Đề Cương Môn Học Bậc Sau đại Học Môn Triết Học - Trường ĐH Kinh ...

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Vật chất và ý thức
  • Phép biện chứng duy vật
  • Chủ nghĩa Mac - Lênin
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng
    • Triết học Mác - Lênin
    • Chủ nghĩa duy tâm
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Triết học Đề cương môn học bậc sau đại học môn triết học - Trường ĐH kinh tế Tp,HCM

Chia sẻ: Trương Vĩnh Thắng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

Thêm vào BST Báo xấu 608 lượt xem 62 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình môn Triết học có 8 chương, trong đó gồm: Chương mở đầu (chương 1: Khái luận về triết học) nhằm giới thiệu tổng quan về triết học và lịch sử triết học;

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Đề cương triết học
  • Giáo trình triết học
  • Đề thi triết học
  • Câu hỏi triết học
  • Trắc nghiệm triết học
  • Bài giảng triết học

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn học bậc sau đại học môn triết học - Trường ĐH kinh tế Tp,HCM

  1. TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC BẬC SAU ĐẠI HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN TRIẾT HỌC TIỂU BAN TRIẾT HỌC THỜI LƯỢNG : 4 TÍN CHỈ 1. GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH TS. Bùi Văn Mưa, TB Triết học (SĐH), K.LLCT (buivanmua@yahoo.com) TS. Trần Nguyên Ký, TB Triết học (SĐH), K.LLCT (tnky@ueh.edu.vn) TS. Bùi Bá Linh, TB Triết học (SĐH), K.LLCT TS. Bùi Xuân Thanh, TB Triết học (SĐH), K.LLCT (buixuanthanh93@yahoo.com.vn) TS. Nguyễn Ngọc Thu, TT.LLCT ĐHQG TP.HCM (ntchieuha@yahoo.com) 2. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT Môn học được bố trí giảng dạy - học tập trong giai đoạn đầu c ủa ch ương trình đào tạo th ạc sĩ, ti ến sĩ. Học viên phải nắm vững những nội dung cơ bản trong giáo trình môn h ọc Tri ết h ọc Mác – Lênin dành cho bậc đại học, của Bộ GD & ĐT. 3. GIỚI THIỆU VẮN TẮT MÔN HỌC Chương trình môn Triết học có 8 chương, trong đó gồm: Chương mở đầu (chương 1: Khái luận về triết học) nhằm giới thiệu tổng quan về triết học và lịch sử triết học; Ba chương tiếp theo bao quát các nội dung cơ bản thuộc về thế giới quan và phương pháp luận chung của nh ận th ức và th ực ti ễn ( chương 2: Bản thể luận, chương 3: Phép biện chứng, chương 4: Nhận thức luận); Bốn chương sau cùng bao quát các nội dung lý luận triết học về xã hội và con người ( chương 5: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, chương 6: Triết học chính trị, chương 7: Ý thức xã hội, chương 8: Triết học về con người). 4. MỤC TIÊU HỌC TẬP Một là, củng cố tri thức triết học cho công việc nghiên cứu thu ộc lĩnh vực các khoa h ọc xã h ội – nhân văn; nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Vi ệt Nam, đặc bi ệt là đ ường l ối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi m ới. Hai là, hoàn thi ện và nâng cao ki ến th ức tri ết h ọc trong chương trình Lý luận chính trị ở bậc đại học nhằm đáp ứng yêu c ầu đào t ạo các chuyên ngành khoa h ọc xã hội – nhân văn ở trình độ sau đại học. 5. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp thuyết giảng kết hợp với trao đổi trực tiếp cùng học viên về những v ấn đ ề lý lu ận và thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học ( không ít hơn 70% thời lượng môn học ); Thuyết trình, thảo luận, trao đổi... (không nhiều hơn 30% thời lượng môn học) 6. TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO • Tiểu ban Triết học, Triết học - Phần I (Đại cương lịch sử triết học) dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), LHNB Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, 2010. (1) • Tiểu ban Triết học, Triết học - Phần II (Các chuyên đề triết học Mác - Lênin) dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), LHNB Trường ĐH Kinh t ế TP.HCM, 2010. (2) • Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia... Giáo trình Triết học Mác – Lênin , NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2012. (3) • Các tài liệu khác do giảng viên giảng dạy giới thiệu 7. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Môn học được đánh giá 2 lần: Đánh giá quá trình & thi kết thúc môn học Đánh giá quá trình • Đánh giá tinh thần & thái độ học tập, tham gia thuyết trình, th ảo lu ận; đánh giá qua bài ki ểm tra trên lớp (40% điểm quá trình, cách thức đánh giá tùy giảng viên phụ trách lớp)... • Đánh giá qua bài tiểu luận viết ở nhà (60% điểm quá trình) - Nội dung viết: Giảng viên trực tiếp giảng dạy giao đề tài cho từng học viên. - Số lượng trang viết: 8 – 10 trang A4, cỡ chữ 13, dãn dòng 1,5 line, canh lề trên và lề trái: 3,5cm, canh lề phải & lề dưới: 2,5cm.
