Đề Cương Luận Văn Thạc Sỹ Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Luận văn thạc sĩ
  • Đề tài quản trị dự án
  • Chuyên đề tốt nghiệp
  • Báo cáo quản trị
  • Tiểu luận quản trị rủi ro
    • Đề tài nhân sự
    • Luận văn marketing
    • Báo cáo bán hàng
  • HOT
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Luận Văn - Báo Cáo » Quản trị kinh doanh Đề cương luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Chia sẻ: Thái Hp | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:71

Thêm vào BST Báo xấu 1.176 lượt xem 144 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh trình bày kết cấu đề cương gồm 3 chương: Cơ sở lý luận về quản lý công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; phương pháp nghiên cứu.Đánh giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Dương Kinh; biện pháp tăng cường quản lý công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Dương Kinh,... Mời các bạn cùng tham khảo.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Đề cương luận văn thạc sỹ
  • Luận văn thạc sỹ
  • Thạc sĩ chuyên ngành
  • Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
  • Chuyên Ngành quản trị kinh doanh

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Đề cương luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh

  1. TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc Hưng Yên, ngày 15 tháng 9 năm 2017 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỵ Đơn vị công tác: Trường Đại học Hải Phòng. 2. Học viên thực hiện: Nguyễn Đức Thông     Mã học viên: H0916055 3. Tên đề tài luận văn: “Tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt  buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng”. 4. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế ­ xã hội, khi định hướng   phát triển các lĩnh vực về  chính sách giải quyết một số  vấn đề  xã hội. Từ  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định quan điểm phải  giải quyết tốt việc "Thực hiện và hoàn thiện chế  độ  Bảo hiểm xã hội, bảo  đảm đời sống người nghỉ hưu được ổn định, từng bước được cải thiện", đến  nay khi luật số 58/2014/QH13 thông qua và có hiệu lực sẽ   giữ vai trò trụ cột,  bền vững trong hệ  thống an sinh xã hội, thể  hiện sự  gắn kết trách nhiệm  giữa các thành viên trong xã hội, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về  quyền lợi trong một thể chế chính trị ­ xã hội bền vững. Qua các năm thực hiện số  lao  động tham gia BHXH tăng hàng năm  khoảng 7,5%, số  thu BHXH tăng bình quân khoảng 10% và hình thành quỹ  BHXH   độc   lập   với   ngân   sách   nhà   nước.Hiện   nay,   trong   khu   vực   doanh   1
  2. nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước thì số  lượng lao động, đơn  vị  sử  dụng lao động tham gia BHXH còn hạn chế  nếu không muốn nói là  chiếm tỷ  lệ rất nhỏ. Nguyên nhân là do nhận thức của người lao động còn   hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật về  BHXH của đơn vị  sử  dụng lao   động chưa cao, cá biệt còn có đơn vị cố  tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH   hoặc nợ  đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị  sử  dụng lao  động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động  để làm vốn sản xuất kinh doanh. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chế độ  an  sinh xã hội của Nhà nước, việc thực hiện pháp luật về  BHXH, nguồn thu   của cơ  quan BHXH và đặc biệt là  ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của   người lao động.   Do đó, để  thực hiện nghiêm các chế  độ  chính sách về  BHXH của Nhà   nước, để công tác thu BHXH của cơ quan BHXH quận Dương Kinh đạt hiệu   quả  và đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì việc nghiên cứu đề  tài "  Tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận  Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng " là hết sức quan trọng và cần thiết. 5. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan Đề tài đã đi sâu nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý công tác   thu bảo hiểm xã hội bắt buộc và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu bảo  hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Dương Kinh.  Trong quá trình nghiên cứu đề  tài đã sử  dụng số  liệu thống kê báo cáo   qua các năm từ  2015 đến nay tại BHXH quận Dương Kinh và kết quả  tổng  hợp báo cáo tại BHXH thành phố Hải Phòng. Các bài báo về thực hiện chính  sách, pháp luật về công tác BHXH, việc thực hiện tuyên thực hiện chính sách  BHXH và từng bước đưa luật BHXH từng bước đi vào đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, luận văn đã đề  xuất được một số  biện pháp tăng cường  quản lý thu hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Dương Kinh. 2
