đề Cương Môn Tâm Lý Học đại Cương - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Đại cương
đề cương môn tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.11 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGCâu 1:Khái niệm tâm lý người? Phân tích bản chất tâm lý người?VD1.KNChủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: "Tâm lý người là sự p/a hiện thực kháchquan vào não con người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất XH - lịch sử"2.Bản chất của tâm lý ngườia. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thôngqua chủ thể.- Phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là đểlại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.+Phản ánh cơ học:Ví dụ: viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảnglàm mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.+Phản ánh vật lí: mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này.Ví dụ: khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.+Phản ánh sinh học: phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung.Ví dụ: hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.+Phản ánh hóa học: là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới.Ví dụ: 2H2 + O2 -> 2H2O+Phản ánh xã hội: phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thànhviên sống và hoạt động.Ví dụ: trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùmlá rách.”-Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất.Đó là kết quả củasự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.Ví dụ: Trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về ngườiđó, một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó thì thoạttiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy và suy nghĩ nhiều lí do đểbiện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói , kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.-Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý+ cùng sự tác động của TG về hiện thực khách quan nhưng ở những h/a tâm lý vsmức độ, sắc thái khác nhau. VD: đi thi đc 5 đ ng ko hài lòng nhưng có ng thấy may mắnvì qua đc.+ Cùng 1 hiện thực khách quan tác động đến 1 chủ thể duy nhất nhưng vào thờiđiểm # nhau vs trạng thái # nhau cho thấy biểu hiện & sắc thái tâm lý # nhau. VD: + Thông qua các mức độ & sắc thái tâm lý # nhau mà mỗi chủ thể tỏ hành vi # nhauvs hiện thựcPage 1b, Bản chất xã hội của tâm lý người- tâm lý ng có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trongđó nguồn gốc xã hội là quyết định, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạođức, pháp quyền, mối quan hệ con người-con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quêhương, quan hệ cộng đồng, nhóm,….VD: Sau một thời gian dài sống trong rừng cùng với bầy sói, 2 chị em người Ấn độAmala và Kamala được tìm thấy. Sau 3 năm, cô chị mới biết đi tiểu tiện đúng chỗ. Sau 6năm, cô em mới biết một số việc đơn giản. Như vậy, khi được đem về và sống trong xãhội loài người, 2 chị em này đã không thích nghi được nên đã lần lượt qua đời.- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội,VD: 2 c e vd trên ko tham gia h/đ giao tiếp nên ko có tâm lý như con ng. - Tâm lý của mỗi cá nhân là kq của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nềnvăn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng, nhưng sau một thờigian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người thì nó ngày càng họchỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.-Tâm lí ng hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cánhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịchsử của cá nhân và cộng đồng. Ví dụ: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bâygiờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.Câu 2:phản xạ là gì? So sánh phản xạ có đk và Phản xạ ko đk? VDPXCĐK PXKĐKKN -Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạotrong đời sống từng cá thể để đáp ứngvới môi trường luôn luôn thay đổi, làcơ sở sinh lý của hoạt động tâm lý.- Phản xạ ko đk là phản xạ bẩm sinh đctruyền từ thế hệ này sang thế hệ #, đảmbảo mối liên hệ thg xuyên giữa cơ thể &mtPage 2DĐ - Là px tự tạo trong đ/s cá thể- đc thực hiện trên vỏ não- Phản xạ có điều kiện thành lập vớikích thích bất kỳ.- Phản xạ có điều kiện báo hiệu giántiếp kích thích không điều kiện sẽ tácđộng vào cơ thể.-Ko phải lúc nào px cáo đk cũng xuấthiện- Là phản xạ tâm lý ko cần qua luyện tập-Đc thực hiện chủ yếu do các bộ phậndưới vỏ não-mang t/c loài và bản năng-Có k/n di truyền lại-tồn tại cùng vs sự tồn tại của con ng &động vậtCâu 3: phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp với sự hình thành và pháttriển tâm lý? Liên hệ bản thân?Giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu của cuộc sống con người, có vaitrò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý người. Giao tiếp là sử dụng các phương tiện khác nhau nhằm đạt được những mục đích xácđịnh, thỏa mãn nhu cầu cụ thể. Giao tiếp cũng là một hoạt động (có chủ thể, đốitượng…) Hoạt động là quan hệ với đối tượng là vật thể, giao tiếp là quan hệ với con người. Hoạt động và giao tiếp có quan hệ qua lại với nhau: + Giao tiếp là điều kiện của một hoạt động khác. VD: trong lao động giao tiếp là đk để con người phối hợp với nhau. + Hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp giữa con người với conngười (giao tiếp vật chất, phi ngôn ngữ, …) Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Tâm lý người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào nãongười. Trong thế giới đó, các quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội là cái quyết định tâm lýngười. Bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể tiếp thu các kinhnghiệm xã hội lịch sử, biến nó thành tâm lý, nhân cách. Nói cách khác, tâm lý là sảnphẩm của hoạt động và giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ giữa chúng là quyluật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lý người.Câu 4: phân tích các thời kỳ phát triển tâm lý trên phương diện cá thể? VD-gđ tuổi sơ sinh, hài nhi+tuổi sơ sinh:0-2 tháng: là tuổi ăn ngủ phối hợp vs px bẩm sinhVD: trẻ đái dầm+tuổi hài nhi: 3-12 tháng: giao tiếp xúc cảm trực tiếp vs ng lớnVD: trẻ biết theo bố mẹ, người thân.Page 3-gđ tuổi nhà trẻ 1-2 tuổi: h/đ vs đồ vật bắt chước sd &tìm kiếm khám phá sự vậtxung quanhVD: nhại lại lời người lớn,…-gđ tuổi mẫu giáo 3-5 tuổi: h/đ chủ đạo là vui chơiVD: vui chơi, ca hát ở nhà trẻ-gđ tuổi đi học:+thời kỳ đầu tuổi học (nhi đồng, hs tiểu học)6-12 tuổi: học tập, lĩnh hội nền tảng trithức, chuẩn mực hành vi+thời kỳ giữa tuổi học(thiếu niên, hs THCS)12-14,15:học tập & giao tiếp nhóm+thời kỳ cuối tuổi học(tuổi đầuthanh niên, hs THPT)15-18:h/đ chủ đạo là học tập, đãhthanh TG quan, định hg nghề nghiệp-gđ thanh niên, sv: 19-25:h/đ chủ đạo là học tập & lao động-gđ tuổi trg thành >25:h/đ chủ đạo là lao động &h/đ XH-gđ tuổi già 55- 60 trở đi: h/đ chủ đạo là nghỉ ngơiCâu 5:ý thức là gì? Phân tích sự hình thành và phát triển của ý thức cá nhân?1.KN2. Sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhâna. Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và biểu hiện trong sản phẩmcủa hoạt động- Bởi trong hoạt động cá nhân đem hết vốn kinh nghiệm, năng lực tiềm tàng trongthần kinh, cơ bắp, hứng thú của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm của mình.- Như vậy, trong sản phẩm của hoạt động tồn đọng và chứa đựng bộ mặt tâm lý, ýthức cá nhân. Do đó có thể nói bằng hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sốngthực tiễn mỗi cá nhân đã hình thành và phát triển tâm lý, ý thức của chính mình.b. Ý thức của cá nhân được hình thành trong MQH giao tiếp của cá nhân với ngườikhác với xã hội.Trong quan hệ giao tiếp con người thường đối chiếu mình với người khác, với nhữngchuẩn mực xã hội để có ý thức về người khác và ý thức về chính bản thân mình.c. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội,ý thức xã hội.Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng bằng con đường dạy học, giáo dục vàgiao tiếp trong QHXH, cá nhân lĩnh hội tiếp thu các chuẩn mực xã hội, các định h*ínggiá trị xã hội để hình thành ý thức cá nhân.d. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá,tự phân tích hành vi của mình.Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bảnthân mình (ý thức, bản ngã - tự ý thức) trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, vớichuẩn mực xã hội cá nhân tự giao dục tự hoàn thiện mình.Page 4VD: "Sự phát triển của 1 cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khácmà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp" (C. Mác và F.Angghen)Câu 6: Tư duy là gì? Những đặc điểm của tư duy? VD.1. Tư duy là gì?VD: Tại sao hạt mưa rơi xuống, đọng lại long lanh trên chiếc lá?Tại sao xe chở xăng thường phải có dây xích sắt nối đất?Tại sao giữa hai thanh ray xe lửa lại có khoảng cách nhỏ?Vậy: Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, nhữngmối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiệnthực khách quan, mà trước đó ta chưa biết.* Phân tích định nghĩa:2. Đặc điểm của tư duya. Tính “có vấn đề” của tư duyKhông phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy. Muốn kích thích được tư duy phảiđồng thời có 2 điều kiện sau:+ Phải gặp hoàn cảnh có vấn đề (tức là có chứa đựng một mục đích mới, một vấn đềmới, một cách thức giải quyết mới và những phương tiện, phương pháp hoạt động cũmặc dù vẫn còn cần thiết, nhưng không đủ sức giải quyết vấn đề mới để đạt được mụcđích mới đó).Muốn giải quyết vấn đề mới phải tìm ra cách thức quyết định mới, tức là phải tưduy.+ Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thànhnhiệm vụ của cá nhân, tức là cá nhân phải biết xác định cái gì đã biết đã cho, cái gì chưabiết cần tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. Những dữ kiện quenthuộc hay nằm ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì tư duy cũng không xuất hiện.VD: Với câu hỏi: “Thiên cầu là gì?” sẽ không khiến học sinh lớp 1 suy nghĩ, tư duy.b. Tính gián tiếp của tư duyở mức độ cảm tính con người mới chỉ phản ánh trực tiếp sự vật bằng các giác quancho chúng ta những hình ảnh cảm tính về sự vật. Còn đến tư duy thì con người khôngnhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức một cách gián tiếp. Tínhgián tiếp của tư duy thể hiện ở chỗ:+ Phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa chúng là nhờ vào việcsử dụng công cụ, phương tiện như: đồng hồ, máy móc…và các kết quả của hoạt độngnhận thức như: công thức, quy tắc, định luật, định lý… của loài người và kinh nghiệm cánhân.