  2. - Thời điểm nộp tiểu luận: Vào buổi 11 (theo lịch trình giảng dạy). Riêng lớp Ngày 1 sẽ nộp tiểu luận theo quy định của giảng viên nhưng không muộn hơn ngày thi kết thúc môn học. - Chấm tiểu luận: Giảng viên trực tiếp giảng dạy. • Công bố điểm quá trình: Giảng viên trực tiếp giảng dạy tổng hợp và công bố điểm quá trình vào buổi 14 (theo lịch trình giảng dạy). Mọi điều chỉnh điểm quá trình phải được giải quyết công khai và đứt điểm vào buổi 15. Bản điểm quá trình hoàn chỉnh (bản gốc) gửi v ề Khoa LLCT đ ể chuy ển cho phòng chức năng, còn bản phôtôcốppi giao cho lớp trưởng để công bố cho học viên trong lớp. Riêng điểm đánh giá quá trình của lớp Ngày 1 s ẽ được công b ố cùng v ới đi ểm thi k ết thúc môn học. • Trọng số: 40% điểm môn học Thi kết thúc môn học • Nội dung thi: Toàn bộ chương trình môn học Thời gian làm bài: 100 phút • Hình thức thi: Tự luận (được sử dụng tài liệu) • Thời điểm thi: Theo Lịch thi của Phòng ĐPGĐ & TKB. • Trọng số: 60% điểm môn học. • Chấm thi: Theo sự phân công của Tiểu Ban (giảng viên trực tiếp giảng dạy không chấm bài thi của học viên lớp mình). 8. NHIỆM VỤ HỌC VIÊN Một là, nghe giảng viên giới thiệu chương trình và các nội dung cơ bản của môn học. Hai là, đọc giáo trình, tài liệu tham khảo theo các chủ đề, câu hỏi và tham gia thảo luận trên giảng đường có sự hướng dẫn của giảng viên. Ba là, nghiên cứu viết một tiểu luận theo hướng dẫn của giảng viên. Bốn là, tham dự đầy đủ các lần kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc môn học. 9. NỘI DUNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Chương 1 : KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC I. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC, VỀ CÁC TRƯỜNG PHÁI, PHƯƠNG PHÁP, VỀ CÁC N ỘI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Khái quát về triết học a) Các quan niệm khác nhau về triết học b) Điều kiện, tiền đề ra đời của triết học c) Đối tượng, đặc điểm của triết học 2. Khái quát các trường phái, phương pháp của triết học a) Vấn đề cơ bản của triết học – Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm;…. b) Vấn đề bản tính của thế giới – Phương pháp (phép) biện chứng và phương pháp (phép) siêu hình 3. Khái quát các chức năng và nội dung cơ bản của triết học a) Các nội dung cơ bản của triết học b) Các chức năng cơ bản của triết học II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC 1. Những yếu tố chi phối sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học a) Điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội b) Sự tác động nội tại của triết học c) Sự tác động qua lại giữa triết học với khoa học d) Sự tác động qua lại giữa triết học với các hình thái ý thức xã hội khác 2. Khái quát về sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông a) Triết học phương Đông và các đặc điểm cơ bản của nó b) Sự ra đời, phát triển của triết học Ấn Độ và những đặc điểm cơ bản của nó c) Sự ra đời, phát triển của triết học Trung Quốc và những đặc điểm cơ bản của nó d) Sự ra đời, phát triển tư tưởng triết học Việt Nam thời phong kiến và những giá trị của nó 3. Khái quát về sự ra đời và phát triển của triết học phương Tây ngoài mácxít 2
  3. a) Triết học phương Tây và các đặc điểm cơ bản của nó b) Sự ra đời, phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại và những đặc điểm cơ bản của nó c) Sự ra đời, phát triển của triết học phương Tây trung đại và những đặc điểm cơ bản của nó d) Sự ra đời, phát triển của triết học phương Tây th ời Phục hưng - c ận đại và nh ững đ ặc đi ểm c ơ b ản của nó e) Sự ra đời, phát triển của triết học phương Tây hiện đại và những đặc điểm cơ bản của nó 4. Khái quát về sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin a) Triết học Mác – Lênin, đối tượng và đặc điểm của nó b) Điều kiện, tiền đề ra đời và các giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lênin c) Vai trò và chức năng của triết học Mác – Lênin. e) Sự vận dụng và phát triển sáng tạo triết học Mác – Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng Việt Nam Chương 2 : BẢN THỂ LUẬN I. BẢN THỂ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG BẢN THỂ LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 1. Bản thể luận a) Bản thể luận là gì? b) Quan điểm nhất nguyên và quan điểm nhị nguyên trong việc giải quyết vấn đề bản chất của thế giới c) Vai trò và ý nghĩa của bản thể luận trong triết học 2. Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học phương Đông a) Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại b) Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ - trung đại 3. Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học phương Tây ngoài mácxít a) Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học Hy Lạp cổ đại b) Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học phương Tây trung đại c) Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học phương Tây cận đại d) Khái quát một số nội dung bản thể luận trong triết học phương Tây hiện đại II. BẢN THỂ LUẬN DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin a) Những hạn chế của các cách tiếp cận giải quyết vấn đề bản th ể lu ận trong l ịch s ử tri ết h ọc tr ước Mác. b) Cách tiếp cận của triết học Mác - Lênin giải quyết vấn đề bản thể luận 2. Vật chất a) Định nghĩa khái niệm vật chất của V.I.Lênin b) Các phương thức, hình thức tồn tại của vật chất c) Những thành tựu mới của khoa học trong nghiên cứu về kết cấu và tính chất của vật chất 3. Ý thức a) Khái niệm ý thức b) Nguồn gốc, bản chất, kết cấu và chức năng của ý thức c) Những thành tựu mới của khoa học trong nghiên cứu về ý thức 4. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức a) Tính quyết định của vật chất đối với ý thức b) Vai trò của ý thức đối với vật chất III. NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI S Ự NGHIỆP Đ ỔI M ỚI Ở VI ỆT NAM HIỆN NAY 1. Nguyên tắc khách quan a) Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức b) Yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong nhận thức và thực tiễn - Phải tôn trọng hiện thực khách quan và phát huy tính năng động chủ quan 2. Vận dụng nguyên tắc khách quan trong sự nghiệp Đổi mới ở Việt Nam hiện nay
  4. a) “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật…” trong đánh giá tình hình, “Tôn tr ọng quy lu ật khách quan…” trong quá trình Đổi mới b) “Khơi dậy và phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc”… c) Khắc phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, đầu óc bảo thủ, trì trệ trong quá trình Đổi mới Chuơng 3: PHÉP BIỆN CHỨNG I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THỨC CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 1. Phép biện chứng a) Phép biện chứng là gì? b) Phép biện chứng và phép siêu hình trong việc giải quyết vấn đề bản tính thế giới c) Vai trò và ý nghĩa của phép biện chứng trong triết học 2. Khái quát các hình thức phép biện chứng trong lịch sử triết học a) Phép biện chứng chất phác b) Phép biện chứng duy tâm c) Phép biện chứng duy vật II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Các nguyên lý của phép biện chứng duy vật a) Nguyên lý mối liên hệ phổ biến b) Nguyên lý phát triển 2. Các quy luật của phép biện chứng duy vật a) Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại b) Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập c) Quy luật phủ định của phủ định 3. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật a) Cái riêng và cái chung b) Nguyên nhân và kết quả c) Tất nhiên và ngẫu nhiên d) Khả năng và hiện thực e) Nội dung và hình thức f) Bản chất và hiện tượng III. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LU ẬN BIỆN CHỨNG DUY V ẬT VÀ S Ự V ẬN D ỤNG CHÚNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Một số nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật a) Nguyên tắc toàn diện và phương pháp hệ thống b) Nguyên tắc phát triển và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể c) Nguyên tắc lịch sử - cụ thể và phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái lôgích 2. Sự vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận biện ch ứng duy v ật trong quá trình Đ ổi m ới ở Việt Nam hiện nay a) Vào việc giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội b) Vào việc khái quát lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta c) Vào hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Chuơng 4: NHẬN THỨC LUẬN I. NHẬN THỨC LUẬN VÀ KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG NHẬN THỨC LU ẬN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 1. Nhận thức luận a) Nhận thức luận là gì? b) Nhận thức luận duy vật và nhận thức luận duy tâm trong việc giải quyết vấn đề khả năng nhận thức thế giới c) Vai trò và ý nghĩa của nhận thức luận trong triết học 4
