Đề Cương ôn Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 10 Năm 2021 - 2022 Đề ...
Có thể bạn quan tâm
- 27
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức trọng tâm học kì 1 kèm theo một số đề thi minh họa để các bạn ôn luyện.
Đề cương Văn lớp 10 học kì 1 năm 2024 biện soạn gồm 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo. Qua đề cương học kì 1 Ngữ văn lớp 10 giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức lý thuyết, các dạng bài trọng tâm từ đó ôn luyện đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Ngữ văn 10 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Toán lớp 10.
Đề cương học kì 1 Ngữ văn 10 năm 2024 - 2025
- 1. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- 2. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều
- 3. Đề cương học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
1. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
I. Nội dung ôn tập cuối kì 1 Văn 10
1. Truyện
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Thần trụ trời | Tác giả dân gian Việt Nam | Thần thoại Việt Nam | Kể về vị thần đã có công tạo nên trời đất | - Kết cấu truyện rõ ràng, dễ hiểu - Thể hiện sự tưởng tượng của con người về các nhân vật hư cấu - Các nhân vật là các vị thần của tự nhiên |
Thần sét | Tác giả dân gian Việt Nam | Thần thoại Việt Nam | Kể về thần sét và công việc của ông thi hành luật của thiên đình xuống hạ giới | |
Thần gió | Tác giả dân gian Việt Nam | Thần thoại Việt Nam | Kể về thần gió và cái kết cho sự nghịch ngợm của con thần | |
Tản Viên từ Phán sự lục | Nguyễn Dữ | Truyền kỳ | Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, của Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ chính trực của Đất Việt; từ đó , thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà của tác giả. | - Truyện chưa yếu tố kì ảo - Kết hợp chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục… – Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic. – Cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút. – Nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét |
Chữ người tử tù | Nguyễn Tuân | Truyện ngắn | - Văn bản Chữ người tử tù Khắc họa chân dung của một người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng như Huấn Cao - Thể hiện quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về một người tài hoa, hiên ngang, khí phách anh hùng | - Tình huống truyện độc đáo - Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao - Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình |
Tê-dê | Edith Hamilton | Thần thoại Hy Lạp | văn bản Tê-dê ca ngợi sự dũng cảm, anh hùng của chàng A-ten dám tiêu diệt cái ác để đòi lại bình an cho nhân dân | - Truyện chưa yếu tố kì ảo – Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic. – Cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút. – Nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét |
2. Thơ
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Chùm thơ hai-cư | Ba Sô Chiyo Issa | Thơ Hai-cư | Văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản viết về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên | - Hình thức: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn, thường theo thứ tự 5-7-5.- Quý ngữ: là những từ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa đào, hoa mai, chim oanh, chim yến - chim quyên, tiếng ve - trăng, sương, tiếng dế,...).- Ngôn ngữ: chấm phá, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo. |
Thu hứng | Đỗ Phủ | Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật | Bức tranh phong cảnh mùa thu, cùng với lòng nước, thương dân của tác giả | - Giọng thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện - Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình - Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa. |
Mùa xuân chín | Hàn Mặc Tử | thể thơ bảy chữ | - Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam - Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người | - Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu - Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc - Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình |
3. Văn nghị luận
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư | Chu Văn Sơn | Nghị luận | - Tác phẩm thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu - Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ | - Tác phẩm các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết - Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao - Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp |
Hiền tài là nguyên khí quốc gia | Thân Nhân Trung | Văn bia | - Tầm quan trọng của những người tài năng đức độ đối với đất nước - Thông điệp nhắn gửi động viên kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước. | - Cách lập luận vấn đề chặt chẽ. - Luận điểm, luận cứ được sắp xếp rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý |
Yêu và đồng cảm | Phong Tử Khải | Tản văn | Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em. | - Ngôn từ mộc mạc, gần gũi - Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic - Văn phong tự nhiên |
Chữ bầu lên nhà thơ | Lê Đạt | Tiểu luận | Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công | - Ngôn từ mộc mạc, gần gũi - Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic - Văn phong tự nhiên - Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu |
Thế giới mạng và tôi | Nguyễn Thị Hậu | Nghị luận | Phân tích vai trò của mạng trong thế giới của chúng ta và lời khuyên của tác giả về cách sử dụng mạng xã hội | - Ngôn từ mộc mạc, gần gũi - Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic - Văn phong tự nhiên - Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu |
4. Sử thi
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác | Hô-me-rơ | Sử thi | Thể hiện nỗi đau, sự luyến tiếc cuộc chia tay tiễn cồng ra trận của gia đình Héc-to | - Tình huống truyện độc đáo - Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian - Cách sắp xếp tình tiết lôi cuốn |
Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời | Tác giả dân gian | Sử thi Ê-đê | - Thể hiện tinh thần dũng cảm, can đảm lạc quan và có chút liều lĩnh của Đăm Săn - Tác phẩm cũng cho thấy tinh thần chinh phục và quyết tâm đạt được ước mơ của con người thể hiện ở người anh hùng Đăm Săn | - Ngôn từ, giọng điệu đặc trưng của sử thi - Giọng kẻ là sự kết hợp của văn xuôi và văn vần - Sử dụng nhiều thành ngữ, điền cố - Ngôn từ rõ ràng, súc tích, sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian |
Ra-ma buộc tội | Valmiki | Sử thi Ra-ma-ya-na | Tác phẩm thể hiện quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội. | - Ngôn ngữ mang yếu tố trang trọng, phong phú, biểu cảm. - Thành công tạo dựng hình tượng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách - Tình huống đầy mâu thuẫn, kịch tính - Giàu yếu tố sử thi |
5. Sân khấu dân gian
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Xúy Vân giả dại | Tác giả dân | Chèo | Kể về Xúy Vân than trách số phận mình | - Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt - Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật |
Huyện đường | Tác giả dân gian | Tuồng | Phê phán sự tham ô của quan lại khi xử kiện | - Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt - Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật - Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn |
Hồn thiêng đưa đường | Tác giả dân gian | Tuồng | - Là một trong những vở tuồng mẫu mực nhất trong nghệ thuật Tuồng. - Nội dung của vở “Sơn Hậu” phản ánh tinh thần của giới sĩ phu hồi hậu bán thế kỷ XIX, khi triều đình nhà Nguyễn bắt đầu suy vong, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. | Ngôn ngữ nôm na, mộc mạc, gần với khẩu ngữ hơn là gần với ngôn ngữ bác học |
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Sử dụng từ Hán Việt
- Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
2. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa
a. Lỗi lặp từ
- Trường hợp một từ, một cụm từ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu, đoạn đó trở nên nặng nề, rườm rà được coi là lỗi lặp từ
- Cách sửa: bỏ từ ngữ bị lặp hoặc thay thế bằng đại từ hay các từ đồng nghĩa.
b. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
- Hiện tượng mắc lỗi này bắt nguồn từ việc người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ, từ Hán Việt, thuật ngữ khoa học.
- Cách sửa: Cần tra từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín.
c. Lỗi trật tự từ
- Nhiều cụm từ, câu trong tiếng Việt chỉ khác nhau do trật tự sắp xếp giữa các từ, đôi khi do người viết tự ý đảo trật tự từ mà làm cho từ ngữ trong ngữ cảnh trở nên sai nghĩa.
CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN
1. Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.
b. Thân bài:
+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.
+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.
c. Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, ...
2. Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh giá chung của dư luận,...) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
b. Thân bài:
- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao,...).
- Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính (qua các khổ, đoạn trong bài) và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,...).
- Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ So với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác).
c. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận.
II. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết (Số câu) | Thông hiểu (Số câu) | Vận dụng (Số câu) | Vận dụng cao (Số câu) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
I | Đọc | Thần thoại/ Sử thi | 4 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 60 |
Thơ | |||||||||||
Kịch bản Chèo; Tuồng | |||||||||||
Văn bản thông tin | |||||||||||
II | Viết | Viết bài văn nghị luận bàn về tư tưởng đạo lí/ về một hiện tượng trong đời sống | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học | |||||||||||
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi | 20% | 10% | 15% | 25% | 0 | 20% | 0 | 10% | 100 | ||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức | 30% | 40% | 20% | 10% | |||||||
Tổng % điểm | 70% | 30% |
III. Đề thi minh học học kì 1 Ngữ văn 10
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU(6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng Bắt nguồn từ thời đại Hùng Vương dựng nước và được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích Đền Hùng.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hóa tâm linh lớn nhất nước ta; hàng năm đến ngày Giỗ tổ và tổ chức Lễ hội, con cháu trên mọi miền tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền thượng; Phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.
Trong phần Lễ: Nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Từ chiều mồng 9, các làng rước kệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các hàng đại biểu xếp hàng chỉnh tê đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng (Kính thiên lĩnh điện), đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh thay mặt cho nhân dân cả nước kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.
Phần Hội: Diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng. Hội đền Hùng ngày nay có thêm nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú hấp dẫn. Trong khu vực Hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các quán bán hàng dịch vụ ăn uống, các trại văn hóa của 13 huyện, thành, thị, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi thể thao,... tạo ra nhiều màu sắc sinh động, náo nhiệt cho bức tranh ngày hội. Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giày, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần,... Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội. Trên khu vực Công quán luôn âm vang tiếng trống đồng, tiếng giã đuống rồn ràng của các nghệ nhân dân gian người dân tộc Mường ở Thanh Sơn ra phục vụ Lễ hội.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kỳ Vua Hùng luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
(Trích Giới thiệu du lịch Phú Thọ - Lễ Hội - Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Nội dung văn bản trên viết về lễ hội nào của dân tộc ta?
A. Lễ hội Ok Om Bok.B. Lễ hội đua ghe ở Huế.C. Lễ hội Đống Đa ở đất võ Tây Sơn.D. Lễ hội Đền Hùng.
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội ấy diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Lễ hội diễn ra ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ vào tháng 3 âm lịch hàng năm.B. Lễ hội diễn ra vào lễ Quốc Khánh 2/9 hàng năm tại Thừa Thiên HuếC. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 4 tết âm lịch hàng năm tại Tây Sơn – Bình ĐịnhD. Lễ hội diễn ra tại Khu danh thắng Tràng An – Ninh Bình vào tháng Giêng hàng năm.
Câu 3 (0,5 điểm). Lễ hội Đền Hùng bao gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
A. Ba phần: Phần Lễ, phần Hội và phần biểu diễn võ thuật.B. Hai phần: Phần lễ và phần hộiC. Chỉ có một phần.D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4 (0,5 điểm). Trong phần lễ nhân dân thường dâng lên vua Hùng lễ vật gì?
A. Bánh nướng, bánh dẻo.B. Bánh khúc.C. Bánh chứng, bánh dày.D. Bánh cốm.
Câu 5 (0,5 điểm). Trong câu văn sau: Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kỳ Vua Hùng luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.
A. Trích dẫn gián tiếpB. Trích dẫn trực tiếpC. Trích dẫn theo ý.D. Trích dẫn chính xác.
Câu 6 (0,5 điểm). Trong đoạn văn sau, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào để làm sáng tỏ sự phong phú trong phần hội của lễ hội đền Hùng: Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giày, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần,... các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội.
A. Nhân hóa.B. So sánh.C. Ẩn dụ.D. Liệt kê
Câu 7 (0,5 điểm). Nhận định nào không đúng về lễ hội Đền Hùng?
A. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.B. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 nhưng đã có giá trị vô cùng to lớn.C. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.D. Tất cả các nhận định trên đều đúng.