  3. 6. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng công tác quản lý  thu BHXH trong giai đoạn vừa qua. Rút ra những bài học kinh nghiệm, những  mặt còn hạn chế  để  đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản  lý thu BHXH trong hiện tại và tương lai để đạt mục tiêu mọi người lao động  thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH và đảm bảo   thực hiện các quy định của Nhà nước về BHXH có hiệu quả. * Câu hỏi nghiên cứu ­ Trong những năm qua chính sách quản lý công tác thu bảo hiểm xã  hội bất buộc tại quận Dương Kinh có những ưu điểm và hạn chế gì? ­ Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nợ  đọng và tỷ  lệ  phát triển đối   tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không  ổn định trong quản lý thu  bảo hiểm xã hội bắt buộc tại quận Dương Kinh ? ­ Bảo hiểm xã hội quận Dương Kinh cần phải có những giải pháp nào  để hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian   tới. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,  luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.Đánh giá thực trạng công tác thu bảo  hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Dương Kinh. Chương 3: Biện pháp tăng cường quản lý công tác thu bảo hiểm xã hội bắt  buộc trên địa bàn quận Dương Kinh. Chương 1  CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁCTHU BẢO HIỂM XàHỘI  BẮT BUỘC 3
  4. 1.1. Những vấn đề  cơ  bản về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt  buộc 1.1.1. Lịch sử ra đời, quan niệm về BHXH và BHXH bắt buộc ­ Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm xã hội  Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhằm thoả  mãn những nhu cầu  thiết yếu con người phải lao động để làm ra những của cải, vật chất. Nhưng   trong thực tế, có rất nhiều trường hợp rủi ro xảy ra làm con người bị  giảm  hoặc mất thu nhập hoặc ốm đau, tai nạn, già yếu, tử vong,… ảnh hưởng đến  sự  tồn tại và phát triển. Vì vậy con người đã tìm ra nhiều cách giải quyết   khác nhau. Từ xa xưa, con người đã có ý thức san sẻ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau.   Sự  tương trợ  cộng đồng dần dần được mở  rộng và phát triển dưới nhiều   hình thức khác nhau như  việc lập quỹ tương tế, các hội đoàn bằng tiền hoặc   bằng hiện vật. Đây chính là hình thức manh nha của bảo hiểm, nhưng sự  tương hỗ  này vẫn chỉ  mang tính tự  phát và chỉ  được thực hiện trong cộng  đồng nhỏ.  Sự  trợ  giúp này là thụ  động, cục bộ, không  ổn định và không  chắc chắn. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự  trợ  giúp có tổ  chức, có quan hệ  ràng  buộc. Nhu cầu này là bức bách, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp.  Quá trình công nghiệp hoá ở các nước công nghiệp phát triển đã làm đội ngũ   làm công ăn lương tăng nhanh. Tuy nhiên sự  hẫng hụt về  tiền lương khi bị  ốm đau, tai nạn, rủi ro, mất việc làm, già yếu,... luôn đe doạ  đối với người  không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Các cuộc đấu tranh của   người lao động diễn ra ngày càng gay gắt  ảnh hưởng không nhỏ  đến sản   xuất, kinh doanh và trật tự, an toàn xã hội. Trước sức ép của người lao động và để  duy trì lực lượng làm công ăn   lương, giới chủ buộc phải từng bước cam kết đảm bảo cho người lao động  có một khoản trợ  cấp nhất định để  họ  trang trải những nhu cầu sinh sống   thiết yếu khi ốm đau, tai nạn,... Vì thế, đã xảy ra mâu thuẫn giữa giới chủ và  4
  5. những người thợ làm thuê, và mẫu thuẫn này càng trở nên ngay gắt. Điều đó  đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra giải quyết, buộc các bên phải đóng góp một   khoản tiền nhất định để  hình thành một quỹ  tập trung trong phạm vi của  quốc gia, trong trường hợp cần thiết quỹ  tập trung này sẽ  được ngân sách  Nhà nước cấp bổ sung. Nhờ  vậy mà người lao động đã phần nào đảm bảo  được cuộc sống của mình và giới chủ  cũng yên tâm phát triển sản xuất,   tránh được tình trạng mất ổn định. Những mối quan hệ  giữa giới chủ  và người làm thuê được thể  hiện   trong mối quan hệ chặt chẽ nêu trên được thế  giới quan niệm là bảo hiểm  xã hội cho người lao động. Điều này chứng tỏ  BHXH ra đời là một yếu tố  tất yếu khách quan.  ­  Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc a. Một số khái niệm về bảo hiểm xã hội Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm xã hội nói riêng đã hình thành rất sớm  trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học  đề cập và nghiên cứu một cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác  nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về  BHXH.   Bởi lẽ, BHXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau   như kinh tế, xã hội, pháp lý,... Do đó, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm   khác nhau về BHXH, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học. Theo từ điển Bách khoa: "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp  một phần thu nhập cho ng ười lao động khi họ mất hoặc giảm thu nh ập do   bị   ốm đau, thai sản, tai n ạn lao động và bệnh nghề  nghiệp, tàn tật, thất  nghiệp, tuổi già, tử  tuất, dựa trên cơ  sở  một quỹ  tài chính do sự  đóng góp  của các bên tham gia BHXH, có sự  bảo hộ  của Nhà nướ c theo pháp luật,   nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng   thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội".  5
