Đề Cương ôn Thi Môn Xã Hội Học Có đáp án - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.89 KB, 12 trang )
CÂU HỎI ÔN TẬP XÃ HỘI HỌC(các câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)1) Anh chị hãy cho biết những cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu Xã hội học? Trong cáccách tiếp cận đó, anh (chị) đánh giá cao cách tiếp cận nào? Vì sao? Cho ví dụ minh hoạ?TL:A.Comte cho rằng để tiếp cận đối tượng nghiên cứu XHH có 3 cách:• Thực nghiệm• Quan sát • So sánhĐánh giá cáo phương pháp thực nghiệm vì:XHH là một nghành khoa học có đặc trưng tương đối khác so với các nghành thuộc khối khoa học tự nhiên.XHH không đơn giản là chỉ đem đối tượng vào phòng thí nghiệm để mổ xẻ nghiên cứu mà khi nghiên cứu đối tượng của XHHphải bằng phương pháp thực nghiệm (thực tế kiểm nghiệm).Đối tượng nghiên cứu môn xã hội học là các hoạt động của con người sống tại một xã hội cụ thể.Cách tiếp cận gồm trực tiếp ( phỏng vấn ,điều tra ) gián tiếp ( sách, tài liệu, hồ sơ ) cáchtrực tiếp giúp ta chủ động đưa ra câu hỏi trọng tâm vào mục đích ta tìm hiểu, đây là cách tốt nhất và khách quan nhất.Ví dụ: Nhà XHH khi nghiên cứu tình trạng “sống thử” ở sinh viên thì họ dùng phương pháp thực nghiệm: khảo sát lấy ý kiến của sinh viên các trường đại học ABC => từ đó nhà XHH mới rút ra là có bao nhiêu đối tượng sinh viên đã sống thử?2. Thế nào là cấu trúc xã hội? Anh ( chị) hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản của A.comte, E.durkheim, T.parsons khi bàn về cấu trúc xã hội? Quan điểm của anh chị về cấu trúc xã hội như thế nào?Ý nghĩ của việc nghiên cứu cấu trúc Xã hội học?TL:Cấu trúc XH là sự sắp xếp mối quan hệ và cơ chế vận hành của các bộ phận, các yếu tố trong một hình thái-kinh tế XH nhất định trong đó phương thức sản xuất là nền tảng của cấu trúc.Quan điểm của các nhà XHH về cấu trúc XH: A.Comte là người đưa ra khái quát về nội dung của lý thuyết “cấu trúc xã hội” ông cho rằng : “Đơn vị xã hội” đích thực của cấu trúc xã hội không phải là cá nhân mà là gia đình vì gia đình là đơn vị xã hội cơ bản nhất có mặt trong tất cả các đơn vị xã hội khác. E.Durkheim thì đưa ra lý thuyết cấu trúc xã hội từ một phạm trù là “sự kiện xã hội”.Sự kiện xã hội là những cái gì tồn tại bên ngoài ý thức cá nhân mang sức mạnh cưỡng bức đối với cá nhân.Ông cho rằng xã hội được tạo ra từ các cá nhân.Ông cũng phân biệt giữa “ý thức cá nhân” và “ý thức tập thể” T.Parsons thì cho rằng thế giới là một hệ thống rộng lớn trong đó có rất nhiều xã hội khác nhau, giới hạn bởi đường biên giới lãnh thổ quốc gia.Mỗi xã hội đều có đặc trưng riêng khác nhau.Một xã hội đều luôn biến đổi liên tục, thích nghi để tạo nên sự cân bằng với XH khác để cả 2 cùng tồn tại và phát triển.Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc xã hội• Giúp ta nhận thức được các đặc trưng của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.• Giúp ta hiểu được các thành phần cấu trúc của xã hội hiểu rõ vị thế, vị trí, vai trò và chức năng của mỗi thành phần đó trong cấu trúc xã hội để bảo đảm tính hệ thống của cấu trúc xh và nghiên cứu động lực phát triển xh.• Để thấy được quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc xã hội, hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ đó dưới dạng quy luật xã hội tiến tới giải thích các hành vi của cá nhân, nhóm xã hội và toàn bộ xã hội trong không gian thời gian cụ thể.• Cho chúng ta một bức tranh tổng quát về xã hội từ đó hoạch định được một mô hình xã hội tối ưu.• Là cơ sở khoa học để vạch định ra những chính sách phát huy những nhân tố tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động xã hội.3. Phân tích nội dung của các phân hệ cấu trúc xã hội cơ bản? Ý nghĩ thực tiển của việc nghiên cứu các phân hệ cấu trúc đối vơi kinh tế.TL:Phân hệ cấu trúc xã hội cơ bản là: cấu trúc xã hội có giai cấpKinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất để hình thành xã hội có giai cấp• Một là sự phát triển của LLSX làm ra của cải tiêu dùng hàng ngày còn có phần dư thừa tạo điều kiện khách quan để một số người chiếm hữu của dư đó.