Đề đọc Hiểu đoạn Trích Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ

  • Nhà
  • Đề thi Khối 10
  • Đề đọc hiểu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.     Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương. (Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)  Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?  Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?  Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ?  Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. Trả lời Câu 1 : -Thể thơ của văn bản: song thất lục bát – Phương thức biểu đạt: biểu cảm .  Câu 2 : –Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác – Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả… – Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.  Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ. Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp . Câu 4 : Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: + Sử dụng thể thơ vãn bốn, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia. + Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.   Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Gà eo óc gáy sương năm trống, Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa Hương gượng đốt, hồn đà mê mải, Gương gượng soi, lệ lại chứa chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.          (Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)  Câu 1 : Văn bản diễn tả tâm trạng gì của người chinh phụ?  Câu 2 : Xác định các từ láy trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ láy đó.  Câu 3 : Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và các biện pháp tu từ trong văn bản?  Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) phân tích nguyên nhân nỗi đau khổ của người chinh phụ qua văn bản. Trả lời Câu 1 : Văn bản diễn tả tâm trạng chờ đợi nặng nề khủng khiếp mà chinh phụ phải gánh chịu trong những ngày biền biệt xa chinh phu. Câu 2 : – Các từ láy trong văn bản: eo óc,phất phơ,đằng đẵng,dằng dặc,mê mải,chứa chan Hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ láy: Gợi âm thanh, cảnh vật và diễn tả tâm trạng chờ đợi trong đau khổ, tuyệt vọng của người chinh phụ.  Câu 3 : Phép điệp và các biện pháp tu từ trong văn bản: – Phép điệp từ: gượng ( 3 lần); điệp ngữ: Hương gượng đốt;Gương gượng soi;Sắt cầm gượng gảy ; điệp cú pháp:Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. – So sánh: đằng đẵng như niên; dằng dặc tựa miền biển xa Hiệu quả nghệ thuật: – Sử dụng phép điệp: +Người chinh phụ gượng dậy đốt hương để xua bớt đi cái lạnh lẽo, để tìm lại sự thanh thản, song tâm hồn lại như thêm mê man. +Gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn thấy khuôn mặt mình thì chinh phụ lại ứa nước mắt. +Ngồi trước phím đàn nhưng chỉ gượng gảy vì sợ dây đàn chùng báo hiệu điều không may. Tất cả chỉ là gượng gạo, âm thầm, bởi nàng lẻ loi, cô độc quá. -Biện pháp so sánh quen thuôc: như niên, tựa miền biển xa để cụ thể hoá mối sầu dằng dặc của người chinh phụ   Câu 4 : Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Nguyên nhân đau khổ của người chinh phụ có thể là: + Nàng lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận; + Tuổi trẻ qua đi vội vã. Hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo. Điều đ1o chứng tỏ nàng rất khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi; + Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và vô vọng. Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1)Ngâm khúc là thể loại thơ trữ tình trường thiên thuần tuý Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát. Trong thể thơ này, nhân vật trữ tình thường thể hiện niềm hồi tưởng, mong nhớ, sầu muộn, suy tư, ai oán, xót thương cho số phận mình. (2)Ngâm khúc là sản phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể thơ song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, gắn với số phận thăng trầm một con người. Thể thơ lục bát có câu song thất vần chắc xen câu lục bát vần bằng: có vần trân và vần nưng khiến cho âm điệu xoắn xýt, thích hợp với tình cảm ai oán, thương sót của thể loại ngâm khúc hơn bất cứ thể loại nào khác. Ngâm khúc thường dùng nhiều tiểu đối, nhiều từ Hán Việt làm cho câu thơ tha thiết, trang trọng. Ngôn ngữ ngâm khúc đánh dấu bước trưởng thành đến độ điêu luyện của tiếng Việt văn học. (Trích Tri thức đọc-hiểu, tr 124, Ngữ Văn 10 Nâng cao,Tập II, NXBGD năm 2006)  Câu 1 : Văn bản trên có ý chính là gì?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?  Câu 2 : Xác định phép liên kết trong đoạn văn (1).  Câu 3 : Xác định lỗi sai và cách sửa cho đúng trong đoạn văn (2)  Câu 4 : Ngâm khúc thường dùng nhiều tiểu đối…Vậy tiểu đối là gì? Trả lời Câu 1 : -Văn bản trên có ý chính là người viết trình bày kiến thức đặc điểm thể ngâm khúc  trong văn học trung đại Việt Nam . – Phương thức biểu đạt : thuyết minh .  Câu 2 : Phép liên kết trong đoạn văn (1) là phép thế đại từ ( dùng từ này ở câu 2 thế cho Ngâm khúc ở câu 1)  Câu 3 : Xác định lỗi sai và cách sửa cho đúng trong đoạn văn (2). – Lỗi sai: + Thiếu từ: Thể thơ lục bát . Sửa thành: Thể thơ song thất lục bát + Sai chính tả: chắc; trân; nưng; sót. Sửa thành: trắc; chân; lưng; xót. + Sai từ: xýt. Sửa thành: xuýt. –    Viết lại câu đúng:Thể thơ song thất lục bát có câu song thất vần trắc xen câu lục bát vần bằng: có vần chân và vần lưng khiến cho âm điệu xoắn xuýt, thích hợp với tình cảm ai oán, thương xót của thể loại ngâm khúc hơn bất cứ thể loại nào khác. Câu 4 : Ngâm khúc thường dùng nhiều tiểu đối… Tiểu đối là hình thức đối xứng trong một câu thơ. Theo hình thức này, câu thơ được chia thành hai vế bằng nhau. Đề 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1)Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ, Xe thế này có dở dang không ? Đang tay muốn dứt tơ hồng, Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!  ( Trích Cung oán ngâm, Nguyễn Gia Thiều, Tr 123, SGK Ngữ văn 11 Nâng cao,Tập II, NXBGD 2007) (2)Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Trích Khi con tu hú, Tố Hữu, Ngữ Văn 8 )   Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?  Câu 3 : Văn bản (1) và (2) là tâm trạng của ai?  Câu 3 : Ở dòng thơ 4 của văn bản (1) và dòng thơ 2 của văn bản (2) có một động từ giống nhau. Đó là động từ nào? Qua động từ đó, nêu ngắn gọn tâm trạng giống và khác nhau của các nhân vật trữ tình . Trả lời Câu 1 : -Thể thơ của văn bản (1) là song thất lục bát; -Thể thơ của văn bản (2) là lục bát. Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là biểu cảm  Câu 3 : –Văn bản (1) là tâm trạng của người cung nữ dưới chế độ phong kiến -Văn bản (2) là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu khi sống trong cảnh tù đày của thực dân Pháp.  Câu 4 : – Ở dòng thơ 4 của văn bản (1) và dòng thơ 2 của văn bản (2) có một động từ giống nhau. Đó là động từ đạp – Qua động từ đó, tâm trạng giống và khác nhau của các nhân vật trữ tình: + Giống nhau: cả hai nhân vật trữ tình người cung nữ và người chiến sĩ cách mạng tuy cách nhau vài thế kỉ nhưng đều có chung tâm trạng là khao khát tự do ; + Khác nhau: ++ Người cung nữ của Nguyễn Gia Thiều sau sự oán trách số phận lại vẫn không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn. Số phận cực thảm của cô vẫn chưa kết thúc, vì vẫn chưa nguôi hi vọng; ++ Người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu đã kiên quyết dấn thân, quyết lòng thực hiện những ý tưởng, những hoài bão của mình để thay đổi số mệnh không chỉ của riêng mình.