  5. 2. Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học Phương Đông a) Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại b) Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học Trung Quốc cổ - trung đại 3. Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học phương Tây ngoài mácxít a) Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học Hy Lạp cổ đại b) Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học phương Tây trung đại c) Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học phương Tây cận đại d) Khái quát một số nội dung nhận thức luận trong triết học phương Tây hiện đại II. NHẬN THỨC LUẬN DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1. Các nguyên tắc xây dựng và nguyên lý nền tảng của nhận thức luận duy vật biện ch ứng a) Các nguyên tắc xây dựng nhận thức luận duy vật biện chứng b) Nguyên lý nền tảng của nhận thức luận duy vật biện chứng - Nguyên lý phản ánh 2. Nhận thức và các hình thức cơ bản của nhận thức a) Khái niệm nhận thức b) Các hình thức cơ bản của nhận thức 3. Quá trình nhận thức "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” a) Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) b) Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) c) Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính 4. Tính biện chứng của nhận thức a) Mâu thuẫn biện chứng và sự giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển của nhận thức b) Lượng - chất và sự chuyển hoá giữa lượng và chất trong quá trình phát triển của nhận thức c) Phủ định biện chứng và sự phủ định của phủ định trong quá trình phát triển của nhận thức 5. Chân lý a) Khái niệm chân lý b) Tính chất của chân lý c) Tiêu chuẩn của chân lý III. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn a) Cơ sở lý luận của nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn b) Yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn 2. Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và th ực ti ễn trong s ự nghi ệp Đ ổi m ới ở Vi ệt Nam hi ện nay a) Sự tụt hậu và tách rời giữa thực tiễn và lý luận - hậu quả và nguyên nhân của nó b) Những phương hướng cơ bản nhằm vận dụng đúng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn Chương 5: HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHÁC NHAU VỀ XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI 1. Phương pháp tiếp cận của triết học duy tâm, tôn giáo a) Nội dung b) Hạn chế 2. Phương pháp tiếp cận của lý thuyết về sự tiến triển các nền văn minh a) Nội dung b) Hạn chế 3. Phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin a) Nội dung b) Tính khoa học, cách mạng II. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
  6. 1. Sản xuất vật chất là nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội a) Khái niệm xã hội và khái quát quá trình phát triển của xã hội b) Khái niệm và vai trò của sản xuất vật chất c) Khái niệm và vai trò của phương thức sản xuất 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan h ệ sản xuất trong quá trình v ận đ ộng, phát tri ển của phương thức sản xuất a) Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất b) Khái niệm và kết cấu của quan hệ sản xuất c) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và ý nghĩa phương pháp luận của nó 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình vận động, phát triển của xã hội a) Khái niệm và kết cấu của cơ sở hạ tầng b) Khái niệm và kết cấu của kiến trúc thượng tầng c) Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (giữa kinh tế và chính trị) và ý nghĩa phương pháp luận của nó 4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên a) Khái niệm và kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội b) Tính lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển hình thái kinh tế - xã hội c) Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội III. Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP Đ ỔI M ỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Đối với việc lựa chọn con đường phát triển của xã hội Việt Nam a) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa b) Tính tất yếu, khả năng và những điều kiện (khách quan, chủ quan) của sự lựa chọn con đ ường đ ịnh hướng phát triển đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa c) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực chất của sự “phát tri ển rút ngắn” con đ ường xây d ựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam d) Mục tiêu tổng quát và những định hướng lớn của sự nghiệp xây d ựng ch ủ nghĩa xã h ội ở Vi ệt Nam (Văn kiện ĐH XI của Đảng CSVN) 2. Đối với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a) Xác định vị trí của chiến lược phát triển kinh tế trong s ự nghiệp xây d ựng ch ủ nghĩa xã h ội ở Vi ệt Nam b) Các nội dung cơ bản của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa c) Các nhiệm vụ cơ bản của phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 Chương 6: TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ I. KHÁI QUÁT CÁC QUAN NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 1. Khái quát các quan niệm về chính trị trong triết học ngoài mácxít a) Khái quát các quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học trước Mác b) Khái quát các quan niệm về chính trị của triết học đương đại 2. Quan niệm về chính trị của triết học Mác - Lênin a) Các tiền đề hình thành quan niệm về chính trị trong triết học Mác b) Định nghĩa về chính trị của V.I.Lênin c) Các đặc trưng cơ bản của chính trị (bản chất, quyền lực và sự tha hóa quyền lực, động lực,…) 3. Quan niệm đương đại về hệ thống chính trị a) Sự phát triển từ quan điểm Mác - Lênin về chuyên chính vô sản đến quan ni ệm đ ương đ ại v ề h ệ thống chính trị b) Các hệ thống chính trị của xã hội hiện đại II. CÁC PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 6
  7. 1. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp a) Khái quát các quan niệm về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong triết học ngoài mácxít b) Quan niệm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của triết học Mác - Lênin c) Tính đặc thù của vấn đề giai cấp & đấu tranh giai cấp trong xã hội Việt Nam hiện nay 2. Dân tộc và vấn đề quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại a) Khái niệm dân tộc, nhân loại b) Quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại c) Tính đặc thù của vấn đề dân tộc ở Việt Nam 3. Nhà nước a) Khái quát các quan niệm về nhà nước trong triết học ngoài mácxít b) Quan niệm về nhà nước của triết học Mác - Lênin c) Tính đặc thù của Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và hiện đại III. ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Vấn đề phát huy dân chủ a) Khái quát các quan niệm về dân chủ trong lịch sử triết học b) Những phát triển mới trong nhận thức về dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam c) Thực chất của phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 2. Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị a) Nhận thức mới của Đảng ta về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa b) Quan niệm về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay 3. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay a) Tư tưởng về nhà nước pháp quyền - thành quả của nền văn minh nhân loại b) Quan niệm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Chương 7: Ý THỨC XÃ HỘI I. TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI 1. Khái niệm và kết cấu của tồn tại xã hội a) Khái niệm tồn tại xã hội b) Kết cấu của tồn tại xã hội 2. Khái niệm và kết cấu cơ bản của ý thức xã hội a) Khái niệm ý thức xã hội b) Kết cấu của ý thức xã hội II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 1. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội a) Tồn tại xã hội quyết định nguồn gốc, nội dung, bản chất, sự biến đổi của ý thức xã hội b) Tồn tại xã hội quyết định vai trò tác dụng của ý thức xã hội 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội a) Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội b) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội c) Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình d) Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng 3. Vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội a) Ý thức xã hội kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội b) Ý thức xã hội thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội III. XÂY DỰNG NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tính tất yếu của vi ệc xây d ựng n ền t ảng tinh th ần c ủa xã hội Việt Nam hiện nay a) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay b) Tính tất yếu của việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay
  8. 2. Một số nội dung cơ bản của việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay a) Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã h ội Vi ệt Nam hiện nay b) Phát huy tinh thần khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới c) Kế thừa và phát huy các giá trị tinh hoa trong lịch sử tư tưởng Việt Nam d) Tiếp thu và phát huy các giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại e) Khắc phục những hạn chế và tác động tiêu cực của tư tưởng, tâm lý tiểu nông trong s ự nghi ệp công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chương 8 : TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI I. KHÁI LƯỢC CÁC QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NGOÀI MÁCXÍT 1. Khái lược một số quan niệm về con người trong triết học phương Đông a) Khái lược một số quan niệm về con người trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại b) Khái lược một số quan niệm về con người trong triết học Trung Hoa cổ - trung đại 2. Khái lược một số quan niệm về con người trong triết học phương Tây a) Khái lược một số quan niệm về con người trong triết học Hi Lạp cổ đại b) Khái lược một số quan niệm về con người trong giáo lý Kitô thời trung đại c) Khái lược một số quan niệm về con người trong triết học phương Tây thời Phục hưng – cận đại d) Khái lược một số quan niệm về con người trong triết học phương Tây đương đại II. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 1. Khái niệm con người a) Con người là thực thể sinh học - xã hội b) Con người là chủ thể hoạt động thực tiễn c) Các quan niệm và cấp độ khác nhau trong tiếp cận về con người: Cá thể, cá nhân, nhân cách… 2. Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người a) Con người được hình thành, phát triển trong quá trình lao động, sản xuất vật chất b) Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh h ọc và m ặt xã h ội , tồn tại, phát triển trong môi trường cư trú xã hội- hành tinh- vũ trụ và mang những thuộc tính tự nhiên - sinh học – xã hội c) Con người là một thực thể cá nhân - xã hội, d) Trong con người có sự thống nhất biện chứng giữa con người giai cấp và con người nhân loại, giữa tất yếu và tự do 3. Hiện tượng tha hoá của con người và vấn đề giải phóng con người a) Hiện tượng tha hoá của con người b) Vấn đề giải phóng con người III. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh a) Quan niệm về con người b) Quan niệm về mục tiêu giải phóng con người c) Quan niệm về vai trò động lực của con người trong cách mạng Việt Nam 2. Nhân tố con người và sự phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Vi ệt Nam hiện nay a) Nhân tố con người và phát huy nhân tố con người b) Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp Đổi mới ở nước ta hiện nay 10. LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY & HỌC TẬP MÔN HỌC Buổi Nội dung giảng dạy Tài liệu đọc Ghi chú (4 tiết) (Chương, mục) (Tài liệu: Chương/mục) 8
  9. Buổi 1 Giới thiệu Đề cương (1): Ch.1,4, m.tương ứng Giảng Ch.1 (3): Ch.1-3 Buổi 2 Giảng Ch.2: m.I & II.1-2 (1): m. tương ứng (2): Ch.5 (3): Ch.4 Buổi 3 Giảng Ch.2: m.II.3-4 & III (2): Ch.5 GV giao đề tài và hướng dẫn Trao đổi trực tiếp HV-GV (3): Ch.4 tổ chức thuyết trình hay thảo luận về nội dung các chương 1-4 Buổi 4 Giảng Ch.3: m.I & II.1-2 (1): m. tương ứng GV giao đề tài và hướng dẫn (2): Ch.6 HV viết tiểu luận (3): Ch.5-7 Buổi 5 Giảng Ch.3: m.II.3 & III (2): Ch.6 Trao đổi trực tiếp HV-GV (3): Ch.5-7 Buổi 6 Giảng Ch.4: m.I & II.1-2 (1): m. tương ứng (2): Ch.7 (3): Ch.8 Buổi 7 Giảng Ch.4: m.II.3-5 & III (2): Ch.7 Trao đổi trực tiếp HV-GV (3): Ch.8 Buổi 8 Thuyết trình hay thảo luận về nội dung các chương 1- 4 Buổi 9 Giảng Ch.5: m.I & II (1): m. tương ứng (2): Ch.8 (3): Ch.9-10 Buổi 10 Giảng Ch.5: m.III (1): m. tương ứng GV giao đề tài và hướng dẫn Giảng Ch.6: m.I (2): Ch.8-10 tổ chức thuyết trình hay thảo (3): Ch.9-12 luận về nội dung các chương 5-8 Buổi 11 Giảng Ch.6: m.II & III (2): Ch.9-10 HV nộp tiểu luận cho GV Trao đổi trực tiếp HV-GV (3): Ch.14 Buổi 12 Giảng Ch.7 (3): Ch.13 Buổi 13 Giảng Ch.8: m.I & II (1): m. tương ứng (2): Ch.11 (3): Ch.14 Buổi 14 Giảng Ch.8: m.III (2): Ch.11 GV công bố điểm QT Trao đổi trực tiếp HV-GV (3): Ch.14 Buổi 15 Thuyết trình hay thảo luận GV hoàn tất & gửi bảng điểm về nội dung các chương 5- QT về Khoa LLCT 8 Tổng cộng 60 tiết TP. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 8 năm 2013 TRƯỞNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRƯỞNG TIỂU BAN TRIẾT HỌC (SĐH)
  10. TS. NGUYỄN MINH TUẤN TS. BÙI VĂN MƯA 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Đề cương môn học nguyên lý truyền thông

    pdf 7 p | 543 | 78

  • Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh

    pdf 5 p | 261 | 53

  • Đề cương môn học phương pháp phân tử hữu hạn

    pdf 8 p | 332 | 34

  • Chiều Hướng Lịch Sử Của Lợi Nhuận

    pdf 20 p | 90 | 7

  • Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

    pdf 7 p | 16 | 5

  • Phát triển chương trình đào tạo-vấn đề cấp thiết hiện nay của khoa Ngữ văn ở Trường Đại học Tây Bắc

    pdf 5 p | 15 | 5

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » đề Thi Triết Học Ueh