về 5 phương Đơng, Tây, Nam, Bắc và trung phương), có ước vọngnhờ vũ ở trong này đem hạnh phúc về với trần gian sức mạnh. Tất cả mọi thứ đều xoay quanh cáiâm dương đối đãi. Rồng biểu hiện cho mưa, mưa là tinh dịch của trời trao cho đất, cho mn lồisinh sơi. Ở thế kỷ thứ 17, có rất nhiều hình điêu khắc con vật nhỏ leo trèo trên con rồng, vì conrồng là mưa, con vật leo trèo biểu hiện ước vọng phồn thực.Con lân là con vật đứng kiểm soát tâm hồn của kẻ hành hương bởi nó cũng là con vật linhở trên trời, là hiện thân của trí tuệ, hiện thân của sức mạnh thần linh. Cửa giữa là lối của thần đi,có đường linh thường đặt bằng đá, còn hai bên là lối đi của người dân.Ngói lợp đình thường là loại ngói ở đầu mũ có nổi lên hình chữ U, có các vạch chạyxuống là tia sáng tượng trưng cho các vị tinh tú.Kiến trúc thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 thường là các đầu rồng quay vào gian giữa, còn cácthời khác là quay ra. Hình tượng rồng thời Mạc thường có đao dài, mảnh đè cả lên trên thân. Cácdi tích sau này khi tu bổ đã thường bỏ qua.25
Trích đoạn
- Phương pháp nghiên cứu phù điêu
- Phương pháp nghiên cứu tượng cổ
- Yêu cầu về thực hành:
Tài liệu liên quan
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH THEO TÍN CHỈ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TOÁN)
- 36
- 1
- 2
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy)
- 43
- 905
- 2
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MỸ THUẬT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT)
- 49
- 9
- 61
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT)
- 49
- 4
- 25
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỘC CHẤT HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y)
- 48
- 3
- 7
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LẬP TRÌNH .NET (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN)
- 41
- 752
- 0
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN LÝ THUYẾT TẬP HỢP (Dùng cho sinh viên đại học sư phạm Toán)
- 41
- 885
- 1
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 1 (2TC) DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TOÁN
- 42
- 1
- 0
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 2 (2TC) DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TOÁN
- 52
- 666
- 0
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRUYỀN TIN (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN)
- 62
- 1
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.61 MB - 49 trang) - ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Họa Tiết Vốn Cổ Dân Tộc
-
VỐN CỔ DÂN TỘC - VIETNAM's Floral Pattern On Behance - Pinterest
-
Bài Tập Họa Tiết Vốn Cổ Dân Tộc Do Sinh Viên Mỹ Thuật Công Nghiệp ...
-
Nghiên Cứu Vốn Cổ Dân Tộc Và ứng Dụng | Xemtailieu
-
VỐN CỔ DÂN TỘC (2020) - Behance
-
VietNam Traditional Patterns Vốn Cổ Việt Nam - Huế On Behance
-
Hoạ Tiết Vốn Cổ Việt Nam (2) - Để Gió Cuốn Đi
-
Hoạ Tiết Vốn Cổ Việt Nam 1 - Artofit
-
[Top Bình Chọn] - Họa Tiết Vốn Cổ Việt Nam - Trần Gia Hưng
-
Triển Lãm đồ án Nghiên Cứu Vốn Cổ Dân Tộc: Bình Phong ở Huế
-
CHÉP NGHIÊN CỨU HỌA TIẾT VỐN CỔ 🌬️ Nghệ Thuật Trang Trí ...
-
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỀN HÁT MÔN ...
-
VẼ HỌA TIẾT VỐN CỔ DÂN TỘC - MỸ THUẬT LỚP 9 - YouTube
-
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC (TÀI ...