Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết) - Chương 2 - Đề Số 1 - Hóa Học 10
Có thể bạn quan tâm
- Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X A M Q Lần Lượt Là 6 7 20 19. Nhận Xét Nào Sau đây đúng
- Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X Q Lần Lượt Là 6 7 2019 Nhận Xét Nào Sau đây Là đúng
- Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X Y R T Lần Lượt Là 7 9 20 17. Kết Luận Nào đúng
- Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X Y Z T Lần Lượt Là 7 9 20 17
- Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Hai Nguyên Tố X Và Y Lần Lượt Là 11 Và 17. Nhận định Nào Sau đây Là đúng
Đề bài
Câu 1. Cho nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Cho biết X thuộc nhóm A. Vậy X là
A.Na. B. K.
C. O. D. D.
Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự là 17 trong bảng tuần hoàn, công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là
A. XO và XH2. B. X2O7 và XH.
C. X2O và XH. D. X2O và XH2.
Câu 3. Cho các nguyên tố X (Z=12), Y (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo tứ tự giảm dần là
A. Y > X > M > N.
B. M > N > Y > X.
C. M > N > X > Y.
D. Y > X > N > M.
Câu 4. Cho các nguyên tố và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn như sau: 14Si, 16S, 11Na, 12Mg. Dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ và tăng tính axit của các oxit là
A. Na2O, MgO, SiO2, SO3.
B. MgO, Na2O, SO3, SiO2.
C. Na2O, MgO, SO3, SiO2.
C. MgO, Na2O, SiO2, SO3.
Câu 5. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron
X: 1s22s22p63s23p1;
Y: 1s22s22p63s23p3;
Z: 1s22s22p63s23p64s2.
Các nguyên tố kim loại là
A. X và Z. B. X và Y.
C. Y và Z. D. X.
Câu 6. Cho các nhận xét dưới đây:
1. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X là XH3 thì công thức oxit cao nhất của X có thể là X2O5.
2. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH2 thì cấu hình e của R có thể là 1s22s22p4.
3. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63d104s2. Vậy A thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
4. Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p4 nên X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.
5. Nguyên tử của nguyên tố A có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên A là nguyên tố phi kim.
Số phát biểu đúng là
A.1. B.3.
C.2. D.4.
Câu 7. Cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là
A.Ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
B.Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
C.Ô, chu kì 3, nhóm VIIIA.
C.Ô 19, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 8. X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Phần trăm khối lượng của X trong hợp chất với hiđro là 75%. Phần trăm khối lượng của X trong công thức oxit cao nhất là
A.33,7%. B.43,7%.
C.34,8%. D.27,3%.
Câu 9. Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A.Chu kì 4, nhóm VIIA.
B.Chu kì 3, nhóm IIA.
C.Chu kì 4, nhóm IIA.
D.Chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 10. Các nguyên tố 12Mg, 13Al, 5B, 6C được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ âm điện là
A.Mg < B < Al < C.
B.Mg < Al < B < C.
C.B < Mg < Al < C.
D.Al < B < Mg < C.
Câu 11. Hào tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là
A.Li và Na. B.Na và K.
C.K và Rb. D.Rb và Cs.
Câu 12. Nhận định nào dưới đây sai khi nói về 3 nguyên tử: 13X, 14Y, 12Z?
A.X, Y, Z cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn.
B.Tính kim loại của X > Y > Z.
C.Độ âm điện của Z < X < Y.
D.X, Z là các nguyên tố kim loại.
Câu 13. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tử R và hiđro là RH3. Cấu hình electron nào dưới đây phù hợp nhất với nguyên tố R?
A.1s22s22p1. B.1s22s22p5.
C.1s22s22p3. D.1s22s2.
Câu 14. Cho các nguyên tố sau: 17Cl, 6C, 12Mg, 13Al, 16S. Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần hóa trị trong công thức oxit cao nhất là
A.Cl, C, Mg, Al, S.
B.S, Cl, C, Mg, Al.
