Đề Cương ôn Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 10 Năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 10 - HỌC KÌ II

PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

a. Khái niệm động lượng :

  • Động lượng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật.

  • Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật và đo bằng tích khối lượng và vectơ vận tốc của vật.

\(\vec p = m\vec v\)

  • Trong đó:

    • v là vận tốc của vật (m/s)
    • m là khối lượng của vật (kg)
    • p là động lượng của vật (kgm/s)

b. Xung lượng của lực

  • Khi một lực (không đổi)tác dụng lên một vật trong khảng thời gian thì tích được định nghĩa là xụng lượng của lực trong khoảng thời gian ấy

c. Hệ kín (hệ cô lập)

  • Một hệ vật được xem là hệ kín khi các vật bên trong hệ chỉ tương tác lẫn nhau và không tương tác với các vật bên ngoài hệ. Điều đó có nghĩa là chỉ có nội lực từng đôi một trực đối và không có ngoại lực tác dụng lên hệ.

d. Các trường hợp được xem là hệ kín :

  • Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng 0.

  • Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ theo một phương nào đó bằng 0.

  • Nội lực rất lớn so với ngoại lực.

e. Định luật bảo toàn động lượng :

f. Chuyển động bằng phản lực:

g. Dạng khác của định luật II Newtơn :

2. Công và công suất

a. Định nghĩa công cơ học :

  • Công là đại lượng vô hướng được đo bằng tích số giữa lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển với cosin của góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển với cosin của góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển

  • Biểu thức :

\(A = Fs\cos \alpha = Fs\cos \left( {\overrightarrow F ,\overrightarrow s } \right)\)

  • Đơn vị : Jun(J)

1J = 1Nm, 1KJ = 1000J

b. Tính chất của công cơ học :

  • Công cơ học là một đại lượng vô hướng , có thể mang giá trị âm hoặc dương.

  • Giá trị của công cơ học phụ thuộc vào hệ quy chiếu

  • Chú ý : công là công của lực tác dụng lên vật

c. Các trường hợp riêng của công :

d. Công suất :

3. Động năng

a. Động năng :

  • Định nghĩa : Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.

  • Biểu thức :

\({{\rm{W}}_d} = \frac{{m{v^2}}}{2}\)

  • Vậy : động năng của một vật bằng một nửa tích của khối lượng m với bình phương vận tốc v của vật.

b. Tính chất và đơn vị :

c. Định lý động năng:

4. Thế năng :

a. Trường hợp vật chịu tác dụng của trọng lực :

  • Thế năng của một vật dưới tác dụng của trọng lực là năng lượng mà vật có được khi nó ở độ cao h nào đó so với vật chọn làm mốc.

  • Biểu thức :

\({W_t} = mgh\)

b. Trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi :

  • Biểu thức tính thế năng :

\({W_t} = \frac{{k{x^2}}}{2}\)

c. Định nghĩa thế năng :

5. Định luật bảo toàn cơ năng

II . CHẤT KHÍ

1. Thuyết động học phân tử. Nêu các đặc điểm của chất khí. Thế nào là khí lý tưởng ?

a. Nội dung thuyết động học phân tử chất khí:

  • Chất khi được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

  • Các phân tử khi chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

  • Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

b. Các đặc điểm của chất khí:

  • Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

  • Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.

  • Chất khí chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

c. Định nghĩa:

2. Các đẳng quá trình:

  • Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt (T = hằng số )

  • Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích (V = hằng số )

  • Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp ( p = hằng số )

3. Đường đẳng nhiệt – đẳng tích – đẳng áp:

4. Phương trình trạng thái khí lí tưởng:

5. Ba định luật chất khí:

a. Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt:

b. Định luật Sác-lơ:

c. Định luật Gay-luýt-xắc:

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

PHẦN 2: 40 BÀI TẬP TỰ LUYỆN

1. Một quả bóng khối lượng 2 kg được đá bay đi với vận tốc 15 m/s tới tay thủ môn, thủ môn bắt gọn trong khoảng thời gian 0,2 s.

a. Tính động lượng của quả bóng tại thời điểm đầu và cuối của chuyển động.

b. Tìm lực mà tay tác dụng lên quả bóng trong khoảng thời gian đó.

