Đề Cương Học Kì 1 Lớp 5 Môn Lịch Sử - Địa Lí Năm 2021

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 cho học sinh của mình.

Bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5, hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức môn Lịch sử - Địa lí lớp 5, để ôn thi học kì 1 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025

  • Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 sách Chân trời sáng tạo
  • Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 sách Cánh diều

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1: Vị trí địa lý của nước ta?

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á. Phần đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và tiếp giáp với biển. Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông.

Câu 2: Phạm vi lãnh thổ và đơn vị hành chính?

Lãnh thổ gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Vùng đất gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo. Phần đất liền có dạng hình chữ S, hẹp ngang và trải dài theo chiều Bắc - Nam. Nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Câu 3: Đặc điểm địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Hai hướng núi chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

Câu 4: Đặc điểm khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ vùng núi cao), lượng mưa lớn, một năm có hai mùa gió chính. Khí hậu hai miền Nam - Bắc có sự khác biệt.

Câu 5: Nêu đặc điểm sông hồ của nước ta

+ Việt Nam có nhiều sông, chủ yếu là sông nhỏ, ít sông lớn và lượng nước sông thay đổi theo mùa.

+ Nước ta có nhiều hồ gồm hồ tự nhiên và hồ nhân tạo.

Câu 6: Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và chống thiên tai:

+ Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, ...)

+ Dự báo và cảnh báo sớm thiên tai.

+ Rèn luyện các kĩ năng phòng, chống thiên tai

+ Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai

Câu 7: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Trình bày sự phân bố dân cư của nước ta?

+Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất.

+ Nước ta có mật độ dân số khá cao, dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.

Câu 8: Nêu hậu quả của việc tăng nhanh dân số

Hậu quả của việc tăng nhanh dân số:

+ Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.

+ Không đảm bảo được các nhu cầu cuộc sống.

+ Làm suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Câu 9: Trình bày sự ra đời của Nhà nước Văn Lang? Kể tên một số hiện vật của Nhà nước Văn Lang?

+ Khoảng thế kỉ VII (TCN), ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay, Nhà nước Văn Lang đã ra đời.

+ Các hiện vật đã tìm thấy như: Lưỡi cày, rìu, đồ gốm, trống đồng...

Câu 10: Nêu những nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu lạc?

Nghề chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là làm ruộng, họ trống lúc, khoai, đỗ, cây ăn quả... Họ còn biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải...Họ đúc đồng để làm công cụ lao động, vũ khí và đồ trang sức. Họ còn biết làm đồ gốm, đan lát và đóng thuyền.

...

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 sách Chân trời sáng tạo

NỘI DUNG ÔN TẬP HKILỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 5

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp ở phía bắc với:

A. Lào. B. Trung Quốc.C. Cam-pu-chia. D. Phi-líp-pin.

Câu 2: Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp ở phía tây với:

A. Cam-pu-chia và Lào. B. Biển Đông. C. Trung Quốc.D. Ma-lai-xi-a.

Câu 3: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:

A. Vùng đất, vùng biển và vùng hải đảo. B. Vùng đất, vùng biển. C. Vùng đất, vùng đảo và quần đảo.D. Vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Câu 4: Phần đất liền Việt Nam có tổng diện tích:

A. 330 nghìn km2.B. 331 nghìn km2.C. 332 nghìn km2.D. 333 nghìn km2.

Câu 5: Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông với diện tích:

A. Khoảng 1 triệu km2.B. Khoảng 1,1 triệu km2.C. Khoảng 1,2 triệu km2.D. Khoảng 1,3 triệu km2.

Câu 6: Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng:

A. 3 300 km. B. 3 260 km. C. 3 180 km.D. 3 720 km.

Câu 7: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam mang tính chất:

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới gió mùa. C. Nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Ôn đới lục địa.

Câu 8: Vị trí địa lí tạo ra bất lợi gì cho Việt Nam?

A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.B. Thúc đẩy giao lưu với các nước trong khu vực.C. Chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là bão.D. Phát triển du lịch, giao thông vận tải.

Câu 9: Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

A. 61.B. 62.C. 63.D. 64.

Câu 10: Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?