  6. Tổ  chức lao động quốc tế  (ILO) đưa ra khái niệm về  BHXH như  sau: “BHXH là sự bảo vệ  mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình  thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại nh ững khó  khăn về  kinh tế  và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể  về  thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật,   tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế  và trợ  cấp cho các gia  đình đông con”. Khái niệm này đã phản ánh đượ c sự  kết hợp hai mặt của  BHXH là mặt kinh tế và mặt xã hội. Còn theo quan niệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã  hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để  trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn về  kinh tế  và xã hội do bị  ngừng hoặc bị  giảm  thu nhập gây ra bởi  ốm  đau, thai sản, tai nạn, thất   nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già và chết. Đồng thời, bảo đảm chăm   sóc y tế  và trợ  cấp cho các thân nhân trong gia đình người lao động, để  góp   phần  ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, góp phần  an toàn xã hội”. Quan niệm trên đây đã phản ánh đầy đủ hai mặt của BHXH   là mặt kinh tế và mặt xã hội, thể hiện bản chất của BHXH. Như vậy, có thể khái quát về  BHXH như sau: “BHXH là hệ  thống bảo  đảm khoản thu nhập thay thế  cho người lao động trong các trường hợp bị  giảm hoặc mất khả  năng lao động hay mất việc làm, thông qua việc hình  thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có sự  ủng hộ của Nhà nước, nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người   lao động và gia đình họ đồng thời góp phần bảo vệ an toàn xã hội. Đối tượng   của BHXH chính là thu nhập bị  biến động giảm hoặc mất do bị  giảm hoặc   mất khả  năng lao động hoặc mất việc làm của những người lao động tham  gia BHXH”. 6
  7. Có 2 loại BHXH: Bắt buộc và tự nguyện được quy định tại điều 3 Luật   Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2014. Cụ thể như  sau: BHXH tự  nguyện  là loại hình BHXH do Nhà nước tổ  chức mà người  tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập  của mình và Nhà nước có chính sách hỗ  trợ  tiền đóng bảo hiểm xã hội để  người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo   hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử  dụng lao   động bắt buộc phải tham gia.  b. Quỹ BHXH bắt buộc + Nguồn hình thành: Người sử dụng lao động đóng theo quy định; Người   lao động đóng theo quy định; Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; Hỗ  trợ của Nhà nước; Các nguồn thu hợp pháp khác. + Các quỹ  thành phần: Quỹ   ốm đau và thai sản; Quỹ  tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất. +  Sử  dụng quỹ: Trả  các chế  độ  bảo hiểm xã hội cho người lao động  theo quy định; Đóng bảo hiểm y tế  cho người đang hưởng lương hưu hoặc   nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, thất  nghiệp; Chi phí quản lý; Chi khen thưởng theo quy định; Đầu tư để bảo toàn  và tăng trưởng quỹ theo quy định. c. Một số khái niệm về thu BHXH và quản lý thu BHXH ­ Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các   đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH theo  mức phí quy định  hoặc cho phép một số  đối tượng tự  nguyện tham gia lựa chọn mức đóng và  phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành  một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho an sinh xã hội. 7
  8. ­ Quản lý thu BHXH là quy trình thu của cơ quan BHXH, xác nhận chính  xác số  lao động, số  tiền phải thu, số  tiền đã nộp, số  tiền lãi, số  tiền nợ, số  tiền nộp thừa của người sử  dụng lao động; các dữ  liệu vê nhân thân, thời   gian nộp, mức tiền lương, tiền công nộp BHXH của người lao động, đồng  thời xác nhận việc thực hiện chính sách, chế  độ  BHXH của cơ  quan BHXH   đối với đơn vị sử dụng lao động và người tham gia BHXH từng thời điểm và  theo yêu cầu quản lý. Tình hình chấp hành các nguyên tắc, quy định của Nhà   nước về thu BHXH và một số nội dung khác. ­ Vai trò công tác thu BHXH: + Thu BHXH là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt  động của ngành BHXH. Thu bảo hiểm xã hội tạo quỹ tài chính chủ yếu, quan  trọng nhất quyết định đến sự  hình thành quỹ  BHXH và phát triển của hệ  thống BHXH. "Có thu mới có chi" hàng tháng, hàng năm, quỹ BHXH phải chi  trả một khoản tiền rất lớn cho những người thụ hưởng chế độ BHXH và các   khoản chi khác. Nhờ có công tác thu BHXH mà quỹ có đủ khả năng tài chính  để  chi trả, đảm bảo cân đối quỹ, giảm chi từ  ngân sách Nhà nước cho hệ  thống BHXH và thực hiện được đầu tư tăng trưởng quỹ. + Thu BHXH cũng là đầu vào, khâu mở đầu, xương sống của nghiệp vụ  BHXH, các khâu nghiệp vụ của BHXH đều căn cứ vào nhân thân, mức đóng,  thời gian đóng, ... từ chương trình quản lý thu để xử lý các tác nghiệp. +  Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập   của các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của  cải dưới dạng giá trị. + Ngoài ra, công tác thu BHXH còn góp phần tạo lập mối quan hệ 3 bên:  giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ  quan BHXH. Người lao  động tham gia BHXH thông qua người sử dụng lao động, người sử dụng lao   động tham gia BHXH cho người lao động thông qua cơ quan BHXH hoặc tự  8
