“Đẻ Không đau” Bằng Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
Có thể bạn quan tâm
Sinh con luôn là một điều tuyệt diệu, nhưng những cơn đau trong quá trình sinh đẻ luôn được ví như là một trong những cảm giác đau đớn nhất mà con người từng đương đầu, chính điều này ít nhiều đã trở thành một nỗi ám ảnh của những phụ nữ sắp trở thành mẹ. Nhưng hiện nay, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng đã giúp hàng ngày phụ nữ tận hưởng cảm giác “đẻ không đau”. Nhờ đó nỗi sợ hãi trong tâm thức được xóa bỏ để bà mẹ sẵn sàng quá trình vượt cạn thành công trong lần sinh nở đầu tiên lẫn các kỳ sinh nở tiếp theo.
“Đẻ không đau” là gì?
“Đẻ không đau” là phương pháp dùng thuốc tê can thiệp vào quá trình chuyển dạ sinh con của các thai phụ. Các bác sĩ thường chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm cơn đau cho quá trình người mẹ bị co thắt tử cung để chuyển dạ.
Có tới 70% phụ nữ cảm thấy cơn đau đẻ vượt ngưỡng chịu đựng. Rất nhiều phụ nữ phải hứng chịu cơn đau chuyển dạ (đau bụng đẻ) kéo dài từ từ 1-2 ngày sẽ ảnh hưởng sức lực và tinh thần vượt cạn, sinh con của người mẹ. Chính vì thế phương pháp sinh nở không đau ra đời, với ưu thế sử dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng được triển khai từ những năm 1960, tuy nhiên đến năm 1970 mới được áp dụng phổ biến. Hiện nay, có trên 50% phụ nữ sinh con sử dụng dịch vụ đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng. (1)
“Đẻ không đau” bằng gây tê ngoài màng cứng được triển khai như thế nào?
Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau được sử dụng phổ biến hiện nay do bác sĩ gây mê hồi sức thực hiện, giúp người phụ nữ giảm thiểu đau đớn khi sinh con. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở vị trí ngang thắt lưng. Ống thông này sẽ được lưu lại để cung cấp thuốc tê có nồng độ thấp trong suốt quá trình chuyển dạ giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn mà vẫn duy trì mọi vận động của sản phụ một cách bình thường. (2)
Sau 10 – 20 phút gây tê ngoài màng cứng, thuốc tê bắt đầu có tác dụng giảm đau cho sản phụ. Sau khi được gây tê sản phụ sẽ cảm thấy ít đau hoặc không hề đau.
Thời gian, quy trình gây tê màng cứng?
Đa phần, gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm, nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu sản phụ có sức chịu đau kém, đau quằn quại dù tử cung mới mở 2 phân. Ngoài ra, trong một số trường hợp mẹ có bệnh lý, sức khỏe yếu có thể được bác sĩ cân nhắc tiêm gây tê ngoài màng cứng sớm hơn để giúp người mẹ giảm đau đớn, giữ sức khỏe ổn định để sinh nở thuận lợi.
Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường?
Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ tự nhiên áp dụng cho phụ nữ sinh thường. Phương pháp này có ưu điểm là giúp phụ nữ hạn chế cơn đau khi sinh kèm theo nhiều ưu thế vượt trội.
Ưu điểm
- Người mẹ được gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ vẫn nhận biết được những cơn gò tử cung quá trình chuyển dạ, sinh con.
- Người mẹ vẫn rặn đẻ bình thường như bao phụ nữ khác.
- Ngược lại phụ nữ mổ lấy thai thường được gây tê tủy sống. Thai phụ bất động nửa thân dưới trong nhiều giờ liền, chỉ cảm nhận được cơ thể đau sau vài giờ hết thuốc tê.
- Với những sản phụ đã được chọn dịch vụ “đẻ không đau”, nhưng trong quá trình chuyển dạ không thể sinh thường mà được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai, họ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng, nồng độ lớn hơn để mổ.
- Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp trong quá trình chuyển dạ hơn so với phương pháp gây tê tủy sống.
Nhược điểm
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp an toàn, tuy nhiên, như các thủ thuật y khoa khác, phương pháp gây tê ngoài màng cứng vẫn có những hạn chế, rủi ro nhất định.
- Hạ huyết áp: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Do thuốc tê có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh mạch máu gây hạ huyết áp. Hiện nay, khi gây tê ngoài màng cứng, huyết áp thai phụ sẽ được theo dõi thường xuyên
- Mất kiểm soát bàng quang: Thai phụ sẽ không có cảm giác căng cứng bàng quang do thuốc gây tê tác động. Khả năng kiểm soát bàng quang của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường ngay khi hết thuốc tê. Trong quá trình gây tê, có thể người bệnh sẽ được đặt ống thông tiểu.
- Ngứa da: Khi gây tê ngoài màng cứng, sản phụ có thể gặp tình trạng ngứa da
- Buồn nôn: Khi gây tê ngoài màng cứng, sản phụ cũng có thể buồn nôn do hạ huyết áp.
- Đau lưng: Đây là nguyên nhân khiến sản phụ lo ngại khi gây tê ngoài màng cứng. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu không có sự gia tăng nguy cơ gây đau lưng kéo dài khi áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
- Nhiễm trùng
- Tụ máu ngoài màng cứng
- Các biến chứng hiếm gặp: Tuy phương pháp đánh giá an toàn cao, nhưng vẫn ghi nhận các biến chứng hiếm gặp như: ngất, khó thở, tổn thương dây thần kinh.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có an toàn cho em bé?
Thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng không gây nguy hiểm gì cho em bé trong bụng mẹ. Bởi vì phương pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau), thuốc được tiêm trực tiếp vào các rễ dây thần kinh, hạn chế tối đa nồng thuốc trong máu so với các phương pháp khác, qua đó hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. (3)
Đối với người mẹ, nhiều chị em còn hoài nghi và lo lắng về việc sử dụng kỹ thuật đẻ không đau sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhiều thai phụ cho rằng gây tê ngoài màng cứng có nhược điểm là gây đau lưng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ cho biết, nếu đau do gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm, sẽ tự hết trong 48 giờ.
Riêng vấn đề đau lưng sau sinh thì phần lớn phụ nữ đều mắc phải hội chứng này nguyên nhân chủ yếu do: thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột trước và ngay sau sinh, hạn chế vận động trong suốt thai kỳ xong sau đó lại vất vả với việc chăm sóc con …
Những ai được gây tê ngoài màng cứng khi sinh con?
- Đẻ không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là dịch vụ phổ biến tại các bệnh viện. Những thai phụ sức khỏe tốt, đủ điều kiện chuyển dạ sinh thường sẽ được thực hiện dịch vụ này. Thai phụ có thể yêu cầu thực hiện ngay lúc nhập viện.
- Những sản phụ có ngưỡng chịu đau thấp thường gặp nhiều khó khăn: mệt mỏi, vật vã, lo lắng, thậm chí bị ngất ở lần sinh đầu tiên nên đăng ký dịch vụ để được hỗ trợ sinh con an toàn.
- Đối với sản phụ lần đầu sinh con, có thể đăng ký dịch vụ từ đầu hoặc khi có cơn đau vượt mức chịu đựng có thể đăng ký dịch vụ.
Những ai không được thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng?
Dịch vụ đẻ không đau sẽ không được chỉ định cho các thai phụ ở tình trạng sau: (4)
- Sản phụ có mắc các bệnh tim mạch.
- Sản phụ đang bị viêm, nhiễm trùng vùng lưng gây tê
- Sản phụ có tiền sử dị ứng thuốc tê
- Sản phụ đang dùng loại thuốc chống đông máu
- Sản phụ xuất hiện hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng máu
- Sản phụ có cột sống bất thường: đã phẫu thuật cột sống lưng, có đặt dụng cụ kim loại…
Một số lưu ý khi thực hiện dịch vụ
Sản phụ sử dụng dịch vụ đẻ không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này để đảm bảo chuyển dạ thành công:
- Sản phụ nằm tư thế nghiêng hoặc ngồi, cong lưng, hai đầu gối co sát lên bụng trong lúc bác sỹ gây tê ngoài màng cứng có thể có cảm giác khó chịu do bụng đang bầu to.
- Thuốc gây tê dùng trong gây tê ngoài màng cứng đôi khi có thể gây hạ huyết áp tạm thời và giảm lượng máu đến nhau thai khiến nhịp tim của bé giảm. Do đó, nhịp tim em bé sẽ được theo dõi liên tục.
- Thuốc gây tê cũng sẽ có một số tác dụng phụ như: ngứa, buồn nôn …
Dịch vụ “đẻ không đau” tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Gây tê ngoài màng cứng kỹ thuật giúp sản phụ giảm đau hiệu quả và đặc biệt là có thể chủ động điều chỉnh mức độ và thời gian giảm đau phù hợp với từng trường hợp chuyển dạ của từng sản phụ.
Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức với nhiều năm kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tính toán liều thuốc tê cho từng sản phụ để đạt độ tê phù hợp để sản phụ giảm đau, đảm bảo được sinh thường thành công.
Ngoài ra, với mong muốn mẹ có sức khỏe tốt nhất, quá trình vượt cạn để mẹ gặp bé yêu nhẹ nhàng, an toàn… Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai dịch vụ Chăm sóc thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội:
- Áp dụng các phương pháp “đẻ không đau”, chiếu plasma giảm đau, mau lành vết thương sau sinh, cắt dây rốn chậm, lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn…
- Dịch vụ cao cấp, hệ thống phòng tiền sản riêng biệt, phòng spa trước sinh,… cho mẹ cảm giác thoải mái như đi nghỉ dưỡng.
Liên hệ với chúng tôi để được tìm hiểu về phương pháp, dịch vụ “đẻ không đau”:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Phương pháp đẻ không đau đã được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và được phần lớn sản phụ đón nhận giúp cuộc sinh nở của họ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Từ khóa » Giảm đau Sau Sinh Mổ Bằng Gây Tê Màng Cứng
-
Ưu Nhược điểm Của Gây Tê Ngoài Màng Cứng Giảm đau Sau Sinh Mổ
-
Gây Tê Màng Cứng Giảm đau Sau Mổ: Có Còn Là Tiêu Chuẩn Vàng Nữa ...
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng Giảm đau Sau Mổ | Vinmec
-
Đau Lưng Sau Sinh Mổ Và Nỗi Oan Của Gây Tê Tủy Sống
-
Mẹ Bầu Hiểu Về Gây Tê Màng Cứng Và Gây Tê Tủy Sống
-
Giải đáp 10 Thắc Mắc Phổ Biến Về Tiêm Thuốc Giảm đau Khi Sinh
-
Những điều Cần Biết Về Giảm đau Khi Sinh
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng: Phương Pháp Giảm đau Trong Chuyển Dạ
-
Đẻ Mổ Không đau Và Những điều Sản Phụ Cần Lưu ý | TCI Hospital
-
Giảm đau Ngoài Màng Cứng Sau Phẫu Thuật - Bệnh Viện FV
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng - Kỹ Thuật Giúp Mẹ Bầu Không đau Sau Sinh ...
-
10 điều ít Người Biết Về “ĐẺ KHÔNG ĐAU” - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Sanh Không đau: Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
Sinh Con Nhẹ Nhàng Bằng Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng Tại ...