Đề Cương ôn Tập Học Kỳ II Môn Sử Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
Chương I
Chương I. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
1. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
a) Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
- Hình thành: thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN).
- Kinh tế: xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.
+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội: có sự phân hóa xã hội:
+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.
+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
=> Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản. Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
b) Quốc gia cổ Champa
- Sự hình thành:ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Champa.
- Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước trong sản xuất. Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao.
- Văn hóa: Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn. Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.
- Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Chính trị: Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo. Giúp việc có tể tướng và các đại thần. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng. Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định).
c) Quốc gia cổ Phù Nam
- Sự hình thành: tại châu thổ sông Cửu Long (An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh). Cách ngày nay 1500 đến 2000 năm văn hóa Óc Eo (nguồn gốc là văn hóa Đồng Nai).
- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
- Văn hóa - xã hội: Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hinđu. Nghệ thuật: ca, múa, nhạc. Xã hội phân hóa giàu nghèo: tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
- Chính trị: Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỷ III-V), có tiếng nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo, thể chế quân chủ do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.
2. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X
Thời gian | Tên cuộc khởi nghĩa | Địa bàn |
40 | Hai Bà Trưng | Hát Môn |
100, 137, 144 | Nhân dân Nhật Nam | Quận Nhật Nam |
157 | Nhân dân Cửu Chân | Quận Cửu Chân |
178, 190 | Nhân dân Giao Chỉ | Quận Cửu Chân |
248 | Bà Triệu | Quận Giao Chỉ |
542 | Lý Bí | |
687 | Lý Tự Tiên | |
722 | Mai Thúc Loan | |
776 - 791 | Phùng Hưng | |
819 - 820 | Dương Thanh | |
905 | Khúc Thừa Dụ | |
938 | Ngô Quyền |
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
3. Những đóng góp trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
- Hai Bà Trưng: Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho nhân dân. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống nhà Hán xâm lược, bảo vệ độc lập, tự chủ.
- Lý Bí: Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân Lương giành thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân độc lập tự chủ.
- Triệu Quang Phục: Kế tục sự nghiệp của Lý Bí, tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương giành thắng lợi. Tiếp tục bảo vệ độc lập dân tộc trong một thời gian.
- Khúc Thừa Dụ: Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.
- Ngô Quyền: Lãnh đạo thắng lợi trận chiến trên sông Bạch Đằng, đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. Kết thúc vĩnh viễn ách độ hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một bước ngoặt mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Từ khóa » Hệ Thống Kiến Thức Sử 10
-
Tóm Tắt Kiến Thức Lịch Sử 10 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tóm Tắt Kiến Thức Lịch Sử 10 Ngắn Nhất - TopLoigiai
-
Kiến Thức Trọng Tâm Lịch Sử Lớp 10 Năm 2021 Hay, Chi Tiết
-
Tổng Hợp Kiến Thức Lịch Sử Lớp 10 - Gia Sư VietEdu
-
Top 10 Tổng Hợp Kiến Thức Sử 10 2022 - Cùng Hỏi Đáp
-
Kiến Thức Cơ Bản Lịch Sử 10 - Thư Viện PDF
-
Lịch Sử 10 Ôn Tập Chương I - Hoc247
-
Tổng Hợp Kiến Thức Cơ Bản SGK Lịch Sử 10 - HOCMAI Forum
-
BÀI TẬP 4. Hãy Hoàn Thành Bảng Hệ Thống Kiến Thức Sau Về Xã Hội ...
-
BÀI TẬP 3. Hãy Lập Bảng Hệ Thống Kiến Thức Theo Mẫu Dưới đây
-
Ôn Thi Lịch Sử Lớp 10: Hệ Thống Kiến Thức Trọng Tâm Không Thể Bỏ Qua
-
Kiến Thức Trọng Tâm Lịch Sử 10 Kỳ II
-
Tóm Tắt Môn Lịch Sử Lớp 10 Filetype Pdf - .vn
-
Lịch Sử 10 Bài 6: Các Quốc Gia Ấn Và Văn Hóa Truyền Thống Ấn Độ