đề đọc hiểu Bấm vào đây để xem tiếp nội dung

Bài viết liên quan

Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi

Tháng Sáu 4, 2024

Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học

Tháng Sáu 4, 2024

Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh

Tháng Sáu 4, 2024

Đề đọc hiểu, phân tích Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính

Tháng Năm 30, 2024

Đoc hiểu Xu hướng sống nào đang thịnh hành đối với thế hệ Gen Z, viết bài luận về một bài học quý giá của bản thân

Tháng Năm 29, 2024

Đọc hiểu, phân tích Con trai và má Nguyễn Ngọc Tư

Tháng Năm 29, 2024 Xem tất cả các bài viết của admin →

Điều hướng bài viết

Đề đọc hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùngĐề đọc hiểu đoạn Trao duyên trích Truyện Kiều Nguyễn Du

10 bình luận trong “Đề đọc hiểu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  1. hay quá z ta

    Trả lời
  2. hay quá z ta .

    Trả lời
  3. có đáp án k ạ, cho e xin ạ.Thanks!

    Trả lời
  4. có đáp án k, cho e xin ạ.Thanks!

    Trả lời
  5. cho e xin đáp án ạ.Thanks!

    Trả lời
  6. Cho e xin đáp án dc k ạ?. Thanks!

    Trả lời
  7. Đoạn trích trên sd phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài là gì

    Trả lời
  8. vậy còn 2 câu thơ: “Tôi học lời của biển Đừng hạn hẹp bến bờ” Thì biện pháp tu từ trong 2 câu thơ này là gì ạ.

    Trả lời
  9. cho em xin dap an voi a

    Trả lời
  10. Cụm từ :”những người chưa được trang bị để đối phó với điều này” ở câu thử 2 trong VB trên là thành phần gì trong câu ạ

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Tìm kiếm: Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi
  • Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học
  • Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh
  • Đề đọc hiểu Truyện ngắn Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Đọc hiểu truyện ngắn Nguồn suối Nguyễn Minh Châu

Danh mục

  • Dạy văn
  • Đề thi Khối 10
  • Đề thi Khối 11
  • Đề thi Khối 12
  • Đọc hiểu + NLXH
  • Giáo án
    • Giáo án Ngữ văn 10
    • Giáo án Ngữ văn 11
    • Giáo án Ngữ văn 12
  • Học sinh giỏi
    • HSG 10
    • HSG 11
    • HSG 12
  • Học văn
    • khối 10
    • khối 11
    • khối 12
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • Tài liệu Khối 10
    • Tài liệu Khối 11
    • Tài liệu Khối 12
  • TẢI MIỄN PHÍ TÀI LIỆU MÔN VĂN
  • Tổng hợp
  • Tuyển sinh vào 10
  • Uncategorized

Chuyên đề

Ai đã đặt tên cho dòng sông Bài tập tiếng việt Chiếc thuyền ngoài xa Chiều tối chuyên đề môn văn Chí Phèo Chữ người tử tù Câu cá mùa thu Cảnh ngày hè Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11 dạng đề so sánh văn học Hai đứa trẻ hạnh phúc của một tang gia Hồn trương ba da hàng thịt Lí luận văn học Nghị luận xã hội Nghị luận ý kiến bàn về văn học nguyễn du người lái đò sông Đà những đứa con trong gia đình rừng xà nu sáng kiến kinh nghiệm môn văn sóng xuân quỳnh thơ mới thơ đường luật thương vợ trao duyên truyện an dương vương và mị châu trọng thủy Tràng giang Tuyên ngôn độc lập tây tiến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tỏ lòng từ ấy tố hữu tự tình việt bắc vội vàng vợ chồng a phủ vợ nhặt Đàn Ghi ta của Lor- ca Đây thôn vĩ dạ Đất nước nguyễn khoa điềm đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn đề đọc hiểu đề đọc hiểu tự luận khuyen mai sieu re

Từ khóa » đọc Hiểu Vài Tiếng Dế Nguyệt Soi Trước ốc