Đề Cương ôn Tập Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Đề cương ôn tập môn Đường lối Cách mạng (có đáp án)
Đề cương ôn tập Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam được biên soạn và sắp xếp theo từng chương (từ chương 1 – 8). VnDoc.com xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập!
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối Cách mạng
Đề thi môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng năm học 2015 - 2016
Chương I. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1. Hoàn cảnh diễn ra hội nghị thành lập Đảng?
I/ Thế giới
1/ Cách mạng tháng Mười Nga thành công mở ra thời đại mới, “thời đại Cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
2/ Sự ra đời hình thức chủ nghĩa xã hội, quốc tế cộng sản được thành lập với nhiệm vụ giải phóng dân tộc các quốc gia bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới với giai cấp vô sản là nòng cốt.
II/ Trong nước
A/ Bối cảnh
1/ Tình hình đầu thế kỷ XX hết sức biến động, đặc biệt sau thế chiến thứ 1, Pháp là quốc gia thắng trận nhưng kinh tế gần như bị sụp đổ, để khôi phục nên kinh tế Pháp ra sức bọc lột các quốc gia thuộc địa để làm giàu cho chình quốc gia.
2/ Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị bí mật ra đời. Nhiều tờ báo có chủ trương cứu quốc cũng được thành lập tại khắp cả nước.
3/ Đầu năm 30 cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sụp đổ của Việt Nam Quốc dân Đảng. Đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
B/ Tổ chức cộng sản
1/ Cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập ở nước ta (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn).
2/ Sau khi ra đời ba tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở trong nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
3/ Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản lại hđ riêng rẽ, tranh giành ảnh hướng với nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến chia sẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của Cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước.
4/ Với tư cách là phái viên của quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản. Tham gia Hội nghị có 1 đại biểu của quốc tế cộng sản, 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
2. Nội dung Cương lĩnh chính trị?
I/ Hoàn cảnh ra đời
– 24-29, Phong trào chủ nghĩa yêu nước phát triển mạnh, giai cấp công nhân trở thành lược lượng chính trị độc lập.
– Cuối 29, 3 tổ chức cộng sản ra đời hđ riêng rẽ, phân tán, tranh giành quần chúng, ảnh hưởng xấu đến phong trào chung.
– 27/10/29. quốc tế cộng sản gửi thư cho những người cộng sản đông dương yêu cầu thành lập 2 Đảng thống nhất ở Đông Dương.
Nguyễn Ái Quốc được quốc tế cộng sản ủy nhiệm triệu hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành 1 đảng.
– 6/1 – 7/2/30. Hội nghị thành lập Đảng được tổ chức tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chính cương vắn tắt, sách lược tóm tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt và lời kiêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
II/ Nội dung
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng (gồm các văn kiện: chánh cương văn tắt của đảng; sách lược vắn tắt của đảng, chương trình tóm tắt của đảng)
A/ Phương hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền Cách mạng và thổ địa Cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đấy là con đường cứu nước mới, khác với những chủ trương, những con đường cứu nước của những nhà yêu nước đương thời đã đi vào bế tắc và thất bại. Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội giúp giải phóng dân tộc gắn liên vs giai cấp, con người, xã hội, hợp xu thế thời đại.
B/ Nhiệm vụ của Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa Cách mạng
1/ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; chính phụ C-N-B, tổ chức quân đội công nông.
2/ Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho CP C-N-B quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.
Mở mang CN & NN; thi hành luật ngày làm 8h.
3/ Về văn hóa-XH: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa
=> Những vấn đề Cách mạng trên đây bao gồm 2 nội dung; dân tộc, dân chủ. Trong đó nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. xuất phát từ đặc điểm của chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đây chính là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Sự kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến đã khẳng định tính toàn diễn, triệt để của đường lối cách mạng Việt Nam. Những nhiệm vụ đó là biểu hiện sinh động của việc kết hợp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
4/ Về lực lượng Cách mạng:
– Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày ngheo thổ địa Cách mạng, Đánh đổ bọn địa chủ và phong kiến.
– Phải làm cho các đoạn thể thợ thuyền và dân cày khỏi ở dưới quyền và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.
– Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông. Đề họ kéo họ đi vào phe VS giai cấp. Đv phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam, mà chưa rõ phản Cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mời làm cho họ đứng trung lập rồi mới đưa vào phe vô sản giai cấp. Bộ phận nào đã ra mắt phản Cách mạng thì phải đánh đổ.