• Hai là sự phân công lao động phát triển:trồng trọt tách khỏi chăn nuôi,tiểu thủ công tách khỏi trồng trọt,lao động trí óc hình thành tách khỏi lao động chân tay…=>Từ đó xuất hiện xã hội có giai cấp và cấu trúc xã hội có giai cấp.3 kiểu cấu trúc xã hội có giai cấp• Cấu trúc xã hội Chiếm hữu nô lệ: chủ nô >< nô lệ• Cấu trúc xã hội Phong kiến : địa chủ >< nông dân• Cấu trúc xã hội Tư bản chủ nghĩa: tư sản >< vô sản4. Bất bình đẳng là gì? Phân tầng xã hội là gì? Mối quan hệ giữa phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. Tại sao trong nghiên cứu cấu trúc xã hội học về cấu trúc xã hội phải đề cập đến những vấn đề này?TL :Bất bình đẳng là sự khác biệt về vai trò của cá nhân, màu da, giới tính, thu nhập, năng lực…Vd : Phân biệt chủng tộc ở Mỹ, phân biệt giới tính ở Trung Quốc, trong bóng đá cũng có sự bất bình đẳng ở chỗ có cầu thủ ra sân thường xuyên có cầu thủ chỉ được ngồi dự bị, nhà hàng khách sạn là những nơi luôn có sự bất bình đẳng về địa vị thu nhập …Phân tầng xã hội tức là các nhóm người trong xã hội được phân chia thành các tầng lớp khác nhau với một số đặc trưng như : quy mô thu nhập, mức độ giàu có, uy tín nghề nghiệp, tuổi tác, chủng tộc , giới tính …(cần phân biệt phân tầng xã hội với đẳng cấp ở xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia theo tín ngưỡng tôn giáo : giáo sĩ, chiến binh và vua quan, nhà buôn và nhà nông, đầy tớ và thợ thủ công).Phân tầng xã hội có 2 tình huống: địa vị gán cho (sinh ra đã là như vậy) và địa vị đạt được (phải phấn đấu bằng cách học tập, lao động, sản xuất mới đạt được)Mối quan hệ giữa phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội :Phân tầng xã hội (tiếng Anh: Social Strafication) là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học .Đó là một khái niệm để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau. Phân tầng xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, v.v Khi nói đến phân tầng xã hội, các nhà xã hội học đề cập đến bất bình đẳng xã hội, coi đó như một yếu tố cơ bản cho việc hình thành nên sự phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội có mối quan hệ mật thiết. Bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả. Sự không ngang nhau về mọi lĩnh vực giữa các cá nhân trong xã hội dẫn đến cơ hội và lợi ích của các các nhân là không như nhau, từ đó dẫn đến việc các cá nhân hay các nhóm xã hội có cùng chung lợi ích sẽ tập hợp lại thành một nhóm. Nhiều nhóm có cơ hội và lợi ích khác nhau ra đời. Có nhóm lợi ích và cơ hội nhiều, có nhóm thì ít, từ đó dẫn đến phân tầng xãhội. 5. Thế nào là phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức? Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phân tầng xã hội không hợp thức ở Việt Nam?TL: PTXH hợp thức cũng là một cấu trúc tầng bậc cao thấp, phản ánh sự khác nhau, sự khôngngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về ba dấu hiệu chủ yếu: địa vị chính trị, địavị kinh tế, địa vị xã hội. Tuy nhiên, cấu trúc tầng bậc này là "hợp thức", nó đối lập với PTXH không hợp thức.Có nghĩa là, nó được hình thành, không phải là do cách làm ăn phi pháp, luồn lọt, xu nịnh,gian dối, mánh khóe, thủ đoạn hoặc do những hành vi sai trái, làm ăn bất chính mà có.Người nào có tài càng cao, đức càng rộng và sự cống hiến cho xã hội càng nhiều thìngười đó càng xứng đáng đứng vào vị trí cao trong xã hội, xứng đáng được giao phó chonhững quyền lực lớn, quan trọng để lãnh đạo, quản lý xã hội. Và đương nhiên họ cũng xứngđáng được xã hội coi trọng, suy tôn và được hưởng những lợi ích vật chất cao. Người nàotài đức trung bình và cống hiến cho xã hội ở mức trung bình thì cũng sẽ có những vị trítrung bình vứn sự đánh giá tương ứng với mức độ những đóng góp trung bình của họ.Những người tài trí thấp, “tài hèn sức mọn”, đóng góp cho xã hội ít thì đương nhiên sẽ đứngở vị trí thấp, và họ được đánh giá, nhìn nhận một cách tương ứng với những gì mà họ có vàlàm cho xã hội. Thực chất sự phân tầng xã hội hợp thức vận hành theo nguyên tắc “làm theonăng lực, hưởng theo lao động” - nguyên tắc quan trọng nhất để nhận biết và phân biệt giữacông bằng xã hội và bất công bằng xã hội.Rõ ràng rằng, với một nội hàm khái niệm như vậy chúng ta có thể hiểu phân tầng xãhội hợp thức chính là trật tự xã hội lý tưởng của sự công bằng xã hội.(ai cống hiến cho XHbao nhiêu thì được XH thưởng lại bấy nhiêu)PTXH không hợp phức: Phân tầng xã hội không hợp thức có nghĩa là phân tầng không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội. Phân tầng xãhội không hợp thức là phân tầng dựa vào những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hộihoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém (như đã phân tích ở trên). Trong xã hội phân tầng không hợp thức thì kẻ bất tài vô dụng vẫn có thể chiếm vị trí cao, họ vẫn có thểchiếm đoạt nhiều của cải, làm giàu bất chính và những người tài đức lại không được như vậy.