Trả lời câu hỏi
Câu 8 (0,5 điểm). Mục đích của việc tổ chức lễ hội Đền Hùng hàng năm để làm gì?
Câu 9 (1,0 điểm). Khi thuật lại lễ hội Đền Hùng, người viết đã bày tỏ những cảm nhận như thế nào?
Câu 10 (1,0 điểm). Việc sử dụng kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung sự kiện?
PHẦN II. VIẾT VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
IV. Đáp án đề thi minh học cuối kì 1 Văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | D | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | Mục đích của lễ hội: Thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. | 0,5 | |
9 | Khi thuật lại lễ hội Đền Hùng, người viết đã bày tỏ tình cảm: - Trước hết là tôn kính với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước là vua Hùng, sau đó tự hào về một lễ hội truyền thống có ý nghĩa tinh thần vô cùng sâu sắc với người Việt Nam... | 1,0 | |
10 | Việc sử dụng kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh có tác dụng: - Giúp cho thông tin trở nên cụ thể, khách quan và chân thực, giúp người đọc hình dung dễ dàng hơn về diễn biến vủa sự kiện diễn ra trong lễ hội. | 1,0 | |
II | VIẾT VĂN | 4,0 | |
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. | |||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định không đúng vấn đề nghị luận: 0,0 điểm. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | 2,5 | ||
- Nêu vấn đề cần bàn luận: Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn, khẳng định đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”: + Uống nước: Là thừa hưởng sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã để lại. + Nguồn: Là nơi bắt đầu nguồn nước; chúng ta có thể hiểu từ dùng cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng được. “Nguồn” trong câu này có thể hiểu là nguồn cội, là tổ tiên, thế hệ đi trước. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải có thái độ biết ơn khi được thừa hưởng những thành quả của thế hệ đi trước. - Phân tích các biểu hiện và ý nghĩa của lòng biết ơn + Biểu hiện + Ý nghĩa - Phản biện : Bên cạnh những người biết “Uống nước nhớ nguồn”, vẫn còn có nhiều người sống vô ơn chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc,… - Bài học nhận thức và hành động + Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc + Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài nhưng cần phải có ý thức giữ gìn bản sắc, văn hóa tinh hoa dân tộc Việt Nam ,… | |||
d.Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 |
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
SỰ TRUNG THỰC CỦA TRÍ THỨC
Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.
Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.
Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.
(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. nghị luận.B. tự sự.C. miêu tả.D. biểu cảm.
Câu 3. Câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá được dẫn trong văn bản thuộc thao tác lập luận gì?
A. Giải thích.B. Chứng minh.C. Bình luận.D. Bác bỏ.
Câu 4. Ý nào nói không đúng về tác dụng của việc dẫn lại câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá trong văn bản?
A. Làm sáng tỏ cái dũng khí của kẻ sĩ thời xưa.B. Làm sáng tỏ cái dũng khí bất chấp nguy hiểm của kẻ sĩ.C. Làm sáng tỏ cái nguy hiểm để cảnh báo kẻ sĩ nên tránh.D. Làm sáng tỏ phẩm chất trung thực của kẻ sĩ.
Câu 5. Hội chứng “bằng thật, người giả” được tác giả đề cập trong văn bản được hiểu là
A. người dùng bằng giả nhưng tỏ ra như dùng bằng thật.B. người dùng bằng thật nhưng sống giả dối.C. người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp.D. người dùng bằng giả nhưng có trình độ cao, không tương xứng với bằng cấp.
Câu 6. Mục đích của việc so sánh kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay là gì?
A. Làm nổi bật cái dũng khí của kẻ sĩ xưa khi bảo vệ đạo thánh hiền.B. Khẳng định trí thức xưa và nay đều phải đối mặt với nguy hiểm.C. Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa.D. Khẳng định kẻ sĩ ngày xưa dám chết vì đấu tranh cho sự thật.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài năng, trí thức phát triển bền vững.B. Bàn về những kẻ sĩ dám đấu tranh để bảo vệ sự thật và sự cần thiết phải xây dựng một xã hội trung thực.C. Bàn về vai trò của đạo thánh hiền và sự cần thiết phải học tập những tấm gương dám chết bởi đạo thánh hiền.D. Bàn về sứ mệnh của trí thức ngày nay: phải biết đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?
Câu 9. Anh/ Chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.
Câu 10. Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Đọc truyện ngắn:
CA CẤP CỨU THÀNH CÔNG
Ngày 31 tháng 12 năm 1989.
Đêm khuya. Trong một phòng bệnh tại một bệnh viện.
Giám đốc Chu của Xưởng sản xuất cán nguội đứng ngồi không yên, cứ chốc chốc lại đưa tay lên nhìn đồng hồ, lòng ông như lửa đốt dõi theo một bệnh nhân đang nằm hôn mê trên giường bệnh.
Nửa tháng trước, thành phố có thông báo sau Tết sẽ tổ chức Hội nghị giao lưu kinh nghiệm dây chuyền sản xuất an toàn, biểu dương các đơn vị tiên tiến. Xưởng sản xuất cán nguội của ông Chu được chỉ định có bài phát biểu quan trọng trong cuộc họp ấy.
Giám đốc Chu lập tức cho gọi những nhân viên ưu tú lên, trực tiếp giao nhiệm vụ soạn thảo bài phát biểu và giám sát rất cẩn thận. Mọi người đã làm việc rất nỗ lực và qua mười ngày mười đêm, cuối cùng họ đã thảo xong được một bài phát biểu cả chục ngàn chữ. Trong bài phát biểu giới thiệu rất tỉ mỉ về tư tưởng chỉ đạo cơ bản của xưởng sản xuất, đó là: Trong năm, xưởng không để xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Ngoài ra, bài phát biểu còn đề cập đến những kinh nghiệm để đảm bảo an toàn lao động. Giám đốc Chu sẽ đích thân đọc bài phát biểu này tại hội nghị.
