Đề Cương ôn Tập THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử 12

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 12 pdf Số trang Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 12 97 Cỡ tệp Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 12 1 MB Lượt tải Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 12 168 Lượt đọc Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 12 343 Đánh giá Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 12 4.4 ( 7 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 97 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2021 Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sử Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 12 Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử Luyện thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRƢỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 1 BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. HỘI NGHỊ IANTA (02-1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƢỜNG QUỐC 1. Hoàn cảnh: 4  11- 0 2 -1945, nguyên thủ của ba cƣờng quốc: Mĩ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới. 2. Nội dung: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. - Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới. - Phân chia phạm vi ảnh hƣởng của các cƣờng quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á. 3. Ý nghĩa: Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cƣờng quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”. II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC 1. Hoàn cảnh - 25 – 4  26 – 6 – 1945, đại biểu 50 nƣớc họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua Hiến chƣơng thành lập Liên hợp quốc. - 24 – 10  1945, bản Hiến chƣơng chính thức có hiệu lực. 2. Mục đích hoạt động: Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nƣớc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 3. Nguyên tắc hoạt động - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nƣớc. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nƣớc nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. - Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nƣớc lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 4. Cơ cấu tổ chức - Đại hội đồng. - Hội đồng Bảo an: Chịu trách nhiệm chính về hoà bình và an ninh thế giới, thông qua năm nƣớc lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc). - Ban Thƣ ký. - Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác, trụ sở đặt tại New York. - Các tổ chức Liên hợp quốc có ở Việt Nam: WHO, FAO, IMF, ILO, ICAO, UNESCO… 5. Vai trò - Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế. 2 - Thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình. - Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá… giữa các nƣớc thành viên. III – SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI LẬP ( hông dạ - giảm tải) B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dƣới đâ ? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ ngà 4 đến 11-2-1945. B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945. C. Từ ngà 2 đến 12-4-1945. D. Từ ngà 4 đến 12-4-1945. Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cƣờng quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 đƣợc tổ chức tại đâu? A. Oasinhtơn (Mĩ). B. Ianta (Liên Xô). C. Pốtxđam (Đức). D. Luân Đôn (Anh). Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nƣớc nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô. Câu 5. Sự kiện nào dƣới đâ gắn liền với ngày 24-10-1945? A. Bản Hiến chƣơng Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chƣơng Liên hợp quốc. C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chƣơng Liên hợp quốc. D. Năm nƣớc Ủ viên thƣờng trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chƣơng. Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dƣới đâ ? A. Liên hợp quốc (UN). B. Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV). C. Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Câu 7. Có bao nhiêu nƣớc là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc? A. 30. B. 40. C. 45. D. 50. Câu 8. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầ đủ đại diện các nƣớc thành viên và mỗi năm họp một lần? A. Ban Thƣ kí. B. Đại hội đồng. C. Hội đồng Bảo an. D. Hội đồng Quản thác. Câu 9. Hiến chƣơng Liên hợp quốc đƣợc thông qua tại hội nghị nào dƣới đâ ? A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ). C. Hội nghị Pốtxđam (Đức).\ D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ). Câu 10. Tổ chức nào dƣới đâ là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ? A. Hội Quốc liên. B. Liên minh vì tiến bộ. C. Đệ nhị Quốc tế. D. Khối Đồng minh chống phát xít. 3 BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƢỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 1. Liên xô a. Công cuộc khôi phục kinh tế * Hoàn cảnh : Sau chiến tranh chống phát xít, Liên Xô phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu ngƣời chết, 1.710 thành phố bị tàn phá. * Thành tựu - Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng. - Đến năm 1950, sản lƣợng công nghiệp tăng 73%, so với mức trƣớc chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức trƣớc chiến tranh. - Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí ngu ên tử của Mĩ. b. Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70) - Công nghiệp: Liên Xô trở thành cƣờng quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ… đi đầu trong CN vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. - Nông nghiệp: Sản lƣợng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình hằng năm là 16%. - Khoa học – kỹ thuật: Năm 1957 Liên Xô là nƣớc đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất; Năm 1961 phóng con tàu đƣa nhà vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất. - Xã hội: Cơ cấu xã hội biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số ngƣời lao động, trình độ học vấn của ngƣời dân đƣợc nâng cao. - Chính trị: Tƣơng đối ổn định - Đối ngoại: Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa: Những thành tựu đạt đƣợc đã củng cố và tăng cƣờng sức mạnh và vị thế của Liên Xô trên trƣờng quốc tế; Làm chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. 2. Các nƣớc Đông Âu a. Sự ra đời các nhà nƣớc dân chủ nhân dân Đông Âu - Trong những năm 1944 - 1945, các nƣớc DCND Đông Âu lần lƣợt đƣợc thành lập. - Trong những năm 1945 - 1949, các nƣớc DCND Đông Âu hoàn thành cải, củng cố chính quyền DCND. b. Công cuộc xây dựng CHXH ở các nƣớc Đông Âu - Hoàn cảnh: Nhiều khó khăn, thử thách - Thành tựu: Trở thành các nƣớc công - nông nghiệp. 3. Quan hệ hợp tác giữa các nƣớc XHCN ở châu Âu a, Quan hệ kinh tế - khoa học kĩ thuật - Sự hình thành: Tháng 01 - 1949, Lxô và các nƣớc Đông Âu thành lập Hội đồng tƣơng 4 trợ kinh tế (SEV). - Mục tiêu: tăng cƣờng sự hợp tác giữa các nƣớc XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, kĩ thuật, thu hẹp khoảng cách phtr giữa các nƣớc thành viên. - Vai trò: Sau hơn 20 năm hoạt động, SEV đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong việc giúp đỡ các nƣớc thành viên, thúc đẩy tiến bộ về kinh tế kĩ thuật, ... b, Quan hệ chính trị - quân sự - Sự hình thành: 5 – 1955, Lxô và các nƣớc Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ƣớc Vacsava. - Mục tiêu: Thành lâp liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự giữa các nƣớc XHCN. - Vai trò: góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo thế cân bằng “hai cực”. II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƢỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991 Hƣớng dẫn HS đọc thêm SG - giảm tải) 1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô 2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nƣớc Đông Âu 3. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu. III. LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 - Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế. - Về kinh tế: Từ năm 1990 – 1995, tăng trƣởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Từ năm 1996 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi: Năm 1997, tốc độ tăng trƣởng là 0,5 %; năm 2000 lên đến 9%. - Về chính trị: Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga đƣợc ban hành, qu định thể chế Tổng thống Liên bang. Về đối nội, tình trạng tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécxnia. - Về đối ngoại: Một mặt ngả về phƣơng Tâ , mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nƣớc ASEAN…) - Từ năm 2000, V. Putin lên làm Tổng thống, nƣớc Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị đối ngoại, vị thế quốc tế đƣợc nâng cao. - Tuy vậ , nƣớc Nga vẫn phải đƣơng đầu với nhiều nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, việc giữ vững vị thế cƣờng quốc Á – Âu. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1 . Năm 1961, Liên Xô đạt đƣợc thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật? A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo. B. Chế tạo thành công bom ngu ên tử. C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Phóng tàu vũ trụ đƣa I. Gagarin ba vòng quanh trái đất. Câu 2. Từ 1950 đến nữa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại nào? A. Muốn làm bạn với tất cả các nƣớc. B. Quan hệ chặt chẽ với các nƣớc XHCN. C. Đối đầu với các nƣớc Tây Âu. D. Bảo vệ hoà bình thế giới. Câu 3. Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là 5 A. ngả về phƣơng Tâ . B. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nƣớc Tâ Âu. C. phát triển quan hệ với các nƣớc châu Á. D. thực hiện chính sách hòa bình. Câu 4. ế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế của Liên Xô đã hoàn thành trong thời gian A. 5 năm. B. 4 năm 3 tháng. C. 4 năm 8 tháng. D. 4 năm 9 tháng. Câu 5. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực A. công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp nặng. C. công nghiệp vũ trụ. D. sản xuất nông nghiệp. Câu 6. Năm 1949, liên Xô đạt thành tựu nổi bật nào dƣới đâ ? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Thực hiện đƣợc nhiều kế hoạch dài hạn. D. Phóng thành công tàu vũ trụ ba vòng quanh trái đất. Câu 7. Sản xuất nông nghiệp của Liên Xô năm 1950 đã A. đứng thứ hai thế giới. B. gấp đôi mức trƣớc chiến tranh thế giới. C. đạt mức trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai. D. tăng 73% so với trƣớc Chiến tranh TG thứ hai. Câu 8. Thể chế chính trị của Liên bang Nga là A. Cộng hòa. C. Quân chủ Lập hiến. B. Cộng hòa liên bang. D. Liên bang xã hội chủ nghĩa. Câu 9. Thành tựu nào đƣợc xem là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt đƣợc trong giai đoạn 1950 – 1973? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Trở thành cƣờng quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới . C. Là nƣớc đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có ngƣời lái. D. Là nƣớc đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Câu 10. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa nhƣ thế nào? A. Phá thế độc quyền vũ khí ngu ên tử của Mĩ. B. Làm giảm uy tín của Mĩ trên trƣờng thế giới. C. Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lƣợc toàn cầu. D. làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô. 6 BÀI 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á - Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). - Từ sau 1945 có nhiều biến chuyển: + Tháng 10 - 1949, nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Cuối thập niên 90, Hồng Công và Ma Cao cũng trở về chủ quyền với Trung Quốc. + Năm 1948, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tu ến 38: Đại Hàn Dân quốc ở phía Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc. + Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tu ến 38 là ranh giới giữa hai nhà nƣớc. + Từ năm 2000, đã kí hiệp định hoà hợp giữa hai nhà nƣớc. - Từ nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt tăng trƣởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Riêng Trung Quốc có nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và cao nhất thế giới. II . TRUNG QUỐC 1. Sự thành lập nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959) a. Sự thành lập nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Sau chiến tranh chống Nhật, từ 1946 - 1949, diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Cuối 1949, nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa TQ đƣợc giải phóng. - Ngày 1-10-1949, nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. - Ý nghĩa: chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dƣ phong kiến, mở ra kỷ ngu ên độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đã ảnh hƣởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới. b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959) - Nhiệm vụ: thực hiện thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế (1950 – 1952) và kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 – 1957). - Thành tựu: Sau 10 năm, bộ mặt đất nƣớc có những tha đổi rõ rệt (246 công trình đƣợc xây dựng, sản lƣợng công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25 %,...), vh - gd có những bƣớc tiến lớn, đời sông ND đƣợc cải thiện. - Về đối ngoại: Trung Quốc thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. 2. Trung Quốc những năm không ổn định (1959 – 1978) ( hông dạ - Giảm tải ) 3. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978) * Đƣờng lối cải cách - mở cửa - Tháng 12 - 1978, TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đƣờng lối cải cách. 7 - Nội dung: Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa; Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, Biến Trung Quốc thành nƣớc giàu mạnh, dân chủ và văn minh. * Thành tựu: - Đến năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất thế giới, GDP tăng hằng năm 8%. - Năm 2000, GDP đạt 1.080 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. Năm 2010, GDP Trung Quốc vƣợt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. - Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003, phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian). - Đối ngoại: + Bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam… + Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nƣớc trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. + Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trƣờng quốc tế. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nƣớc Đông Bắc Á đều bị A. Anh- Pháp chiếm làm thuộc địa. B. chủ nghĩa thực dân nô dịch. C. chủ nghĩa đế quốc xâm lƣợc. D. Liên Xô- Trung Quốc chiếm đóng. Câu 2 : Tháng 12-1978 Đặng Tiểu Bình khởi xƣớng đƣờng lối: A. cải tổ đất nƣớc. B. đổi mới đất nƣớc C. cải cách- mở cửa. D. Mở rộng quan hệ đối ngoại. Câu 3: Ngày 15-10-2003 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện gì sau: A. thử thành công bom nguyên tử. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo C. phóng thành công tàu “Thần Châu” 5 . D. phóng thành công tàu “Thần Châu” 3 với chế độ tự động Câu 4 : Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng nâng cao là kết quả của thời kỳ nào? A. Nội chiến 1946-1949 B. Công cuộc cải cách và mở cửa từ 1978 -2000 C. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959 D. Trung Quốc những năm không ổn định 1959-1978 Câu 5: Sau 1945 trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành: A. hai miền theo vĩ tu ến 16 B. hai miền theo vĩ tu ến 18 C. hai miền theo vĩ tu ến 38 D. hai miền theo vĩ tu ến 54 Câu 6: Tháng 8- 1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên nhà nƣớc nào sau đâ đƣợc thành lập. A. Đại Hàn Dân quốc. B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 8 C. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa. Câu 7: Tháng 9- 1948, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên nhà nƣớc nào sau đâ đƣợc thành lập. A. Đại Hàn Dân quốc. B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. C. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa. Câu 8: Từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa: A. Liên Xô và Mĩ. B. Liên Xô và thế lực thân Mĩ. C. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. D. Quốc dân Đảng và thế lực thân Mĩ. Câu 9: Ngày 1-10-1949 nƣớc Cộng hòa Dân Chủ nhân Dân Trung Hoa ra đời là kết quả của A. Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Quá trình nổi dậy của nhân dân Trung Quốc . C. Quá trình đàm phán giữa Mĩ và Liên Xô. D. Cuộc nội chiến 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng Sản. Câu 10. Sau thất bại trong cuộc nội chiến, chính quyền Tƣởng Giới Thạch phải rút chạ ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ vào sự giúp đỡ của: A. Pháp B. Anh. C. Mĩ D. Liên Xô BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I . CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập - Tháng 8/1945, nhân dân nhiều nƣớc Đông Nam Á đứng lên giành chính quyền và tuyên bố độc lập: Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia. - Sau đó, thực dân P.Tây trở lại xâm lƣợc, nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ và lần lƣợt giành độc lập: Philippin (7/1946), Inđônêsia (1949), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957), Singapore (1959), Brunây (1984),... - Đông Timo tách khỏi Inđônêsia 1999, 20/5/2002, trở thành quốc gia độc lập. b. Lào (1945 - 1975) * Thời kì 1945 - 1954: - Tháng 8/1945, ND Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Viêng Chăn, Lào tu ên bố độc lập. - T3/1946, Pháp xâm lƣợc trở lại Lào. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng CS Đông Dƣơng và quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp của ND Lào phát triển mạnh mẽ. 9 - T7/1954, Pháp kí HĐ Giơ-ne-vơ, cộng nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. * Thời kì 1954 - 1975: - Sau HĐ Giơ-ne-vơ, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới xâm lƣợc Lào. - ND Lào anh dũng kháng chiến, lần lƣợt đánh bại các chiến lƣợc chiến tranh của Mĩ. - Tháng 2-1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình và hoà hợp dân tộc ở Lào đƣợc kí kết. - Từ T4 - T12/1975, ND Lào lần lƣợt giải phóng toàn bộ đất nƣớc. Ngày 02-12-1975, nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đƣợc thành lập. c. Campuchia (1945 - 1993) * Từ năm 1945 đến năm 1954: - T10/1945, Pháp xâm lƣợc trở lại Campuchia. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng CS Đông Dƣơng (từ 1951 là Đảng NDCM Campuchia), ND Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp. - Ngày 9-11-1953, Pháp kí hiệp ƣớc trao trả độc lập cho Campuchia. - T7/1954, Pháp kí HĐ Giơ-ne-vơ, cộng nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. *Từ năm 1954 đến đầu năm 1970: Chính phủ Campuchia do Xihanúc lãnh đạo đi theo đƣờng lối hoà bình trung lập. *Từ 1970 - 1975: - 3/1970, Mĩ đảo chính lật đổ chính phủ Xihanuc. Từ đâ , ND Campuchia tiến hành kháng chiến chống Mĩ. - Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh đƣợc giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi. * Từ 1975 - 1979: - Nga sau đó, tập đoàn hơme đỏ phản bội CM, thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo. - Đƣợc sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN, ND CPC đã đứng lên đánh đổ hơ-me đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh đƣợc giải phóng, nƣớc Cộng hoà Nhân dân Campuchia ra đời. * Từ 1979 - 1991: - Diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm và kết thúc với sự thất bại của hơme đỏ. - T10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia đƣợc kí kết. 1993, tuyên bố thành lập Vƣơng quốc Campuchia và bƣớc vào thời kì hoà bình, xây dựng và phát triển đất nƣớc. 2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nƣớc Đông Nam Á a. Nhóm năm nƣớc sáng lập ASEAN + Sau khi giành đƣợc độc lập, nhóm 5 nƣớc sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan và Xingapo) đều tiến hành đƣờng lối công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và đã đạt đƣợc một số thành tựu. Tuy nhiên, chiến lƣợc này dần bộc lộ những hạn chế nhất là về nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ… + Từ những năm 60-70, các nƣớc này chuyển sang chiến lƣợc công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu – "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ và kĩ thuật nƣớc ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, phát triển ngoại thƣơng. Nhờ đó, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của 5 nƣớc khá cao. 10 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Bài tiểu luận mẫu Lý thuyết Dow Thực hành Excel Trắc nghiệm Sinh 12 Hóa học 11 Giải phẫu sinh lý Đề thi mẫu TOEIC Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Tài chính hành vi Atlat Địa lí Việt Nam Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » đề Cương Lịch Sử 12 Thi Tốt Nghiệp