Đế Khốc – Wikipedia Tiếng Việt

Đế Khốc帝嚳
Vua truyền thuyết Trung Quốc (chi tiết...)
Đế Khốc. Dòng chữ trên hình là: "帝俈高辛者黃帝之曾孫也" (đế Khốc, Cao Tân giả, Hoàng Đế chi tằng tôn dã)
Ngũ Đế
Trị vì76 năm (theo truyền thuyết, có người nói 63 năm)
Tiền nhiệmChuyên Húc
Kế nhiệmĐế Chí
Thông tin chung
Sinh2551 TCN?
Mất2445 TCN?
An tángBộc Dương
Thê thiếpKhương Nguyên, con gái họ Hữu Thai Giản Địch, con gái họ Hữu Nhưng Khánh Đô, con gái họ Trần PhongThường Nghi, con gái họ Tu Ty
Hậu duệ
Hậu duệ
Hậu TắcTử TiếtĐế ChíĐế NghiêuÁt BáThực Trầm
Tên thật
Tuấn (夋), Cao Tân Thị (高辛氏)
Thân phụKiểu Cực

Đế Khốc (chữ Hán: 帝嚳, 2551 TCN - 2445 TCN), Cao Tân thị (高辛氏), tên Tuấn (夋), là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc, một trong Ngũ Đế nổi tiếng trong huyền sử. Theo truyền thuyết, ông trị vì khoảng 76 năm (có người nói 63 năm).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Đế Khốc là con của Đới Cực (蟜極), còn Đới Cực là con của Huyền Hiêu (玄囂), và Huyền Hiêu chính là con trưởng của Hiên Viên Hoàng Đế. Theo vai vế, Đế Khốc là cháu họ của Chuyên Húc - cháu nội của Hoàng Đế và là người kế thừa Hoàng Đế.

Sử Ký - Ngũ Đế bản kỷ nói, Đế Khốc sinh ra đã là thần linh, tự nói tên mình, ban phát lợi vật ở khắp nơi, không nghĩ gì đến thân mình[1]. Cũng theo Sử ký, ông là người nhân ái khiêm nhường, được thiên hạ theo về. Ông có khả năng tận dụng đất đai và tài nguyên, có tài lãnh đạo mọi người. Ông còn là người chế ra lịch phù hợp với quy luật sự vận động của mặt trời, Mặt Trăng và thành kính thờ tế quỷ thần.

Đế Khốc có thái độ nghiêm túc, phẩm chất cao thượng, ứng xử hợp tình hợp lý, không tạo ra sự chênh lệch lớn trong xã hội, do đó mọi người đều tuân theo.

Các con

[sửa | sửa mã nguồn]

Đế Khốc lấy con gái họ Hữu Thai tên là Khương Nguyên (姜嫄) sinh ra Cơ Khí - tức Hậu Tắc, là thủy tổ nhà Chu, lại lấy con gái Hữu Nhung là Giản Địch sinh ra Tử Tiết - là thủy tổ nhà Thương. Vợ ba Đế Cốc thuộc tộc Tu Ty Thường Nghi (常儀) sinh ra người con khác là Thanh Dương Thị, tức Đế Chí, vợ cuối là Khánh Đô (慶都) họ Trần Phong sinh ra Y Kỳ Phòng Huân - tức Đế Nghiêu.

Ngoài ra Cao Tân Thị còn có hai người con trai nữa - không rõ con bà nào - là Át Bá và Thực Trầm. Sách Tả Truyện có ghi lại điển tích như sau: "Át Bá và Thực Trầm luôn luôn bất hòa suốt ngày cãi vã nhau làm kinh động đến cả Ngọc Hoàng Thượng đế, Ngọc Hoàng tức giận hạ lệnh đày Át Bá đến Thương Khâu làm chủ sao Thương ở phía Tây. Thực Trầm bị đưa ra vùng Đại Hạ làm chủ sao Sâm ở phía Đông, hai sao này không bao giờ gặp được nhau nữa vì khi sao này lặn thì mới nhìn thấy sao kia".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên - Ngũ Đế kỷ

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tam Hoàng Ngũ Đế cuối cùng là ai?[liên kết hỏng]
  • (tiếng Anh)Truyền thuyết về Đế Khốc
Tiền nhiệm:Chuyên Húc Ngũ Đế2412 TCN - 2343 TCN Kế nhiệm:Đế Chí
  • x
  • t
  • s
Tam Hoàng Ngũ Đế
Tam Hoàng
Thiên Hoàng • Địa Hoàng • Nhân Hoàng/Thái Hoàng (theo Sử ký Tư Mã Thiên và Nghệ văn loại tụ - Xuân Thu vĩ)
Phục Hy • Nữ Oa • Thần Nông (theo Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao)
Toại Nhân • Phục Hy • Thần Nông (theo Thượng thư đại truyện và Bạch hổ thông nghĩa)
Phục Hy • Thần Nông • Chúc Dung (thuyết thứ hai từ Bạch Hổ thông nghĩa)
Phục Hy • Thần Nông • Hoàng Đế (theo Thượng thư - Tự của Khổng An Quốc và Đế vương thế kỷ của Hoàng Phủ Mật)
Phục Hy • Thần Nông • Cộng Công (sách Thông giám ngoại kỷ)
Ngũ Đế
Hoàng Đế • Chuyên Húc • Đế Khốc • Đế Nghiêu • Đế Thuấn (theo Sử ký Tư Mã Thiên, Thế bản và Đại Đới ký)
Thái Hạo • Viêm Đế • Hoàng Đế • Thiếu Hạo • Chuyên Húc (theo Sở Từ và Lễ ký nguyệt lệnh)
Hữu Sào thị • Toại Nhân thị • Phục Hy thị • Nữ Oa thị • Thần Nông thị (theo Lễ kí và Hàn Phi tử)
Thiếu Hạo • Chuyên Húc • Đế Khốc • Đế Nghiêu • Đế Thuấn (theo Thượng thư - Tự)
Vua Trung Quốc • Tam Hoàng Ngũ Đế • Hạ • Thương • Chu • Tần • Hán • Tam Quốc • Tấn • Ngũ Hồ loạn Hoa • Nam Bắc triều • Tùy • Đường • Ngũ đại Thập quốc  • Tống • Liêu • Tây Hạ • Kim • Nguyên • Minh • Thanh
  • x
  • t
  • s
Các đời vua Hoàng Đế vương triều
Hoàng Đế • Thiếu Hạo • Huyền Đế • Đế Cốc • Đế Chí • Đế Nghiêu • Đế Thuấn

Từ khóa » đế Cốc