A. 5. B. 6.C. 7. D. 4.

...

2. VẬN DỤNG

Câu 1: Tiến quân ca được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của dân tộc.B. Ca ngợi sự hi sinh to lớn, chiến thắng vinh quang của thế hệ đi trước.C. Ngợi ca Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai với các quốc gia trên thế giới.D. Kỉ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 2: Đâu là loại thiên tai phổ biến nhất ở nước ta do ảnh hưởng của vị trí địa lí?

A. Mưa đá.B. Hạn hán.C. Bão.D. Sạt lở đất.

...

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 sách Cánh diều

TRƯỜNG TIỂU HỌC……TỔ KHỐI: 5

CÂU HỎI ÔN CUỐI HỌC KÌ IMÔN:LỊCH SỬ-ĐỊA LÍNăm học 2024 – 2025

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ HỌC KÌ 1 - LỚP 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phần đất liền của Việt Nam tiếp giáp với các gia là:

A. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan. B. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.C. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với hình dáng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam?

A. Hẹp ngang.B. Chạy dài từ tây sang đông.C. Đường bờ biển cong hình chữ S.D. Chạy dài theo chiều Bắc-Nam.

Câu 3: Em hãy điền các từ sau vào chỗ chấm cho phù hợp: thống nhất, vùng biển, phần đất liền, Đông Nam Á.

Việt Nam nằm ở khu vực …………… . Lãnh thổ Việt Nam là một khối…………….và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, …………. và vùng trời. Vùng đất gồm toàn bộ …………….và các đảo, quần đảo. Vùng biển thuộc Biển đông. Vùng trời bao trùm vùng đất và vùng biển của Việt Nam.

Thứ tự các từ cần điền: Đông Nam Á, thống nhất, vùng biển, phần đất liền.

Câu 4: Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:

A. Nhiệt độ cao, mưa nhiều; gió và mưa thay đổi theo mùa.B. Nhiệt độ cao, mưa nhiều; gió và mưa thay đổi quanh năm.C. Nhiệt độ thấp, mưa nhiều; gió và mưa thay đổi theo mùa.D. Nhiệt độ thấp, mưa nhiều; gió và mưa thay đổi quanh năm.

Câu 5: Trên phần đất liền nước ta có:

A. \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\) diện tích là đồng bằng, \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\) diện tích là đồi núi.B. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\) diện tích là đồng bằng, \frac{3}{4}\(\frac{3}{4}\) diện tích là đồi núi.C. \frac{3}{4}\(\frac{3}{4}\) diện tích là đồng bằng, \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\) diện tích là đồi núi.D. \frac{2}{3}\(\frac{2}{3}\) diện tích là đồng bằng, \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) diện tích là đồi núi.

Câu 6: Lựa chọn các ý và sắp xếp vào bảng theo mẫu dưới đây để phân biệt đặc điểm khí hậu ở phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía nam dãy Bạch Mã.

Khí hậu ở phần lãnh thổ phía Bắc

Khí hậu ở phần lãnh thổ phía Nam

?

?

A. Có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. B. Có mùa đông lạnh và mưa ít.C. Có mưa phùn ẩm ướt.D. Nóng quanh năm.

Đáp án:

Khí hậu ở phần lãnh thổ phía Bắc

Khí hậu ở phần lãnh thổ phía Nam

B. Có mùa đông lạnh và mưa ít.

C. Có mưa phùn ẩm ướt.

A. Có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

D. Nóng quanh năm.

...

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy nêu vị trí địa lí của nước ta?

Trả lời : Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á. Phần đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông.

Câu 2: Nêu sự gia tăng dân số nước ta? Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì?

Trả lời: Dân số Việt Nam tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Hậu quả: Suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Câu 3: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc ở mà em biết? Dân tộc nào có số dân đông nhất?

Trả lời: Nước ta có 54 dân tộc . Một số dân tộc như: Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Hoa…. . Trong đó, dân tộc Kinh có số dân đông nhất.

......

>> Tải file để tham khảo toàn bộ đề cương

Từ khóa » đề Cương Lịch Sử Lớp 5 Kì 1