  9. bản thân mình trực tiếp cho đóng cho cơ  quan BHXH. Cơ  quan BHXH có  trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc đơn vị  sử  dụng lao động, người lao  động thu đúng, đủ, kịp thời và giải quyết các chế độ đối với người lao động. 1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội bắt buộc ­ Đặc điểm của BHXH bắt buộc Cùng với quá trình phát triển, tiến bộ của loài người, BHXH bắt buộc là  trụ cột chính trong hệ  thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, tạo cho người  lao động trong xã hội có một sự đảm bảo về sản xuất cũng như đời sống vật  chất và tinh thần. BHXH bắt buộc có những đặc điểm sau:  Một là, Mục đích hoạt động của BHXH không vì lợi nhuận mà vì quyền   lời của người lao động và của cả  cộng đồng. BHXH bắt buộc hình thành là   do mối quan hệ giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động. Người   chủ sử dụng lao động và người lao động cùng tham gia và cùng được hưởng   các chế độ BHXH.  Hai là, trong BHXH bắt buộc, việc phân phối sử  dụng quỹ  được chia  thành 2 phần + Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn. Mức bồi hoàn  phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH. + Các chế  độ  còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn vừa không bồi hoàn.  Nghĩa là người lao động trong quá trình tham gia không bị ốm đau, tai nạn thì  không được bồi hoàn và ngược lại. Ba là, BHXH bắt buộc hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng ­ lấy số  đông bù cho số ít" tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người tham  gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với   số đóng góp của từng người trong trường hợp họ gặp rủi ro. Bốn là, hoạt động BHXH bắt buộc là một loại hoạt động dịch vụ công,   mang tính xã hội cao; lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Đây là  9
  10. điểm khác biệt rõ rệt của BHXH bắt buộc so với các loại hình BH mang   tính kinh doanh khác.  ­  Nguyên tắc của BHXH bắt buộc  BHXH bắt buộc có những nguyên tắc hoạt động mang tính phổ biến và  nhất quán đó là:  Thứ nhất, Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian   đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.  Thứ  hai,  Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ  sở  tiền lương   tháng của người lao động.  Thứ  ba, Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có  thời gian đóng BHXH tự  nguyện được hưởng chế  độ  hưu trí và chế  độ  tử  tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính  hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các  chế độ BHXH. Thứ tư: Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh  bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ  thành phầ, các nhóm đối tượng thực hiện chế  độ  tiền lương do Nhà nước  quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Thứ  năm:  Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ  dàng, thuận tiện,  bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH. 1.1.3. Vai trò của BHXH bắt buộc BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột chính trong hệ  thống an sinh xã hội của Nhà nước và giữ  một vai trò quan trọng trong đời   sống kinh tế  xã hội  ở  nước ta. Kể  từ  khi ra đời và phát triển cho đến nay,   BHXH luôn giữ vững bản chất là một hoạt động vừa mang tính tính kinh tế,  vừa mang tính cộng đồng lại vừa mang tính nhân văn, xã hội, được thể  hiện   trên những mặt chủ yếu sau: 10
  11. 1.1.3.1. Vai trò của BHXH bắt buộc đối với người lao động và gia đình họ.  Thứ nhất, BHXH giúp cho bản thân người lao động và thân nhân của họ  có thu nhập  ổn định. Vì trong quá trình làm việc, hàng tháng người lao động   phải   trích   một   phần   tiền   lương   tiền   công   để   tham   gia   BHXH.   Và   trong  trường hợp rủi ro, họ sẽ được nhận một phần để bù đắp cho những phần thu   nhập bị mất hoặc bị giảm.    Thứ  hai,  Bên cạnh vai trò giúp người lao động và thân nhân của họ  đảm bảo được nguồn thu nhập  ổn định, đảm bảo cuộc sống hàng ngày, thì  việc tham gia BHXH có nghĩa tinh thần rất lớn cho người lao động, giúp họ  yên tâm công tác, lạc quan trong cuộc sống, dồn hết tâm sức trong công việc. 1.1.3.2. Vai trò của BHXH bắt buộc đối với xã hội Thứ nhất, mối quan hệ  giữa Nhà nước và nhân dân nói chung cũng như  giữa Nhà nước và người sử  dụng lao động, người lao động không ngừng   được tăng cường, gắn kết chặt chẽ.  Thứ  hai, BHXH giúp cho mọi người có điều kiện đảm bảo cuộc sống,   đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh bất hạnh. BHXH thể hiện  chủ  nghĩa nhân văn mình vì mọi người.  Thứ  ba,  BHXH đã giúp cho xã hội phát triển bền vững, thể  hiện tinh  thần chia sẻ  giúp đỡ  lẫn nhau, lá lành đùm lá rách, thể  hiện truyền thống  tương thân tương ái. Thứ tư, BHXH bắt buộc chính là một trong những công cụ giúp cho việc   bình đẳng xã hội. Vì bên cạnh việc tạo điều kiện cho người lao động yên   tâm công tác, đảm bảo cuộc sống thì BHXH bắt buộc còn là công cụ để phân  phối lại thu nhập trong cộng đồng.  1.1.3.3. Vai trò BHXH bắt buộc đối với nền kinh tế thị trường Thứ  nhất, trong nền kinh tế  thị  trường, việc phân hóa giàu nghèo càng   trở  nên rõ nét, kèm theo đó là sự  bất bình đẳng trong thu nhập, trong các   11