Vậy mà, trong giờ phút hết sức quan trọng ấy, ở xưởng sản xuất của ông lại xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn lao động đến vậy!
Bệnh nhân vẫn chìm trong tình trạng hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, tiêm, tiếp o-xi... Nhưng, tất cả dường như đều không chút tác dụng!
Giám đốc Chu khẩn cầu bác sĩ: “Bác sĩ à, mong ông hãy nghĩ trăm phương ngàn kế giúp tôi, làm sao để kéo được sự sống cho bệnh nhân này, chỉ cần ông ấy không chết trong năm nay là được. Nếu được như vậy, xưởng chúng tôi sẽ gửi một vạn đồng để cảm ơn bệnh viện”.
Trên giường bệnh, bệnh nhân vẫn nhọc nhằn từng đợt thở thoi thóp. Xung quanh, mười mấy bác sĩ và y tá vẫn túc trực.
Thời gian trôi đi từng giây chậm chạp. Bầu không khí trong phòng bệnh vô cùng căng thẳng.
Và… bệnh nhân đã trút hơi thở cuối cùng. Tiếng khóc của người thân nức nở, vảng vất trong đêm tối.
Giám đốc Chu và các bác sĩ, mọi người không hẹn mà cùng giơ tay lên nhìn đồng hồ. Kim đồng hồ lúc đó chỉ đúng 0 giờ 1 phút.
“Tốt rồi, tốt quá rồi!”, Giám đốc Chu vô cùng xúc động, ra bắt tay từng vị bác sĩ: “Cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm!”
(Phàn Phát Giá, trích từ Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại, nhiều tác giả, NXB HNV, 2003, tr.49-50)
Thực hiện yêu cầu:
Nhan đề phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
Đáp án đề thi Văn lớp 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì: Xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức: - Nói đúng sự thật. - Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
10 | Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: - Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh. - Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ. … Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa nhan đề và khía cạnh nội dung của truyện Ca cấp cứu thành công. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: | 2.0 | ||
- Ca cấp cứu không thành công trong việc cứu người, mà thành công trong việc cứu căn bệnh thành tích. Nhan đề giễu nhại sâu cay bệnh thành tích, thói dối trá, nhẫn tâm. - Nhan đề Ca cấp cứu thành công vừa gợi mở cách hiểu vừa hàm chứa thái độ đánh giá. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . | |||
- Đánh giá chung: + Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện. + Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
I + II | 10 |
2. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ……. BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: VĂN; KHỐI10 |
A. KIẾN THỨC
BÀI 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT
ĐỌC | Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại thơ Đường luật - Hình ảnh, cách gieo vần; nghệ thuật đối: đối giữa các câu, đối giữa các vế; ý nghĩa đối tương đồng và đối tương phản. - Với một số bài thơ Nôm Đường đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, sử dụng từ ngữ và hình ảnh từ đời sống. - Chủ thể trữ tình: chủ thể phát ngôn thường là tác giả hoặc người đại diện cho quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | Trật tự từ trong tiếng Việt |
VIẾT | Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề |
NÓI VÀ NGHE | Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề |
BÀI 3: KỊCH BẢN CHÈO TUỒNG
ĐỌC | Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại - Đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chỉ dẫn sân khấu … - Bối cảnh lịch sử văn hóa, chủ đề, thông điệp… |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong Tiếng Việt |
VIẾT | Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
NÓI VÀ NGHE | Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau |
BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN
ĐỌC | Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại như: - Văn bản thông tin tổng hợp cung cấp thông tin khách quan, phương thức biểu đạt hay dùng thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác… - Bản tin ngắn gọn, có tính thời sự, … |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | Cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản. |
VIẾT | Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
NÓI VÀ NGHE | Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau |
b. CẤU TRÚC ĐỀ THI (90’)
I. ĐỌC HIỂU: 6.0 điểm
- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn (7 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 3 câu hỏi tự luận ngắn)
- Nội dung:
+ Đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa
+ Văn bản đọc hiểu thuộc thể loại thơ Đường luật chèo, tuồng, văn bản thông tin,…
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình ảnh, từ ngữ, chi tiết đặc sắc….
+ Kiến thức về các đặc trưng của thể loại văn bản
II. VIẾT: 4.0 điểm
- Hình thức tự luận
- Nội dung:
+ Nghị luận xã hội: Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen.
+ Nghị luận văn học: Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một đoạn trích trong tác phẩm văn học.
C. ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ SỐ 1
I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Nếu đã lâu rồi bạn không nghe thấy tin tức gì về tầng ozone, đó là vì tình hình đang khá sáng sủa. Câu chuyện phục hồi và bảo vệ tầng ozone đã chứng tỏ rẳng khi khoa học và quyết tâm chính trị hợp lực, thế giới có thể thay đổi vận mệnh của mình.
Năm 1985, các nhà khoa học khí quyển ở Nam Cực phát hiện một điều đáng lo ngại: tầng ozone đang trên đà biến mất trong mấy mươi năm tới. Từ đây, cộng đồng quốc tế bắt đầu thảo luận và hành động – với một tốc độ chưa từng có.
Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987 Nghị định thư Mông – te – rê – an (Montreal) về các chất làm suy giảm tầng ozone được thông qua. Tua nhanh đến ngày hôm nay: tầng ozone đang trên đà hồi phục, trở thành phông nền xán lạn cho một câu chuyện đầy cảm hứng và nhiều bài học về nhân loại, gợi mở cho chúng ta những con đường để giải quyết các khủng hoảng môi trường khác.
…. Câu chuyện thành công này cho thấy: có những cá nhân cụ thể đã “kích hoạt” quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng cần nhớ rằng chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến”
( Lê My, Theo báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 31/10/2021)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Thông tin của văn bản là:
A.Thông tin chính trịB.Thông tin thời sựC.Thông tin khoa họcD.Thông tin kinh tế
Câu 2: Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản trên:
A.Ngắn gọn, sáng rõ, đơn giảnB.Ngắn gọn, hấp dẫnC.Đa nghĩaD.Thể hiện màu sắc cá nhân đậm nét.
Câu 3: Theo anh chị nhan đề của bài báo là?
A.Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầuB.Tình trang tầng ozone hiện nayC.Chung tay vì tầng ozoneD.Cuộc chiến bảo vệ tầng ozone
Câu 4: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: “Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987 Nghị định thư Mông – te – rê – an (Montreal) về các chất làm suy giảm tầng ozone được thông qua”
A.Chỉ hai năm sau đóB.Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987C. Ngày 16/9/1987D. Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987 Nghị định thư Mông – te – rê – an
Câu 5: Từ “kích hoạt” trong văn bản trên có thể thay thế bằng từ:
A.Khởi độngB.Điều chỉnhC.Thay đổiD.Tác động
Câu 6: Năng lượng bền bỉ của cuộc chiến là do đâu?
A.Công chúngB.Sự đồng thuận quốc tếC.Hợp tác toàn cầuD.Tất cả các phương án trên
Câu 7: Văn bản trên thuộc thoại văn bản thông tin nào?
A.Báo cáoB.Bản tinC.Thư từD.Diễn văn
Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời câu hỏi:
Câu 8: Tác giả thể hiện quan điểm như thế nào trong bài viết?
Câu 9: Từ văn bản trên kết hợp hiểu biết của em, em có suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?
Câu 10: Hãy viết một bản tin ngắn (khoảng 12 dòng) về một sự kiện ở trường mà em chứng kiến hoặc tham gia.
II.VIẾT (4.0 điểm)
Phân tích bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn tác giả trong bài thơ sau:
Thu vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Nước biếc trông như tầng khói phủ,Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Nguyễn Khuyến
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ĐƯỜNG ĐI HỌC
Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chóĐường dẫn con đi suốt tuổi thơ mìnhNhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏVui rập rờn theo những cánh bướm xinh…
Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngượcManh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoeKhông ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hótChiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe
Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củLén nhìn con cạo rá mẹ thở dàiBữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạtTúc tắc rồi con cũng lớn như ai.
Thêm một tuổi là con thêm một lớpBước dài hơn, đi đứng chững chạc hơnCon đường cũ mở ra nhiều lối mớiCánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.
Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọcChợt xênh xang chợt heo hút dặm mònĐường đi học vẫn là đường đẹp nhấtSớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !
18.02.2003
(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng, NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8)
Lựa chọn đáp án đúng :
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì ?
A. Phong cách ngôn ngữ chính luậnB. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtC. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuậtD. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Câu 2. Từ “khúc khuỷu” thuộc từ loại nào ?
A. Danh từB. Động từC. Trạng từD. Tính từ
Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học ?
A. Đầy hoa cỏ, ổ gà ổ chóB. Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinhC. Đầy hoa cỏ, khúc khuỷuD. Những cánh bướm xinh, ổ gà ổ chó
Câu 4. Ý nào sau đây không thể hiện đúng hoàn cảnh sống của tác giả trong bài thơ ?
A. Cơ cực, manh áo nghèoB. Thiếu thốn, cơm cõng củC. Cơ cực, thiếu tình thươngD. Nghèo khổ, bữa cháo bữa rau
Câu 5. Trong kí ức của tác giả, con đường đi học hiện lên như thế nào ?
A. Khó khăn, thơ mộngB. Khúc khuỷu, huy hoàngC. Gai góc, khúc khuỷuD. Thơ mộng, huy hoàng
Câu 6. Câu thơ “Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót” gợi ra hình ảnh một cậu bé
A. nhanh nhẹn như chim sáo.B. đang nhảy chân sáo.C. hồn nhiên, vô tư.D. lạc quan, ca hát.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản ?
A. Kí ức về con đường đi học đầy gian khổ nhưng thơ mộngB. Kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi học và người mẹ tảo tầnC. Kí ức về những ngày gian khổ và người mẹ tảo tầnD. Kí ức về tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch bên mẹ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Ôi ! Thương quá cái thời cơm cõng củ”.
Câu 9. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.
Câu 10. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Đọc truyện ngắn:
Nghề của mẹ
Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm.
Có lần mẹ đội thau cá đứng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắt tôi đến cốt đưa cho gói xôi, cái bánh…
Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.
Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ.
