Đề Cương ôn Tập Sinh Học 9 Chương 4 Biến Dị - Hoc247

Đề cương ôn tập Sinh học 9 Chương 4

A. Tóm tắt lý thuyết

Có hai dạng đột biến chính:

1. Đột biến nhiễm sắc thể dạng thay đổi cấu trúc (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) và dạng thay đổi số lượng (kiểu dị bội thừa một nhiễm theo công thức 2n+1 sinh thể ba nhiễm như hội chứng Đao (ba nhiễm 21) hay siêu nữ (ba nhiễm giới tính nữ XXX) hay thiếu một nhiễm theo công thức 2n-1 như loạn nhiễm giới tính 0X và 0Y; và thể kiểu đa bội chẵn 2n, 4n, 6n,... hay đa bội lẻ 3n, 5n,...).

- Đột biến nhiễm sắc thể thường gây các hậu quả lớn như chết, giảm sức sống, mất khả năng sinh sản, nếu sống sót sẽ góp một nguồn nguyên liệu chọn lọc cho đa dạng sinh học và tiến hoá.

2. Đột biến gen xảy ra trong một bộ ba mã hoá trên ADN, bộ ba bị đột biến có thể do mất hoặc thêm, hay thay thế hoặc đảo ngược một hay một số cặp bazơ nucleotit gây ra hậu quả dịch khung đọc mã dẫn đến không còn mang ý nghĩa thông tin (đột biến vô nghĩa) hoặc mang một thông tin mới (đột biến sai nghĩa). Các đột biến đảm trách tiến hoá của các loài, chọn lọc các loài mới do môi trường tự nhiên tiến hành cho phép phân biệt các đột biến gây chết (không tương hợp với cuộc sống của cá thể mang gen đột biến), đột biến có hại và đột biến có lợi.

B. Một số câu hỏi ôn tập chương 4

Câu 1. Phân biệt đột biến gen với đột biến NST.

Đột biến gen

Đột biến NST

- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtit.

- Có những dạng: mất cặp nuclêôtit, thêm cặp nuclêôtit, thay thế cặp nuclêôtit cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác,...

- Là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST trong bộ NST của tế bào.

- Có các dạng: đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,...) và đột biến số lượng NST (dị bội thể, đa bội thể).

Câu 2. Thể đa bội khác thể dị bội ở điểm nào?

Thể đa bội khác thể dị bội ở đặc điểm: tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n (nhiều hơn 2n), số lượng ADN nhiều hơn, tế bào to hơn, cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn hơn, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.

Câu 3. Phân biệt đột biến với thường biến.

Đột biến

Thường biến

- Đột biến là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền (ADN, NST) dẫn tới biến đổi đột ngột một hay một nhóm tính trạng có liên quan.

- Biến đổi cá biệt, ngẫu nhiên vô hướng không tương ứng với ngoại cảnh, di truyền được cho thế hệ sau.

- Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với ngoại cảnh, không di truyền được.

1. Thường biến:

- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cùng một kiểu gen.

- Đặc điểm biểu hiện: Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường, bảo đảm sự thích nghi của cơ chế trước sự biến đổi của môi trường.

2. Đột biến:

- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh: Các nhân tố lí hoá, hoá sinh trong tế bào, trong cơ thể hoặc trong ngoại cảnh tác động tới cấu trúc của ADN, của NST hoặc ảnh hưởng đến quá trình tự sao của ADN, tự nhân đôi, kết hợp, trao đổi chéo, phân li của các NST.

- Đặc điểm biểu hiện: Biến đổi đột ngột, cá biệt, vô hướng, và có hại cho cơ thể mang đột biến. Một số đột biến có thể trung tính hay có lợi cho cơ thể mang đột biến.

Câu 4. Nêu nguyên nhân chung của các dạng đột biến. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến?

1. Nguyên nhân chung của các đột biến:

- Các tác nhân lí hoá trong ngoại cảnh (tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt, các hoá chất).

- Rối loạn trong các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, trong cơ thể.

2. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến:

Dạng đột biến

Cơ chế phát sinh đột biến

Đột biến gen

ADN bị chấn thương hoặc bị sai sót trong quá trình tự sao (mất, lập, thay, đảo vị trí cặp nuclêôtit).

Đột biến mất đoạn

Đột biến cấu trúc NST

NST bị đứt một đoạn.

Đột biến đảo đoạn

NST bị đứt một đoạn. Đoạn bị đứt quay 1800 rồi gắn vào NST.

Đột biến lặp đoạn

NST tiếp hợp không bình thường, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit.

Thể dị bội

Đột biến số lượng NST

Một hay một số cặp NST không phân li.

Thể đa bội

Toàn bộ các cặp NST không phân li.

Câu 5. Phân biệt thường biến và mức phản ứng cho ví dụ minh hoạ

a. Thường biến :

- Định nghĩa: Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường gọi là thường biến.

Ví dụ: (SGK).

b. Mức phản ứng:

- Định nghĩa: Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.

Ví dụ: (SGK).