– Chính sách mềm mỏng, linh hoạt, đúng đắn, sáng tạo so với quốc tế cộng sản lãnh đạo. Hiểu rõ về thái độ CT của tất cả giai cấp, hiểu rõ sử phân hóa giai cấp; Nguyễn Ái Quốc thu phục được tất cả các giai cấp tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
C/ giai cấp lãnh đạo Cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản. (trên cơ sở lực lượng công nông, Đảng là đội tiền phong lãnh đạo.
=> Nhìn thấy vai trò trong giai cấp công nhân, thấy rõ vai trò của Đảng Cộng sản).
D/ Quan hệ với pt Cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận ò Cách mạng thế giới, phải liên lạc với các dt bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
=> Đấu tranh vì hòa bình thế giới.
III/ Ý nghĩa
1/ Lý luận:
+ Chấm dứt được sự khủng hoảng trong đường lối lãnh đạo Cách mạng Việt Nam.
+ Nêu lên những vấn đề rất cơ bản về đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Chấm dứt được sự khủng hoảng và giai cấp lãnh đạo của Cách mạng Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo Cách mạng Đảng là đội tiền phong.
+ Là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo => vận dụng Cách mạng ML + Việt Nam.
+ Nhờ sự thống nhất và cương lĩnh đúng đắn nên ngay từ khi mới ra đời đã quy tụ được giai cấp công nhân và toàn dân tộc => Lực lượng Cách mạng mới dựa trên liên minh công nông.
+ Tranh thủ sức mạnh thế giới + sức mạnh dân tộc + sức mạnh thời đại.
2. Thưc tiễn:
+ Từ khi có cương lĩnh giúp cho đất nước thực hiện thành công của Cách mạng T8, TC kháng chiến chống pháp, Mỹ.
+ Bài học: kiên định ĐLDT + chủ nghĩa xã hội; đk dt để thực hiện thắng lợi…; quan hệ quốc tế.
3. Ý nghĩa sự ra đời của Cương lĩnh chính trị?
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.
Đường lối lãnh đạo là một trong những vấn đề chiến lược của mỗi Đảng cầm quyền. Xác định được điều đó, ngay từ khi ra đời, tại hội nghị thành lập Đảng, các đại biểu đã thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt, đó được coi như là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Mặc dù còn sơ lược, vắn tắt nhưng nó đã khẳng định tính đúng đắn sáng tạo khoa học và trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta trong mọi thời kì cách mạng và đặc biệt có giá trị trong thời đại ngày nay!
Trước hết chính cương lĩnh khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa, tức là đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng ruộng đất, vì vậy nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội tiếp tục, kiên trì con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là không thay đổi chiến lược cách mạng, không xa rời nguyên lí của Chủ nghĩa Mác Lê nin mà làm cho nhiệm vụ ấy thực hiện có hiệu quả, vận động theo tiến trình của lịch sử và dân tộc.
Cương lĩnh cũng khẳng định lực lượng cách mạng là công nhân nông dân, tiểu tưu sản trí thức. Đối với phú nông trung nông hoặc tư sản thì phải lôi kéo lợi dụng họ hoặc ít nhất là làm cho họ trung lập!Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, bên cạnh liên minh công nông làm nền tảng, chúng ta cần phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết của cả dân tộc, trong đó có mọi thành phần xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp để tiến nhanh tiến mạnh vào thời đại. Điều đó cũng có nghĩa là phải nâng cao dần trình độ của công-nông trong thời đại mới để họ làm chủ tư liệu sản xuất, bên cạnh đó phát triển đội ngũ trí thức học sinh sinh viên bởi đây là nguồn lực để phát minh cũng như tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nhân loại trong thời đại mới;tiếp tục phát huy nguồn vốn và sự tranh thủ sự ủng hộ của các nhà tư sản lớn đề có thể tạo nội lực tổng hợp.
Cương lĩnh cũng khẳng định Đảng cộng sản – đội tiên phong của giai cấp vô sản-giữ vai trò lãnh đạo. Điều này có vai trò quan trọng trong việc chống âm mưu diễn biến hoà bình, trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều phức tạp với các cuộc bạo loạn lật đổ, đảo chính!Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng không chỉ tạo nên một nền chính trị hoà bình ổn định mà còn tạo nên điều kiện cơ bản từ đó phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài!Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng một Đảng lãnh đạo chính là tuân thủ nghiêm ngặt nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lê nin trong thời đại mới.
Bên cạnh đó Cương lĩnh khẳng định Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vì vậy phải đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đây phải chăng cũng chính là cơ sở mà sau này được Đảng ta kế thừa và phát huy:Việt Nam muốn làm bạn với tấ cả các nước trên thế giới trong thời đại mới, bên cạnh đó chúng ta tích cực hội nhập thế giới, góp phần tiếng nói của mình trong phong trào cách mạng thế giới, đoàn kết tương trợ trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Như vậy dù còn rất vắn tắt sơ lược nhưng Cương lĩnh chính trị đã khẳng định tính đúng đắn trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và đặc biệt có ý nghĩa lâu đai trong tiến tình vận động cách mạng của Đảng ta nhất là trong thời đại ngày nay.
4. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?
– Đảng Cộng sản ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và gia cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
– Là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên trường đấu tranh quyết liệt tại Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX.
– Là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – LN + PT yêu nước + PT công nhân ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng ra đời là 1 bước nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam.
– Việc thành lập đảng là 1 bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.
+ Mở ra 1 thời đại mới trong lịch sử dân tộc, từ đây Cách mạng Việt Nam đã đặt dưới sự chỉ đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, 1 đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin có đường lối Cách mạng khoa học và sáng tạo có tổ chức chặt chẽ đội ngũ kiên trung.
+ Đồng thời từ đây giai cấp công nhân Việt Nam có 1 bộ tham mưu của GC và DT lãnh đạo Cách mạng, đánh dấu sự chiến thắng của CN M-LN đối với trào lưu phi VS.
=> Đảng ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước ở nước ta suốt mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
– Trong CLCT đầu tiên Đ đã vạch rõ đường lối chiến lược, nhiệm vụ lực lượng và nhân tố quyết định sự thắng lợi của CN Việt Nam, những vấn đề này thì trước 1930 các vị tiền bối của ta chưa thấy được.
– Đảng ra đời Cách mạng Việt Nam thực sự trở thành 1 bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới và đồng thời Cách mạng Việt Nam cũng góp cho kho tàng lí luận của của Cách mạng giải phóng dân tộc thế giới về những kinh nghiệm của Cách mạng ở Việt Nam.
– Đảng ra đời dưới yêu cầu khách quan của lịch sử. mở ra một bước ngoặc lớn cho Cách mạng Việt Nam với cương lĩnh đúng đắn, đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho thắng lợi của Cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 75 năm qua.
Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)
1. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng giai đoạn 1939 – 1945?
I/ Hoàn cảnh lịch sử:
* Trong nước :
Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm cộng sản, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người.
Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất tàn bạo, thủ tiêu quyền tự do, dân chủ giành được trong thời kỳ 1936-1939…
Lợi dụng Pháp đầu hàng Đức, ngày 22-9-1940 phát xít Nhật tấn công Lạng Sơn rồi đổ bộ vào Hải Phòng.
Ngày 23-9-1940, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật.
Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
* Thế giới:
+ Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Tháng 6-1940, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức.
– Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
– Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được từng bước hoàn chỉnh qua ba hội nghị:
+ Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939) mở đầu sự chuyển hướng.
+ Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 7 (11-1940) tiếp tục bổ sung nội dung chuyển hướng
+ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) hoàn chỉnh nội dung chuyển hướng.
II/ Nội dung cơ bản chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
+ Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp – Nhật. Ban Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức”…
+ Thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (còn gọi là Việt Minh) để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc thay cho hình thức mặt trận trước đó; đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc
+ Xác định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại; ra sức phát triển lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang), xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng.
+ Xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.
+ Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ cho cách mạng và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
=> Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhận thức nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên cao hơn hết thảy, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng là tinh thần chung của quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
III/ Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
– Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được hoàn chỉnh góp phần giải quyết mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, đưa đến những chủ trương, sự chỉ đạo đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó.
– Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giúp cho nhân dân ta có đường hướng đúng để tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
– Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giúp công tác chuẩn bị giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong cả nước, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền.
+ Lực lượng cách mạng đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh của quần chúng.
+ Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm cơ sở đưa tới sự ra đời của Việt Nam Giải phóng quân sau này.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương cũng chỉ đạo việc lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng.
2. Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945)
I/ Hoàn cảnh:
+) Thế giới :
- Tháng 9/1939: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
- Năm 1940 : Đức tấn công Pháp.
