Để Học Tốt Ngữ Văn 10 (chương Trình Nâng Cao)
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
TUẦN 1
ĐỌC VĂN:
TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ
A- KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
- Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.
- Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình.
B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi 1- Nội dung bài Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử gồm có mấy phần? Mỗi phần nêu lên những vấn đề gì của nền văn học?
Gợi ý: Nội dung bài gồm 3 phần. Mỗi phần nêu lên một vấn đề cơ bản của lịch sử văn học.
+ Phần 1- Vấn đề các thành phần của nền văn học.
+ Phần 2- Vấn đề phân chia thời kì phát triển của nền văn học.
+ Phần 3- Vấn đề những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam.
222 trang kimngoc 49661 1 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Để học tốt Ngữ văn 10 (chương trình nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênĐể học tốt Ngữ văn 10 (Chương trình nâng cao) 2009 Lời nói đầu Cuốn sách Để học tốt Ngữ văn 10 được biên soạn nhằm phục vụ kịp thời việc dạy và học môn Ngữ văn theo chương trình nâng cao do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành. Cấu trúc của sách được trình bày theo từng tuần, từng bài, và mỗi bài được gọi tên cụ thể là Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn như cách gọi mới trong sách Ngữ văn 10. Nhóm biên soạn đã bám sát chương trình và sách giáo khoa mới, dựa trên cơ sở đó để thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập không chỉ đối với phần luyện tập mà còn đối với phần tìm hiểu nội dung của mỗi bài học. Với mục đích muốn giúp các em có được những kiến thức, kĩ năng, phương pháp và hứng thú trong việc giải quyết các bài tập ngữ văn trong chương trình, chúng tôi không soạn thành các câu trả lời sẵn, mà chỉ đưa ra những gợi ý, xây dựng hệ thống dàn bài, qua đó hình thành phương pháp trả lời cho các em. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không quên cung cấp cho các em những tri thức, vốn văn học và tiếng Việt cần thiết để giúp các em hoàn thành các bài tập và bài học. Khi sử dụng sách này, các em học sinh nên tìm lấy trong đó những gợi ý, định hướng và cả nội dung tri thức cần thiết, nhất là có thể học tập trong đó cách tổ chức các ý cho bài viết và câu trả lời của mình; tuyệt đối không lấy nó thay thế cho những suy nghĩ độc lập, hoặc quá lệ thuộc vào tài liệu để hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của các em. Hi vọng cuốn sách sẽ là người bạn tốt, có thể cùng các em đi trên con đường học tập, tìm hiểu môn văn học và tiếng Việt. Thay mặt nhóm biên soạn TS. Phạm Minh Diệu Các chữ viết tắt GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa VD: Ví dụ TK: Thế kỉ THCS: Trung học cơ sở TUẦN 1 Đọc văn: Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử a- Kiến thức cần nắm vững - Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc. - Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình. B- Gợi ý trả lời câu hỏi Câu hỏi 1- Nội dung bài Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử gồm có mấy phần? Mỗi phần nêu lên những vấn đề gì của nền văn học? Gợi ý: Nội dung bài gồm 3 phần. Mỗi phần nêu lên một vấn đề cơ bản của lịch sử văn học. + Phần 1- Vấn đề các thành phần của nền văn học. + Phần 2- Vấn đề phân chia thời kì phát triển của nền văn học. + Phần 3- Vấn đề những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam. Câu hỏi 2- Hãy cho biết văn học Việt Nam gồm những dòng văn học nào? Chúng có vị trí như thế nào trong quá trình phát triển của văn học dân tộc? Gợi ý: Nền văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận chính: văn học dân gian và văn học viết. + Văn học dân gian gồm: truyện thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao dân ca, tục ngữ, vè, câu đố, chèo... chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác bằng con đường truyền miệng, lưu truyền từ đời này sang đời khác, xuất hiện trước khi có văn học viết và tồn tại song song với văn học viết. Văn học dân gian mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chúng là cơ sở và là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân và văn học viết. + Văn học viết giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn học dân tộc. Các thành phần của văn học viết gồm có: - Văn học viết bằng chữ Hán bắt đầu từ TK. X-XI, có vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời phong kiến. - Văn học viết bằng chữ Nôm xuất hiện khoảng TK.XIII, phát triển mạnh mẽ từ TK. XV. Đỉnh cao là các tác phẩm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan ... - Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện và phát triển vào những năm 20 của TK trước. - Ngoài ra còn có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn ái Quốc (những năm 1920). Câu hỏi 3- Lịch sử văn học Việt Nam phát triển qua mấy thời kì? Dựa vào tác phẩm văn học đã học ở THCS, hãy chọn cho mỗi thời kì một số tác phẩm tiêu biểu: thời trung đại (tác phẩm chữ Hán, tác phẩm chữ Nôm); thời kỳ từ đầu TK XX- 1945; thời kì sau 1945 (tác phẩm thuộc giai đoạn 1945- 1975, tác phẩm thuộc giai đoạn sau 1975). Gợi ý: Có thể tham khảo bảng dưới đây (Điền tiếp vào chỗ trống): TT Thời kỳ Tác phẩm ví dụ 1 Từ TK X đến hết TK XIX + Chữ Hán: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo, Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) .. .. + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn (Nguyễn Du), Mời trầu, Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Qua đèo Ngang, Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà (Bà huyện Thanh Quan), Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm- dịch), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). 2 Từ đầu TK XX đến 1945 Bác đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Sông Lấp (Tú Xương), Lão Hạc (Nam Cao), Từ ấy (Tố Hữu), Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh) 3 Từ 1945 đến nay (2000) + Từ 1945- 1975: Đồng chí (Chính Hữu), Việt Bắc, Lượm (Tố Hữu), Nguyên tiêu, Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) + Từ 1975 đến nay: Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh) . Câu hỏi 4- Phân tích một trong số các tác phẩm sau đây để chứng minh cho một nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam: Thánh Gióng, Thạch Sanh (Truyện dân gian), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Cô Tô (Nguyễn Tuân). Gợi ý: Qua một tác phẩm, chứng minh lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo hay vẻ đẹp tài hoa, sự tinh tế trong tác phẩm là một trong những đặc điểm đặc sắc của văn học Việt Nam. Cụ thể: Lòng yêu nước thể hiện tập trung trong các tác phẩm: Thánh Gióng, Đại cáo bình Ngô, Cảnh khuya...; Lòng nhân ái: Thạch Sanh, Truyện Kiều, Đại cáo...; Tài hoa, tinh tế: Truyện Kiều, Cô Tô... Sau đây là các ý chính cho một bài cụ thể (Truyện Kiều): + Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du: Truyện Kiều là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, cũng là tác phẩm đỉnh cao của văn học Việt Nam thời phong kiến. + Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Truyện Kiều là một minh chứng cho chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của văn học Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn con người Việt Nam. Nó là một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam về lòng nhân ái và vẻ đẹp tinh tế, tài hoa trong tâm hồn người Việt. + Chứng minh: - ý 1- Truyện Kiều là một minh chứng cho lòng nhân ái trong văn học Việt Nam (Phân tích ngắn gọn nội dung Truyện Kiều: lời khóc thương cho số phận con người tài sắc bị vùi dập, đày đoạ trong xã hội cũ- Từ đó chứng minh cho chủ nghĩa nhân đạo truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Du). - ý 2- Truyện Kiều là một minh chứng cho vẻ đẹp tài hoa, tinh tế trong tâm hồn con người Việt Nam (Chứng minh qua tài sắc của nhân vật Kiều và sự tinh tế trong cách miêu tả của Nguyễn Du). Làm văn: Văn bản A- Kiến thức và kĩ năng cơ bản 1- Thế nào là văn bản? Các đặc điểm của văn bản? Văn bản là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức nói hoặc viết. Văn bản có các đặc điểm: + Có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích. + Có tính hoàn chỉnh về hình thức (hoàn chỉnh về bố cục, sắp xếp các chi tiết theo trình tự lô-gíc, có mối liên kết và sử dụng các phương tiện liên