Đây chính là sự bất công xã hội.Như vậy chúng ta có thể hiểu phân tầng xã hội không hợp thức là biểu hiện của sự bất công xã hội và đương nhiên là bất bình đẳng xã hội và vì vậy là tiêu cực, là sự kìm hãm sự phát triển của xã hội. Phân tầng xã hội không hợp thức là xiềng xích trói buộc những tiềm năng sáng tạo của các cá nhân, làm thui chột những năng lực thể chất và tinh thần của những ngườilao động chân chính, là nguyên nhân của những bất bình, xung đột xã hội dẫn đến sự mâu thuẫn,khủng hoảng xã hội. Trong trường hợp đặc biệt nó sẽ tạo ra những đối kháng xã hội màđỉnh cao là sự phá vỡ trật tự xã hội và sự rối loạn xã hội.Hạn chế PTXH không hợp phức ở nước ta: Với xã hội phân tầng không hợp thức như vậy đương nhiên là không ai mong muốn trừ những người nào đang được hưởng lợi từ sự phân tầng không hợp thức đó. Cần thiết phải có sự phê phán một cách gay gắt trước công luận và hơn thế nữa chúng ta đòi hỏi tầng lớp xã hội “ăn trên ngồi trốc” một cách bất hợp thức phải bịtrừng phạt trước pháp luật. Kiên trì giáo dục những kẻ lười biếng, ỷ lại thậm chí cưỡng bức họ phải lao động, phải cải tạo một cách nghiêm khắc.Đương nhiên, đối với những người nghèo khổ, yếu thế, bị rủi ro, tai nạn thiếu vốn,thiếu kinh nghiệm lao động chúng ta cần thiết phải cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ cần tạo ra cho họ những điều kiện sinh kế cần thiết để họ có thể tự vươn lên thoát nghèo. Đối với những trườnghợp đặc biệt, ví dụ, những gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng, những người rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì Đảng và Nhà nước, cộng đồng cần đền ơn đáp nghĩa theo đúng truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.\6. Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữ lý thuyết phân tầng xã hội của Max Weber và Karl Marx. Hạn chế cơ bản nhất của mỗi người là gì?• Lý thuyết chức năng: việc phân tầng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nghĩa là mỗi tầng xã hội có chức năng xã hội riêng. Điều này giải thích vì sao cần phải có các tầng lớp, đẳng cấp, giai cấp xã hội và tổ chức xã hội.• Lý thuyết xung đột: việc phân tầng xã hội là do nguyên nhân từ bất bình đẳng xã hội (coflict theory) gây nên. Các bất bình đẳng sẽ dẫn đến các xung đột trong xã hội. Chính vì vậy, các tầng lớp trong xã hội sẽ không được ổn định.Ngoài hai lý thuyết cơ bản nói trên còn có những lý thuyết khái quát về sự phân tầng xã hội trong các xã hội khác nhau mà tiêu biểu là lý thuyết của Max Weber, Lenski và của các nhà lý luận về sự tiến hóa xã hội, lý luận phân tầng xã hội khácKarl Marx cho rằng phân tầng XH dựa trên cơ sở là xung đột xã hội.Xung đột XH chủ yếu là mâu thuẫn giai cấp (tư sản >< vô sản).Mâu thuẫn giai cấp lại do sự bóc lột.Xung đột XH là điều tất yếu sẽ dẫn đến một xã hội công bằng hơn đó là xã hội cộng sảnMax Weber thì cho rằng PTXH là biểu hiện của 3 yếu tố:• Giàu có: bao gồm các tài sản như nhà cửa, đất đai, trang trại, nhà ở, nhà máy, cũng như các tài sản khác.(kinh tế)• Uy tín: sự tôn trọng với người có một ảnh hưởng nhất định trong xã hội.(địa vị)• Quyền lực: khả năng của những cá nhân hoặc nhóm để đạt được mục tiêu của mình bất chấp sự phản đối từ những người khác.(quyền lực về kinh tế <giai cấp>-chính trị <đảng phái>-xã hội<địa vị>).Ông không tin tưởng vào thắng lợi của giai cấp vô sản như Marx.Ông coi trọng yếu tố thị trường (nếu ko có thị trường thì ko có giai cấp và đấu tranh giai cấp).Hạn chế của Marx:không coi trọng yếu tố thị trườngHạn chế của Weber:không coi trọng yếu tố đấu tranh giai cấp – giải phóng sự bóc lột7. Di động xã hội là gì ? Các hình thức di động xã hội ? Cho ví dụ minh hoạ.Chỉ sự di chuyển của các cá nhân giữa các thang bậc trong xã hội (thường là thang bậc nghề nghiệp)Hình thức di dộng xã hội:• Di động theo chiều dọc: là trường hợp một cá nhân chuyển địa vị từ tầng lớp này sangtầng lớp khác.Vd: công nhân sang giám đốc nhà máy ; sinh viên sang kỹ sư điện lạnh ; Thanh Hằng từ người mẫu trở thành diễn viên điện ảnh.• Di động theo chiều ngang: là sự vận động từ một vị trí này sang một vị trí khác trong cùng một thứ bậc.Vd: công nhân may chuyển chỗ làm việc với cùng một công việc là may ; sinh viên khoa tâm lý chuyển sang khoa đô thị học.• Di động liên thế hệ là sự di chuyển nghề nghiệp, địa vị giữa 2 thế hệ.Vd: tức là cha truyền con nối. Anh A sinh ra trong một gia đình làm nghề đan lưới thì có thể sau này cha anh A truyền nghề đan lưới cho anh A, anh A tiếp tục dùng nghề đan lưới để mưu sinh thay cho cha mình.• Di động nội thế hệ là sự di chuyển nghề nghiệp , địa vị của một cá nhân trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời.Vd: Đàm Vĩnh Hưng từ thợ hớt tóc trở thành ca sĩ.8. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới di động xã hội ?• Điều kiện kinh tế, xã hội Vd: nếu anh có nhà có đất thì tội gì đi làm công nhân.Nếu anh là con ông Phan Văn Khải thì cần gì đi làm công nhân…tháng cho ngàn mấy đô đi du học là được rồi• Trình độ học thức (giáo dục)Vd: người học vấn cao thì có khả năng đảm nhận được nhiều vị trí công việc phức tạp hơn vàthu nhập cao hơn.Do đó người có học vấn cao có khả năng vươn lên những vị trí xã hội cao.• Giới tínhVd: nam di động xã hội cao hơn nữ vì có khả năng làm nhiều ngành nghề khác nhau• Cư trúVd: nếu ở thành phố thì khả năng di động xã hội sẽ cao hơn• Xuất thânVd: con ông cháu cha thì di động xã hội là điều dễ dàng• Lứa tuổi• Tín ngưỡng …9. Thế nào là nhóm xã hội ? Nhóm xã hội có phải là đơn vị cấu trúc xã hội cơ bản không ? Các loại nhóm xã hội ?Nhóm là một tập hợp gồm 2 người trở lên có thể nhận biết chung, tương tác với nhau có quanhệ tương hỗ với nhau (hành động của thành viên trong nhóm phải có ý nghĩa với nhóm và tương tác với các thành viên khác trong nhóm)Vd:đội banh M.U, nhóm đánh bài tiến lên…Nhóm xã hội khác với tập hợp đám đông (không có quan hệ tác động qua lại)Vd: tập hợp đám đông trong khi xem phim mạnh ai nấy coi không có trao đổi là không phải nhóm xã hộiNhóm là một đơn vị cấu trúc xã hội cơ bản bởi vì• Nhiều cá nhân tạo thành một nhóm• Nhiều nhóm tạo thành một tập thể rộng lớn =>nhóm là một tiểu hệ thống của xã hội, là một thành phần cấu tạo nên xã hội rộng lớnPhân loại nhóm• Nhóm sơ cấp (nhóm nhỏ tương tác dài, thân mật, tự nhiên, tình cảm sâu sắc)Vd: nhóm bạn chơi thân nhau hồi lớp 8-12• Nhóm thứ cấp (nhóm lớn tương tác ngắn, ít hiểu biết lẫn nhau)Vd: nhóm làm việc ở trong công ty ABCD• Nhóm tự nguyện gồm 2 nhóm- Tự nguyện mang tính công cụ phục vụ cộng đồng : nhóm sinh viên mùa hè xanh- Tự nguyện tình cảm: nhóm M4U, nhóm dân cư trên facebook• Nhóm không tự nguyện: thường thấy ở trong quân đội (do bị ép buộc chứ không tự nguyện)• Nhóm quy chiếu• Nhóm thành viên (trên các diễn đàn mạng)10. Thế nào là tổ chức xã hội ? Phân loại tổ chức xã hội.Khái niệm tổ chức xã hội được xem như là một thành tố của cơ cấu xã hội; với ý nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt đượcmột mục đích nhất định. Như vậy, định nghĩa này nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải chính tập hợp cá nhân trong các tổ chức và các quan hệ ở đây là các quan hệ xã hội. Nếu như giữa tập hợp các cá nhân không có những quan hệ xã hội thì họ chưa thể được coi là thành viên của một tổ chức xã hội nào đó. Những quan hệ này sẽ liên kếtcác cá nhân vào một nhóm để họ cùng thực hiện một hoạt động chung nào đó nhằm đạt được những lợi ích nhất định.Tóm lại, có thể hiểu tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến, nhưng không phải mọi nhóm thứ cấp đều là tổ chức xã hội. Các nhà nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra các dấu hiệu cơ bản nhất của tổ chức xã hội như sau:• Nhóm xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức được rằngnhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó. Ví dụ, trường học được chính quyền lập ra phục vụ cho những lợi ích xã hội và những người làm việc ở trường học cũng ý thức được mục đích tồn tại của nó.• Nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyềnlực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng, có những cá nhân có khả năng điềuchỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. Nói cách khác, trong các nhóm này có người nhiều quyền lực và những người ít quyền lực hơn.Họ được phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên - dưới, cao- thấp.• Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò. Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm. Họ đã là thành viên của tổ chức thì bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ chức. Để thực hiện tốt các trách nhiệm và vị thế của từng thành viên, tổ chức xã hội cũng đặt ra cho những thành viên này một tập hợp hành vi được phép làm và những hành vi không được làm.• Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự mong đợi của tổ chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trò này thì có thể dẫn đến sự rối loạn hoạt động. Chính vì lẽ đó, trong mọi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn đinh.• Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức được chính thức và công khai. Không chỉ lãnh đạo của tổ chức mà các thành viên, thậm chí cả người ngoài tổ chức đều có thể biết đến mục đích của phần nhiều các hoạt động của tổ chức. Các tương tácgiữa các thành viên và các thành viên của tổ chức với bên ngoài phần nhiều dựa trên vị thế và vai trò của họ được thừa nhận một cách chính thức.Phân loại Tổ chức xã hộiNhóm uy quyền (Charismatic groups)Theo như cách phân loại về các nhóm xã hội, cho thấy rằng hầu như tất cả chúng đều rơi vào một trong hai dạng là nhóm sơ cấp hay nhóm thứ cấp. Thực tế, có một số nhóm có những đặcđiểm của một tổ chức xã hội, và những đặc điểm cơ cấu của một nhóm sơ cấp - Đó chính là nhóm uy quyền. Các loại nhóm này do một thủ lĩnh đầy uy quyền lãnh đạo và dẫn dắt. Thủlĩnh có một khả năng thu hút, lôi cuốn quần chúng một cách đặc biệt (charisma). Người thủ lĩnh đó được coi là có những năng lực vượt trội hoặc ít ra là khác thường. Các thành viên trong nhóm tôn sùng thủ lĩnh và sẵn sàng hiến dâng phần lớn sức lực của mình cho thủ lĩnh. Thí dụ: Chúa Giê Su và các môn đồ của chúa; Phật Thích Ca và các môn đồ - nhóm uy quyềnđặc trưng. Nhóm uy quyền gần giống với hiện tượng chính trị phổ biến ở nhiều nước trên thế giới - sùng bái cá nhân. Tuy nhiên, nhóm này không hoàn toàn trùng lập, bởi vì một cá nhân nào đó có thể được sùng bái tột đỉnh nhưng cá nhân đó vẫn không được coi là năng lực siêu nhân, hoặc những người không đồng tình, không tán thành với thủ lĩnh này có thể hợp thành một nhóm đối lập với số lượng đáng kể. Đặc điểm quan trọng của nhóm uy quyền là nhóm này dễ bị biến đổi và phụ thuộc nhiều vào thủ lĩnh của nhóm. Thông thường, thủ lĩnh củ nhóm thường tự giải quyết các vấn đề mà không cần tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm. Vị thế và vai trò của các thành viên trong nhóm không được xác lập theo những quy tắc khách quan, mà theo mối quan hệ với thủ lĩnh. Sự ràng buộc giữa thủ lĩnh với các thành viên của nhóm chủ yếu là sự ràng buộc cá nhân chứ không tuân theo quy tắc hay theo luật pháp chính thức như các tổ chức xã hội thông thường. Do vậy, những ràng buộc này kémbền vững, đặc biệt nó càng kém bền vững xét từ góc độ của thủ lĩnh.Nhóm uy quyền hoạt động được thường là dựa vào sự đóng góp của các thành viên dưới danhnghĩa bổn phận. Tuy nhiên, nhóm cũng có thể có những nguồn thu nhập từ việc sản xuất kinhdoanh. Dần dần, trong nhóm uy quyền sẽ mở ra những chức vụ, thứ loại, quyền lực dưới thủ lĩnh. Từ đó, các dạng nhóm uy quyền sẽ chuyển thành các nhóm có tính tổ chức cao - Tổ chức xã hội. Về bản chất nhóm uy quyền là một dạng tổ chức sơ khai với những đặc điểm cấutrúc lỏng lẻo và kém bền vững. Nhưng trong quá trình phát triển, các nhóm uy quyền sẽ chuyển thành các dạng như tổ chức xã hội;Tổ chức tự nguyện (Voluntary associations)Tổ chức tự nguyện có những đặc điểm chính như sau:Vì những lợi ích và nhu cầu của các thành viên;Việc tham gia tổ chức là hoàn toàn tự nguyện;Tổ chức tự nguyện không liên quan nhiều với chính phủ.Tổ chức tự nguyện hoạt động dựa vào những thành viên không hưởng lương, tổ chức này thiếu một cơ cấu chắc chắn hoặc một hệ thống quyền lực cưỡng bức. Do tính chất tự nguyện này, mà tổ chức tự nguyện hành động không bị ràng buộc chặt chẽ, cho nên tổ chức tự nguyện thường thu hút đông đảo thành viên. Và cũng chính vì sự đông đảo này, nên tổ chức tự nguyện thường có khả năng tạo ra những nguồn kinh phí lớn nhờ vào sự đóng góp, tài trợ. Tổ chức tự nguyện có thể phát triển thành những tổ chức phức tạp được gọi là bộ máy quan liêu. Thực tế cho thấy rằng, tổ chức tự nguyện (Hiệp hội những người chăn nuôi, Hội đồng hương, Hội phụ huynh, ) là những tổ chức không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nó đáp ứng được một phần nhu cầu tổ chức hoạt động đời sống của các thành viên trong xã hội, đồngthời vẫn tôn trọng tự do cá nhân của các thành viên trong tổ chức.Tổ chức biệt lập (Total institution)Tổ chức biệt lập là một dạng tổ chức xã hội nằm trên một cực đối lập so với các hiệp hội, tổ chức tự nguyện. Sự đối lập này thể hiện ở chỗ, các tổ chức tự nguyện được lập ra nhằm mục đích phục vụ và thúc đẩy những hoạt động và lợi ích của các thành viên, trong khi các tổ chức biệt lập được lập ra để đáp ứng phục vụ cho lợi ích của chính phủ, của tôn giáo, hay là của xã hội nói chung. Đặc trưng quan trọng nhất của tổ chức này là các thành viên của tổ chức bị cô lập, tách biệt khỏi xã hội. Phần lớn các thành viên của tổ chức biệt lập không phải là tự nguyện, thậm chí có một số trường hợp do cưỡng bức, như nhà tù thì tù nhân trở thành thành viên hoàn toàn miễn cưỡng và do luật pháp quy định. Xã hội và các tổ chức biệt lập đặtra nhiều luật lệ, quy tắc để duy trì trật tự, đồng thời khiến các thành