  12. ngành nghề khác nhau giữa các tầng lớp trong xã hội. Có một thực tế là, trong  cuộc sống đôi khi những rủi ro sẽ xảy ra bất kể lúc nào và đối với bất kể ai,   đặc biệt là rơi vào những người có hoàn cảnh khó khăn thì chính cuộc sống  của họ sẽ được chia sẻ, giúp đỡ bởi chính sách BHXH.   Thứ  hai,  về  phía doanh nghiệp, những rủi ro mà người lao động gặp  phải đã được cơ  quan BHXH chi trả, vì vậy doanh nghiệp sẽ  không lo về  vấn đề  tài chính. Với tình hình tài chính được  ổn định, doanh nghiệp tập  trung vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, hệ thống BHXH đã tạo tiền đề  cho phát triển kinh tế thị trường, góp phần đảm bảo ổn định xã hội.  Thứ  ba,  nhờ  chính sách BHXH mà người lao động yên tâm công tác,  nâng cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong sản xuất, gắn bó tận tình với  doanh nghiệp, làm cho mối quan hệ  trong thị  trường lao động trở  nên lành  mạnh hơn. Điều này giúp doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế  của đất  nước nói chung phát triển ổn định, bền vững. Thứ  tư,  qũy BHXH bắt buộc đã tạo công ăn việc làm cho người lao  động. Bởi vì qũy BHXH là do các bên đóng góp, được tích tụ  tập trung rất   lớn và một phần quỹ nhàn rỗi sẽ được đầu tư vào các dự án, công trình phát  triển kinh tế của Nhà nước. Thứ  năm,  BHXH bắt buộc thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả  chiều ngang và chiều dọc theo nguyên tắc ‘số đông bù số ít’, BHXH bắt buộc  chính là động lực cho nền kinh tế phát triển. Thông qua sự phân phối lại thu  nhập đã tạo ra sự  bình đẳng trong xã hội, làm lành mạnh hóa thị  trường lao  động.  1.2. Cơ  chế  thu và các yếu tố  cấu thành, nhân tố   ảnh hưởng đến công  tác thu BHXH bắt buộc 1.2.1. Khái niệm cơ chế thu BHXH Cơ chế thu BHXH bắt buộc là mối quan hệ tổng thể giữa các biện pháp,   hình thức có phương pháp thu BHXH  bắt buộc theo chính sách hiện hành   12
  13. nhằm mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời BHXH của các đối tượng bắt   buộc phải tham gia.  1.2.2. Những yếu tố thu BHXH bắt buộc 1.2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh cơ chế thu BHXH bắt   buộc Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến thu BHXH là công  cụ  quan trọng để  cơ  quan BHXH th ực hiện vi ệc thu BHXH, đồng thời cơ  quan BHXH dùng công cụ  này để  tác động lên các đối tượng thu và thụ  hưởng BHXH nhằm đạt mục tiêu quản lý của mình. 1.2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện thu BHXH bắt buộc a. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc  Luật BHXH đã quy định cụ thể các đối tượng và các đơn vị  thuộc diện   phải tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm người lao  động là công dân Việt  Nam và người sử dụng lao động: * Người lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm: ­ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp  đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ  hoặc theo  một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả  hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại  diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về  lao động; ­ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ  đủ  01 tháng  đến dưới 03 tháng (áp dụng từ ngày 01/01/2018); ­ Cán bộ, công chức, viên chức; ­ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác   trong tổ chức cơ yếu; ­ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ  sĩ   quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ  sĩ quan chuyên môn kỹ  thuật công an nhân dân;  người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; ­ Hạ  sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ  sĩ quan, chiến sĩ công an   nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo  học được hưởng sinh hoạt phí; 13
  14. ­ Người  đi làm việc  ở  nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật  người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ­ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có   hưởng tiền lương; ­ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. ­ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có   giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề  do  cơ  quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội  bắt buộc theo quy định của Chính phủ. (áp dụng từ 01/01/2018). * Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: ­ Các cơ quan của Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến  địa phương. ­ Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội   nghề nghiệp..... ­ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp ­ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã ­ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và các tổ chức khác có thuê mướn sử  dụng và trả công người lao động. ­ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên  lãnh thổ Việt Nam có sử dụng người lao động là người Việt Nam  b. Xác định căn cứ và phương thức thu BHXH bắt buộc  * Căn cứ thu BHXH bắt buộc Căn cứ  đóng BHXH bắt buộc được quy định tại điều 89 Luật BHXH  số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và các Thông tư, Văn bản quy định, hướng   dẫn cụ  thể  hóa hoặc giải thích rõ các vấn đề  liên quan đến tiền lương làm  căn cứ  thu bảo hiểm xã hội của người lao động, được quy định cụ  thể  như  sau: ­ Tiền lương do Nhà nước quy định + Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà  nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo  14