(Võ Thành An, nguồn Kiến thức ngày nay số 404 ngày 06/01/2015)
Thực hiện yêu cầu:
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn trên.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
3. Đề cương học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS ……… Tổ Văn- Sử | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN 10 |
I. Ôn tập kiến thức phần văn học
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
Văn bản | Thể loại | Tác giả | Nội dung chính | Nghệ thuật |
Thần trụ trời | Thần thoại Việt Nam | Tác giả dân gian | Văn bản nói về cách tạo ra trời, đất, thế gian của vị thần Trụ trời cùng với những vị thần khác. Cách lý giải ở dưới góc độ văn học dân gian mang đầy tính sáng tạo và đề cao những giá trị truyền thống cao đẹp. | Truyện sử dụng những yếu tố kì ảo hoang đường theo một cách rất sáng tạo và đa dạng. |
Prô-mê-tê và loài người | Thần thoại Hy Lạp | Tác giả dân gian | Văn bản nói tới công lao của thần Prô-mê-tê trong việc sáng tạo ra nhân loại và ban cho họ sức mạnh to lớn, vô giá chính là ngọn lửa. | – Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo, hoang đường – Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ |
Đi san mặt đất | Truyện thơ của người Lô Lô | Tác giả dân gian | Văn bản nói về công cuộc khai hoang đất đai và gây dựng của con người. San phẳng nền mặt đất để làm nơi sinh sống và làm ăn. Ở dưới bàn tay của con người, Trái Đất được san phẳng và cải tạo. | – Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ. – Ngôn từ dễ hiểu, giản dị. – Hình ảnh gần gũi, mộc mạc. |
Cuộc tu bổ lại các giống vật | Thần thoại Việt Nam | Tác giả dân gian | Lý giải đặc điểm các phần cơ thể của chó, vịt, chiền chiện,… | Văn bản có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, có những yếu tố kì ảo, kết hợp những từ ngữ mộc mạc, giản dị và dễ hiểu. |
BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)
Văn bản | Thể loại | Tác giả | Nội dung chính | Nghệ thuật |
Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây | Sử thi Ê-đê | Tác giả dân gian | Đoạn trích khẳng định sức mạnh khổng lồ và ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của anh hùng Đăm Săn – Một tù trưởng trọng danh dự, luôn trân trọng gia đình và thiết tha một cuộc sống bình yên, luôn hết sức mình vì sự phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là một anh hùng mang tầm vóc sử thi của người dân tộc Ê-đê. | – Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ – Nghệ thuật phóng đại |
Gặp Ka-ríp và Xi-la | Sử thi Hy Lạp | Tác giả dân gian | – Ca ngợi sự dũng cảm chiến đấu của chàng Ô-đi-xê khi gặp những khó khăn, thử thách trên biển – Ca ngợi khả năng lãnh đạo của Ô-đi-xê khi gặp khó khăn thử thách trong chuyến đi | – Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ – Nghệ thuật phóng đại |
Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê | Văn bản đã giúp cho độc giả hình dung ra được chi tiết hình ảnh về ngôi nhà truyền thống của người Ê – đê. | – Ngôn ngữ hợp lý, thuyết phục. – Miêu tả rõ ràng, chi tiết. | ||
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời | Sử thi Ê-đê | Tác giả dân gian | – Ca ngợi khát khao được chinh phục nữ thần Mặt trời của Đăm Săn. – Thể hiện khát vọng, mong muốn chinh phục tự nhiên của người xưa | Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ |
BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ)
Văn bản | Thể loại | Tác giả | Nội dung chính | Nghệ thuật |
Hương Sơn phong cảnh | Hát nói | Chu Mạnh Trinh | – Miêu tả về cảnh đẹp Hương Sơn – Những rung động của tác giả trước cảnh sắc của thiên nhiên đất nước | – Hệ thống từ miêu tả tượng hình, tượng thanh đầy gợi cảm – Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm |
Thơ duyên | Thơ mới 7 chữ | Xuân Diệu | Bài thơ là một bức tranh mùa thu vô cùng êm đềm và đẹp đẽ xen lẫn những cảm xúc xao xuyến và sự rung động của tác giả về tình cảm lứa đôi. | – Tính nhạc trong thơ – Chất văn xuôi trong thơ – Tượng trưng siêu thực |
Lời má năm xưa | Truyện ngắn | Trần Bảo Định | Văn bản nói về lòng yêu thương, sự trân trọng mọi loài vật của con người. Đây cũng chính là bài học mà nhân vật mẹ cần phải chỉ dạy cho nhân vật “tôi”. | – Tình huống của truyện hấp dẫn, độc đáo. – Ngôn ngữ dung dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ. |
Nắng đã hanh rồi | Thơ 7 chữ | Vũ Quần Phương | – Bài thơ miêu tả về khung cảnh thiên nhiên mùa đông – Bài thơ là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình với người con gái nơi phương xa | Nghệ thuật miêu tả tài tình |
BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)
Văn bản | Thể loại | Tác giả | Nội dung chính | Nghệ thuật |
Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam | Báo chí | Nhóm biên soạn tổng hợp | Cung cấp thông tin về văn hóa tranh Đông Hồ | Bố cục được trình bày rõ ràng, nguồn thông tin chi tiết và đáng tin cậyt. |
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Báo chí | Ngọc Tuyết | – Cung cấp các thông tin về nhà hát cải lương Trần Hữu Trang – Thông báo sự kiện khánh thành nhà hát cải lương Trần Hữu Trang | – Bố cục rõ ràng, mạch lạc – Văn phong trang trọng |
Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật | Bản tin | Trích từ tờ Báo văn nghệ | – Cung cấp các thông tin về bản dịch truyện Kiều – Thể hiện niềm tự hào về văn học của dân tộc | Thông tin đầy đủ, rõ ràng |
Lý ngựa ô ở hai vùng đất | thơ tự do | Phạm Ngọc Cảnh | Tác phẩm cho thấy sự đặc sắc của làn điệu lý ngựa ô khi được thể hiện tại 2 nơi khác nhau là “làng anh” và “làng em”. Qua làn điệu lý ngựa ô, bộc lộ tâm tư kín đáo của những chàng trai, cô gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải, sự mong chờ trong tình yêu | – Lời lẽ, văn phong của tác phẩm chính là lời của một làn điệu dân ca. – Giọng điệu thủ thỉ, nhẹ nhàng, tâm tình, da diết. – Ngôn từ thuần Việt, giản dị, mộc mạc, đậm chất văn hóa dân gian |
Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây | Báo chí | Nhóm biên soạn tổng hợp | Cung cấp thông tin về chợ nổi | – Bố cục rõ ràng, mạch lạc – Văn phong trang trọng |
BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)
Văn bản | Thể loại | Xuất xứ | Nội dung chính | Nghệ thuật |
Thị Mầu lên chùa | Chèo | Trích trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” | – Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của phụ nữ thời xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lu mờ đi lý trí. – Phê phán, hơn nữa là bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan liêu phong kiến. | Xây dựng được tuyến nhân vật đặc sắc với những tình huống rất đắt giá, làm rõ tính cách nổi bật của các nhân vật |
Huyện Trìa xử án | Tuồng hài | Trích trong vở tuồng nổi tiếng là “Ngao, Sò, Ốc, Hến” | Miêu tả chân dung của nhân vật huyện Trìa với đầy đủ những tính cách xấu xa của quan trên | – Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật cùng với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời – Tình huống tuồng đắt giá giúp cho các nhân vật bộc lộ hết bản chất |
Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương | Báo chí | Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương | Văn bản đã cung cấp những thông tin cũng như tầm quan trọng của chiếc đàn ghi – ta phím lõm trong cuộc sống ngày nay. Ngoài ra, tác giả cũng thể hiện sự đón nhận của dàn nhạc cải lương đối với chiếc đàn này. | – Văn bản dùng ngôn từ rõ ràng, mạch lạc với văn phong minh bạch, dễ hiểu. – Qua văn bản, các tác giả đã cung cấp những thông tin một cách khách quan, mạch lạc. |
Xã Trưởng – Mẹ Đốp | Chèo | Hà Văn Cầu (chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn), trích trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” | Mẹ Đốp, đại diện tầng lớp nhân dân (bị trị) luôn luôn tìm cách châm chọc, đả kích, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, tạo tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái, hể hả, sâu cay, chua chát qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo diễn ra hàng ngày của chúng. | Xây dựng được tuyến nhân vật đặc sắc với những tình huống rất đắt giá. Qua đó toát lên tính cách nổi bật của nhân vật |
Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến | Tuồng hài | Trích trong vở “Ngao, Sò, Ốc, Hến” | – Thị Hến đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại, đầy mưu trí, ứng biến mọi tình huống rất tinh tế và khôn khéo. – Thầy Đê Hầu, Nghêu, Quan Huyện: Tác giả phơi bày cho những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, sự hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến. | – Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội thời đó. – Tình huống tuồng đắt giá giúp cho các nhân vật bộc lộ được hết bản chất. |
II. Ôn tập phần Tiếng Việt
1. Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn
– Thiếu mạch lạc :
- Các câu ở trong đoạn văn không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung nêu lên trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ ở trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề).
- Các câu ở trong đoạn văn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
– Thiếu các phương tiện liên kết hoặc dùng các phương tiện liên kết chưa phù hợp
2. Cách đánh dấu bị tỉnh lược trong văn bản
– Sử dụng kí hiệu chấm lửng đặt ở trong ngoặc đơn (…) hoặc ở trong móc vuông
– Sử dụng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược một đoạn, lược dẫn,…
– Sử dụng một đoạn ngắn tóm tắt về nội dung phần bị tỉnh lược
– Kết hợp một số cách nêu ở trên
3. Lỗi dùng từ và cách sửa
– Lỗi lặp từ ⇒ Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp bằng những từ ngữ khác.
– Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm ⇒ Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm
– Lỗi dùng từ không đúng nghĩa ⇒ Thay thế từ đúng nghĩa
– Lỗi sử dụng từ không phù hợp với khả năng kết hợp: thay thế, thêm, bớt từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ.
– Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản ⇒ Thay thế từ ngữ phù hợp.
4. Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.
– Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản gồm: Trích dẫn, hình ảnh hoặc sơ đồ, chú thích các số liệu,…
– Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có tác dụng:
- Giúp người đọc tìm kiếm được các thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Giúp người đọc xác định được mối quan hệ và vị trí các luồng thông tin dễ dàng hơn để có thể hiểu được nội dung chính của văn bản.
III. Phần tập làm văn
1. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
a) Mở bài : Giới thiệu về truyện kể (tên tác phẩm, tác phẩm,…). Nêu khái quát các nội dung chính hoặc định hướng của bài viết.
b) Thân bài : Trình bày lần lượt các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề cùng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
c) Kết bài : Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu lên ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
2. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
a) Mở bài : Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết nên bàn luận về vấn đề.
b) Thân bài : Trình bày từ hai luận điểm chính nhằm làm rõ được ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước những biểu hiện đúng/sai/tốt/xấu); sử dụng lý lẽ và bằng chứng có sức thuyết phục.
c) Kết bài : Khẳng định lại tầm quan trọng hoặc ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của chính người viết
III. Đề thi minh họa học kì 1 Ngữ văn 10
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảoSuốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờnMáu đã đổ ở Trường Sa ngày ấyBạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thânNếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cảNhững chàng trai ra đảo đã quên mìnhMột sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trướcCòn truyền đời con cháu mãi đinh ninhNếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mátMáu xương kia dằng dặc suốt ngàn đờiHồn dân tộc ngàn năm không chịu khuấtDáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự B. Miêu tảC. Biểu cảmD. Thuyết minh
Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn trích trên?
A. Thơ tự do C. Thơ tự sựB. Thơ thất ngôn bát cú đường luật D. Thơ thất ngôn bát cú
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì?
A.Đất nướcB.Đất nước ba ngàn hòn đảo.C.Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờnD.Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên?
A. Lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệtB. Thương cảm với những con người nằm lại nơi biên cương Tổ quốcC. Cảm phục những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộcD. Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước
Câu 5: Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì?
A.Vẻ đẹp của nơi nào đó cụ thểB.Mệnh lệnh bằng văn bản của vuaC.Ý chỉ của nhà vua truyền bằng khẩu ngữD.Cả ba đáp án đều đúng
Câu 6: Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào?
A. Sự đồng cảm xót thương của tác giả với những người lính trẻ ngày ngày bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc.B. Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốcC.Điều kiện khó khăn gian khổ của những con người ngày ngày bảo vệ biển đảo quê hương.D.Cả ba đáp án trên
Câu 7: Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
A. Trân trọng biết ơn những con người, những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hươngB. Tình yêu, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương đất nước.C. Gửi gắm lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hươngD. Cả 3 đáp án trên
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuấtDáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Câu 9: Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?
Câu 10: Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?