C.Mg, Al, C, S, Cl.
D.Cl, Mg, Al, C, S.
Câu 15. Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số thứ tự nhóm của X và Y lần lượt là
A.IA và IIA. B.IIA và IIA.
C.IIA và IVA. D.IVA và VA.
Câu 16. Cho các nhận định sau
(1) X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là X5Y2.
(2) Clo thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn nên clo là một nguyên tố phi kim.
(3) Các nguyên tố là kim loại khi số electron lớp ngoài cùng của một nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron (trừ H, He, Be).
(4) Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số phân lớp bằng nhau.
(5) Chỉ có một tố có tổng số electron ở phân lớp s bằng 7.
Số nhận định không đúng là
A.3. B.2.
C.4. D.5.
Câu 17. X là nguyên tố thuộc nhóm IIA; Y là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hợp chất X và Y có công thức phân tử là
A. XY2. B.X3Y.
C.XY. D.X2Y6.
Câu 18. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A.Chu kì 2, ô 16, nhóm VA.
B.Chu kì 3, ô 15, nhóm VA.
C.Chu kì 3, ô 16, nhóm VIA.
D.Chu kì 3, ô 17, nhóm VIIA.
Câu 19. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63dx4s2. Giá trị của x để A ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A.0. B.10.
C.7. D.8.
Câu 20. Cho biết ion M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d8. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau?
A. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 26+.
B. Điện tích hạt nhân của M là 30+ và của M2+ là 28+.
C. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 28+.
D. Điện tích hạt nhân của M là 28+ và của M2+ là 26+.
Câu 21. Cho các nhận định sau đây
(1). Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, hóa trị của các nguyên tố trong công thức oxit cao nhất tăng dần từ 1 đến 7.
(2). Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tố giảm.
(3). Nguyên tử R có Z= 15. Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao nhất của R là: RH3, RO3.
(4). Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
(5). Anion X- và cation Y+ có cấu hình e giống nguyên tử Ne khi đó nguyên tử X có nhiều hơn nguyên tử Y là 2 electron.
Số nhận định đúng là
A.3. B.4.
C.5. D.6.
Câu 22. Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong vỏ Trái Đất. Các loại khoáng chất nặng nhất có xu hướng chứa khoảng 10% sắt và 40 – 50% kẽm. Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm. Kẽm được sử dụng để mạ kim loại, chẳng hạn như thép để chống ăn mòn, trong công nghiệp ô tô, vỏ pin... Trong tự nhiên nguyên tử kẽm có năm đồng vị bền nhưng phổ biến hơn cả là \({}_{30}^{65}Zn\) và \({}_{30}^{66}Zn\), nguyên tử khối trung bình của kẽm là 65,41. Thành phần phần trăm về số nguyên tử của 2 đồng vị kẽm lần lượt là
A.41% và 59%. B.59% và 41%.
C.65% và 35%. D.65% và 41%.
Câu 23. Cho cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau
Z: 1s22s22p63s2. Y: 1s22s22p63s23p6.
Z: 1s2. T: 1s22s2.
Các nguyên tố là khí hiếm là
A.Y. B.Z.
C.Y và Z. D.Y, Z, T.
Câu 24. Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có mức năng lượng cao nhất là 2p4. Chỉ ra nhận định không đúng về nguyên tử X?
A.Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IIIA.
B.Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.
C.Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 2.
D.Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton.
Câu 25. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A.1s22s22p63s23p1.
B.1s22s22p63s23p64s2.
C.1s22s22p63s23p63d104s24p1.
D.1s22s22p63s23p63d34s2.
Câu 26. Một nguyên tử X tạo ra hợp chất H3X với hiđro và X2O3 với oxi. Biết rằng X có 3 lớp electron. Số hiệu nguyên tử của X là
A.14. B.15.
C.13. D.12.
Câu 27. Cho độ âm điện của F, O, Cl, S lần lượt là: 3,97; 3,44; 3,16; 2,58. Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tính phi kim là
A.F, Cl, O, S. B.F, Cl, S, O.