  15. ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm   niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên  mức lương cơ sở. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm   cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương. +   Người   lao   động   là   Người   hoạt   động   không   chuyên   trách   ở   xã,  phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. ­ Tiền lương do đơn vị quyết định + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ  cấp  lương (Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 theo quy định tại Khoản 1 và  Điểm   a   Khoản   2   Điều   4   của   Thông   tư   số   47/2015/TT­BLĐTBXH   ngày  16/11/2015 của Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện  một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định  số 05/2015/NĐ­CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng   dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động) Phụ cấp lương theo quy là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố  về  điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt,  mức độ  thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được  tính đến hoặc tính chưa đầy đủ  như  phụ  cấp chức vụ, chức danh; phụ  cấp   trách nhiệm; phụ  cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ  cấp thâm niên;  phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ  cấp có tính  chất tương tự. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản  chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ  luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng   xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người   15
  16. lao động có thân nhân bị  chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh  nhật của người lao động, trợ  cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó  khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp   khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị  định  số 05/2015/NĐ­CP. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh   nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ  viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành  viên do nhà nước làm chủ sở hữu. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều  hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2  Nghị định số 115/2015/NĐ­CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần  vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công  ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở  lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác   trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần   vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền   lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định. ­ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này   không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người  lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao   động bình thường. 16
  17. + Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua  đào tạo, học nghề  (kể  cả  lao động do doanh nghiệp tự  dạy nghề) phải cao   hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; + Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động  nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc  chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm   phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có  độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. * Phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc  Mức đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung và  không vượt quá 20 lần mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng. ­ Đóng BHXH hàng tháng: Theo phương thức đóng BHXH này, chậm  nhất đến ngày cuối cùng trong tháng, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm  phải đóng BHXH cho người lao động vào tài khoản của cơ quan BHXH ­ Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác   xã, hộ  kinh doanh cá thể, tổ  hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,   lâm nghiệp, ngư  nghiệp, diêm nghiệp trả  lương theo sản phẩm, theo khoán   thì  đóng  theo  phương   thức  hằng  tháng  hoặc  03  tháng,  06  tháng   một  lần.  Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị  phải chuyển  đủ tiền vào quỹ BHXH. Trong khoảng thời gian khi cơ  quan BHXH thực hiện việc truy  đóng  BHXH, người sử  dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho  người lao động nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và   bệnh nghề  nghiệp, mức truy đóng được tính theo mức lương tối thiểu tại   thời điểm truy đóng. 17