+ Con người luôn sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ vào đặc điểm này mà tư duykhông ngừng mở rộng giới hạn và khả năng nhận thức của con người.Page 5c. Tính trừu tượng và khái quát của tư duyKhác hẳn với nhận thức cảm tính, tư duy có khả năng đi sâu về sự vật, hiện tượngnhằm vạch ra những thuộc tính chung, mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa chúng.Tư duy phản ánh bản chất chung nhất cho nhiều loại sự vật, hiện tượng để hợp thànhmột nhóm, một loại hay một phạm trù.VD:“ Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi conNhững người béo trục béo trònăn vụng như chớp đánh con cả ngày”Đồng thời trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng đó khỏi những cái cụ thể cá biệt. Vì vậy,tư duy vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính khái quát. Nhờ vào đặc điểm này mà tưduy không chỉ giải quyết được những vấn đề hiện tại mà còn giải quyết được nhữngnhiệm vụ của tương lai.d. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữTư duy dù có trừu tượng, khái quát hay gián tiếp đến đâu thì cũng không thể tồn tạibên ngoài ngôn ngữ, nó nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện. Bởi vì nếukhông có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không thể diễn ra được, đồng thời cácsản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể khác tiếp nhận. Thể hiện:+ Trước hết, nhờ có quá trình ngôn ngữ trong đầu mà ta mới ý thức hay nhận thứcđược tình huống có vấn đề.+ Tiếp theo trong quá trình diễn biến của tư duy, con người lại phải sử dụng ngônngữ để tiến hành các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừutượng hóa…). Do đó, ngôn ngữ tham gia vào quá trình tư duy.+ Khi kết thúc quá trình tư duy thì ngôn ngữ có những biểu đạt kết quả quá trình tưduy. Sản phẩm là những khái niệm, quy luật… ngôn ngữ sẽ làm khách quan hóa, vậtchất hóa ra khỏi đầu ta để ta nhận thức nó bằng tìm tòi những từ, mệnh đề để biểu đạt.à Tư duy và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy vậy, ngôn ngữ không phải là tưduy, mà ngôn ngữ là phương tiện để tư duy. Tư duy là nội dung, ngôn ngữ là hình thức.e. Tính chất lý tính của tư duyChỉ có tư duy mới giúp con người phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng,những mối quan hệ có tính quy luật của chúng, bởi chỉ có tư duy mới có thể vượt quađược những giới hạn trực quan và cụ thể của nhận thức cảm tính. Nhưng không có nghĩalà cứ tư duy là phản ánh đúng đắn, sâu sắc sự vật, hiện tượng. Tư duy phản ánh đúnghay không còn tùy thuộc vào chiến thuật và phương pháp tư duy nữa.f. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tínhPage 6Mặc dù thuộc hai mức độ nhận thức khác nhau, song tư duy và nhận thức cảm tínhcó quan hệ mật thiết, bổ sung, chi phối lẫn nhau. Thể hiện:Tư duy bao giờ cũng bắt nguồn từ nhận thức cảm tính (trực quan, sinh động). Nhờ đómà nảy sinh tình huống có vẩn đề, là nguồn kích thích để nảy sinh tư duy. Ngược lại, tưduy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến khả năng phản ánh của cảm giác, tri giáclàm cho cảm giác tinh vi, nhạy bén, làm cho tri giác có tính lựa chọn, tính ý nghĩa… tưduy còn điều chỉnh, khắc phục những sai lầm của nhận thức cảm tính.Câu 7: Ngôn ngữ là gì? Các chức nằng cơ bản của ngôn ngữ.phân tích vai tròcủa ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức?1. Khái niệm: -Ngôn ngữ là qúa trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng ( tiếng nói) để giao tiếp.Nói cách khác ngôn ngữ là sư giao tiếp bằng ngữ ngôn.Ngôn ngữ là một phương thức biểu đạt chủ yếu của tâm lý. Dù muốn hay không,ngôn ngữ của cá nhân vẫn phơi bày rất nhiều đặc điểm tâm lý cá nhân như: Tính tình,trình độ, tình cảm, tâm hồn, ước mơ, lý tưởng, mong muốn…Ngôn ngữ đặc trưng chotâm lý từng cá nhân, vì vậy ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học.-Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp& côngcụ của tư duy.Nó là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của xãhội, là một hiện tượng của nền văn hoá tinh thần của loài người. Ngữ ngôn là tài sảnchung của một dân tộc, là đối tượng của khoa học về tiếng. Ví dụ: Tiếng Anh, tiếngNga, tiếng Việt…Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống về từ vựngvà ngữ pháp. Hệ thống từ có kí hiệuriêng và ý nghĩa nhất định. Hệ thống ngữ pháp quy định việc thành lập câu. 2. Chức năng của ngôn ngữ- Chức năng chỉ nghĩa: Ngôn ngữ dùng để chỉ các sự vật, hiện tượng. Nhờ vậy, conngười có thể nhận thức các sự vật hiện tựơng ngay cả khi chúng không có trước mặt.Tứclà ngoài phạm vi nhận thức cảm tính. Các kinh nghiệm của loài người cũng được cốđịnh lại, được truyền đạt lại cho các thế hệ sau bằng ngôn ngữ - Chức năng khái quát hoá : chỉ một loại sự vật hiện tượng có chung những thuộctính bản chất. Nhờ đó ngôn ngữ là phg tiện đắc lực của h/đ trí tuệ. - Chức năng thông báo: Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin,để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người. Nếu hai chức năngtrên nói lên mặt bên trong của ngôn ngữ thì chức năng thông báo nói lên mặt ngoài củangôn ngữ . 3. Vai trò của ngôn ngữ với hoạt động tâm lý1) Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính: Page 7a. Đối với cảm giác:Khi ngôn ngữ tác động đồng thời với sự tác động của sự vật, hiệntượng sẽ làm cho cảm giác của con ng trở lên rõ ràng, đậm nét hơn. ví dụ: mùa hè nghe thấy một người nói:” Trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nónghơn. Khi ăn một loại trái cây chua, nếu một người nào đó nói” chua quá” thì ta cũng cảmthấy vị trái cây đó chua hơn…b. Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho tri giác của con người diển ra dể dàng, hiệu quả, đầyđủ và chính xác hơn. Ví dụ:Nhìn bức tranh trừu tg có ng nói nhìn ra hình j giúp ta hình dung ra nó nhanhhơn.2) Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức lí tính:a. Đốí với tư duy:Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy của con người. Tư duy dùng ngôn ngữ làmphương tiện ,công cụ vì thế tư duy của con người khác tư duy của con vật. không cóngôn ngữ thì tư duy con ng ko có tính trừu tượng và khái quát. Mối quan hệ không táchrời của tư duy và ngôn ngữ thể hiện trong ý nghĩa của các từ. b. Đối với tưởng tượng Ngôn ngữ cũng là một vai trò to lớn trong tưởng tượng .nó là phương tiện quan trọngtrong quá trình hình thành, biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới. Ngôn ngữ giúp chúng talàm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh ,tách ra chúng nhữngmật cơ bản nhất ,gần chúng lại với nhau ,cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ chúngtrong trí nhớ .VD: tưởng tg phật bà nghìn mắt nghìn tay.b. Đối vs trí nhớ. Ngôn ngữ a/h lớn đến trí nhớ của con ng.Ngôn ngữ là phg tiện để ghi nhớ, là hìnhthức để lưu trữ những điều cần nhớ. Nhờ co ngôn ngữ con ng có thể chuyên hẳn thôngtin cần nhớ ra khỏi đầu óc mình.Câu 8: Tình cảm là gì? Nêu các mức độ và các loại tình cảm?ý nghĩa của chúngtrong cuộc sống?1.KNTình cảmlà thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng cóliên quan tới nhu cầu, liên quan tới động cơ của họ.-ND p/a: P/a mqh giữa các sv,htg vs nhu cầu, động cơ of con ng-Pvi p/a: Pvi p/a của t/c có tính lựa chọn-Phương thức p/a: t/c p/a TG = hình thức rung cảm.2. Các mức độ và các loại tình cảm a. Các mức độ tình cảm: Page 8- Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Đây là mức độ thấp nhất của tình cảm, nó là mộtsắc thái cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác nào đó. Ví dụ: Màu đỏ, vàng da cam, vàng… đưa lại cho con người cảm xúc ấm áp ( đượcgọi là những gam màu nóng). Còn các màu xanh, xanh lục, tím… đưa đến cảm giác lạnhlẽo ( những gam màu lạnh). Các màu nóng và lạnh mang lại cho con người những hiệuứng tâm lý khác nhau: màu nóng dễ làm con người phấn chấn, hoạt bát, năng nổ, cònmàu lạnh dễ giúp người ta bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu. - Rung cảm: là biểu hiện đầu tiên of cảm xúc & t/c, nhưng nó chưa đạt đến ngưỡngxúc cảm, chưa biểu hiện thật cụ thể trên vẻ mặt.VD: có lúc ta cảm thấy buồn buồn, vui vui, hơi bực bội ko rõ nguyên nhân.- Xúc cảm: Là những rung cảm xảy ra nhanh, cường độ mạnh, và rõ rệt hơn so vsmàu sắc xúc cảm. VD: xem 1 bộ phim hài thấy vui &ấn tg- Xúc động là một dạng xúc cảm có cường độ mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn conng ko ý thức đc bản thân cũng như h/đ of mình. Ví dụ: Các cầu thủ đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam vui mừng đến rơi nướcmắt khi đoạt huy chương vàng tại Sea Game 2011. Hay “cả giận mất khôn”- Tâm trạng là một dạng of xúc cảm có cường độ vừa phải tồn tại trong một thời gian dài,có thể ảnh hưởng xấu or tốt đến con người. Ví dụ: Tâm trạng chán nản của bạn Nam, Nam không thiết tha gì với việc học, ănuống và cậu bỏ bê mọi thứ. Nguyên nhân do bố mẹ bạn ấy cãi nhau, điểm số ngày càngsa sút. Để làm cho cậu ấy hết chán nản thì chúng ta phải tìm ra căn nguyên câu chuyệnvà từ đó tác động tích cực vào bản thân Nam để cậu ấy đứng vững và ngày càng tiến bộ.c. Các loại tình cảm: -Tình cảm cấp thấp là những t/c có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoảmãn nhu cầu của cơ thể. Ví dụ ; Sự thỏa mãn khi được ăn một món ăn ngon, hạnh phúc khi được sống trongmôi trường đầy đủ, mặc quần áo đẹp. Hay là sự chán nản với việc cơm không đủ no, áokhông đủ mặc…-Tình cảm cấp cao là t/c liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầutinh thần. Tình cảm cấp cao bao gồm: +Tình cảm đạo đức: liên quan đến sự thỏa mản hay ko thỏa mãn nhu cầu đạo đứccủa con người. Ví dụ: Những tình cảm đạo đức cơ bản là: lương tâm, nghĩa vụ, tinh thần tập thể,tình bạn bè, sự kính trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô. Page 9+Tình cảm trí tuệ: liên quan đến sự thảo mãn hay ko thỏa mãn nhu cầu nhận thứccủa con ng. Ví dụ: Sự ham hiểu biết, sự ngạc nhiên, óc hoài nghi khoa học, sự tin tưởng… Hoặccụ thể hơn khi thừa nhận một định lý nào đó ta đều tìm cách chứng minh để thừa nhậntrước khi sử dụng tránh sự mập mờ, hoài nghi+Tình cảm thẩm mỹ: tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp .Ví dụ: những rung cảm trước những người đẹp, những loài hoa đẹp hoặc rung cảm,tự hào, xúc động với những vẻ đẹp của non sông, đất nước….+Tình cảm hoạt động: liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu thựchiện hoạt động.VD: qtrinh lđ, sx của nông dân+Tình cảm mang tính chất thế giới quan: là mức độ cao nhất của tình cảm con người.Nó bền vững, ổn định, có tính khái quát cao, có tính tự giác & tính ý thức cao trở thànhnguyên tắc trong thái độ & hành vi của cá nhân.Ví dụ: Tinh thần yêu nước của công dân Việt Nam, sự giúp đỡ về mặt vật chất vàtình thần của nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản trong trận động đất, sóng thầnCâu 9: Ý chí là gì? Khái niệm cấu trúc của hành động ý chí?liên hệ bản thân?1.Khái niệm ý chí.-Ý chí là mặt năng động của ý thức người đó, biểu hiện ở năng lực thực hiện nhữnghành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.-Các phẩm chất ý chí of nhân cách.+Tính mục đích: giúp con ng điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác+Tính độc lập:Cho phép con ng có k/n tự qđịnh & thực hiện h/đ theo nhữngqđiểm,niềm tin ko bị chi phối bên ngoài+ Tính độc lập: là năng lực quyết ịnh và thực hiện théo những quan điểm và niềm tincủa mình + Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơsơ xó sự suy nghĩ cân nhắc kỹ càng, chín chắn +Tính bền bỉ: Khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt mđích đề ra.