viên phụ thuộc lẫn nhau. Tổ chức biệt lập có cơ cấu quan hệ phân hóa trên - dưới rất chặt chẽ.Tổ chức biệt lập được chia thành bốn loại sau• Tổ chức dành cho những người không thể tự chăm sóc bản thân mình;• Tổ chức được lập ra để giam giữ, cách ly những phần tử nguy hiểm theo quy định củaluật pháp;• Tổ chức được lập ra để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt (FBI,SBC,SWAT, …)• Tổ chức được lập ra để thu hút những người thích tự mình rút lui khỏi đời sống xã hội.Tổ chức quan liêuLà tập hợp các cơ quan hành chính có đặc trưng là • Có những mối quan hệ hỗ tương vô nhân cách• Thủ tục rõ ràng• Luật lệ chính thức11. Thiết chế xã hội là gì ? Các đặc trưng của thiết chế xã hội ? Trong các thành tố của thiết chế xã hội thì thành tố nào theo anh chị là quan trọng nhất, vì sao ? Thiết chế gia đình có phải là thiết chế cơ bản nhất không, vì sao ? Mối quan hệ giữa các thiết chế cơ bản nhát trong xã hội ?Thiết chế = thể chếThiết chế là những qui định , luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theoVd: thể chế kinh tế thị trường XHCNThiết chế xã hội là những qui tắc, giá trị được phổ biến rộng rãi nhằm hướng tới những vấn đề xã hội phải đối phóĐặc trưng của thiết chế xã hội:• Mỗi thiết chế đều có đối tượng, mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội• Bao gồm lề lối tác phong mà những người liên kết với nhau trong thiết chế dựa theo đó mà hoạt động• Nội dung của thiết chế thường ổn định vĩnh cữu• Thiết chế phản ảnh hiện thực đời sốngThành tố của thiết chế• Gia đình• Tôn giáo• Giáo dục• Kinh tế• Nhà nướcThiết chế nhà nước là quan trọng nhất vì nhà nước thể chế hóa hiến pháp, pháp luật => quản lý xã hội.Thiết chế gia đình là cơ bản nhất vì gia đình là tế bào của xã hội cấu thành nên xã hộiMối quan hệ giữa các thiết chế :Các thiết chế đều nằm trong hệ thống xã hội cho nên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau.Nếu có sự thay đổi trong thiết chế này sẽ kéo theo sự thay đổi thiết chế khác.12. Xã hội hoá là gì ? Vai trò của xã hội hoá theo quan niệm của anh chị ?Xã hội hóa là quá trình con người tiếp thu những qui tắc ứng xử, giá trị, chuẩn mực, kiến thức, kinh nghiệm từ xã hội thông qua các mối quan hệ XHVai trò xã hội hóaNếu không có quá trình xã hội hóa thì con người chỉ là một thực thể sinh học không thể là thực thể xã hội được.XHH giúp cá nhân hoàn thiện để con người trở thành chủ thể xã hội (cái tôi phát triển).Hoàn thiện về :• Nhân cách (phần người > phần con)• Văn hóa ứng xử• Kiến thức tự nhiên – xã hộiVd : nếu đứa trẻ (Tazan) chỉ ở trong rừng không có quá trình xã hội hóa thì đứa trẻ đó chỉ là sinh vật thôi (chỉ có mặt sinh học mà không có mặt xã hội)13. Phân tích môi trường xã hội hoá ? Tại sao nói gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và cơ bản nhất ?Gia đình : • Cha mẹ dạy dỗ con cái = lời nói và hành động.• Trẻ em bắt chước những lời nói và hành động khi tiếp xúc với người lớn hàng ngày.Trường học :• Nhà trường dạy cho học sinh những tri thức khoa học (tự nhiên-xã hội)• Học sinh qua tiếp xúc với bạn cùng lứa tiếp nhận những kiến thức xã hội (văn hóa ứng xử tốt – xấu)Xã hội• 18 tuổi ra đời hòa nhập vào nhóm , tập thể (công ty ABC…) cũng tuân theo những khuôn mẫu chuẩn mực của nhóm XH đó.• Quan hệ XH phức tạp khác :mua bán,chủ-nhân viên,….cũng là quá trình XHHTại sao nói gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và cơ bản nhất ?• Gia đình là nền tảng để trẻ phát triển nhân cách.• Đầu tiên là vì :hầu hết trẻ em đều sinh ra trong một gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ nó.• Cơ bản là vì : gia đình là nơi trẻ được dạy dỗ, tiếp thu, học hỏi những hành vi cách ứng xử, phát triển ngôn ngữ ….14. Vị trí xã hội ? Vị thế xã hội ? Vai trò xã hội ? Anh chị hãy phân biệt ba khái niệm cơ bản này? Lấy ví dụ minh hoạ. Xung đột vai trò, căng thẳng vai trò? Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất sự xung đột vai trò xã hội của mỗi các nhân trong xã hội hiện đại?Hãy nêu cách giải quyết của anh chị.Vị trí xã hội là cái cho người ta biết người đó là ai ? (bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, cha, mẹ…)Vai trò xã hội là cái cho người ta biết cần phải làm gì khi ở vị trí xã hội đóVd :trẻ em cần phải đi học ; Bác sĩ phải chữa bệnh cứu người ; Thầy cô thì dạy học sinhĐịa vị xã hội : là vị trí của cá nhân cái mà xã hội công nhận do chức vụ, cấp bậc, quyền lực mà có.Vd : sỹ quan chỉ huy trong quân đội ; chủ tịch nước…Có 2 loại địa vị :• Địa vị gán cho (tự nhiên- sinh ra đã có :sinh ra đã là da đen …)• Địa vị đạt được ( do người đó lao động-học tập … mà có)Vị thế xã hội : là cách đánh giá tôn trọng hay khinh rẻ của xã hội đối với cá nhân nào đó thông qua tiêu chí• Sỡ hữu (giám đốc…)• Quyền lực (chủ tịch nước, thủ tướng …)• Trí tuệ (bác sĩ, kỹ sư…)Xung đột vai trò : khi cá nhân ở hai vị thế khác nhau sẽ có sự xung khắc giữa các vai trò.Vd :Bà Lý vừa là giám đốc 1 công ty ABC vừa là mẹ của 3 đứa con nhỏ.