Để đảm Bảo được An Toàn Của Người Tham Gia Giao Thông Thì đèn Tín ...
Có thể bạn quan tâm
- Có mấy dạng đèn tín hiệu theo pháp luật hiện nay và kích thước của từng dạng đèn được quy định như thế nào?
- Ý nghĩa của đèn tín hiệu là gì?
- Đèn tín hiệu được đặt ở vị trí và độ cao như thế nào mới đúng chuẩn?
Có mấy dạng đèn tín hiệu theo pháp luật hiện nay và kích thước của từng dạng đèn được quy định như thế nào?
Theo Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về những dạng đèn tín hiệu trong giao thông đường bộ như sau:
"a) Dạng đèn 1: Kiểu 1 là dạng đèn thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh - vàng - đỏ. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4 các loại đèn báo hiệu cho phép ngoài đèn chính còn đèn mũi tên báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải, quay đầu.
b) Dạng đèn 2: bao gồm các kiểu đèn ba màu hình mũi tên nhằm điều khiển các phương tiện theo các hướng cụ thể.
c) Dạng đèn 3: Bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ, bên phải là đèn mũi tên màu xanh. Khi tín hiệu màu đỏ sáng, các phương tiện phải dừng lại, khi đèn màu xanh sáng, các phương tiện được phép đi theo hướng mũi tên.
d) Dạng đèn 4: Đèn tín hiệu 2 màu, xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới; Kiểu 2 là đèn dạng nằm ngang: đèn đỏ bên trái, đèn xanh bên phải. Tín hiệu màu đỏ các phương tiện dừng lại, tín hiệu màu xanh các phương tiện được đi.
e) Dạng đèn 5: Đèn tín hiệu một màu đỏ. Kiểu 1 là đèn tròn, kiểu 2 là đèn chữ thập. Khi đèn sáng cấm đi, đặt phía sau nút giao theo chiều đi.
i) Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100 mm: bảng bố trí đèn tín hiệu.
k) Dạng đèn 7 là đèn tín hiệu điều khiển người đi bộ, người đứng màu đỏ, người đi màu xanh. Khi tín hiệu đỏ sáng, người đi bộ không được phép đi, khi tín hiệu xanh sáng, người đi bộ được phép đi trong phần đường dành cho người đi bộ. Kiểu 1: Tín hiệu đỏ bên trái, tín hiệu xanh bên phải; Kiểu 2: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới
l) Dạng đèn 8 là đèn đếm lùi dùng để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông biết thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn. Chữ số trên đèn đếm lùi phải hiện thị được ở 2 trạng thái màu xanh và màu đỏ. Khi tín hiệu xanh, chữ số màu xanh, khi tín hiệu đỏ, chữ số màu đỏ. Kiểu 1 thường sử dụng cho đèn ở vị trí thấp, kiểu 2 dùng cho đèn ở vị trí cao hoặc ở phía bên kia nút giao.
m) Dạng đèn 9 là đèn sử dụng để cảnh báo nguy hiểm: đèn nhấp nháy có dạng hình tròn hoặc đèn hình chữ có nội dung cảnh báo nguy hiểm. Nội dung của chữ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cần cảnh báo. Chu kỳ nháy của đèn phải phù hợp để gây chú ý nhưng vẫn phải cho người điều khiển phương tiện đọc được nội dung cần cảnh báo.
n) Ngoài các dạng đèn nêu trên, còn có thể sử dụng đèn mũi tên kết hợp hình một loại phương tiện để điều khiển, chỉ dẫn một loại phương tiện cụ thể.
o) Với các dạng đèn đã nêu, có thể bố trí các tín hiệu khác nhau (xanh, vàng, đỏ) trên cùng một bóng đèn nhưng phải đảm bảo một tín hiệu màu duy nhất, rõ ràng trên mặt đèn ở từng thời điểm trong chu kỳ của đèn.
p) Kích thước của đèn từ 200mm đến 300mm với các đèn tín hiệu chính. Với các đèn có số, chữ và hình phương tiện tham gia giao thông có thể điều chỉnh phù hợp để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết."