+ Tính tự chủ: là khả năng làm chủ đc bản thân, biết kiềm chế những cảm xúc, tìnhcảm và hành vi bất lợi trong những tình huống cụ thể 2a. Hành động ý chí:Là hành động được điều chỉnh bằng ý chí của con người. Nói cách khác, hành độngý chí là hành động có ý thức, Có chủ tâm, Đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn, Thựchiện đến cùng để đạt mục đích đề ra.Page 10Ví dụ: Thầy Nguyễn Văn Ký dù bị tật nguyền nhưng bằng ý chí và nghị lực đã vươnlên để có thể viết chữ bằng chân và trở thành tấm gương thầy giáo giỏi vượt qua khókhăn.2b. Cấu trúc của hành động ý chíCấu trúc của hành động ý chí điển hình là một tiến trình thường có ba giai đoạn:– Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắccác khả năng khác nhau. Giai đoạn này gồm các khâu:+ Xác định mục đích, hình thành động cơ: Trong giai đoạn này con người ý thứcmột cách rõ ràng mục đích hành động của mình, hình thành động cơ và đấu tranh độngcơ để chọn lấy động cơ nổi bật.+ Lập kế hoạch hành động để đạt mục đích với những phương tiện và biện pháp cụthể.+ Quyết định hành động.– Giai đoạn thực hiện hành động: là giai đoạn chuyển từ quyết định hành động đếnthực hiện hành động, là sự thay đổi về chất, vì là sự chuyển biến từ ý thức đến việc thựchiện cụ thể, chuyển từ nguyện vọng đến hiện thực. Sự thực hiện quyết định hành độngcó thể diễn ra dưới hai hình thức:+ Hình thức hành động bên ngoài.+ Hình thức hành động ý chí bên trong– Giai đoạn đánh giá kết quả hành động: là giai đoạn con người xem xét, đốichiếu, nhìn nhận kết quả hành động với mục đích đề ra. Khi kết quả phù hợp với mụcđích thì hành động kết thúc, con người cảm thấy thoả mãn, hài lòng hoặc chưa thoả mãn,chưa hài lòng.Sự đánh giá kết quả hành động có thể trở thành tác nhân kích thích vàđộng cơ đối với hành động tiếp theo, giúp con người có những cố gắng mới để có nhữngthành công mới.Câu 10: Kỹ xảo là gì? Sao sánh kỹ xảo và thói quen?Nêu các quy luật hìnhthành kỹ xảo?1.KNKĩ xảo là hành động tự động hoá được hình thành một cách có ý thức, là hành độngtự động hoá nhờ luyện tậpVí dụ: Trượt băng nghệ thuật, người ngệ sĩ phải trải qua quá trình luyện tập lâu dàimới có thể trượt vững chắc trên băng và tạo những di chuyển đẹp. 2.SSKỹ xảo Thói quenGiống - Thói quen và kĩ xảo đều là hành động tự động hóa.- Cả hai đều có cơ sở sinh lý là hành động.- Con đường hình thành của thói quen và kĩ xảo thường thông qua kinh nghiệm hoặcPage 11trải nghiệm.- Thói quen và kĩ xảo mang tính chất lặp lại và sự thuần thục trong hành động.Khác + Mang t/c kỹ thuật+ Ít gắn với tình huống+ Có thể bị mai 1 nếu 0 luyện tập thg xuyên+ Chủ yếu là luyện tập có mục đích & có hệthống+ Được đánh giá về mặt kỹ thuật thao tác:kỹ xảo mới tiến bộ, kỹ xảo cũ lỗi thời+ Mang t/c nhu cầu nếp sống+ Luôn gắn vs những tình huống cụ thể+Bền vững, ăn sâu vào nếp sống+Hình thành bằng nhiều con đg kể cảcon đg tự phát+Được đánh giá về mặt đạo đức:có thóiquen tốt, thói quen xấu…3. Các quy luật hình thành kĩ xảoKĩ xảo hình thành bằng con đường luyện tập, do sự lặp lại một cách có mục đích, cóhệ thống các thao tác, dẫn đến sự củng cố và hoàn thiện hành động. Quá trình luyện tậpđể hình thành kĩ xảo diễn ra theo các quy luật sau đây:-Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kĩ xảo.Trong quá trình luyện tập, kĩ xảo hình thành theo các chiều hướng như sau:+Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau lại chậm dần.Ví dụ: Việc đánh máy vi tính khi mới luyện tập với vài ngón tay theo từng ngày thìcường độ sẽ nhanh dần, tuy nhiên so với tiến độ của công việc cần phải nhanh và chínhxác hơn nữa vì vậy chỉ với vài ngón tay sẽ làm cho kĩ xảo chậm dần đi so với nhữngngười đánh bằng mười ngón.+ Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nhấtđịnh thì nó lại tăng nhanh. Ví dụ: Việc đánh máy vi tính, chúng ta luyện tập đánh máy bằng mười ngón thaycho một hai ngón thì sẽ tiến bộ nhanh hơn.+ Có những trường hợp, khi bắt đầu luyện tập, sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sau đó tăngdần.Ví dụ: Những người khuyết tật, khi mới luyện tập viết chữ bằng chân, lúc đầu họcảm thấy cần phải nỗ lực viết để có thể theo kiệp những người xung quanh, nhưng quátrình luyện tập lâu dài họ cảm thấy nản dần, vì vậy tiến bộ tạm thời lùi lại, và nhờ vào sựủng hộ, cổ vũ của mọi người người xung quanh, họ dần quên đi mặc cảm, và phấn đấu,nỗ lực hết mình để đạt đến sự tiến bộ nhanh.-Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập.Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo chỉ có thể đem lại một kết quả cao nhất đối vớiphương pháp cụ thể ấy mà thôi. Kết quả cao nhất có thể đạt được của một phương phápcụ thể gọi là “đỉnh” của phương pháp đó. Nếu muốn đạt kết quả cao hơn nữa thì phảithay đổi phương pháp luyện tập .Page 12Ví dụ: Luyện giọng hát bè sẽ chỉ cho ta một kết quả nhất định về giọng, muốn cógiọng hát cao và luyến nhiều hơn thi cần phải thay ddooit phương pháp luyện tập.-Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo đã có và kĩ xảo mới.Trong quá trình luyện tập kĩ xảo mới, những kĩ xảo đã có ảnh hưởng rõ rệt đến sựhình thành kĩ xảo mới. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo hai chiều hướng sau đây:+Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kĩ xảo mới, làm cho kĩ xảo mớiđược hình thành dễ dàng hơn, nhanh hơn, bền vững hơn. Đó là hiện tượng di chuyển kĩxảoVí dụ: người đã biết đánh máy chữ thủ công thì sử dụng máy vi tính để soạn thảovăn bản sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn người chưa biết sử dụng máy chữ thủ công.+ Kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kĩ xảo mới. Đó là hiệntượng “giao thoa” kĩ xảo. Ví dụ, một người chơi bóng bàn giỏi thì khi chuyển sang chơi quần vợt thì nhữngđộng tác đã thành kĩ xảo khi chơi bóng bàn sẽ cản trở việc chơi quần vợt trong giai đoạnđầu.-Quy luật dập tắt kĩ xảoMột kĩ xảo đã được hình thành nếu không được luyện tập, củng cố và sử dụngthường xuyên thì sẽ suy yếu dần và rồi có thể bị mất hẳn Ví dụ: Giao tiếp bằng tiếng anh, nếu trong một thời gian dài không luyện tập vàcủng cố vốn từ vựng nhiều hơn nữa thì kĩ năng ấy sẽ suy yếu dần đi Câu 11:Trí nhớ là gì? Nêu các quá trình cơ bản của trí nhớ? Làm thế nào để cótrí nhớ tốt?1.KNTrí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thứcbiểu tượng, Bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó trong óc những cái mà conngười đã cảm giác, tri giác rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.Phân tích định nghĩa* Nội dung phản ánh: Trí nhớ phản ánh những sự vật, hiện tượng đã tác động vàogiác quan. * Sản phẩm của trí nhớ: Là những biểu tượng, là hình ảnh sự vật hiện tượng nảy sinhtrong óc khi không có sự tác động trực tiếp vào giác quan.2. Các quá trình của trí nhớa.quá trình ghi nhớGhi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ, là quá trình tạo nên dấu vết “ấn tượng” của đối tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có.Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm. Page 13Hiệu quả ghi nhớ phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành độngcủa cá nhân. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia ghi nhớ thành hai loại: ghi nhớ chủ đinh và ghi nhớ không chủ định.- Ghi nhớ không chủ định:Ghi nhớ không chủ định là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòihỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được nhớmột cách tự nhiên. VD: cảnh đẹp sẽ dễ dàng gây ấn tượng, bài hát hay sẽ dễ dàng học thuộc và bài họchay dễ dàng nhớ lâu…- Ghi nhớ có chủ định:Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo một mục đích đã đặt ra từ trước, nó đòi hỏisự nỗ lực ý chí nhất định, cũng như thủ thuật và phương pháp ghi nhớ xác định.VD: hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học…+ Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơngiản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần hiểu nộidung tài liệu. Ví dụ: hs nhớ bài bằng cách học vẹt. + Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trênsự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của nó, tức ghi nhớ trên cơ sở hiểuđược bản chất của nó. Ví dụ: Ôn tập khoa học, ôn tập một cách tích cực là cách ôn tậpghi nhớ ý nghĩa.b.quá trình giữ gìnQuá trình giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏnão trong quá trình ghi nhớ. Nếu không có sự giữ gìn thì không thể nhớ bền, nhớ chínhxác được. -Giữ gìn tiêu cực: là sự giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một cáchgiản đơn tài liệu cần ghi nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệunhớ đó.Ví dụ như luyện tập nhiều lần các động tác thể dục để nhớ nó. -Giữ gìn tích cực:là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong đầu tài liệuđã ghi nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó. Ví dụ như một người giữ gìn hình ảnhcủa cha mẹ trong đầu.c. quá trình tái hiệnTái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đẫ ghi nhớ và gìn giữtrước đây. Kết quả của quá trình ghi nhớ và gìn giữ được thể hiện trong quá trình nhậnlại, nhớ lại và hồi tưởng.- Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại. VD: Khi gặpmột người, biết là người quen đã từng gặp, nhưng không nhớ tên người đó.Page 14- Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng. Ví dụ: Sựcnhớ, chợt nhớ về một việc gì đó- Hồi tưởng là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. VD: Hồitưởng ký ức tuổi thơ, điều tra vụ án lâu năm…d. Sự quên- Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhấtđịnh. -Nguyên nhân: Có thể là do quá trình ghi nhớ, có thể là do quy luật ức chế của hoạtđộng thần kinh trong quá trình ghi nhớ, và do không gắn được hoạt động hàng ngày. - Quên cũng diễn ra theo các quy luật, trình tự nhất định.- Về nguyên tắc, quên cũng là một hiện tượng hợp lý hữu ích.3. Các biện pháp giúp có trí nhớ tốt:(1) làm ntn để ghi nhớ tốt:- phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê tài liệu ghi nhớ, có ýthức rõ ràng và xác định tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với tài liệu.- phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tính chấtnội dung của tài liệu.- Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, sử dụng các thao tác trí tuệ để ghinhớ tài liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với kinh nghiệm của bản thân.(2) Làm ntn để giữ gìn (ôn tập) tốt:- phải ôn tập một cách tích cực, là ôn tập bằng tái hiện là chủ yếu, theo trình tự:+ Cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần+ Tiếp đó tái hiện từng phần, đặc biệt là những phần khác+ Sau đó tái hiện toàn bộ tài liệu+ Phân chia tài liệu thành từng nhóm cơ bản+ Xác định mối liên hệ trong mỗi nhóm+ Xây dựng cấu trúc logic tài liệu dựa trên mối liên hệ trong mỗi nhóm- Phải ôn tập ngay, không để lâu.- ôn tập xen kẽ- có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.- Cần thay đổi hình thức & pp ôn tập(3) Làm ntn để hồi tưởng cái đã quên - phải lạc quan tin tưởng rằng nếu cố gắng ta sẽ hồi tưởng lại được. - Phải kiên trì hồi tưởng, khi hồi tưởng sai thì phải tìm ra biện pháp, cách thức mới.