Câu 6. Phân biệt đột biến với thể đột biến. Cơ chế biểu hiện trên kiểu hình của các đột biến gen ở tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng.

1. Thể đột biến, đột biến

Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, xẩy ra ở cấp phân tử (ADN) hoặc cấp tế bào (NST).

Thể đột biến bình thường là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

2. Cơ chế biểu hiện của các dạng đột biến gen

a. Đột biến ở tế bào sinh dục:

- Phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh, đi vào hợp tử

b. Đột biến ở tế bào sinh dưỡng

- Phát sinh ở một tế bào rồi qua nguyên phân được nhân lên trong một mô dinh dưỡng (đột biến xôma). Nếu là đột biến trội, sẽ biểu hiện ở một phần cơ thể, tạo nên thể khám và được duy trì qua sinh sảnh dinh dưỡng. Nếu là đột biến lặn thì sẽ không biểu hiện và mất đi lúc cơ thể chết.

- Đột biến ở tế bào sinh dưỡng không được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính, trừ các đột biến tiền phôi xảy ra ở giai đoạn 2 đến 8 tế bào, vì sau đó chúng có thể đi vào giao tử.

Câu 7. Thế nào là đột biến gen? Có những dạng đột biến gen nào? Hậu quả của đột biến gen cấu trúc.

1. Đột biến gen: biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.

2. Các dạng đột biến gen:

- Đột biến điểm (thêm, bớt, đảo, thay thế).

- Đột biến lớn (thêm, bớt, đảo, thay thế).

(thêm, bớt, thay thế, đảo vị trí cặp nuclêôtit).

3. Hậu qủa của đột biến gen cấu trúc:

- Ba cặp nuclêôtit liền nhau trong gen mã hoá một axit amin trong prôtêin. Nếu một cặp nuclêôtit bị thay thế hoặc bị đảo vị trí trong phạm vi một bộ mã hoá thì chỉ gây ra biến đổi ở một axit amin.

- Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thì tất cả các bộ ba tiếp sau đó đều bị thay đổi.

- Nếu đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit xảy ra ở cuối ADN thì sẽ gây hậu quả ít nhất, ngược lại vẫn xảy ra đột biến càng ở phía đầu của gen thì sẽ gây hậu quả càng nhiều, và nhiều nhất khi nuclêôtit bị mất hoặc thêm thuộc bộ ba mã hoá đầu tiên.

- Đa số đột biến gen là có hại cho cơ thể mang đột biến, một số đột biến gen có thể trung tính hay có lợi.

- Nếu bộ 3 quy định một axít amin nào đó bị biến thành bộ ba kết thúc thì chuỗi pôlipeptit bị ngắn đi do đó prôtêin sẽ bị mất chức năng khi đoạn bị mất đi là khá dài.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 4

  • Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 21 Đột biến gen
  • Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22 Đột biến cấu trúc NST
  • Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 23 Đột biến số lượng NST
  • Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 24Đột biến số lượng NST (tt)
  • Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 Thường biến

Tài liệu tham khảo

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

  • Một số phương pháp xác định Các dạng đột biến gen Sinh học 9
  • 29 Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập Các dạng bài tập Đột biến gen Sinh học 9
  • 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 9 có đáp án
  • 15 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Thường biến Sinh học 9 có đáp án
  • Chuyên đề nâng cao Biến dị - Sinh học 9
  • Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Biến dị Sinh học 9 có đáp án
  • Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao chủ đề Chọn giống vật nuôi dựa trên nguồn biến dị tổ hợp Sinh học 9 có đáp án
  • Câu hỏi tự luận nâng cao chủ đề Biến dị Sinh học 9
  • Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao chủ đề Đột biến gen Sinh học 9 có đáp án
  • Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao chủ đề Đột biến cấu trúc NST Sinh học 9 có đáp án
  • Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao chủ đề Đột biến số lượng NST Sinh học 9 có đáp án

Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 4

Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 4 (Tải file)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

  • Đề kiểm tra 15 phút Chương Biến dị Sinh học 9 - Trường THCS Thị Trấn Vĩnh Bảo có đáp án

Trắc nghiệm online Chương 4 Sinh 9 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.

  • Bài tập Chương Cơ chế biến dị và di truyền lớp 9

Lý thuyết từng bài chương 4 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết Sinh học 9 Chương 4

  • Lý thuyết Sinh 9 Bài 21 Đột biến gen
  • Lý thuyết Sinh 9 Bài 22 Đột biến cấu trúc NST
  • Lý thuyết Sinh 9 Bài 23 Đột biến số lượng NST
  • Lý thuyết Sinh 9 Bài 24Đột biến số lượng NST (tt)
  • Lý thuyết Sinh 9 Bài 25 Thường biến
  • Lý thuyết Sinh 9 Bài 26 Thực hành
  • Lý thuyết Sinh 9 Bài 27 Thực hành

Giải bài tập Sinh học 9 Chương 4

  • Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 21
  • Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 22
  • Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 23
  • Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 24
  • Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 25

Các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 4 Biến dị. Hy vọng tài lệu em giúp ích cho các em ôn tập. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Chương Biến Dị Sinh 9