II. VIẾT: (4,0 điểm)
Phía làng đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đi đã nhiều nơi, đóng quân lại ở nhiều chỗ, phong cảnh đẹp đẽ hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cội cằn này.
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về. Ở miếng đất ấy tháng giêng tôi đi đốt bãi đào ổ chuột, tháng tám nước lên đánh dậm, úp cá, đơm tép, dấm cá rô, tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông. ở miếng đất ấy những ngày phiên chợ dì tôi lại mua cho vài cái bánh dợm, đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ, những tối liên hoan xã nghe cái Tỵ hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún con nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ hồi thơ ấu.
Khung cảnh chung quanh tôi bắt đầu mờ dần rồi trắng xóa, sương xuống dày đặc đến không còn trông rõ cái gì nữa. Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được, nó man mác, có lẽ đã lâu lắm tôi mới lại cảm thấy nó. Thôi, tôi nhớ ra rồi... đó là thứ mùi vị đặc biệt, mùi vị của quê hương...
(Ngày Tết về thăm quê, Nguyễn Khải)
Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? Anh/chị hãy viết bài luận (500 chữ) phân tích, cảm nhận về vấn đề được đề cập tới.
Chia sẻ bởi: Tử Đinh HươngDownload
Liên kết tải vềLink Download chính thức:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 56,7 KB 03/12/2024 DownloadTìm thêm: Ngữ văn 10Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để GửiTài liệu tham khảo khác
Đề cương ôn tập học kì 1 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 sách Cánh diều
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021 - 2022
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021 - 2022
Chủ đề liên quan
- Toán 10 Kết nối tri thức
- Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Toán 10 Cánh Diều
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 Cánh Diều
- Tiếng Anh 10 Global Success
- Tiếng anh 10 iLearn Smart World
- Tiếng anh 10 Friends Global
- Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Ôn tập học kì I - Kết nối tri thức 7
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (10 mẫu)
50.000+ 1 -
Thuyết minh về cây mai ngày Tết - 2 Dàn ý & 22 bài văn thuyết minh hay nhất
100.000+ -
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về cây chuối
100.000+ -
Phân tích tác phẩm Mùa xuân chín (Dàn ý + 3 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về cây dừa
100.000+ -
Cảm nhận khổ 1 bài thơ Mùa xuân chín (Dàn ý + 2 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
100.000+
Mới nhất trong tuần
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 - 2024
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 Bright
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bộ đề thi kì 1 tổng hợp
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 sách KNTT
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 sách CTST
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 sách Cánh diều
- Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
- Bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 tiếng Anh 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 Tin học lớp 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 Công nghệ 10 (Sách mới)
- Bộ đề thi học kì 1 GDKT&PL 10 (Sách mới)
Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 1 môn Toán 10
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 10
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10
- Đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10
- Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10
- Đề thi học kì 1 môn Vật lí 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học 10 sách KNTT
Sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lí 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí 10
- Đề thi học kì 1 môn Toán 10 Chân trời sáng tạo
Sách Cánh Diều
- Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 10
- Đề thi học kì 1 môn Vật lí 10
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT&PL 10 sách Cánh diều
- Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10
- Bộ đề thi học kì 1 môn Toán 10 sách Cánh diều
- Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học 10 sách Cánh diều
Đề cương, ma trận đề thi
- Ma trận đề thi học kì 1 lớp 10 sách KNTT
- Ma trận đề thi học kì 1 lớp 10 sách Cánh diều
- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 10
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 10
- Môn Địa lí 10
- Đề cương học kì 1 môn Địa lí 10 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 sách CTST
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 sách Cánh diều
- Môn Lịch sử 10
- Đề cương học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Cánh diều
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 sách KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 CTST
- Môn Giáo dục KT&PL
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT&PL 10 KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT&PL sách CTST
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT&PL 10 Cánh diều
- Môn Sinh học
- Đề cương học kì 1 môn Sinh học 10 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 sách Cánh diều
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 CTST
- Môn Tiếng Anh
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 CTST
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 sách Cánh diều
- Đề cương học kì 1 môn tiếng Anh 10 i-Learn Smart World
- Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh 10 Bright
- Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh 10 English Discovery
- Môn Ngữ văn
- Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn 10 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 sách CTST
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 KNTT
- Môn Toán
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 sách KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 sách Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 Cánh diều
- Môn Vật lí
- Đề cương học kì 1 môn Vật lí 10 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 sách CTST
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 sách Cánh diều
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 KNTT
- Môn Hóa học
- Đề cương học kì 1 môn Hóa học 10 (Sách mới)
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 sách KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 sách CTST
- Đề cương học kì 1 môn Hóa học 10 Cánh diều
- Môn Công nghệ
- Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 10 (Sách mới)
- Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 10 CTST
- Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 10 CD
- Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 10 KNTT
- Môn Tin học
- Đề cương học kì 1 môn Tin học 10 (Sách mới)
- Đề cương học kì 1 môn Tin học 10 KNTT
- Đề cương học kì 1 môn Tin học 10 Cánh diều
Bộ đề đọc hiểu
- Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 sách KNTT
- Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 sách CTST
- Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 sách CD
Tài khoản
Gói thành viên
Giới thiệu
Điều khoản
Bảo mật
Liên hệ
DMCA
Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Bản quyền © 2024 download.vn.Từ khóa » Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Văn
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Văn Mới Nhất
-
Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 10 Năm Học 2021 - 2022 Có đáp án (50 ...
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm Học 2020 - 2021
-
Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 10 Có Lời Giải Chi Tiết
-
Đề Thi Học Kỳ 1 Ngữ Văn Lớp 10 - Tìm đáp án
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 10
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 10 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022 - HOC247
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 10
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Văn - Thi.
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Văn - DeThiHsg247.Com
-
[DOC] đề Thi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Học Kì 1 - 5pdf
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 10 Môn Văn | - Trang 2
-
Thi Kì 1 Văn Lớp 10 (Ma Trận đề Thi Có đáp án)