- cần đối chiếu, so sánh giữa hồi ức & tài liệu- ktra của tư duy, của trí tưởng tượng về quá trình hồi tưởng, về kết quả hồi tưởng.- Có thể sd sự liên tưởng nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng vấn đề gì đó.Câu 12: Nhân cách là gì? Các đặc điểm cơ bản của nhân cách?Theo em môitrường sống có vai trò ntn đối với sự hình thành nhân cách cá nhân?Page 151.KNNhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những quy luật tâm lý của cá nhân, biểu hiệnbản sắc giá trị xã hội của con người.3. Các đặc điểm cơ bản của nhân cácha, Tính thống nhất của nhân cách - Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tàicủa con người. VD: Trong lòng yêu nước có: yêu lao động, yêu con người, yêu quê hương đất nước,có tinh thần chống giặc ngoại xâm…- Trong nhân cách có sự thống nhất hài hòa giữa các cấp độ: Cấp độ bên trong cánhân,cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. VD: “ Nói đi đôi với làm”  thể hiện được sự thống nhất giữa ý thức với hoạt độngb/ Tính ổn định của nhân cáchNhân cách là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trongmỗi cá nhân; những đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội của cá nhân, quyđịnh xã hội làm người của mỗi cá nhân. Vì thế với đặc điểm nhân cách, các phẩm chấtnhân cách tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi. VD: Dân gian có câu: “ Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” Hay: “ Cái nết đánh chết vẫn còn” Thì đều thể hiện được tính ổn định của nhân cáchc/ Tính tích cực của nhân cách-Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Vì thếnhân cách mang tính tích cực. VD: Về việc sinh viên Học Viện Hành Chính tham gia vào các phong trào Đoàn,Hội… thì nhân cách của mỗi sinh viên vừa chịu tác động đồng thời tác động tới nhữngnhân cách khác cùng tham gia-Một cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt độngtrong những hình thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo cả chính bản thânmình. VD: Khi sinh viên tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội … thì họ vừa cải tạo đượcbản thân bằng cách học hỏi , tiếp thu…những điểm tốt từ nhiều nhân càch khác nhau,đồng thời vừa cải tạo được thế giới – đó là mọi người cũng học hỏi tiếp thu…nhữngđiểm tốt từ mình.-Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cánhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách. Page 16VD: thông qua quá trình hoạt động như vậy thì nhân cách của mỗi sinh viên sẽ đượcbộc lộ và người khác sẽ đánh giá được mình là người như thế nào. Đồng thời qua đó mỗingười đều có thể phát triển thêm nhiều mối quan hệ xã hội.d/ Tính giao lưu của nhân cáchNhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động vàtrong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Nhu cầu giao tiếp được đượcxem như là một nhu cầu bẩm sinh của con ngưi, con người sinh ra và lớn lên luôn cónhu cầu quan hệ giao tiếp với người khác, với xã hội. Thông qua giao tiếp con người gianhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh vực các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội.Đồng thời cũng qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệxã hội. Qua giao tiếp con người đóng góp các giá trị phẩm chất nghân cách của mìnhcho người khác, cho xã hội. VD: dân gian có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Hay: “Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”3,MTSMôi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự sinhhoạt và phát triển của con người.o Môi trường tự nhiên: gồm khí hậu, đất, nước, sinh thái phục vụ cho học tập, lao động,rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí o Môi trường xã hội: gồm các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa…Hoàn cảnh là môi trường nhỏ có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành pháttriển nhân cách cá nhân.Trong đó môi trường xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sựhình thành phát triển nhân cách.Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với nhân cách: một môi trườngxã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện văn hoá - tinh thần củaxã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực của nhân cáchphát huy. Ngược lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui chột đi, nếu môitrường xã hội không tạo điều kiện cho nó bộc lộ. Trong một chừng mực nào đó, điều nàykhông những làm cho nhân cách bị nghèo nàn, mà còn có thể dẫn tới sự phá vỡ nhâncách.Ví dụ: Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala đượcchó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủtrong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng haichân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy nói cho KamalaPage 17trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi18. Người ta đã được biết trên 30 trường hợp như vậy.Câu 13: tính cách là gì? Phân tích cấu trúc của tính cách?1. Tính cách là gì?Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm hệ thống thái độcủa nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tg ứng.Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường dùng từ “tính tình”, “tính nết” “tư cách” đểchỉ tính cách. Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”, “lòng”, “tinhthần”.Những nét tính cách xấu thường gọi là “thói” “tật”Tính cách mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất đồng thời cũng thể hiệntính độc đáo, riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân. Vì thế tính cách của cá nhân là sựthống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình với cái cá biệt. Tính cách của cánhân chịu sự chế ước của xã hội.2.Cấu trúc của tính cáchTính cách có cấu trúc rất phức tạp, bao gồm: hệ thống thái độ và hệ thông hành vi,cử chỉ, cách nói năng tương ứng.- Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm các mặt sau đây:+ Thái độ đối với tập thể và xã hội thể hiện qua nhiều tính cách như lòng yêu nước,yêu chủ nghĩa xã hội ; thái độ chính trị; tinh thần đổi mới; tinh thần hợp tác cộng đồng.+ Thái độ của con người đối với lao động thể hiện ở lòng yêu lao động, cần cù, có kỷluật, tận tâm với công việc,…+ Thái độ đối với mọi ng thể hiện ở những nét tính cách như lòng yêu thương conngưởi theo tinh thần nhân đạo, quý trọng con ngườ, có tinh thần đoàn kết tương trợ, tínhcởi mở, tính chân thành, thẳng thắn, công bằng….+ Thái độ đối với bản thân, thể hiện ở những nét tính cách như: tính khiêm tốn, lòngtự trọng, tinh thần tự phê bình…- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân : đây là sự thể hiện cụ thể rabên ngoài của hệ thống thái độ nói trên. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng rất đadạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Trong đó thái độ là mặt nội dung, mặt chủđạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách, chúngkhông tách rời nhau, thống nhất hữu cơ vơi nhau.Câu 14: Anh (chị) nhận thức ntn về năng lực cá nhân? Những nhận thức nàygiúp ích gì cho anh chị trong học tập?1. Năng lực cá nhân?a.Khái niệm năng lựcPage 18Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêucầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quảtốt.b.Đặc điểm của năng lực-Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà nó là tổ hợpnhững thuộc tính cá nhân. Ví dụ như người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cần sựphát âm tốt và sự phát triển của cơ quan thính giác; người họa sĩ cần sự phát triển của thịgiác, trí nhớ không gian…- Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiệncho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chínhhoạt động ấy- Năng lực là sản phẩm của lịch sử. Sự phân công và chuyên môn hóa lao động dẫnđến sự phân hóa và chuyên môn hóa năng lực người. Ví dụ: Gắn với sự phát triển củathời đại ngày nay,nhu cầu về năng lực về tin học là không thể thiếu.c . Các mức độ của năng lựcDựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm hoạt động, người ta phân biệt bamức độ phát triển của năng lực: năng lực, thiên tài, tài năng.- Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoànthành có kết quả một hoạt động nào đó (tốc độ và chất lượng hoạt động ở mức trungbình, nhiều người có thể đạt tới).- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạomột hoạt động nào đó.- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnhnhất trong h/đ of những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.2. Trong cuộc sống cũng như trong học tập năng lực rất cần thiết:-Một người không có năng lực hoặc năng lực kém sẽ khó khăn trong việc giải quyếtnhững vấn đề xảy ra xung quanh mình cũng như trong công việc.-Cá nhân tích cực học tập, rèn luyện sẽ có một năng lực đang kể.-Không phải bất cứ ai cũng có năng lực tốt, ngoài các yếu tố bẩm sinh di truyền thìhoàn cảnh môi trường sống, làm việc cũng là cơ sở để hình thành nên năng lực của mộtcá nhân.-Chúng ta phải rèn luyện tích cực, hoạt động được nhiều thì sẽ có thêm được nhiềunăng lực phục vụ các hoạt động khác.Ví dụ: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, các kỹ năng giao tiếp,…Page 19

Tài liệu liên quan

  • BÀI tập môn tâm lý học đại CƯƠNG BÀI tập môn tâm lý học đại CƯƠNG
    • 5
    • 23
    • 292
  • tìm hiểu tính tích cực học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường đại học trà vinh tìm hiểu tính tích cực học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường đại học trà vinh
    • 110
    • 6
    • 12
  • Nghiên cứu thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội Nghiên cứu thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội
    • 6
    • 4
    • 50
  • Đề cương ôn tập môn Tâm Lý Học Đại Cuơng Đề cương ôn tập môn Tâm Lý Học Đại Cuơng
    • 23
    • 23
    • 629
  • đề cương môn tâm lý học đại cương đề cương môn tâm lý học đại cương
    • 21
    • 11
    • 40
  • đề cương ôn tập môn tâm lý học đại cương đề cương ôn tập môn tâm lý học đại cương
    • 18
    • 3
    • 14
  • bài tập lớn môn tâm lý học đại cương: phân tích câu nói của napoleon: tôi thành công bởi vì tôi quyết chí thành công bài tập lớn môn tâm lý học đại cương: phân tích câu nói của napoleon: tôi thành công bởi vì tôi quyết chí thành công
    • 12
    • 10
    • 21
  • đề cương môn học - môn tâm lý học đại cương đề cương môn học - môn tâm lý học đại cương
    • 6
    • 2
    • 14
  • Sử dụng một số trắc nghiệm tâm lý như một phương pháp nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên khi học môn Tâm lý học đại cương Sử dụng một số trắc nghiệm tâm lý như một phương pháp nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên khi học môn Tâm lý học đại cương
    • 11
    • 970
    • 3
  • đề cương tâm lý học đại cương đề cương tâm lý học đại cương
    • 42
    • 1
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(70.01 KB - 21 trang) - đề cương môn tâm lý học đại cương Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Viên Phấn Có Phải Là Vật Chất Hay Không