  18. Trụ sở chính của đơn vị sử dụng lao động đóng ở địa bàn nào thì Đơn vị  đăng ký tham gia BHXH tại địa bàn đó. Chi nhánh của đơn vị đóng BHXH tại  địa bàn nơi cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh. Người  lao động thuộc  đối tượng tự  đóng BHXH thì thực hiện  đóng  BHXH tại cơ quan BHXH quận, huyện nơi cư trú. ­ Hàng tháng, người lao động đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí   và tử tuất như sau: + Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 5% mức   tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; + Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 6% mức  tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; + Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 7% mức   tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; + Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: mức đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền   công tháng đóng bảo hiểm xã hội. +  Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ  sản xuất,   kinh  doanh  trong  các  doanh  nghiệp  nông  nghiệp,  lâm  nghiệp,  ngư  nghiệp,  diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định trên.  Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một   lần. + Mức đóng và phương thức đóng của người lao động đi làm việc có   thời hạn ở nước ngoài; Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 16% mức  tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước  khi đi làm việc ở nước ngoài; 18
  19. Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 18% mức  tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước  khi đi làm việc ở nước ngoài; Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 20% mức   tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước  khi đi làm việc ở nước ngoài; Từ  tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 22% mức tiền lương, tiền   công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở  nước ngoài. + Phương thức đóng được thực hiện hằng quý hoặc 6 tháng hoặc 12  tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa   người lao động đi làm việc  ở nước ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp  đưa người lao động đi làm việc  ở  nước ngoài thu nộp bảo hiểm xã hội cho  người lao động và đăng ký phương thức đóng với tổ  chức bảo hiểm xã hội   hoặc người lao động đóng qua cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người lao động đã  tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đóng trực tiếp với tổ chức bảo hiểm xã hội   nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng  mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội  theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho tổ chức bảo hiểm   xã hội sau khi về nước. ­ Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động:  Hằng  tháng, người sử  dụng lao động đóng trên quỹ  tiền lương, tiền công tháng  đóng bảo hiểm xã hội của những người lao động mà đơn vị sử dụng: + Mức đóng vào quỹ ốm đau và thai sản bằng 3%; Hằng quý, người sử  dụng lao động có trách nhiệm quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội. 19
  20. + Mức  đóng vào quỹ  tai  nạn lao  động, bệnh nghề  nghiệp bằng 1%   (Thực hiện Luật BHXH sửa đổi năm 2014 số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014,  Luật vệ  sinh an toàn lao động số  84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 từ  01/7/2017   mức đóng bằng 0.5%);  + Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau: Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 11%; Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 12%; Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 13%;  Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 14%. + Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng theo mức đóng quy định và  trích từ  tiền lương, tiền công tháng của người lao động theo mức đóng để  đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. +  Người sử  dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm  nghiệp, ngư  nghiệp, diêm nghiệp trả  tiền lương, tiền công theo chu kỳ  sản  xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định này. Phương thức   đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở  người sử dụng lao động đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội. c. Xây dựng quy trình thu BHXH bắt buộc  * Người sử  dụng lao động và người lao động kê khai hồ  sơ  tham gia   BHXH bắt buộc  ­ Người lao động: Kê khai các thông tin cần thiết vào ‘Tờ khai tham gia,   điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT’ (Mẫu số TK1­TS). Khi kê khai các thông  tin thì người lao động phải căn cứ  vào hồ  sơ  gốc (chứng minh thư, sổ  hộ  khẩu, HĐLĐ, quyết định tuyển dụng…). Đối với những lao động đã hưởng  chế  độ  một lần nhưng chưa hưởng chế  độ  BHTN thì nộp thêm giấy xác  nhận thời gian tham gia BHTN nhưng chưa hưởng BHTN do c ơ quan BHXH   cấp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học 207 tài liệu 1476 lượt tải
  • Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam (VIB) - thực trạng và giải pháp