- Tháng 6/1941 : Đức tấn công Liên Xô.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc, chiến thắng nghiêng về phía phe Đồng minh => Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn.
+) Trong nước :
- Thi hành chính sách thời chiến phản động.
- Đàn áp phong trào cách mạng.
- Thực cảnh một cổ hai tròng.
- Các hội nghị 6 7 8.
- Nhật – Pháp mâu thuẫn gay gắt => 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp.
=> Liên hệ: Thế giới ảnh hưởng đến trong nước?
II/ Nội dung: có 5 nội dung
- Nhận định tình hình: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương => khủng hoảng chính trị sâu sắc => Tổng khởi nghĩa chín muồi.
- Xác định kẻ thù: sau đảo chính => phát xít Nhật là kẻ thù chính.
- Chủ trương: Phát động một cuộc cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, là tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
- Phương châm đấu tranh : Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.
- Đẩy nhanh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền toàn bộ: Giữa tháng 3/1945 cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và phong phú về nội dung cũng như hình thức.
III/ Ý nghĩa :
– Chủ trương đúng đắn, khoa học, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
– Thể hiện năng lực của Đảng, nắm bắt thời cơ và đưa ra đường lối phù hợp.
– Làm kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng.
– Thể hiện nhận định sang suốt, có những chủ trương kiên cường và kịp thời
– Là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho nhân dân ta.
– Từng bước xây dựng vũ trang.
– Mặt trận Việt Minh ra đời.
Chương III. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
1. Đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)
I/ Hoàn cảnh lịch sử:
+ Tháng 11/46 Pháp tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn và độ bộ vào Đà Nẵng.
+ 18/12/46, Moclie gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.
+ 19/12/46: hội nghị ban chấp hành trung ương đảng họp tại làng Vạn Phúc hạ quyết tâm toàn dân kháng chiến.
+ Rạng sáng 20/12/46, HCM ra lời kiêu gọi toàn cuốc kháng chiến.
1/ Thuận lợi:
+ Ta chiến đấu để bảo vệ nên độc lập tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên ta có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
+ Ta cũng có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu về dài ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược.
+ Trong khi đó, Thực dân Pháp có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ khắc phục được ngay.
2/ Khó khăn:
+ Tương quan lực lượng quân sử yếu hơn địch, ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ.
+ Còn quân pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được 2 nước lào, Campuchia và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
II/ Quá trình hình thành đường lối
+ 19/10/46. Hội nghị QS toàn quốc lần thứ nhất do TBT Trường Chinh chủ trì, HN đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tt và tổ chức để quân dân sẵn sàng đánh giặc.
+ 5/11/46, trong chỉ thị công việc khẩn cấp bấy giờ, HCM đã lên những việc có tâm chiến lực, toàn cục khi bước vào kháng chiến.
III/ Các văn kiện cơ bản thể hiện đường lối
1/ Toàn dân kháng chiến của trung ương Đảng (12/12/46).
2/ Lời kiêu gọi toàn cuốc kháng chiến của HCM (19/12/46).
3/ Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của TBT Trường Chinh (1947).
IV/ Nội dung
1/ Mục đích kháng chiến: Đánh phản động thực dân pháp xâm lược; Giành thống nhất và độc lập.
2/ Tính chất kháng chiến: cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc Chiến tranh cách mạng của nhân dân, toàn dân, toàn diện, có tính chất dân tộc giải phóng và đổi mới
3/ Chính sách kháng chiến:
– liên hợp với dân tộc pháp, chống phản động Thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến…phải tự cấp, tự túc về mọi mặt.
4/ Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: “đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí… động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiền toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, giàng quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc. cùng cố chế độ cộng hòa dân chủ…tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tư túc…”
5/ Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
A/ Kháng chiến toàn dân
+ Vì sao?- do tương quan lực lượng, ta yếu hơn địch(kinh tế, QS, pt)
– Nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chưa có viễn trợ của các nước nên phải tự lực, phát huy yếu tố chủ quan
+ Ntn? Bất kì đàn ông, đàn bà không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Thực dân Pháp.
B/ Kháng chiến toàn diện
+ Vì sao?-Thực dân Pháp xâm lược nước ta trên các lĩnh vực buộc ta phải đấu tranh PHÁP trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa – xã hôi, quân sự
– Vì ta tập trung lực lượng toàn dân nên phải kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực
+ Như thế nào (pt về ct, qs, kinh tế, ng, văn hóa)
C/ Kháng chiến lâu dài: có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi nhân hòa” của ta, từ yếu thế thành thắng thế. (vs?)