kết). + Văn bản phải có tác giả. 2- Muốn tạo lập văn bản phải chú ý đến những vấn đề gì? Mỗi loại văn bản có những đặc trưng riêng về từ, ngữ, câu hoặc thể thức, cách thức, quy định, quy tắc Do vậy, khi tạo lập văn bản cần nắm vững đặc trưng của loại văn bản đó. Ví dụ: khi viết đơn, phải nắm được cấu tạo của một lá đơn, viết biên bản phải nắm được quy cách của biên bản, và khi làm văn nghị luận phải biết quy trình của bài văn nghị luậnBên cạnh đó phải nắm được đặc trưng ngôn ngữ của mỗi loại, như: văn bản nghệ thuật đòi hỏi dùng từ ngữ có hình ảnh, giàu cảm xúc; đơn từ, biên bản cần những ngôn từ có tính hành chính, công thức; văn bản nghị luận cần ngôn từ chính xác, chặt chẽ v.v 3- Về kỹ năng, HS phải biết vận dụng những kiến thức vừa học để đọc – hiểu văn bản và làm văn. B- Gợi ý làm bài luyện tập Bài tập 1- Hãy trình bày những đặc điểm của văn bản. Gợi ý: (Xem mục A vừa trình bày). Chú ý nhấn mạnh: Đặc điểm 1- Văn bản có tính thống nhất về đề tài, tức không nên có tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”; thống nhất về tư tưởng, tình cảm, tức không nên có tình trạng biểu thị tình cảm lan man, tư tưởng không rõ rệt; thống nhất về mục đích, tức các chi tiết, các phần đều tập chung vào một chủ đích duy nhất. Đặc điểm 2- Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức, bao gồm; + Hoàn chỉnh về bố cục, tức gồm mở bài, thân bài, kết bài (hoặc phần đầu, phần thân, phần kết..) đầy đủ và rõ ràng. + Có sự sắp xếp các chi tiết theo trình tự lô-gíc, hợp lý. + Các chi tiết có mối liên kết chặt chẽ và sử dụng các phương tiện liên kết Đặc điểm 3- Văn bản phải có tác giả. Đặc điểm này rất cần thiết vì nó xác định vị trí, tư cách của người viết, cũng như quyết định phong cách, cá tính(đối với văn bản nghệ thuật). Một số loại văn bản sau đây cũng không phải là không có tác giả: + Các tác phẩm văn học dân gian (tác giả là tập thể). + Các tác phẩm khuyết danh (tạm thời chưa xác định được tác giả). Bài tập 2- Từ những hiểu biết về văn bản, hãy chỉ ra các loại văn bản có trong đời sống mà anh chị biết. Gợi ý: Văn bản có trong đời sống gồm nhiều loại (suy nghĩ về thực tế các loại văn bản đã học, đã đọc). VD: + Các bài phóng sự (Văn bản báo chí). + Các sách truyện, các bài thơ... (Văn bản văn học). + Các đơn từ, biên bản, báo cáo (Văn bản hành chính). + Các công trình khoa học (Văn bản khoa học) v.v... Bài tập 3- Theo anh (chị), các văn bản viết, khắc, in có vai trò gì đối với văn hoá của dân tộc? Gợi ý: Các văn bản này có vai trò rất quan trọng đối với văn hoá của dân tộc vì chúng đã ghi lại những sự kiện, những hiện tượng văn hoá, lịch sử rất có giá trị, nhờ đó, ta mới có thể hiểu được nền văn hoá, lịch sử của dân tộc ta trong quá khứ. Bài tập 4- Đọc văn bản Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Chỉ ra nội dung của nó (Văn bản giới thiệu cái gì? Để làm được nhiệm vụ đó, nội dung của văn bản gồm mấy ý chính? Đó là những ý nào?) Lập dàn ý ghi lại các phần, mục, ý của văn bản đó. Gợi ý: + Nội dung của văn bản: Giới thiệu khái quát một số vấn đề của văn học Việt Nam trong các thời kì lịch sử, bao gồm 3 vấn đề chính: 1- Các thành phần của nền văn học; 2- Các thời kì phát triển của văn học Việt Nam; và 3- Những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam. + Tham khảo dàn ý sau: Mở đầu. Nội dung chính: I- Các thành phần của nền văn học 1- Văn học dân gian 2- Văn học viết 3- Quan hệ giữa 2 dòng văn học. II- Các ... p Bài tập 1- Xác định ngữ cảnh của các tác phẩm: Bài phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) và các đoạn trích truyện Kiều (Nguyễn Du) Gợi ý: a. Bài phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) - Đọc tiểu dẫn để xác định ngữ cảnh tình huống: sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông. Nhà Trần suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Tình hình này hé mở tâm sự của tác giả và dụng ý của việc gợi lại chiến công trong lịch sử để khơi dậy lòng tự hào dân tộc. - Căn cứ vào các từ ngữ, điển tích, điển cố: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Tử Trường, Trùng Hưng, Sáu Quân, Gieo Roi, Xích Bích, Hợp Phì, Vương sơ họ Lã, Quốc Sĩ họ Hàn... để hiểu về ngữ cảnh văn hoá. Ngữ cảnh này giúp ta hiểu ý nghĩa bài phú sâu sắc hơn. b. Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) - Ngữ cảnh tình huống: sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi bá cáo trước toàn thể nhân dân và thế giưói biết về sự ra đời của triều đại mới – triều Lê. - Ngữ cảnh văn hoá: văn hoá thời phong kiến thể hiện qua các từ ngữ, điển tích, điển cổ đã được chú thích. c. Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du): - Ngữ cảnh tình huống: Truyện Kiều được sáng tác trong thời gian "mười năm gió bụi" của Nguyễn Du, dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Các đoạn trích: "Trao duyên","Nỗi thương mình", "Chí khí anh hùng" còn có thêm ngữ cảnh nữa, đấy là vị trí của mỗi đoạn trong tác phẩm. - Ngữ cảnh văn hoá: Căn cứ vào thể thơ (lục bát) chữ viết (Nôm) và cách sử dụng ngôn ngữ để xác định ngữ cảnh văn hoá từ đó hiểu ý nghĩa tác phẩm và đoạn trích. Bài tập 2- Nêu mối quan hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích. a. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - Tư tưởng chính: Tâm trạng, các xúc, tình yêu trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sức sống. - Tư tưởng chính thể hiện xuyên suốt và thống nhất trong từng chi tiết: hình ảnh, màu sắc, âm thanh... của bức tranh ngày hè và ước mong của nhà thơ (2 cấu cuối). b. Trao duyên (Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Tư tưởng chính: Cảm thông với nỗi đau khổ của nàng Kiều khi nàng rơi vào bi kịch về nghĩa vụ và quyền sống cá nhân. (Tự nguyện trao duyên và nỗi đau mất mát). - Các chi tiết như: Cậy, nhờ, lạy Thuý Vân, viện nhiều lý do để thuyết phục Thuý Vân, trao kỉ vật, dặn dò... đều có giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chính của đoạn trích. c. Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên). - Tư tưởng chính: Ngợi ca nhân cách cứng cỏi, quyết liệt của quan Thái sư Trần Thủ Độ trong việc giữ vững kỉ cương phép nước. - Tư tưởng chính thể hiện ở các chi tiết: Khen thưởng người hoặc mình, người canh cửa thềm cấm,; đòi chặt ngón chân kẻ xin làm câu đương, từ chối việc phong tướng cho anh trai mình. Bài tập 3- Tập thể nghiệm. Gợi ý: a. Cảnh Trao duyên: + HS (nữ) tự đóng vai Kiều, cảm nhận sự xót xa khi phải trao duyên lại cho em. Suy nghĩ vì sao người xưa lại hành động như vậy? (Quan niệm đạo đức thời phong kiến: đó là sự ứng xử đúng chữ “tình”, chữ “nghĩa”). + HS nam có thể thử nghiệm đóng vai người thân của Kiều, cảm nhận sự xót xa khi biết Kiều phải chịu nỗi đau đớn khi phải chia tay với Kim Trọng, trao duyên lại cho em gái là Thúy Vân. Hãy nói trước lớp (hoặc viết vào sổ tay) một vài suy nghĩ trong vai này. b. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) - Biết bao nhớ mong đã trở thành tuyệt vọng, chinh phụ rơi vào nỗi cô đơn khủng khiếp. Nỗi buồn, niềm đau, rồi khát khao... - Anh (chị) đồng cảm với nhân vật, nhập thân vào nhân vật để thấu hiểu tâm trạng nhân vật người vợ có chồng nơi chiến địa. Ghi những suy nghĩ và cảm xúc đó của mình vào sổ tay hoặc trình bày trước lớp. Bài tập 4- Nhận xét các ý kiến. a. Nhận định: “Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lý tưởng của người muốn lập công danh” về cơ bản là đúng, tuy nhiên, cần hiểu “công danh” theo nghĩa gắn với cứu nước. b. Nhận định: "ở bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, nhà thơ trước hết chỉ quan tâm tới chính mình", về cơ bản là sai vì mặc dù Nguyễn Du có nói về mình nhưng đó không phải là "trước hết chỉ quan tâm tới chính mình". c. Nhận định: "Đoạn trích Nỗi thương mình chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh" sai hoàn toàn, vì đoạn trích thể hiện "nỗi thương mình" của nàng Kiều vì thấy cuộc đời và số phận mình trôi dạt đến chỗ dơ bẩn. Tiếng việt: Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt (Tiếp theo) I. Những kiến thức và kĩ năng cần nắm vững 1. Tính chính xác và tính nghệ thuật của văn bản thể hiện ở các yêu cầu về các mặt: từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng. 2. Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yêu cầu trên vào việc đọc - hiểu văn bản và viết văn bản. II. Gợi ý giải bài tập Bài tập 1- Giải nghĩa và nhận xét cách dùng 2 từ "bán” , "mua” trong các ví dụ. - Cần hiểu nghĩa gốc của hai từ + Bán: đổi vật (hàng hoá) lấy tiền. + Mua: đổi tiền lấy vật (hàng hoá). - Như vậy, trong ví dụ a) "bán" và "mua" được dùng với nghĩa gốc; trong ví dụ b), "bán" và "mua" có sự chuyển nghĩa "bán" có nghĩa là “quên, nhạt, phai về tình cảm”(Bán anh em xa), còn "mua" là “giữ quan hệ gần gũi, thân thiết” (mua láng giềng gần). Bài tập 2- - Hai từ "ăn" và "đớp" đồng nghĩa. - Nét nghĩa khác nhau là: "ăn" có sắc thái trung tính, dùng rộng rãi với cả người, vật còn "đớp" có sắc thái mạnh (há miệng ngậm nhanh) thường dùng cho vật. Nếu dùng cho người sẽ có ý nghĩa châm biếm, nói xấu... Bài tập 3- - Cấu tạo ngữ pháp của cụm danh từ một bát cơm: Phụ trước Danh từ trung tâm Phụ sau một bát cơm - Cách vận dụng linh hoạt qui tắc ngữ pháp về cấu tạo cụm danh từ: + Ba bát = Ba bát cơm + Hai = Hai bát cơm + Một = Một bát cơm Đây là cách vận dụng tỉnh lược cụm danh từ khi văn cảnh cho phép để tránh lặp từ một cách rườm rà không cần thiết. Bài tập 4- Đánh giá bài viết số 8 theo yêu cầu về tính chính xác và tính nghệ thuật trong việc sử dụng tiếng Việt. Gợi ý: Trên cơ sở đọc kỹ bài viết, xem xét lại phần chấm, chữa của giáo viên, đánh giá về tính chính xác và tính nghệ thuật trên các mặt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách chức năng, điều chỉnh những chỗ chưa đúng, chưa hay (nếu cần). Mục lục Tuần Tên bài Trang 1 - Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. - Văn bản. - Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 2 - Khái quát văn học dân gian Việt Nam. - Phân loại văn bản. - Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 3 - Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đam Săn). - Văn bản văn học. - Bài viết số 1 (Chọn một trong sáu kiểu văn bản). 4 - Uy-lít- xơ trở về (Trích sử thi Ô-đi- xê). - Văn bản văn học (Tiếp theo) - Thực hành lập ý và viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau. 5 - Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-i-a-na). - Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy 6 - Tấm Cám - Tóm tắt văn bản tự sự 7 - Truyện cười dân gian Việt Nam + Nhưng nó phải bằng hai mày + Tam đại con gà - Lời tiễn dặn (Trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu) - Trả bài viết số 1 8 - Ca dao yêu thương, tình nghĩa - Bài viết số 2 (Văn tự sự và miêu tả) 9 - Ca dao than thân - Ca dao hài hước châm biếm - Luyện tập về từ - Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu 10 - Tục ngữ về đạo đức, lối sống - Giao tiếp bằng ngôn ngữ - Quan sát thể nghiệm đời sống 11 - Xuý Vân giả dại - Đọc- hiểu văn bản văn học - Đọc sách, báo tích luỹ kiến thức 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Tỏ lòng (Thuật hoài- Phạm Ngũ Lão) - Trả bài viết số 2 - Bài viết số 3 (Văn biểu cảm- Bài làm ở nhà) 13 - Nỗi lòng (Cảm hoài- Đặng Dung) - Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới- Nguyễn Trãi) - Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết 14 - Thú nhàn (Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Đọc “Tiểu Thanh ký” (Độc “Tiểu Thanh ký”- Nguyễn Du) - Luyện tập về biện pháp tu từ - Liên tưởng, tưởng tượng 15 - Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng- Bạch Cư Dị) - Cảm xúc mùa thu (Thu hứng- Đỗ Phủ) - Tì bà hành ( Bạch Cư Dị) 16 - Thơ hai-cư (haiku): Thơ Ba- sô, thơ Bu- son - Trả bài viết số 3 - Ôn tập Làm văn (Học kỳ I) 17 - Ôn tập Văn học (Học kỳ I) - Bài viết số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I) 18 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) - Viết kế hoạch cá nhân 19 - Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) Đọc thêm: + Phú nhà nho vui cảnh nghèo (Trích Hàn nho phong vị phú- Nguyễn Công Trứ) - Các hình thức kết cấu củae văn bản thuyết minh 20 - Thư lại dụ Vương Thông (Trích Quân trung từ mệnh tập- Nguyễn Trãi) - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Bài viết số 5 (Văn thuyết minh) 21 - Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) - Nguyễn Trãi Đọc thêm: + Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) + Phẩm bình nhân vật lịch sử (Lê Văn Hưu) - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Tiếp theo) 22 - Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương) - Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược) - Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh 23 - Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô Sĩ Liên) Đọc thêm: Hưng ĐạoĐại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô Sĩ Liên) - Luyện tập đọc- hiểu văn bản văn học - Trả bài viết số 5 24 - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) - Luyện tập về liên kết trong văn bản - Tóm tắt văn bản thuyết minh - Bài viết số 6 (Văn thuyết minh- Bài làm ở nhà) 25 - Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung) - Luyện tập về liên kết trong văn bản (Tiếp theo) - Luận điểm trong bài văn nghị luận 26 Đọc thêm: + Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung) + Dế chọi (Trích Liêu Trai chí dị- Bồ Tùng Linh) + Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm) - Đề văn nghị luận 27 - Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâm- Nguyễn Gia Thiều) - Kiểm tra văn học - Trả bài viết số 6 28 - Truyện Kiều của Nguyễn Du - Luyện tập về từ Hán- Việt - Bài viết số 7 (Văn nghị luận) 29 - Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) - Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) Đọc thêm: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) - Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, qui nạp, diễn dịch 30 - Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) - Nguyễn Du Đọc thêm: Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa (Trích Phạm Tải- Ngọc Hoa) - Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải thích, qui nạp, diễn dịch - Trình bày một vấn đề 31 - Đọc- hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam - Khái quát lịch sử tiếng Việt - Luyện tập trình bày một vấn đề 32 - Trả bài kiểm tra văn học - Khái quát lịch sử tiếng Việt (Tiếp theo) - Trả bài số 7 - Ôn tập về làm văn 33 - Ôn tập tiếng Việt - Bài viết số 8 (Kiểm tra tổng hợp cuối năm) - Văn bản quảng cáo 34 - Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại - Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt - Viết quảng cáo 35 - Tổng kết phương pháp đọc- hiểu văn bản văn học - Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Tiếp theo) - Trả bài viết số 8
Tài liệu đính kèm:
- tailieuthamkhao-day BDvan 10NC.moi.doc
- Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Trường THPT Lấp Vò 3
Lượt xem: 979 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn 10 tiết 52 Làm văn: Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết
Lượt xem: 1484 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn 10: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa
Lượt xem: 1556 Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn 10 tiết 61: Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng) Đỗ Phủ
Lượt xem: 26760 Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40: Đọc văn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lượt xem: 2283 Lượt tải: 3
- Giáo án Ngữ văn 10 - GV: Trần Anh Dương
Lượt xem: 1296 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn 10 tiết 39 Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự ( theo truyện của nhân vật chính)
Lượt xem: 1483 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 11 - GV: Nguyễn Thành Lập
Lượt xem: 1343 Lượt tải: 1
- Đề cương ôn tập môn Ngữ văn khối 10 học kì II
Lượt xem: 5783 Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 42 Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp)
Lượt xem: 4253 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop10.com - Giáo án điện tử lớp 10, Tai lieu tham khao, luận văn hay
Từ khóa » Học247 Lớp 10 Văn
-
Chương Trình Ngữ Văn Lớp 10 - HOC247
-
Soạn Văn 10
-
Soạn Văn 10 Tất Cả Các Bài, Ngữ Văn 10 , Tổng Hợp Văn Mẫu Hay Nhất
-
Chương Trình Ngữ Văn Lớp 10
-
: Học Trực Tuyến
-
Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1
-
Ngữ Văn 10 Nâng Cao - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
- Hỏi đáp Bài Tập Nhanh, Chính Xác, Miễn Phí
-
HD Giải đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Tiếng Anh | HỌC247 2023
-
Biên Bản - Ngữ Văn 9 - MarvelVietnam
-
Tổng Quan Văn Học Việt Nam - Lớp 10 - Thầy Phạm Hữu Cường
-
Chuyên đề 2: 11 Đề Thi & Lời Giải Môn Ngữ Văn
-
Ngữ Văn Lớp 10