Đến một lúc nào đó sẽ có sự xung đột giữa 2 vai trò làm giám đốc và làm mẹ.Căng thẳng vai trò : khi một cá nhân ở một vị thế nhưng mà có 2 vai trò khác nhau => căng thẳng vai trò.Vd : Bà Lý (1 địa vị làm mẹ) nhưng có nhiều vai trò :• Chở con đi học• Dạy dỗ con cái• Nấu ăn – làm việc nhà Hạn chế sự xung đột vai trò bằng cách nào ?Bằng cách điều chỉnh hành vi của cá nhân.Vd : Mẹ Lý có thể giao việc công ty cho thư ký, mướn thêm người giúp việc nhà để lo cho mấy đứa con.15. Thế nào là biến đổi xã hội? Đặc điểm của biến đổi xã hội?Biến đổi xã hội là sự thay đổi tình trạng, nếp sống xã hội cũ bằng tình trạng, nếp sống mới.Biến đổi xã hội là quá trình qua đó khuôn mẫu của :• Hành vi xã hội• Quan hệ xã hội được thay đổi qua thời gian• Thiết chế xã hội• Phân tầng xã hộiĐặc điểm của biến đổi xã hội• Thời gian của BĐXH có thể ngắn hoặc dài.Vd : CNTT tạo ra những biến đổi xã hội nhanh đến chóng mặt trên toàn cầu.Tuy nhiên cũng có những BĐXH rất chậm như giá trị đạo đức, phong tục tập quán …• BĐXH mang tính tích cực hoặc tiêu cựcVd : quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã biến đổi XH theo 2 hướng Tích cực : năng suất lao động cao các sản phẩm đa dạng phong phú về chất lượng, chất lượng cuộc sống nâng cao … Tiêu cực : đông dân ở đô thị, nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn XH…16. Phân tích các yếu tố tạo nên sự biến đổi xã hội? Theo anh chị nhân tố nào là quan trọng hơn cả, vì sao?• Đổi mới : đường lối đổi mới của Đảng năm 1986 mở cửa nền kinh tế đã làm thay đổi xã hội trên mọi mặt : kinh tế- xã hội- chính trị… Đổi mới lúc nào cũng đem lại 2 mặt tích cực và tiêu cực.Vd : biến đổi nhanh nhất là văn hóa vật chất (bánh pizza…), lâu chậm là văn hóa tinh thần (phong tục, tập quán …)• Công nghiệp hóa = máy móc thay thế dần sức người lao động-Tích cực : năng suất lao động tăng cao, hạ giá thành sản phẩm.-Tiêu cực : tối ưu hóa vai trò cá nhân làm cho công nhân bị tách rời , tha hóa và bất lực.• Đô thị hóa = chuyển đổi lối sống nông thôn sang thành phố-Tích cực : thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội : dịch vụ ngày càng gia tăng, GDP đầu người ở đô thị cao thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển-Tiêu cực : nạn thất nghiệp ở nông thôn khi người ta kéo xô lên đô thị lập nghiệp, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bệnh tật, dân số tăng, ô nhiễm môi trường kéo theo nhiều hệ quả xấu khác …• Sự đồng hóa :-Là quá trình hòa nhập các nhóm XH thành 1 và mang 1 bản sắc duy nhấtVd : kết hôn khác chủng tộc.Nhân tố quan trọng nhất đó là sự đổi mới :đường lối đổi mới sẽ kéo theo sự biến đổi toàn diện của xã hội trên tất cả các lĩnh vực : kinh tế - xã hội- chính trị- văn hóa…17. Anh chị hãy đánh giá thế nào về biến đổi xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?Tích cực• Kinh tế phát triển (người giàu tăng lên)• Chất lượng cuộc sống tăng lên (GDP tăng ,HDI phát triển…)Tiêu cực• Thiếu việc làm cho người lao động ở nông thôn • Diện đích đất nông nghiệp bị thu hẹp thay vào đó là những kiến trúc đô thị hiện đại làm cho khả năng canh tác nông nghiệp giảm mạnh=>thiếu lương thực.• Gia tăng dân số ở đô thị làm ô nhiễm môi trường• Tệ nạn XH gia tăng (đánh bạc, ma túy, đua xe, trộm cướp, mại dâm…)• Văn hóa làng xã dần bị thay thế bởi nếp sống đô thị, mất dần nét văn hóa truyền thốngcộng đồng (cây đa- bến nước- sân đình) vai trò tập thể lu mờ thay vào đó là đề cao vaitrò cá nhân như lối sống tự do phương tây18. Trình bày các lý thuyết xã hội học: thuyết cấu trúc – chức năng, thuyết xung đột, thuyết hành động xã hội, thuyết hệ thống, tương tác biểu tượng. Với mỗi lý thuyết hãy cho những ví dụ để minh họa.Thuyết cấu trúc – chức năng• Giả thuyết 1 : các bộ phận của xã hội được tổ chức thành một hệ thống• Giả thuyết 2 : xã hội có khuynh hướng cân bằng động tức là sau khi rối loạn thì sẽ trở lại tình trạng ổn địnhVd : khủng hoảng chính trị ở Thái Lan năm 2010• Theo T.Parsons thì ông nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân trong xã hộiVd : mục đích cá nhân của anh A là cưới vợ để có một gia đình hạnh phúc nhưng anh đã gián tiếp thực hiện chức năng XH đó là bảo đảm duy trì nòi giống , dân số của xã hội.Tóm lại thuyết chức năng là cách thức mà con người hợp tác với nhau để đạt đến mục đích chung.Thuyết xung đột• Xung đột về kinh tế, giai cấp thậm chí là xung đột giữa các đảng phái, các lĩnh vực xãhội khác nhauVd :Xung đột đa đảng ở Thái Lan• Xung đột có thể dẫn đến sự cân bằng quyền lực giữa các nhómVd : Khi phong trào giải phóng phụ nữ bắt đầu thì vị trí của phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định rồi dẫn đến nam – nữ bình đẳng.• Sự xung đột xã hội giữa các nhóm sẽ làm gia tăng sự ràng buộc giữa các thành viên trong nhómVd : Đức – Ý – Nhật liên kết với nhau trong chiến tranh thế giới lần 2Anh – MỹTóm lại thuyết xung đột chú trọng đến những bất đồng không thể tránh khỏi giữa các bộ phậnkhác nhau của XH hoặc giữa các XH .Thuyết tương tác biểu tượngHerbert Blumer người đặt ra thuật ngữ tương tác biểu tượng đưa ra 3 giả thuyết:• Chúng ta thường lý giải theo cách riêng của chúng ta về biểu tượng (mỗi người có cách lý giải riêng về biểu tượng)Vd : Nam giới ngày nay để tóc dài một số người thì cho là nghệ sĩ số khác thì nói rằng đó là thói lười biếng cẩu thả, còn lại thì nói là người này không đứng đắn.• Chúng ta biết ý nghĩa của một biểu tượng gì thông qua hành động của người khácVd : Ca sĩ khi hát mà thấy khán giả không vỗ tay hoặc huýt sáo phản đối thì người ca sỹ đó hiểu là họ không hát hay• Chúng ta sẽ thay đổi cách ứng xử theo bối cảnh văn hóa , tình huống xảy ra lúc đó tứclà hành vi ứng xử của chúng ta sẽ thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.Vd : Chú rể khi đến nhà cô dâu có bố mẹ là tri thức thì hành động của chú rể cũng phải điều chỉnh sao cho chừng mực và phù hợp với văn hóa của gia đình có học vấn. Mỗi con người chính là một diễn viên, cuộc đời chính là một sàn diễn (Erving Goffman tr 78).Thuyết hành động XHHoàn cảnh sốngNhu cầu – Động cơ – Chủ thể - Công cụ - Mục đích Hành động con người không những là phản xạ (có điều kiện) mà còn bị chi phối bởi thế giới nội tâm : tình cảm, tư duy.Max Weber đưa ra 4 lý thuyết về HĐXH Hành động theo cảm xúcVd : Con gái lúc giận lúc hờn (khi yêu thì nhỏ nhẹ , khi chửi lộn thì dữ dằn) Hành động theo giá trịVd : Cô giáo lấy một ông chồng nghiện rượu nhưng lại rất thương yêu và quan tâm cô, nguyện vì cô mà bỏ rượu.Như vậy cô giáo hành động có giá trị Hành động theo truyền thốngVd : Ở Mỹ cha mẹ đánh con có thể bị kiện ra tòa nhưng ở Việt Nam có truyền thống là cha mẹ được quyền đánh con khi bảo nó không nghe Hành động theo mục đíchVd : Anh A để dành tiền để cưới vợ ; Em B luyện thi vào đại học.Nguồn tư liệu trong bài lấy từ1. Nhập môn XHH – T.S Trần Thị Kim Xuyến2. Đề cương ôn tập XHH – T.S Phạm Đức Trọng3. Wikipedia (Tổ chức XH, Thiết chế XH, Di động XH)4. hids.hochiminhcity.gov.vn (Biến đổi XH)5. denthan.com6. xhhvn.tk7. Yahoo hỏi đáp ( Di động XH)
Tài liệu liên quan
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn quản trị học (có đáp án)
- 5
- 18
- 345
- Ôn thi môn Xã hội học có đáp án
- 35
- 8
- 0
- Đề cương thực tế môn xã hội học đoàn thể pdf
- 3
- 911
- 0
- ôn thi môn: xã hội học pps
- 4
- 678
- 4
- Đề cương ôn tập Môn hành chính công có đáp án
- 41
- 5
- 26
- Tài liệu ôn thi môn Quản trị học có đáp án
- 18
- 1
- 2
- Tài liệu ôn thi môn Quản trị Học có đáp án
- 26
- 1
- 6
- Tài liệu ôn thi môn Xã hội học
- 18
- 741
- 3
- Tài liệu ôn thi môn Kinh tế học có đáp án
- 19
- 731
- 0
- tài liệu ôn thi môn xã hội học đại cương
- 42
- 1
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(134.5 KB - 12 trang) - Đề cương ôn thi môn xã hội học có đáp án Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Về Xã Hội Học đại Cương
-
Gián án XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG - Tài Liệu Text - 123doc
-
ĐỀ CƯƠNG Về XÃ HỘI HỌC - TaiLieu.VN
-
Câu 1. Lấy Ví Dụ Về đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học Văn Hóa ...
-
[PDF] ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG - Tài Liệu VNU
-
Các Ví Dụ Về Khái Niệm Xã Hội Học Là Gì?
-
[PDF] XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG - Website Giáo Viên
-
[PDF] XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG - Topica
-
Giáo Trình Xã Hội Học đại Cương - Luật Hoàng Phi
-
Xã Hội Học đại Cương - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình, Hướng Dẫn
-
Bài 1: Các Khái Niệm Cơ Bản Của Xã Hội Học
-
Bài 1: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học
-
Tóm Tắt Xã Hội Học đại Cương - Vườn Triết Học
-
Câu 1. Lấy Ví Dụ Về đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học Văn Hóa