D/ Dựa vào sức chính mình:
+ VS? – phát huy yếu tố chủ quan trong nước, không chơ sự viện trợ bên ngoài
– Chưa được các nước công nhân => chưa được viện trợ
6/ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định phải thắng lợi.
V/ Ý Nghĩa
1/ Lý luận:
+ Vạch ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, kế thừa được kinh nhiệm của tổ tiên, phù hợp với thực tế đất nước
+ Ra đời sớm nên tập hợp được nhân dân
+ Kế thừa đúng các nguyên lý CT Cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin
2/ Thực tiễn:
+ Giám định trong các đô thị, sớm giành được thắng lợi: VB (47), biên giới (50)
+ Đường lối đúng đắn như vậy góp phân thắng lợi chiến thắng Thực dân Pháp và chiến dịch ĐBP 54.
2. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 – 1968)
I/ Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1965-1968
+ Từ đầu năm 1965, đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ và các nước chư hầu vào miền nam, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn.
+ Đồng thời, hùng hổ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền bắc
+ Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên phạm vi toàn quốc.
1/ Thuận lợi:
+ Ở miền bắc, đã có thành tựu ban đầu trong cuộc xd chủ nghĩa xã hội, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mt về kinh tế, văn hóa
+ Ở miền Nam, 3 “chổ dựa” của “CT đặc biệt”: nguy quân, nguy quyền; ấp chiến lược và đồ thị đều bị quân ta tấn công liên tục => phá sản
2/ Khó khăn:
+ Việc đế quốc Mỹ đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hâu vào trực tiếp xâm lược miền nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.
+ Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và không có lợi cho Cách mạng Việt Nam
=> Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc XĐ quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm đánh giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc.
II/ Quá trình hình thành và nội dung đường lối
+ Hội nghị TW Đảng lần thứ 9 (11/63) xđ quan điểm quốc tế, hướng HĐ đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Hội nghị tiếp tục khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi đôi. Đối với miền Bắc, trách nhiệm là căn cứ địa, hậu phương đối với Cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch
+ Hội nghị TW lần thứ 11 (3/65) và lần thứ 12 (12/65) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả nước.
1/ Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: TWĐ cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền nam vẫn là 1 cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuận về chiến lược, từ sự phân tích và nhận định đó. TWĐ quyết định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ nam chí bắc
2/ Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”
3/ Phương châm chỉ đảo chiến lược: tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng cả 2 miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền nam
4/ Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền nam:
– Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công
– Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh QS kết hợp với đấu tranh CT, triệt để vận dụng ba mũi giáp công, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược
5/ Tư tưởng chỉ đạo đối với miền bắc: chuyển hướng xây dựng kinh tế, tiếp tục xây dựng miền bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nông dân, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “CT bố cục” ra cả nước
6/ Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền nam là tiền tuyến lớn, miền bắc là hậu phương lớn. bảo vệ miền bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền bắc là xã hội chủ nghĩa là hậu phương vựng chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền nam càng đánh càng mạnh, hai nhiệm vu trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xậm lược”.
III/ Ý nghĩa đường lối
1/ Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần Cách mạng tiến công, độc lập tự chủ, sự kiên trì mặt trân giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta
2/ Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cơ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.
3, Đó là DL chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
3. Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám?
4. Hoàn cảnh của Cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
......
Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải tài liệu đầy đủ TẠI ĐÂY về tham khảo.
Từ khóa » đề Cương Môn đường Lối Cách Mạng Của đảng Csvn
-
Bản Chuẩn đề Cương đường Lối Cách Mạng đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Đề Cương đường Lối - SlideShare
-
Đề Cương ôn Tập Đường Lối Cách Mạng Của Đảng ... - Học Luật OnLine
-
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Đường Lối Cách Mạng Của Đảng ...
-
(PDF) ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ...
-
[PDF] Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG Câu 1 - StuDocu
-
Đề Cương Học Phần Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt ...
-
[PDF] Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Ctump
-
Đề Cương Môn Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam ...
-
Đề Cuơng Tóm Tắt Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt ...
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG - 123doc
-
[PDF] Chương Mở đầu - Khoa Lý Luận Chính Trị
-
Đề Cương ôn Tập Môn Đường Lối Cách Mạng Của ĐCSVN
-
Đề Cương ôn Tập đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam Có đáp án
-
[PDF] Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
[PDF] Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam