Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết) – Chương 6 – Đề Số 1 – Vật Lý 11 - Học Tốt
Có thể bạn quan tâm
Đề bài
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)
Câu 1: Chiếu một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường trong suốt chiết suất \(n\, = \,\sqrt 3 .\) Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau thì giá trị của góc tới tia sáng là:
A. 600. B. 450.
C. 300. D. 530.
Câu 2: Chiếu một tia sáng đơn sắc tới một chậu đựng đầy nước chiết suất 1,3. Góc khúc xạ là 200. Giữ nguyên tia tới thay nước trong chậu bằng một chất lỏng trong suốt khác thì góc khúc xạ lúc này bằng 160. Chiết suất của chất lỏng là:
A. 4,7. B. 2,3.
C. 1,6. D. 1,5.
Câu 3: Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì
A. mọi tia tới đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
B. chỉ có một phần nhỏ của chùm tia tới bị khúc xạ.
C. tia phản xạ rất rõ còn tia khúc xạ rất mờ.
D. toàn bộ chùm ánh sáng tới bị giữ ở mặt phản xạ.
Câu 4: Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần để chế tạo
A. gương trang điểm.
B. điều khiển từ xa.
C. sợi quang học.
D. gương phẳng.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng.
Chiếu một chùm tia sáng hẹp từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 thì
A. có hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu tia tới chiếu xiên góc với mặt phân cách.
B. chỉ có hiện tượng phản xạ nếu n1 > n2.
C. có hiện trượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu n1 > n2 và góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
D. chỉ có hiện tượng khúc xạ nếu n1 < n2.
Câu 6: Vào những ngày nắng, nóng. Đi trên đường nhựa ta thường thấy trên mặt đường, ở phía trước dường như có nước. Hiện tượng này có được là do
A. phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí lạnh ở phía trên.
B. khúc xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí ở phía trên.
C.phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa mặt đường nhựa bị đốt nóng và phần không khí ở phía trên.
D. khúc xạ của các tia sáng mặt trời trên mặt đường nhựa.
Câu 7: Một tấm xốp mỏng tròn bán kính r = 6,8cm nổi trên mặt nước, ở tâm tấm xốp đóng một cây đinh nhỏ xuyên qua, thẳng đứng, đầu đinh chìm trong nước. Cho nước có chiết suất \(\dfrac{4}{3}.\) Muốn đặt mặt bất kì tại đầu trên mặt nước cũng không thấy được cây đinh thì chiều dài tối đa cử phần đinh chìm trong nước có giá trị là:
A. 5,1 cm. B. 6 cm.
C. 8,6 cm. D. 9,07 cm.
Câu 8: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2. Cho biết n1 < n2 và góc tới i có giá trị thay đổi. Trường hợp nào sau đây có phản xạ toàn phần?
A. Chiếu tia sáng gần như sát mặt phân cách.
B. Góc tới i thỏa mãn \(\sin i\, > \,\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}.\)
C. Góc tới i thỏa mãn điều kiện \(\sin i\, < \,\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}.\)
D. Không có trường hợp nào đã nêu.
Câu 9: Một bản mặt song song có bề dày 10cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 450 khi đó tia ló khỏi bản sẽ
A. vuông góc với bản mặt song song.
B. hợp với tia tới một góc 450.
C. vuông góc với tia tới.
D. song song với tia tới.
Câu 10: Chọn câu đúng.
Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
A. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
B. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
C. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
D. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 11: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới
A. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
C. luôn nhỏ hơn 1.
D. luôn lớn hơn 1.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.
B. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.
C. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
D. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
Câu 13: Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}.\) Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là:
A. 34,6 cm. B. 11,5 cm.
C. 51,6 cm. D. 85,9 cm.
Câu 14: Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một khoảng 1,2m, chiết suất của nước là \(n\, = \,\dfrac{4}{3}.\) Độ sâu của bể là:
A. h = 15 dm. B. h = 90 cm.
C. h = 1,6 m. D. h = 10 dm.
Câu 15: Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng (chiết suất n), cách mặt chất lỏng một khoảng 12cm, phát ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ, tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt trên phương IR nhìn thấy ảnh ảo S’ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10 cm. Chiết suất của chất lỏng đó là:
A. n = 1,2. B. n = 1,12.
C. n = 1,33. D. n = 1,40.
Câu 16: Khi ánh sáng đi từ nước \((n\, = \,\dfrac{4}{3})\) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:
A. igh = 41048’. B. igh = 38026’.
C. igh = 62044’. D. igh = 48035’.
Câu 17: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn thì
A. góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới.
B. không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
C. hiện tượng phản xạ toàn phần luôn xảy ra.
D. góc khúc xạ có thể lớn hơn 900.
Câu 18: Tia sáng đi từ thủy tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước \(({n_2}\, = \,\dfrac{4}{3}).\) Điều kiện của góc tới I để không có tia khúc xạ trong nước là:
A. \(i\, \le \,{62^0}44'.\)
B. i < 62044’.
C. i < 41048’.
D. i < 48035’.
Câu 19: Cho một tia sáng đi từ nước \((n\, = \,\dfrac{4}{3})\) ra khỏi không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới:
A. i < 490. B. i > 420.
C. i > 490. D. i > 430.
Câu 20: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức:
A. sini = n. B. \(\sin i\, = \,\dfrac{1}{n}.\)
C. tani = n. D. \(\tan i\, = \,\dfrac{1}{n}.\)
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 21 (2 điểm): Một cái thước được cắm thẳng đứng vào một bình nước có đáy phẳng nằm ngang. Phần thước nhô lên khỏi mặt nước là 4cm, bóng thước trên mặt nước dài 4cm, dưới đáy bình dài 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình. Cho chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}.\)
Câu 22 (2 điểm): Dưới đáy một bể nước rộng, sâu 1 m có đặt một bóng đèn nhỏ. Hỏi phải đặt một miếng chắn tròn có bán kính tối thiểu bằng bao nhiêu trên mặt bể, đặt như thế nào để không có tia sáng nào từ ngọn đèn khúc xạ ra ngoài không khí. Cho chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}.\)
Lời giải chi tiết
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1.A | 2.C | 3.A | 4.C | 5.A | 6.A | 7.B | 8.C | 9.D | 10.A |
11.B | 12.A | 13.D | 14.C | 15.A | 16.D | 17.B | 18.A | 19.C | 20.C |
Câu 1: A.
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có \(\dfrac{{\sin i}}{{\sin r}} = n,\) vì tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ nên sinr = cosi, suy ra tani= n vậy i = 600.
Câu 2: C.
Từ định luật khúc xạ ánh sáng có: \(\dfrac{{\sin i}}{{\sin {r_1}}} = {n_1};\,\dfrac{{\sin i}}{{\sin {r_2}}} = {n_2}\) từ đó suy ra \({n_2} = \dfrac{{{n_1}\sin {r_1}}}{{\sin {r_2}}} = 1,6.\)
Câu 3: A.
Câu 4: C.
Câu 5: A.
Câu 6: A.
Câu 7: B.
Muốn đặt mắt bất kì tại đâu trên mặt nước cũng không thấy được đinh thì tia sáng tới từ đầu dưới của đinh đi qua mép tấm xốp vừa bị phản xạ toàn phần, nên góc tới \(i = {i_{gh}},\) ta tính được \({i_{gh}} = 48,{6^0}.\) Từ đó suy ra chiều dài tối đa của đinh là \(h\, = \,\dfrac{r}{{\tan i}} = 6\,cm.\)
Câu 8: C.
Câu 9: D.
Câu 10: A.
Câu 11: B.
Câu 12: A.
Câu 13: D.
Tình hình II.14G ta thấy độ dài của bóng đen trên đáy bể:
\(DB = HB + HD\)\(\,= AC.\tan {60^0} + CD.tanr = 85,9\,cm\)
Câu 14: C.
Độ dịch ảnh khi nhìn qua lớp nước đang xét: \(l\, = \,h\left( {1 - \dfrac{1}{n}} \right),\) khoảng cách từ ảnh.
Quan sát thấy đến mặt nước: \(l'\, = \,\dfrac{h}{n}\) nên \(h\, = \,n.l'\, = \,1,6\,m.\)
Câu 15: A.
Tương tự bài 14 ta có \(n\, = \,\dfrac{h}{{l'}} = 1,2.\)
Câu 16: D.
Dùng công thức \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n}.\)
Câu 17: B.
Câu 18: A.
Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần: \(i\, \ge \,{i_{gh}},\) với \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n}.\)
Câu 19: C.
Tương tự câu 18.
Câu 20: C.
Áp dụng định luật khúc xạ: sini/sinr = n mà theo giả thiết suy ra sinr = cosi, vậy tani = n.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 21:
Bóng thước trên mặt nước CI = 8 cm, bóng thước dưới đáy bình DB = 8 cm.
Suy ra HB = 4 cm.
Vì AC= CI nên góc tới \(i\, = \,{45^0},\,{\mathop{\rm sinr}\nolimits} \, = \,\dfrac{{\sin i}}{n}.\)
Suy ra r = 320.
Độ sâu của nước trong bình
CD = HB: tanr = 6,4 cm.
Câu 22:
Miếng chắn đặt sao cho tâm của nó nằm trên đường thẳng đúng qua đèn. Và tia sáng từ đèn đi qua sát mép của miếng chắn vừa bị phản xạ toàn phần.
Ta có:
\(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n}\) nên \({i_{gh}} = 48,{6^0}.\)
Bán kính của miếng chắn: \(R = \,h\tan i = 85\,cm.\)
HocTot.Nam.Name.Vn
Từ khóa » Góc Tới I được Tính Theo Công Thức
-
Công Thức Tính Góc Tới Hay Nhất | Vật Lí Lớp 11
-
Chiếu Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Vào Môi ... - Khóa Học
-
Chiếu Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Vào Môi Trường Có Chiế
-
Chiếu Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Vào Môi Trường Có Chiế
-
Chiếu Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Vào Môi ...
-
Công Thức Góc Giới Hạn Phản Xạ Toàn Phần.
-
Chiếu Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Vào Môi Trường Có Chiết ...
-
Phản Xạ Toàn Phần: Công Thức Tính Góc Giới Hạn, điều Kiện để Có ...
-
Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 45: Phản Xạ Toàn Phần (Nâng Cao)
-
Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Vào Môi Trường Trong Suốt Có ...
-
Giải Bài Tập Vật Lý 11 Bài 27: Phản Xạ Toàn Phần
-
Chiếu Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Môi Trường Có Chiết Suất ...
-
Giải Bài Tập SGK Vật Lý Lớp 11 Bài 26: Khúc Xạ ánh Sáng
-
Chiếu Một Tia Sáng đơn Sắc đi Từ Không Khí Vào Môi Trường Có Chiết