Đề Cương ôn Tập Học Kì 1 Môn Sinh Học Lớp 12 Năm 2021 - 2022

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Cơ chế di truyền và biến dị

- Nhận ra được đặc điểm của mã di truyền.

- Nhận ra được khái niệm đột biến dị bội, đa bội.

- Xác định được hoạt động của operon lac khi môi trường có và không có chất cảm ứng.

- Xác định được vai trò của các dạng đột biến cấu trúc NST.

- Xác định được trình tự nucleotit của mARN khi biết trình tự nucleotit của mạch gốc của gen.

- Xác định được loại đột biến gen khi biết số liên kết hidro bị thay đổi sau đột biến.

- Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1 ở phép lai hai cơ thể đột biến số lượng NST.

1.2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền

- Nhận ra khái niệm phép lai phân tích, phép lai thuận nghịch.

- Nhận ra mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

- Xác định cơ sở tế bào học của quy luật di truyền liên kết với giới tính.

- Sự khác nhau trong thí nghiệm của Moocgan tìm ra qui luật liên kết gen và hoán vị gen.

- Xác định đặc điểm của di truyền ngoài nhân.

- Xác định được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời bố, mẹ khi biết kết quả ở đời con trong quy luật phân li độc lập và tương tác gen.

1.3. Di truyền học quần thể

- Xác định được tần số của các alen, tần số kiểu gen ở quần thể tự thụ phấn và quần thể ngẫu phối.

- Xác định được cấu trúc của quần thể ngẫu phối sau một thế hệ khi đã biết tần số của một alen.

- Xác định quần thể đạt trạng thái cân bằng.

- Xác định được tần số của các alen, tần số kiểu gen ở quần thể đạt trạng thái cân bằng.

1.4. Ứng dụng di truyền học

- Nhận ra khái niệm ưu thế lai

- Xác định được tạo giống bằng phương pháp gây đột biến áp dụng phổ biến ở đối tượng nào?

- Nhận ra đặc điểm của thể truyền.

- Xác định được thành tựu tạo giống nhờ công nghệ tế bào, công nghệ gen.

- Xác định được phép lai tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất khi biết kiểu gen của cặp bố mẹ.

- Xác định được số phát biểu đúng/sai khi nói về tạo dòng thuần hoặc trong kỹ thuật di truyền.

1.5. Di truyền học người

- Nhận ra bệnh thuộc di truyền phân tử và di truyền tế bào.

- Nhận ra khái niệm liệu pháp gen.

- Xác định được phương pháp nhận biết một số hội chứng do đột biến NST của người.

- Xác định được cơ chế sinh con bị hội chứng Đao và con bị claipfentơ (XXY).

2. Bài tập ôn tập

Câu 1) Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A. Anticodon. B. Gen

C. Mã di truyền. D. Codon.

Câu 2) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở

A. tế bào chất. B. ribôxôm.

C. ti thể. D. nhân tế bào.

Câu 3) Câu nào sau đây là đúng nhất?

A. ADN được chuyển đổi thành các axit amin của prôtêin.

B. ADN chứa thông tin mã hoá cho việc gắn nối các aa để tạo nên prôtêin.

C. ADN biến đổi thành prôtêin.

D. ADN xác định aa của prôtêin.

Câu 4) Dạng thông tin di truyền trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là

A. ADN. B. mARN.

C. rARN. D. tARN.

Câu 5) ARN là hệ gen của

A. vi khuẩn.

B. virut.

C. một số virut.

D. ở tất cả các tế bào nhân sơ.

Câu 6) Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong

A. mạch bổ sung của gen

B. mạch mã gốc của gen

C. phân tử mARN

D. phân tử tARN

Câu 7) Trong 64 bộ ba thì số bộ ba mã hoá cho 20 loại aa là

A. 61 B. 62

C. 63 D. 64 Câu 8) Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?

A. rARN. B. tARN.

C. mARN. D. Cả 3 loại

Câu 9) Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự các nu được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung là AGXTTAGXA ?

A. AGXUUAGXA.

B. UXGAAUXGU.

C. TXGAATXGT.

D. AGXTTAGXA.

Câu 10) Phiên mã là quá trình

A. tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

B. nhân đôi ADN

C. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ.

D. truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.

Câu 11) Các côdon nào sau đây không mã hoá aa (côđon vô nghĩa)?

A. AUG,UAA,UXG.

B. AAU,GAU,UXA.

C. UAA,UAG,UGA.

D. XUG,AXG,GUA

Câu 12) Codon nào sau đây không là codon kết thúc?

A.5’-UAG-3’ B. 5’-UAA-3’

C.5’-UGA-3’ D. 5’-UGG-3’

Câu 13) Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?

A. phiên mã và tổng hợp chuỗi polypeptit.

B. tổng hợp chuỗi polypeptit và loại bỏ axit amin mở đầu.

C. hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi polypeptit.

D. phiên mã và hoạt hoá axit amin

Câu 14) Trong cơ chế điều hoà biểu hiện của gen ở TB nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là

A. gắn các prôtêin ức chế làm cản trở hoạt động enzim phiên mã.

B. quy định tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành,

C. tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng điều hoà.

D. tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.

Câu 15) Trong mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã là

A. vùng khởi đầu.

B. vùng mã hoá.

C. vùng khởi đầu và vùng mã hoá.

D. vùng khởi đầu,vùng mã hoá và vùng kết thúc.

Câu 16) Ở sinh vật nhân sơ, điều hoà gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn

A. trước phiên mã.

B. phiên mã.

C. dịch mã.

D. trước phiên mã và dịch mã.

Câu 17) Thể đột biến là cơ thể

A. mang gen đột biến lặn ở trạng thái dị hợp.

B. có bộ NST bị thay đổi.

C. mang gen đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.

D. có kiểu hình mới.

Câu 18) Dạng đột gen nào sau đây có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho rằng đột biến xảy ra ở giữa gen?

A. Mất hoặc thêm 1 cặp nu.

B. Thay thế 1 bộ ba nu này bằng 1 bộ ba nu khác.

C. Thay thế 1 cặp nu.

D. Thay thế 2 cặp nu trong cùng 1 bộ ba.

Câu 19) Sử dụng 5Brôm Uraxin để gây đột biến dạng

A. mất 1 cặp nu A-T.

B. thay thế cặp A-T thành G- X.

C. thay thế cặp G- X thành A- T.

D. thêm 1 cặp G- X.

Câu 20) Đột biến NST gồm các dạng

A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

B. thêm đoạn và đảo đoạn NST.

C. lệch bội và đa bội.

D. đa bội chẳn và đa bội lẻ.

Câu 21) Đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc giảm sức sống?

A. Chuyển đoạn nhỏ. B. Mất đoạn.

C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.

Câu 22) Đột biến mất đoạn NST thường gây hậu quả

A. mất khả năng sinh sản của SV.

B. chết hoặc giảm sức sống ở SV.

C. giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

D. tăng lượng sản phẩm của gen trên NST.

Câu 23) Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng dạng ĐB

A. lặp đoạn.

B. đảo đoạn

C. mất đoạn nhỏ

D. chuyển đoạn NST.

Câu 24) Hiện tượng ĐB cấu trúc NST do

A. đứt gãy NST.

B. đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.

C. trao đổi chéo không đều.

D. cả B vàC.

Câu 25) Ở ruồi giấm có 2n = 8 có bao nhiêu loại thể ba nhiễm được hình thành?

A. 8 B. 2

C. 6 D. 4

Câu 26) Rối loạn phân li của toàn bộ NST trong giảm phân ở tất cả các tế bào sinh dục sẽ tạo ra

A. giao tử n và 2n

B. giao tử n.

C. giao tử 2n và 3n.

D. giao tử 2n.

Câu 27) Dạng đột biến nào sau đây ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt?

A. Đột biến cấu trúc NST.

B. Đột biến gen.

C. Đột biến lệch bội

D. Đột biến đa bội.

Câu 28) Tỉ lệ kiểu gen của thế hệ sau khi cho AAaa tự thụ phấn là

A. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa :8Aaaa:1aaaa

B. 1AAAa :5AAaa: 5Aaaa: 1aaaa.

C. 1AAAA: 18AAaa: 8AAAa: 8Aaaa: 1aaaa.

D. 1AAAa: 2AAaa: 1Aaaa.

Câu 29) Cơ chế phát sinh ĐB số lượng NST là do

A. rối loạn quá trình nhân đôi của NST.

B. rối loạn quá trình trao đổi chéo của NST ở kì trước của phân bào.

C. sự phân li không bình thường của 1 cặp hoặc 1 số cặp NST ở kì giữa của phân bào.

D. sự phân li không bình thường của 1 cặp hoặc nhiều cặp NST ở kì sau của phân bào.

Câu 30) Một loài sinh vật có bộ NST 2n=18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là

A. 19. B. 20.

C. 16. D. 17.

Câu 31) Phép lai nào sau đây cho đời con co tỉ lệ 100% kiểu hình lặn ?

A. Bố : AA x Mẹ AA.

B. Bố : AA x Mẹ aa.

C. Bố : aa x Mẹ AA.

D. Bố : aa x Mẹ aa.

Câu 32) Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai ?

A. Chỉ biểu hiện một trong 2 kiểu hình của bố mẹ .

B. Biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ .

C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

Câu 33) Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội có KG là Aa, thu được tỉ lệ KG là ?

A.. AA :Aa. B. Aa :aa

C. Aa . D. aa

Câu 34) Kêt quả thực nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về KG luôn đi đôi với tỉ lệ KH 3 : 1 khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng ?

A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau .

B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau .

C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1 .

D.Thể đồng hợp cho 1 loai giao tử;thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1: 1.

Câu 35) Mẹ có nhóm maú B, con trai có nhóm máu O.Người có nhóm máu nào dưới đây không thể là cha đứa bé:

A.nhóm máu A B.nhóm máu B

C.nhóm máu O D.nhóm máu AB

Câu 36) Điều kiện nào dưới đây không phải là nghiệm đúng cho quy luật phân ly của Menden:

A.bố mẹ phải thuần chủng

B.tính trội phải trội hòan tòan

C.phải phân tích trên 1 lượng cá thể lớn

D.tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định

Câu 37) Quy luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

A.các gen phân ly ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh

B.biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở lòai giao phối

C.hóan vị gen

D.đột biến gen

Câu 38) Với n cặp tính trạng do n cặp gen chi phối tồn tại trên n cặp NST thì số lọai kiểu hình tối đa ở đời sau là :

A.2n B. 3n

C.4n D. cả A và B

Câu 39) Có thể có kiểu gen AaBbEe qua giảm phân sẽ cho các loại giao tử là

A. ABE, abe

B. ABE, AbE, aBE, abe

C. AA, BB, EE, aa, bb, ee

D. ABE, ABe, AbE, aBE, Abe, aBe, abE,abe

Câu 40) Ở đậu Hà Lan:A: hạt vàng, a:hạt xanh,B :vỏ trơn,b:vỏ nhăn.Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.Cho đậu hạt vàng trơn giao phấn với cây hạt xanh nhăn thu được F1 có số cây hạt xanh nhăn chiếm tỉ lệ 25%.Kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A.AABB x aabb B.AaBb x aabb

C.AaBB x aabbb D.AABb x aabbb

---{Để xem nội dung từ câu 41 - 77 phần bài tập ôn tập của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập xem online hoặc tải về}---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021 - 2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!

Từ khóa » Tổng ôn Kiến Thức Sinh 12 Học Kì 1