Đề Kiểm Tra 15 Phút Môn Ngữ Văn 11: Vào Phủ Chúa Trịnh

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11: Vào phủ chúa Trịnh có kèm theo đáp án gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm là tài liệu để các em tham khảo trong quá trình ôn luyện, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11.

Nội dung các câu hỏi trong đề chủ yếu xoay quanh những kiến thức cơ bản trong bài Vào phủ Chúa Trịnh, giúp các em ôn bài một cách hệ thống. Đây là tài liệu rất cần thiết để các em tự học bài ở nhà cũng như chuẩn bị kiến thức cho những kì thi quan trọng. Mời các em tham khảo:

1. Lê Hữu Trác đã xuất phát từ điều gì để quyết định cách chữa bệnh cho thế tử trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

A. Khát vọng tự do, mong sớm được trở lại quê hương.

B. Sự quyến rũ của cuộc sống sang trọng nơi phủ chúa.

C. Lương tâm và trách nhiệm của một thầy thuốc.

D. Lòng kính mến thế tử.

2. Dụng ý của Lê Hữu Trác khi dùng từ "thánh thượng" trong tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh là:

A. Phản ánh sự lộng quyền của chúa Trịnh lúc bấy giờ.

B. Nói lên ân đức to lớn của vua Lê đối với đất nước.

C. Đề cao vị thế và uy quyền của vua Lê.

D. Cách gọi trang trọng chỉ ngôi thứ của quan.

3. Lê Hữu Trác quyết định dùng phương thuốc nào để chữa bệnh cho thế tử?

A. Thuốc phát tán.

B. Thuốc bổ.

C. Thuốc hòa hoãn.

D. Thuốc công phạt khắc bác.

4. Câu văn nào dưới đây trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh không nói về sự giàu sang của phủ Chúa?

A. "Đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi".

B. "Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi".

C. "Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập đặt một cái võng điếu. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy".

D. "Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm "Hậu mã quân túc trực". Điếm làm bên cái hồ, có những cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp".

5. Câu nào trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cho thấy tấm lòng của tác giả trong việc trị bệnh cũng như đối với nước?

A. "Chỗ của tôi không xa chỗ ở của ngài bao nhiêu. Tôi mấy lần muốn đến thăm nhưng phiền một nỗi là không có dịp".

B. "Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái

hậu thiên".

C. "Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hoà hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu".

D. "Cha ông mình đời đời chịu ơn nước, ta phải dốc hết cả lòng thành để tiếp nối cái lòng trung của cha ông mình mới được".

6. Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô) của Lê Hữu Trác là tập kí sự viết bằng

A. Chữ Nôm.

B. Chữ Hán.

C. Chữ quốc ngữ.

D. Chữ Hán và chữ Nôm.

7. Bút pháp miêu tả mà Lê Hữu Trác sử dụng trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nhằm làm nổi bật

A. Sự trang nghiêm của phủ chúa.

B. Uy quyền to lớn của chúa Trịnh.

C. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của phủ chúa.

D. Cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh.

8. Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, lập luận của Lê Hữu Trác khi kê toa thuốc cho Trịnh Cán là

A. Phải công phạt khắc bác để tránh làm cho nguyên khí người bệnh bị hao mòn tổn thương.

B. Phải dùng thuốc đuổi bệnh của Trịnh Cán đi để giữ lại cái chính khí, cái căn bản tiên thiên làm nguồn gốc cho cái hậu thiên.

C. Vừa đuổi bệnh vừa bồi bổ cho khí dương được lưu giữ lại, âm hoả không đi càn.

D. Dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận vì khi chính khí ở trong mà thắng thì bệnh sẽ tự nó mất đi.

9. Lối viết kí của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có nét đặc sắc gì?

A. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp, mạnh mẽ.

B. Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng đa nghĩa.

C. Có nhiều chi tiết, sự việc mang tính hư cấu cao.

D. Bộc lộ thái độ một cách kín đáo qua việc miêu tả khách quan.

10. Dòng nào không có trong lời nhận xét của tác giả Lê Hữu Trác ở tác phẩm Thượng kinh kí sự về căn nguyên bệnh trạng của thế tử?

A. Ở trong chốn màn che trường phủ.

B. Luôn có phi tần chầu chực xung quanh.

C. Ăn quá no.

D. Mặc quá ấm.

Đáp án đề kiểm tra 15 phút Vào phủ chúa Trịnh

1.C

2.A

3.B

4.B

5.D

6.B

7.D

8.D

9.D

10.B

TimDapAnxin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11 có kèm theo đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để các em ôn tập và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm tại Tài liệu học tập lớp 11 do TimDapAntổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,...

Từ khóa » Bài Tập Nâng Cao Vào Phủ Chúa Trịnh