C.Cl, F, S, O. D.F, O, Cl, S.
Câu 28. Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s1. Cấu hình electron của ion X+ là
A.1s22s22p63s23p6.
B.1s22s22p63s23p43d10.
C.1s22s22p63s23p43d1.
D.1s22s22p63s23p43d5.
Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 13. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A.7;8. B.7;9.
C.1;2. D.5;6.
Câu 30. Electron trong nguyên tử các nguyên tố X được sắp xếp như hình vẽ.
Nhận định nào sai khi nói về nguyên tử của nguyên tố X?
A.X có 3 lớp electron.
B.Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 15+.
C.X là một nguyên tố kim loại.
D.Hóa trị của X trong công thức oxit cao nhất là V.
Lời giải chi tiết
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | D | A | A |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | D | C | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | B | B | C | C | B |
Câu | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | B | B | A | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Đáp án | A | B | C | A | C |
Câu | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | D | A | D | C |
Câu 1
Nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7
=> phân lớp s nằm ở: 1s2, 2s2, 3s2, 4s1.
Cấu hình X là: 1s22s22p63s23p64s1.
X là K
Đáp án B
Câu 2
Z = 17: 1s22s22p63s23p5
=> Z thuộc nhóm VIIA
công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là X2O7 và XH
Đáp án B
Câu 3
X (Z =12) : 1s22s22p63s2
Y (Z = 11) : 1s22s2p63s1
M (Z = 14) : 1s22s22p63s23p2
N (Z = 13) : 1s22s22p63s23p1.
X,Y,Z,T thuộc cùng 1 chu kì. Xét theo chiều từ trái qua phải các nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì tính kim loại giảm dần.
Vậy thứ tự sắp xếp theo chiều kim loại giảm dần là: Y > X > N > M
Đáp án D
Câu 4:
\(\eqalign{ & {}_{14}Si:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^2} \cr & {}_{16}S:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4} \cr & {}_{11}Na:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1} \cr & {}_{12}Mg:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2} \cr} \)
Na, Mg, Si, S cùng thuộc chu kì 3 \( \to \) tính bazơ của Na2O > MgO > SiO2 > SO3.
Tính axit được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: Na2O < MgO, SiO2 < SO3
Đáp án A.
Câu 5
Nguyên tố kim loại có 1,2,3 e lớp ngoài cùng
Đáp án A
Câu 6
1. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X là XH3 thì công thức oxit cao nhất của X có thể là X2O5.(đúng)
2. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH2 thì cấu hình e của R có thể là 1s22s22p4. (đúng)
3. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63d104s2. Vậy A thuộc chu kì 4, nhóm IIA. (đúng)
4. Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p4 nên X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. (sai vì X có e lớp ngoài cùng là 3s23p4 => nhóm VIA)
5. Nguyên tử của nguyên tố A có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên A là nguyên tố phi kim. (sai vì có thể là kim loại hoặc phi kim)
Đáp án C
Câu 7
Cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 3p6
=> Cấu hình của R : 1s22s22p63s23p64s1.
=> R nằm ở Ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
Đáp án A
Câu 8:
X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn \( \to \) Công thức hợp chất khí với hiđro là XH4
\( \to \) %X = 75% \( \to \) %H = 100% - 75%= 25%
Áp dụng công thức:
\(\dfrac{{\% X}}{{{M_X}}} = \dfrac{{\% H}}{{{M_H}}} \Rightarrow \dfrac{{75}}{{{M_X}}} = \dfrac{{25}}{4}\)
\(\Rightarrow {M_X} = 12\)
\( \to \) Nguyên tố X là cacbon (C)
\( \to \) Công thức oxit cao nhất là CO2
\(\% X = \dfrac{12} {12 + 32}.100 = 27,3\% \)
Đáp án D.
Câu 9
Z = 20 : 1s22s22p63s23p64s2.
Vậy X thuộc Chu kì 4, nhóm IIA.
Đáp án C
Câu 10:
B và C thuộc cùng một chu kì \( \to \) độ âm điện của B < C (1)
Mg và Al cùng thuộc một chu kì\( \to \) độ âm điện của Mg < Al (2)
B và Al cùng thuộc một nhóm A\( \to \) độ âm điện của B > Al (3)
Từ (1), (2), (3) \( \to \) thứ tự độ âm điện tăng dần là:
Mg < Al < B < C.
Đáp án B.
Câu 11:
\({n_{{H_2}}} = \dfrac{V}{{22,4}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05mol\)
Gọi công thức chung của hai kim loại là R.
Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA \( \to \) hóa trị của R là I.
\(\eqalign{ & 2R + 2{H_2}O \to 2ROH + {H_2} \cr & {\rm{0,1 }} \leftarrow {\rm{ 0,05 mol}} \cr & \to {M_R} = {m \over n} = {{3,1} \over {0,1}} = 31\left( {g/mol} \right) \cr} \)
Mà 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp \( \to \) 2 kim loại cần tìm là Na (M=23) và K (M=39)
Đáp án B.
Câu 12
X ( Z = 13): 1s22s22p63s23p1
Y (Z = 14): 1s22s22p63s23p2
Z (Z = 12): 1s22s22p63s2
A.X, Y, Z cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn. (đúng)
B.Tính kim loại của X > Y > Z. (sai phải là X < Y < Z )
C.Độ âm điện của Z < X < Y. (đúng)
D.X, Z là các nguyên tố kim loại. (đúng)
Đáp án B
Câu 13
Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tử R và hiđro là RH3 => R thuộc nhóm (8 -3) = 5A
=> Cấu hình e phù hợp là: 1s22s22p3
Đáp án C
Câu 14: Hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi phụ thuộc vào vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ( số thứ tự nhóm A).
\({}_{12}Mg:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2} \to \) nhóm IIA
\({}_{13}Al:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1} \to \) nhóm IIIA
\({}_6C:1{s^2}2{s^2}2{p^2} \to \) nhóm IVA
\({}_{17}Cl:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5} \to \) nhóm VIIA
\({}_{16}S:1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4} \to \) nhóm VIA
Vậy thứ tự các nguyên tố theo chiều tăng dần hóa trị cao nhất với oxi là:\(Mg,Al,C,S,Cl.\)
Đáp án C.
Câu 15:
Hai kim loại đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì thì có số proton hơn kém nhau là 1
\( \to \) PY – PX = 1 (1)
Mặt khác: theo đề bài ra ta có: PY + PX = 25 (2)
Từ (1) và (2) \( \to \) PX =12, PY = 13
X (Z=12): 1s22s22p63s2\( \to \) nhóm IIA
Y (Z=13): 1s22s22p63s23p1 \( \to \) nhóm IIIA
Đáp án B.
Câu 16
(1) X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là X5Y2. (đúng)
(2) Clo thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn nên clo là một nguyên tố phi kim. (đúng)
(3) Các nguyên tố là kim loại khi số electron lớp ngoài cùng của một nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron (trừ H, He, Be). (sai)
(4) Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số phân lớp bằng nhau. (sai phải là số lớp bằng nhau)
(5) Chỉ có một nguyên tố có tổng số electron ở phân lớp s bằng 7. (sai)
Đáp án A
Câu 17
X là nguyên tố thuộc nhóm IIA; Y là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hợp chất X và Y có công thức phân tử là X3Y
Đáp án B
Câu 18: Theo đề bài ta có
\(\left\{ \matrix{ 2p + n = 46 \hfill \cr 2p - n = 14 \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{ p = 15 \hfill \cr n = 16 \hfill \cr} \right.\)
X (Z= 15): 1s22s22p63s23p3
Vị trí: ô 15, chu kì 3, nhóm VA.
Đáp án B.
Câu 19:
A: 1s22s22p63s23p63dx4s2
Để A thuộc chu kì 4, nhóm IIA \( \to \) x = 0
Nếu x = 10 tức là electron đang được điền vào phân lớp d \( \to \) A thuộc nhóm B
Đáp án A.
Câu 20
Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p63d84s2.
=> Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 28+
Đáp án C
Câu 21:
(3) sai vì ZR = 15: 1s22s22p63s23p3 R thuộc nhóm Va.
Công thức oxit cao nhất là R2O5, công thức hợp chất khí với hiđro là RH3.
(5) sai vì cấu hình electron của X là: 1s22s22p5
Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s1
Vậy số electron của nguyên tử X ít hơn của Y là 2.
Các nhận định đúng là (1), (2), (4).
Đáp án A.
Câu 22:
Gọi x là phần trăm về số nguyên tử của đồng vị \({}_{30}^{65}Zn\)
\( \to \) % về số nguyên tử của đồng vị \({}_{30}^{66}Zn\) là \(100 – x\)
Ta có:
\(\eqalign{ & \overline {{M_{Zn}}} = {{65.x + 66\left( {100 - x} \right)} \over {100}} \cr & \to 65,41 = {{65x + 66\left( {100 - x} \right)} \over {100}} \cr&\to x = 59 \cr} \)
Vậy thành phàn phần trăm về số nguyên tử của các đồng vị 65Zn và 66Zn là 59% và 41%.
Đáp án B.
Câu 23
Nguyên tố khí hiếm có chứa 8 e lớp ngoài cùng (và Heli có 2 e lớp ngoài cùng)
Đáp án C
Câu 24
A.Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IIIA. (sai phải là VIA)
B.Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron. (đúng)
C.Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 2. (đúng)
D.Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton. (đúng)
Đáp án A
Câu 25
Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là:
1s22s22p63s23p63d104s24p1
Đáp án C
Câu 26
Một nguyên tử X tạo ra hợp chất H3X với hiđro và X2O5 với oxi. => X thuộc nhóm VA
X có 3 lớp electron => X thuộc chu kì 3
=> Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p3
=> Z (X) = 15
Đáp án B
Câu 27
Độ âm điện càng cao, tính phi kim càng mạnh
=> Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tính phi kim là:
F, O, Cl, S.
Đáp án D
Câu 28
X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s1
=> Cấu hình electron của ion X+ là 1s22s22p63s23p6.
Đáp án A
Câu 29:
Theo các dữ kiện đề bài cho ta có số electron trên phân lớp ngoài cùng của A và B là 2p1 và 2p2.
Vậy cấu hình electron của A là: 1s22s22p1\( \to \) ZA = 5
Cấu hình electron của B là: 1s22s22p2\( \to \) ZB = 6.
Đáp án D.
Câu 30:
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p3\( \to \) ZX = 15
Vậy X có 3 lớp electron.
Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 15+.
Hóa trị của X trong công thức oxit cao nhất là V.
X là một nguyên tố phi kim do có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
Đáp án C.
Loigiaihay.com
Từ khóa » Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X â M Lần Lượt Là 6 7 20 19. Nhận Xét Nào Sau đây đúng
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M, Q Lần Lượt Là 6, 7, 20 ...
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M, Q Lần Lượt ... - Hoc247
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M, Q Lần Lượt Là 6, 7, 20 ...
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M, Q Lần Lượt ...
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M Lần Lượt Là 6, 7, 20 ...
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M, Q Lần Lượt Là ... - Hoc24
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M ...
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M, Q ... - Học Trắc Nghiệm
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Các Nguyên Tố X, A, M, Q Lần ... - Đọc Tài Liệu
-
Số Nguyên Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cho Biết Nguyên Tử X Và Y Lần Lượt Có Số Hiệu Nguyên Tử Là 15 Và
-
Top 3 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Hóa Có Đáp Án Sát Với Đề ...
-
Bài 2 Trang 51 Sgk Hóa 10, Số Hiệu Nguyên Tử Z
-
Số Hiệu Nguyên Tử Z Của Nguyên Tố X, A, M, Q Lần Lượt Là 6, 7