2. Ô tô khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h bỗng gặp một chướng ngại vật trên đường nên hãm phanh gấp. Sau 6 s xe đứng lại.

a. Tính động lượng của ô tô khi bắt đầu hãm phanh và sau khi dừng lại.

b. Tính độ biến thiên động lượng suy ra lực hãm phanh.

3. Một xe hơi nặng 0,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì đụng phải một xe tải nặng 5 tấn đang chuyển động cùng chiều phía trước với vận tốc 36 km/h làm xe hơi dừng lại. Tính vận tốc của xe tải sau va chạm.

4. Viên bi A khối lượng 200 g đang chuyển động với vận tốc v1 = 5 m/s thì tới đập vào viên bi B có khối lượng 100 g đang đứng yên (v2 = 0). Sau khi va chạm viên bi B tiếp tục chuyển động về phía trước với vận tốc = 3 m/s. Tính vận tốc và chiều chuyển động của viên bi A sau va chạm. Biết các chuyển động là cùng phương.

5. Một vật đang chuyển động đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc 7,2 km/h trong thời gian 10 phút, dưới tác dụng của một lực kéo 40 N hợp với phương ngang một góc 600. Tính công và công suất của lực kéo.

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO

SỞ GD-ĐT TPHCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2013 - 2014

THPT NGUYỄN CHÍ THANH MÔN: VẬT LÝ – KHỐI: 10

Thời gian làm bài: 45 phút.

A Phần chung: (Cho tất cả HS) 8đ

Câu 1 (1đ): Định nghĩa công. Viết công thức tính công trong trường hợp tổng quát.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung của thuyết động học phân tử chất khí. Thế nào là khí lý tưởng?

Câu 3 (1,5đ): Phát biểu và viết biểu thức nguyên lý I Nhiệt động lực học

Áp dụng : Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang một nhiệt lượng là 16 J. Khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn là 5cm bằng một lực có độ lớn là 20N. Hỏi nội năng khí tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu?

Câu 4 (1,5đ): Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng.

Áp dụng: Bi A khối lượng 500 g đang chuyển động với vận tốc v1=6m/s thì tới đập vào bi B có khối lượng 250g đang đứng yên. Sau va chạm, bi B tiếp tục chuyển động về phía trước với vận tốc v2’=3 m/s. Xem hệ gồm 2 viên bi là hệ cô lập và tương tác xảy ra trên cùng một đường thẳng. Hãy dùng định luật bảo toàn động lượng để tìm vận tốc và chiều của bi A sau va chạm. (không vẽ hình)

Câu 5 (1đ):

Câu 6 (2đ):

B. Phần riêng: 2 đ

SỞ GD-ĐT TPHCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2013 - 2014

THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN MÔN: VẬT LÝ – KHỐI: 10

Thời gian làm bài: 45 phút

I.PHẦN CHUNG : (8đ )

Câu 1: (1đ) Phát biểu định luật bảo toàn động lượng.

Câu 2: (1đ) Ghi biểu thức tính công suất. Áp dụng : Hãy tính công suất sinh ra của một dòng thác nước từ một sườn đồi dốc có độ cao h = 5m xuống chân dốc với lưu lượng dòng chảy µ = 20m3/s (mỗi giây có 20m3 nước chảy xuống). Cho g = 10m/s2. Con người có thể khai thác năng lượng của dòng thác nước vào mục đích gì?

Câu 3: (1đ) Phát biểu và ghi biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng cho trường hợp vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực .

Câu 4: (1đ)

Câu 5: (1đ)

Câu 6: (1đ)

Câu 7: (2đ)

II.PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ làm một trong hai câu sau (8A hoặc 8B)

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung ôn tập cuối học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 10 năm học 2016- 2017.

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

  • Đề cương ôn thi Học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 11 năm học 2016- 2017.

  • Đề cương ôn thi Học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 12 năm học 2016- 2017.

  • 5 Đề thi Học kì 2 môn Vật lý 12 có lời giải và đáp án chi tiết năm học 2016 - 2017

Chúc các em học tốt và có một mùa thi đạt nhiều thành công!

Từ khóa » đề Cương Lý Thuyết Vật Lý 10 Hk2