    pdf 120 p | 1708 | 818

  • Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

    pdf 118 p | 728 | 274

  • Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang

    pdf 129 p | 603 | 192

  • Đề cương luận án Thạc sỹ: Địa chất Thuỷ văn mô hình dòng chảy

    pdf 6 p | 611 | 151

  • Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tăng cường tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam

    pdf 105 p | 458 | 149

  • Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu việc áp dụng Vietgap trong sản xuất rau của Hà Nội

    doc 146 p | 491 | 138

  • Luận văn thạc sỹ kinh tế: Năng lực cạnh tranh từ hãng du lịch quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp

    pdf 90 p | 346 | 111

  • Luận văn Thạc sỹ: Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

    pdf 107 p | 380 | 104

  • Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý: Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây

    pdf 102 p | 327 | 98

  • Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

    doc 108 p | 324 | 66

  • Đề cương Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ - Lai Châu

    doc 45 p | 383 | 51

  • Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa

    pdf 112 p | 153 | 42

  • Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc phi. Thực trạng và một số giải pháp phát triển

    pdf 116 p | 200 | 40

  • Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do Cục thuế tỉnh Thanh Hóa thực hiện

    pdf 145 p | 139 | 34

  • Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu công nghệ thi công bê tông cường độ cao theo phương pháp tự chèn cho các công trình thủy lợi thủy điện - Trường Đình Quân

    pdf 25 p | 164 | 25

  • Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng MHB - Chi nhánh Thanh Hóa

    pdf 114 p | 95 | 23

  • Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình

    pdf 152 p | 102 | 19

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » De Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh