Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn ngữ văn lớp 8, tài liệu bao gồm 25 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I/ PHÂN MÔN VĂN

Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam

Yêu cầu:

1/ Văn bản thơ:

- Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.

- Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

2/ Văn bản nghị luận:

  1. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu

- Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.

- Khác về mục đích:

+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.

+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.

+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

+ Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.

- Khác về đối tượng sử dụng:

+ Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.

+ Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

  1. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.

- Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi,… đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.

- Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo,… cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)

  1. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” - Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.

- Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đựơm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng.

- Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng

+ Ở “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.

- Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.

- Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.

  1. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).

II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT:

1. Các kiểu câu

Yêu cầu: Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu => vận dụng vào việc viết câu, dựng đoạn, bài văn.

  1. Hành động nói:
  2. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
  3. Các kiểu hành động nói

- Hỏi

- Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến…)

- Điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức, …)

- Hứa hẹn.

- Bộc lộ cảm xúc.

  1. Cách thực hiện hành động nói:

- Cách dùng trực tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó).

- Cách dùng gián tiếp (hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính không phù hợp với hành động đó).

  • Yêu cầu: Nắm khái niệm và các kiểu hành động nói; xác định hành đông nói và cách dùng hành động nói trong ngữ cảnh nhất định.
  1. Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại; ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ giao tiếp:
  2. Khái niệm vai xã hội trong hội thoại:

- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.

- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:

+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);

+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).

  1. Chọn cách nói cho phù hợp với vai thoại.

Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

  1. Lượt lời trong hội thoại:

- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

- Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

  1. Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.

HS cần nắm được những tác dụng sau:

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

  1. Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
  • Yêu cầu: Biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập và xem lại các dạng bài tập đã làm (câu chia theo mục đích nói, vai xã hội và lượt lời trong hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu, chữa lỗi diễn đạt lô-gíc).

III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:

1.Thuyết minh:

Giới thiệu một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh lam thắng cảnh.

  • Danh lam thắng cảnh:

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó).

c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…

  • Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm

b/ Thân bài:

- Nguyên liệu

- Cách làm

- Yêu cầu thành phẩm

c/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.

  1. Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận à vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn).
  • Chứng minh:

- Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.

- Dàn ý

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh

b/ Thân bài:

- Giải thích vấn đề (khi cần thiết): giái thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng …

- Đưa dẫn chứng chứng minh các khía cạnh của vấn đề (D/c theo trình tự hợp lí)

+ Dẫn chứng 1 (D/c lịch sử)

+ Dẫn chứng 2 (D/c thực tế)

+ Dẫn chứng 3 (D/c thơ văn)

c/ Kết bài:

- Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa).

- Rút ra bài học cho bản thân.

  • Giải thích:

- Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người (nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng)

- Dàn ý:

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

b/ Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của vấn đề: giảii thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng (trả lời câu hỏi là gì? thế nào ? …)

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (trả lời câu hói Vì sao? Lí lẽ kết hợp với dẫn chứng).

- Phương hướng, biện pháp vận dụng. (trả lời câu hỏi làm gì? thực hiện như thế nào? bằng cách nào?)

c/ Kết bài:

- Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa, tầm quan trọng)

- Rút ra bài học cho bản thân.

  1. BÀI TẬP

I/ PHÂN MÔN VĂN

  1. Hãy phân tích nỗi nhớ rừng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

  1. Có ý kiến cho rằng: Trong bài “Quê hương” có những chỗ tác giả đã sử dụng những so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một tầm vóc bất ngờ. Em hãy chọn và phân tích một ví dụ mà em thích nhất?
  2. Qua bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu em có cảm nhận gì về tâm trạng tác giả?
  3. Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và bài thơ “Ngắm trăng”, hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
  4. Viết lại bài thơ “Ngắm trăng” và cho biết chất “thép”, chất “tình” thể hiện trong bài thơ này như thế nào?
  5. Trên cơ sở so sánh bài “Sông núi Nước Nam”, hãy chỉ ra sự nối tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?
  6. Vẽ sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận trung đại đã học: Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô?

II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT:

  1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới.

“Chị Dậu run run:

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”

(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

  1. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào? Xác định hành động nói ở từng kiểu câu? Cho biết hành động nói ở mỗi câu được thực hiện bằng cách nào? (trực tiếp hay gián tiếp)
  2. Có mấy nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên? Mỗi nhân vật thực hiện mấy lượt lời?
  3. Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc hội thoại?
  4. So sánh các câu sau đây rồi trả lời câu hỏi: (câu cầu khiến)

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (Ngô Tất Tố).

- Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ!

- Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ!

Câu hỏi:

  1. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong 3 câu trên?
  2. Câu nào có sắc thái mệnh lệnh rõ nhất? Vì sao?
  3. Đặt các câu cảm thán có các từ: trời ơi, hỡi ơi, chao ôi, biết bao, thay.
  4. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của những từ in đậm trong các câu sau:

a/ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

b/ Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

c/ Mua mấy xu chè tươi với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

d/ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

  1. Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gic) trong những câu sau:

a/ Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.

b/ Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội.

III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:

Đề 1 Hiện nay, các bạn học sinh ít dành thời gian cho việc đọc sách. Hãy viết một bài văn nghị luận giúp các bạn thấy rõ lợi ích của việc đọc sách.

Đề 2: Hồ chủ tịch dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

Đề 3: Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển rất hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh .Nhiều bạn ham mê điện tử mà sao nhãng học tập thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên.

.Đề 4: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,…

Đề 5: Vấn đề trang phục học sinh và văn hóa. Chạy đua theo mốt không phải là người học sinh có văn hóa.

Đề 6: Lợi ích của việc đi bộ.

Đề 7: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề 8: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đề 9: Bạo lực học đường ở học sinh.

Một số dàn ý tham khảo:

Đề 1: Hiện nay, các bạn học sinh ít dành thời gian cho việc đọc sách. Hãy viết một bài văn nghị luận giúp các bạn thấy rõ lợi ích của việc đọc sách.

  1. a. Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận
  2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Sách là gì? Thế nào là đọc sách?

- Sách ghi chép đầy đủ, có đúc kết và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.

- Những sách có giá trị - cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại

- Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm mấy nghìn năm.

- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.

* Luận điểm 2: Đọc sách có lợi gì?

- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

- Là sự chuẩn bị để con người làm một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn.

- Không có sự kế thừa cái đã qua, không thể tiếp thu cái mới.

è Việc đọc sách có một ý nghĩa to lớn: ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm..... là sự hưởng thụ các kiến thức, thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Đó còn là việc tiếp thu thành quả của quá khứ làm cơ sở để phát triển xã hội hôm nay.

* Luận điểm 3: Đọc sách như thế nào để đạt hiệu quả?

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà chọn lựa kỹ, đọc kĩ những quyển sách có giá trị.

- Cần đọc kĩ các cuốn thuộc lĩnh vực chuyên môn có ích cho mình.

- Không nên xem thường việc đọc loại sách thường thức…gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình.

- Không nên đọc lấy số lượng mà phải vừa đọc, vừa suy ngẫm

(Trầm ngâm, tích luỹ, tưởng tượng)

- Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan.

- Kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu.

- Những tác hại dễ gặp khi đọc sách:

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống" chứ không biết tiêu hóa, nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều khiến người ta khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích.

è Rèn luyện tính kiên trì, làm việc có kế hoạch, khiêm tốn, làm việc có chất lượng, chân thực … Đối với người mới lập nghiệp thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách vừa học tập tri thức vừa rèn luyện nhân cách, chuyện học làm người.

c.Kết bài: Nêu thực trạng của việc đọc sách của thanh thiếu niên hiện nay và khẳng định lại lợi ích của việc đọc sách.

- Không thích đọc sách, nếu có đọc chỉ đọc truyện tranh hình nhiều chữ ít, đọc qua loa cho có, không trau dồi được vốn từ -> Không biết làm văn.

- Sách như người bạn, người thầy. Vì vậy các bạn nên yêu sách và thường xuyên đọc sách.

* Đề 2:

Hồ chủ tịch dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

  1. a. Mở bài:

- Trong xã hội thời phong kiến với lối học từ chương làm cản trở bước tiến hóa xã hội.Nhận thức được sai lầm đó, Hồ Chủ tịch đã khuyên dạy chúng ta: “Học với hành phải đi đôi với nhau. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”

- Giới hạn đề: Giải thích vấn đề trên.

  1. Thân bài:
  2. Giải thích ý nghĩa:
  3. Học là gì? - Là tiếp thu kiến thức lí luận.
  4. Hành là gì? - Là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức…
  5. Học với hành phải đi đôi là gắn bó với nhau là một.
  6. Trình bày các lí lẽ:
  7. Học mà không hành thì học vô ích:

- Hành là mục đích và là phương pháp của học.

- Chỉ học lí thuyết suông, không vân dụng vào thực tiễn chẳng để làm gì.

  1. Hành mà không học thì hành không trôi chảy

- Hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng, kinh nghiệm dẫn dắt thì lúng túng.

- Hành mà không học chỉ là phá hoại.

  1. Phương hướng vận dụng:
  2. “Học” cái gì và “học” như thế nào?

- Học ở sách vở, học trong thực tế, học ở kinh nghiệm người đi trước.

- Học siêng năng, chăm chỉ, có thực hành.

  1. “Hành” cái gì và “hành” như thế nào? Học kết hợp với hành ra sao?

- Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống.

- Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm.

- Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển.

  1. Kết bài:

- Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phươmg pháp học tập của chúng ta.

- Nêu quyết tâm của người học sinh đối với vấn đề đó.

Đề 3: Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển rất hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Nhiều bạn ham mê điện tử mà sao nhãng học tập thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên

* Mở bài: Nêu hiện tượng trò chơi điện tử rất hấp dẫn giới trẻ gây tác hại rất lớn

Biểu hiện: Sao nhãng học tập, thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng.

* Thân bài:

- Nêu tình hìnhthực trạng của trò chơi điện tử:

+ Là trò chơi tiêu khiển hấp dẫn giới trẻ, có tác dụng……….

+ Các tiệm net mọc tràn lan ở mọi nơi, thu hút một số lượng không nhỏ giới trẻ, nhất là tầng lớp học sinh…

+ Một số bạn đã trở thành con nghiện…..

- Nguyên nhân: Bản thân không kiềm chế, có tính tò mò, bạn bè rủ rê, gia đình quản lí lỏng lẻo, chính quyền địa phương chưa có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lí các quán điện tử.

- Tác hại: Mắc các bệnh về mắt, suy sụp về tinh thần, sao nhãng học tập, chán học, bỏ học, nói dối cha mẹ, ăn cắp ăn trộm …

- Giải pháp: Tự kiềm chế bản thân, cha mẹ quản lí giờ giấc của con cái, tham gia các hoạt động bổ ích: Văn nghệ, thể thao …

* Kết bài: Nhận định của bản thân về hiện tượng – Rút kinh nghiệm cho bản thân.

Đề 4: Nói không với tệ nạn xã hộiI. Mở bài:Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.II. Thân bài1. Giải thích- Thế nào là tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi ngấm vào cơ thể con ngưòi, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo…2. Tại sao phải bài trừ ma tuý- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học, chính trị, xã hội. Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê, tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ 1 công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: cướp giật, trộm cắp, giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.- làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự của xã hội.

- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang, vật vờ trên những con đường - Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan như: HIV/AIDS, lao phổi...-> Khiến cho an ninh, trật tử bất ổn, tội phạm gia tăng, làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt: an ninh, quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.3. Làm sao để nói không với ma tuý?- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh "nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.III. Kết bài:- Rút ra kết luận- Nêu ra suy nghĩ của bản thân

Đề 6: Lợi ích của việc đi bộ

MB: Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bậnrộn, ít vận động, việc dành thời gian để tập luyện một môn thể thao nào đó để rèn luyện sức khỏe đôi khi rất khó thực hiện.

Nhưng không phải ai cũng biết đi bộ là hằng ngày làhình thức tập luyện đơn giản nhất nhưng cũng mang lại lợi ích to lớn đối với mỗi người.

TB:

* Đi bộ đem lại lợi ích gì?

  1. Giúp tăng cường sức khỏe:

- Giúp kiểm sốt trọng lượng cơ thể, giảm khối lượngmỡ dư thừa trong cơ thể, giúp có một thân hình cân đối, khỏe mạnh.

- Bảo vệ xương, làm cho xương chắc khỏe, giúp ngănchặn loãng xương nhờ vận động nhẹ nhàng đều đặn, hệ xương được nuôi dưỡng tốt, khả năng hấp thụ canxi và phospho được tăng cường

- Đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp,… Ngoài ra còn làm giảm cholesterol ở những người có nồng độcholesterol cao trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộcinsulin, nguy cơ mắc ung thư đại tràng,…

- Đi bộ vào buổi tối có thểđ em lại một giấc ngủ ngon, ngủ sâu

  1. Nâng cao tinh thần:

- Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, vừa đi vừa nói chuyện với bạn bè làm cho tinh thần sảng khoái, tạo mối quan hệ thân mật, gần gũi với những người xung quanh.

- Thêm yêu đời và yêu cuộc sống.

  1. Trau dồi vốn hiểu biết:

- Có điều kiện quan sát kĩ hơn về thế giới xung quanh, giúp tăng cường vốn hiểu biết về tự nhiên và mọi mặt của đời sống xã hội.

* Đi bộ như thế nào?

- Mỗi ngày dành một thời gian nhất định: từ 30 -> 60p, lúc sáng sớm hoặc chiều tối

- Trước khi đi bộ nên chú ý chuẩn bị quần áo, dày dép phù hợp:

- Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng, vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên.

- Điều quan trọng là cần phải luyện tập thật đều đặn và thường xuyên.

KB: Khẳng định lại vai trò của việc đi bộ, lời khuyên.

Đề 7: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

  1. Mở bàiVấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.II. Thân bàiMôi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta:- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của Việt Nam và thế giới thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất

lượng cuộc sống của con người.2. Nguyên nhân - Hậu quả:a. Nguyên nhân* Khách quan:- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...* Chủ quan:- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...b. Hậu quả:- Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện.- Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.- Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp....3. Giải pháp:- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh - sạch - đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.- Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.III. Kết bài:- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...

- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...- Bài học cho mỗi người

Xem thêm

Từ khóa » Các Văn Bản Lớp 8 Học Kì 2