Để đảm bảo được an toàn của người tham gia giao thông thì đèn tín hiệu nên được đặt ở vị trí và độ cao như thế nào mới đúng chuẩn? (Hình từ internet)
Ý nghĩa của đèn tín hiệu là gì?
Theo tiểu mục 10.3 Mục 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thì ý nghĩa của đèn tín hiệu được quy định như sau:
- Tín hiệu xanh: cho phép đi.
-Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
- Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng.
- Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.
Cũng theo Mục 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về hiệu lực của đèn tín hiệu: Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Trong trường hợp không sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển giao thông theo từng làn đường riêng thì tín hiệu đèn có tác dụng cho toàn bộ phần đường xe chạy theo hướng xe đến. Trong trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.
Đèn tín hiệu được đặt ở vị trí và độ cao như thế nào mới đúng chuẩn?
Tại Mục 13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu, cụ thể:
- Mặt đèn quay về hướng đi của người tham gia giao thông.
- Khi đèn bố trí theo chiều thẳng đứng trên cột đặt trên lề đường, dải phân cách, đảo giao thông: chiều cao vị trí thấp nhất của đèn từ 1,7m đến 5,8m, khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0,5 đến 2m.
- Khi đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn thì chiều cao tối thiểu là 5,2 m, tối đa là 7,8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường hoặc mặt vỉa hè;
- Đèn được bố trí sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được an toàn. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt đèn trên cột điện hoặc những vật kiến trúc nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt đèn về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy đèn theo Quy chuẩn này và đảm bảo thẩm mỹ.
- Đèn tín hiệu đặt trên từng nhánh đường ngay trước nút giao theo chiều đi; Tùy từng trường hợp, có thể bổ sung đèn tín hiệu trên cột cần vươn hoặc giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi để nhắc lại và thuận tiện cho việc quan sát.
- Ở trong khu đông dân cư, khu đô thị có đường chật hẹp, đèn có thể bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3 Điều này ngay trước vạch dừng.
- Độ lớn (kích thước) và độ sáng của đèn tín hiệu phải được thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt phải nhìn thấy được trong điều kiện người tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.
Từ khóa » đèn Tín Hiệu Giao Thông Dành Cho Người đi Bộ Có Mấy Màu
-
Giải Mã ý Nghĩa Của Hệ Thống đèn Tín Hiệu Giao Thông - LuatVietnam
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông Dành Cho Người đi Bộ Có Mấy Màu - Luật Sư X
-
Có Mấy Loại đèn Tín Hiệu Giao Thông - SÀI GÒN ATN
-
Ý Nghĩa Của Các Loại Tín Hiệu đèn Giao Thông đường Bộ - Đào Tạo Lái Xe
-
Đèn Báo Người Đi Bộ |Đèn Tín Hiệu Giao Thông Giá ... - Phan Nguyễn
-
Quy định Cần Nắm Về Những Loại đèn Giao Thông
-
Top 14 đèn Tín Hiệu Giao Thông Cơ Bản Dành Cho Người đi Bộ Có Mấy ...
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông Dành Cho Người đi Bộ Có ... - MarvelVietnam
-
Ý Nghĩa Các Loại Đèn Tín Hiệu Giao Thông Cần Biết
-
Cách Nhìn đèn Tín Hiệu Giao Thông Chính Xác 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông 3 Màu VHB
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông Dành Cho Người đi Bộ Có Mấy Màu? - Olm
-
Tổng Hợp Danh Sách Các Loại đèn Tín Hiệu Giao Thông Cần Biết
-
An Tòan Giao Thông Lớp 1, 2 - Bài 3 ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
-
Thông Tư 915-C57-P5 đèn Tín Hiệu điều Khiển Giao Thông
-
Tín Hiệu đèn Giao Thông Có Tối đa Bao Nhiêu Màu?